TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẮC GIANGLỚP TRUNG CẤP CHÍNH TRỊ NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN YÊN DŨNG KHÓA 2010 - 2012 TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu
Trang 1TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẮC GIANG
LỚP TRUNG CẤP CHÍNH TRỊ NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN YÊN DŨNG KHÓA 2010 - 2012
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
“Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của UBND xã Tân Liễu - Huyện Yên Dũng -
Tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2012
Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan
Phó Hiệu trưởng Trường MN Tân Liễu
Huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang
Người hướng dẫn: Trịnh Quang Hưng
Giảng viên Khoa Nhà nước - Pháp luật Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang
Tân Liễu, tháng 6 năm 2012
M C L CỤC LỤC ỤC LỤC
Trang 2Nội dung Trang
II THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA
UBND XÃ TÂN LIỄU - HUYỆN YÊN DŨNG - TỈNH BẮC GIANG 12
2 Kết quả hoạt động trên các lĩnh vực của UBND xã Tân Liễu 14III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA UBND XÃ TÂN LIỄU - HUYỆN
2 Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của UBND xã Tân
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời ngày 02 tháng 9 năm
1945, từ khi ra đời nó đã xây dựng nên một nền tảng của học thuyết Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh Trong quá trình phát triển và đấu tranh giành độc lập dân tộc
và xây dựng xã hội mới, Nhà nước đã thể hiện rõ quan điểm về bản chất là“ Nhà
Trang 3nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân và vì dân, toàn bộquyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân” Đồng thời xác định “Quyền lực nhànước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việcthực hiện ba quyền: Lập pháp, hành pháp, tư pháp”
Theo điều 123 - Hiến Pháp năm 1992 của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam thì xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở của Nhà nước, là
cơ quan hành chính nối liền giữa Nhà nước và nhân dân, là cấp trực tiếp lãnh đạo,điều hành nhằm đảm bảo việc thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước Là cơ quan quản lý nhà nước về mọi mặt: Chính trị -Kinh tế - Văn hoá - Xã hội - An ninh - Quốc phòng
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, cả nước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước vì mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, thì việctăng cường và phát huy hơn nữa vai trò, chức năng quản lý hành chính nhà nước từtrung ương đến địa phương, đặc biệt là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở cơ sởcàng có ý nghĩa to lớn được Đảng và Nhà nước đã nhìn rõ và nhận định đúng đắn vềvấn đề vai trò vị trí của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và coi đây là mộtnhiệm vụ cấp bách trong việc củng cố chính quyền cơ sở Như đã ban hành quy chếdân chủ cơ sở, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân gắn liền với cơ chế Đảnglãnh đạo nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ Nâng cao hệ thống chính trị ở cơ sở
xã, phường, thị trấn nhằm đáp ứng yêu cầu và tính hình nhiệm vụ của xã hội tronggiai đoạn cách mạng hiện nay
Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã cònchưa được chuyên sâu, thiếu ổn định về nhân sự; tình trạng lãng phí, hình thức tronghoạt động quản lý vẫn phổ biến Bên cạnh đó, trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp
vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn nhiều hạn chế, lúng túng trước sự thayđổi chung của thời đại, dẫn đến hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã chưa cao,chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội
Trang 4Nhận thức được tầm quan trọng của UBND cấp xã trong hệ thống chính trị ởnước ta; được sự quan tâm của thường vụ Đảng uỷ, HĐND và UBND xã Tân Liễu,Sau khi được học tập chương trình Trung cấp Lý luận Chính trị-hành chính ngànhgiáo dục huyện Yên Dũng khoá 2010-2012 được các thầy, cô giáo Trường Chính trịtỉnh Bắc Giang hướng dẫn, giảng dạy và qua tìm hiểu tình hình thực tế của địaphương về quản lý nhà nước về các mặt góp phần giữ vững ổn định chính trị, làm cơ
sở phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của cả nước cũng nhưtừng địa phương
Do vậy, em chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý nhà nước của UBND xã Tân Liễu - Huyện Yên Dũng - Tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2012” làm tiểu luận tốt nghiệp.
Chuyên đề này được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sở của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với phương pháptổng hợp phân tích, gắn lý luận với thực tiễn để làm rõ nội dung của chuyên đề
Chuyên đề được hoàn thành trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học vàkinh nghiệm thực tiễn của bản thân, đặc biệt được sự hướng dẫn các thầy, cô giáoTrường Chính trị tỉnh Bắc Giang Đây là một vấn đề lớn đòi hỏi đầu tư nhiều thờigian nghiên cứu lý luận cũng như thu thập thêm tình hình thực tiễn Song do thờigian nghiên cứu có hạn, kiến thức còn hạn chế, đề tài không trách khỏi những thiếusót, rất mong nhận được sự quan tâm tham gia ý kiến của các thầy, cô giáo để đề tàicủa em hoàn chỉnh hơn và có thể vận dụng sáng tạo vào thực tiễn
2 Mục đích ngiên cứu của đề tài:
Làm rõ những nội dung cơ bản của giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả quản
lý nhà nước của chính quyền xã Tân Liễu, tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng đốivới nhà nước toàn dân tham gia thực hiện thắng lợi đường lối chiến lược đó củađảng đề ra nội dung phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể thông qua nhà nước vàbằng nhà nước để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế xã hội của Đảng đề ra
Trang 5trong từng thời kỳ cách mạng chỉ có như vậy sự tăng cường vai trò lãnh đạo củađảng đối với nhà nước thực sự có ý nghĩa khoa học vào thực tiễn trong đời sống xãhội, đề xuất một số giải pháp chủ yếu của chính quyền xã trong giai đoạn hiện nay.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Tiểu luận nghiên cứu thực trạng giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu
quả quản lý nhà nước của UBND Xã Tân Liễu hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu
lực hiệu quả quản lý nhà nước của UBND xã Tân Liễu giai đoạn từ 2010- 2012
4 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở thế giới quan khoa học và phương pháp luận duy vật mác-xít, luậnvăn chủ yếu sử dụng các phương pháp như: gắn lý luận với thực tiễn; lôgic với lịchsử; kết hợp giữa điều tra và khảo sát, phân tích và tổng hợp, trong đó đặc biệt chútrọng tổng kết thực tiễn
5 Kết cấu của tiểu luận.
Gồm có 3 phần lớn:
A Phần mở đầu
B Phần nội dung
I Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
II.Thực trạng giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả của chính quyền xã Tân Liễu III Phương hướng giải pháp
C Phần kết luận
B NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.Cơ sở lý luận:
a Sự ra đời của Nhà nước:
Nhà nước là một hiện tượng xã hội đa dạng và phức tạp, liên quan trực tiếp vàchặt chẽ đến lợi ích giai cấp, các tầng lớp dân cư khác Chủ nghĩa Mác - Lênin giải
Trang 6thích nguồn gốc hình thành và xuất hiện Nhà nước dựa trên cơ sở phương pháp duyvật biện chứng và duy vật lịch sử Nhà nước chỉ xuất hiện khi có sự xuất hiện chế độchiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xã hội có sự phân hoá thành giai cấp và mâuthuẫn đối kháng giữa các giai cấp Vì vậy, Nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranhgiai cấp.
Nhà nước CHXHCN Việt Nam là một Nhà nước kiểu mới về bản chất, đượcxây dựng trên cơ sở học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là nhà nướcmang tính nhân dân sâu sắc, thể hiện ở tính đại đoàn kết dân tộc Nhà nước có sựthống nhất lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Tất cả mọi lợi ích của giai cấpcông nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là thống nhất, tất cả mọi quyền lựccủa nhà nước đều thuộc về nhân dân, quyền lực ấy nằm trong lòng dân, nó được tổchức thành sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc chặt chẽ không thể tách rời, khôngnằm thuộc một nhóm người hay cá nhân nào mà phụ thuộc của đại đa số nhân dântrong xã hội Nhà nước ra đời với mục tiêu quản lý xã hội trong vòng trật tự nhấtđịnh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
b.Một số vấn đề về quản lý nhà nước:
Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức, có định hướng của hệthống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và phạm vi hoạtđộng của con người bằng quyền lực nhà nước, làm cho các hoạt động của nhà nước
và các lĩnh vực của đời sống xã hội vận động, phát triển theo một trật tự, nhằm thựchiện mục đích quản lý nhà nước
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu quản lý hành chính nhà nước,các cơ quan, tổ chức cần thống nhất hành động, sáng tạo và linh hoạt để quản lý cáclĩnh vực xã hội, căn cứ vào pháp luật để thể chế hoá quản lý nhà nước Các lĩnh vựcquản lý trong hệ thống hành chính nhà nước gồm:
+ Quản lý hành chính, chính trị
+ Quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội
+ Quản lý các vấn đề xã hội về ANQP – TTATXH
Trang 7Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, nền kinh tế ngày càng phát triển, đòi hỏiNhà nước ta cần có hình thức quản lý nhà nước hợp lý và khoa học, cụ thể gồm có 6hình thức quản lý hành chính nhà nước:
+ Hình thức ra văn bản quản lý nhà nước;
+ Hình thức tổ chức hội nghị;
+ Hình thức sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong quản lý nhà nước;
+ Hình thức phối kết hợp;
+ Hình thức tác nghiệp;
+ Hình thức kiểm tra, thanh tra, giám sát
Đế thực hiện có hiệu quả cần có phương pháp quản lý thích hợp Phương phápquản lý hành chính nhà nước là tổng thể các biện pháp, cách thức nhằm duy trì cácnghiệp vụ quản lý nhà nước của các chủ thể quản lý trên cơ sở chức năng, quyền hạncủa mình để có phương pháp quản lý hành chính nhà nước đạt hiệu quả cao thì phảiđáp ứng các yêu cầu sau:
+ Phương pháp quản lý hành chính nhà nước phải có tính khả thi;
+ Mỗi cấp quản lý, thẩm quyền và nhiệm vụ khác nhau phải lựa chọn nhữngphương pháp quản lý cho phù hợp;
+ Các phương pháp quản lý quản lý hành chính nhà nước phải phù hợp vớipháp luật hiện hành, cơ chế quản lý, đối tượng và khách thể quản lý;
+ Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước phải sử dụng linh hoạt, chủđộng sáng tạo đảm bảo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở;
Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước chia thành hai nhóm:
+ Nhóm 1: Phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức xã hội;
+ Nhóm 2: Phương pháp của các môn khoa học
Trang 8trình cùng nhau thực hiện chức năng quản lý nhà nước Hệ thống các cơ quan quản
lý hành chính nhà nước Việt Nam gồm:
+ Ở trung ương: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
+ Ở địa phương: Gồm UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn
d Vị trí, vai trò của cơ quan hành chính nhà nước.
Cơ quan hành chính quản lý hành chính nhà nước có vị trí rất quan trọng trong
hệ thống chính quyền nhà nước, là cầu nối trực tiếp giữa quần chúng nhân dân vớichính quyền Là đơn vị cơ bản của hệ thống cơ cấu, tổ chức quản lý nhà nước có vaitrò là chủ thể để thực hiện mọi hoạt động quản lý nhà nước
Một bộ máy nhà nước mạnh, hoạt động có hiệu quả thì phải dựa vào cơ quanquản lý hành chính nhà nước Do vậy người trong cơ quan quản lý hành chính nhànước phải có năng lực, thực hiện đúng đắn quyền của mình theo hiến pháp và phápluật theo đường lối chính sách của Đảng
đ Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của UBND
xã, phường , thị trấn.
* Vị trí của UBND xã, phường, thị trấn:
UBND xã là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương,UBND xã là mắtxích quan trọng trong việc phát huy hiệu lực hiệu quả sự chấp hành và điều hành củahành chính nhà nước thông qua từ Trung ương đến cơ sở và người dân
Điều 123 Hiến pháp năm 1992 quy định: UBND do HĐND bầu ra, là cơ quanchấp hành của HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chịu tráchnhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan hành chính nhànước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp, như vậy UBND cấp xã có hai tưcách đó là cơ quan chấp hành của HĐNDvà cơ quan hành chính cấp cơ sở
*Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã.
Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; tổ chức việc chỉ đạothi hành pháp luật, nghị quyết của HĐNDcùng cấp;
*Nhiệm vụ:
Trang 9Đối với HĐND, UBND xã cùng cấp HĐND chuẩn bị các kỳ họp, chấp hànhnghị quyết của HĐNDcùng cấp;
- Quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địaphương mình, cụ thể trên các lĩnh vực như:
+ Kế hoạch, ngân sách, tài chính;
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ sản;
+ Tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ;
+ Giao thông - Thuỷ lợi;
+ Văn hoá, giáo dục, đời sống tinh thần của nhân dân;
+ An ninh, quốc phòng, Trật tự an toàn xã hội;
+ Chính sách dân tộc, tôn giáo, xoá đói giảm nghèo;
+ Thực thi pháp luật, chấp hành Hiến pháp;
+ Xây dựng chính quyền, quản lý địa giới hành chính và đất đai
Việc thực hiện chức năng quản lý hành chính ở cơ sở phải đảm bảo đúng HiếnPháp và pháp luật Đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, quyền dân chủ của nhândân Đồng thời UNBD xã có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân thực hiện đầy đủ,đúng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
*Quyền hạn của UBND xã:
Ra quyết định, khi ra quyết định quan trọng ở địa phương UBND xã phải thảoluận tập thể và ra quyết định theo đa số
- Kiểm tra việc thực thi các quyết định;
- Có thẩm quyền xử lý mang tính cưỡng chế;
Cơ cấu tố chức: UBND cấp xã theo nhiệm kỳ của HĐNDcùng cấp, UBND xã
có chủ tịch UBND xã , các phó chủ tịch và các uỷ viên
- Chủ tịch UBND xã là đại biểu HĐNDxã, các thành viên uỷ ban phải đượccấp trên phê chuẩn
* Hình thức hoạt động của UBND xã, phường, thị trấn:
Trang 10- Hoạt động của UBND xã là hoạt động tập thể thông qua phiên họp UBND
xã, UBND xã họp ít nhất một tháng một lần; UBND xã thảo luận tập thể và ra quyếtđịnh theo đa số đối với các vấn đề sau:
+ Chương trình làm việc của UBND xã;
+ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề ngân sách;
+ Các biện pháp thực hiện nghị quyết HĐND xã;
+ Thông qua các báo cáo của UBND xã trình HĐNDxã;
+ Y tế, văn hoá, giáo dục nhà trường, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
- UBND xã xây dựng quy chế làm việc, lịch thường trực của uỷ ban, phâncông cho từng thành viên phụ trách công việc cụ thể
2 Cơ sở thực tiễn:
UBND xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinhsống Hệ thống chính trị cơ sở có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và vận độngnhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chủ trương chính sách pháp luật của Nhànước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân, huy độngmọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.Trong thời gian qua, UBND cấp xã phần lớn đã tích cực thực hiện nhiệm vụ, thựchiện quy chế dân chủ, cùng với nhân dân tạo nên những thành tựu đổi mới và pháttriển kinh tế, văn hoá, xã hội, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt nông thôn
Hiệu lực quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể quản lý hành chínhnhà nước lên quá trình xã hội và hành vi của các cá nhân bằng quyền lực nhà nước,nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội, để chúng vận hành theo ý chí nhà nước và tuân thủchấp hành pháp luật của mọi khách thể một cách nghiêm minh, tạo nên và duy trìtrật tự, kỷ cương trong đời sống xã hội
Muốn thực hiện chức năng quản lý thì nhà nước cần phải có 3 yếu tố đó là:Quyền lực, năng lực và hiệu quả Ba yếu tố này có mối quan hệ gắn bó mật thiết chặtchẽ với nhau Trong đó quyền lực là yếu tố quan trọng mang tính tiền đề, bao gồm
hệ thống pháp luật và nguyên tắc pháp chế, đảm bảo tính ổn định và vững chắc của
Trang 11hiệu lực Năng lực quản lý được biểu hiện bằng việc nhà nước ra quyết định quản lýđúng đắn, chính xác và điều này ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước.
Tóm lại hiệu lực quản lý nhà nước là sự thể hiện cụ thể quyền lực và năng lựcquản lý của nhà nước Nâng cao hiệu lực hiệu quản lý hành chính nhà nước thì cầnlàm tốt các công việc cụ thể là:
+ Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách;
+ Tiếp tục kiện toàn hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, nhất là chínhquyền cơ sở;
+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo tính động bộ, đầy đủ,không chồng chéo, mâu thuẫn và sát với điều kiện kinh tế - xã hội
+ Đảm bảo nguyên tắc pháp chế XHCN trong tổ chức hoạt động của cơ quannhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang, các tổ chức kinh tế và của mọicông dân
+ Các quyết định của cơ quan quản lý nhà nước phải được ban hành trên cácluận cứ khoa học, có tính hợp lý và tính nhân dân
+ Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật cho nhân dân đặc biệt chú ý đến cácđối tượng như: Cán bộ, công chức, các doanh nghiệp, phụ nữ, trẻ em và đồng bàodân tộc vùng sâu, vùng xa… Xử lý nghiêm minh mọi hành vi, vi phạm pháp luật,đấu tranh chống quan liêu tham nhũng
+ Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, đảmbảo đội ngũ cán bộ công chức nhà nước có đầy đủ đức, tài tận tâm với công việc,hoạt động có hiệu quả và đúng pháp luật
+ Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo tất cả quyền lực của nhànước thuộc về nhân dân, tạo mọi điều kiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước
và quản lý xã hội
+ Tăng cường sự lãnh đạo của cá nhân, tổ chức Đảng đối với công tác quản lýnhà nước
Trang 12Hiệu lực quản lý nhà nước là kết quả của sự tác động của các cơ quan hànhchính nhà nước lên các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, nhằm đảm bảo sựphát triển kinh tế và các lĩnh vực khác như phát triển văn hoá, xã hội, khoa học, côngnghệ, dịch vụ, công cộng, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, phápluật, pháp chế, trật tự kỷ cương… Trong từng giai đoạn nhất định, theo sự địnhhướng của Nhà nước.
Sự nghiệp đổi mới của đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, tạonhững tiến đề rất quan trọng để đất nước sang giai đoạn phát triển mới giai đoạnCNH-HĐH Bên cạnh những thuận lợi và thời cơ vẫn còn nhiều nguy cơ, thách thứckhông nhỏ, yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi nhà nước, trực tiếp
là nền hành chính phải được cải cách đồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lýnhà nước mới đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu CNH-HĐH đất nước, đảm bảocho đất nước phát triển nhanh và bền vững theo định hướng XHCN
Tuy nhiên, UBND xã nói chung hiện nay còn nhiều mặt yếu kém, bất cậptrong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng Tìnhtrạng tham nhũng, quan liêu mất đoàn kết nội bộ, vừa vi phạm quyền làm chủ củadân, vừa không giữ đúng kỷ cương pháp luật, có những nơi nghiêm trọng Chứcnăng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chính trị chưa được xác định rànhmạch, trách nhiệm không rõ ràng, nội dung và phương thức hoạt động còn chậm đổimới, còn nhiều biểu hiện của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đội ngũ cán bộUBND cấp xã ít được đào tạo bồi dưỡng thường xuyên chủ yếu là kết hợp vừa họcvừa làm Từ những thực tế đó, một đòi hỏi bức thiết được đặt ra là phải xây dựng tốt,chuẩn mực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, trong đó đáng chú ý là vấn đề xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách thực sự có trình độ chính trị, chuyênmôn, là người của dân, do dân và vì dân Để từ đó nâng cao được năng lực cán bộ,công chức chuyên trách, nâng cao được hiệu lực, hiệu quả quản lý của UBND cấp xãthông qua việc ban hành các kế hoạch, quyết định quản lý hành chính
Trang 13II THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA UBND XÃ TÂN LIỄU - HUYỆN YÊN DŨNG - TỈNH BẮC GIANG
1 Đặc điểm tình hình chung của xã Tân Liễu.
a Đặc điểm tình hình:
Tân Liễu là một xã miền núi nằm ở phía tây bắc của huyện Yên Dũng, cáchtrung tâm huyện Yên Dũng 4km, cách trung tâm thành phố Bắc Giang 7km Phíabắc có dãy núi Nham Biền bao bọc, phía nam có dòng sông Thương uốn khúc lượnquanh tạo nên vẻ đẹp của một miền quê sơn thuỷ hữu tình
Với diện tích tự nhiên là: 1.028,42ha.trong đó diện tích canh tác 560ha cònlại là đất khác Nhân dân sống bằng nghề nông nghiệp độc canh cây lúa nhân dânmột năm cấy được một mùa lúa chiêm xuân không ăn chắc do nước lớn từ dãy núixuống và 7km sông thương hàng năm đe doạ đến làng quê Với 1.346 hộ và 5.549nhân khẩu sống ở 3 thôn,Tân Độ, thôn Liễu Nham, thôn Liễu Đê
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định, nhân dân cơbản thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước, tình hình khiếu kiện ít, cán bộ đảng chính quyền luôn đoàn kết, thốngnhất cao, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, kinh tế - xã hội phát triển chậm Song
do được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cùngvới sự quản lý sở dụng đúng mục đích và có hiệu quả nên những năm gần đây xãTân Liễu đã phần nào bớt những khó khăn
Đảng bộ xã có 162 đảng viên, với 7 chi bộ, tuổi đời bình quân của đảng viên
là 42, Chi bộ có số đảng vên đông nhất là 25 đảng viên, chi bộ có số đảng viên ítnhất là 04 đảng viên
Từ những đặc điểm, trên những năm gần đây xã đã xây dựng hệ thống điện,đường, trường ,trạm tương đối khang trang đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ đặt ra gópphần tạo điều kiện nâng cao đời sống dân sinh kinh tế, văn hoá – xã hội Nhân dânluôn tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước tích cựcsản xuất chăn nuôi để làm giàu cho gia đình và xã hội
Trang 14Tuy nhiên so sánh với toàn huyện thì Tân Liễu là một xã nghèo của huyện nênphát triển kinh tế còn hạn chế, sự chuyển đổi mùa vụ còn chậm chạp, tệ nạn xã hộinhư cờ bạc, trộm cắp vẫn còn xảy ra tuy không có sự việc nghiêm trọng, nhưng phầnnào cũng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - chính trị, TTATXH ởđịa phương.
b Cơ cấu tổ chức hoạt động của UBND xã Tân Liễu.
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước Cộng hoàXHCN Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, tại kỳ họp thứ nhất khoá
XX của HĐND xã, nhiệm kỳ năm 2011-2016 đã bầu ra các uỷ viên UBND gồm:
- Chủ tịch UBND xã;
- Phó Chủ tịch UBND xã: Phụ trách khối kinh tế, nội chính;Văn hóa-Xã hội ).
- Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự xã;
- Trưởng công an xã
Giúp việc cho UBND là các công chức cấp xã với các chức danh:
- Địa chính - xây dựng - Nông nghiệp và Môi trường: 02 công chức;
- Tư pháp - Hộ tịch: 02 cán bộ công chức ;
- Văn phòng - Thống kê: 02 công chức;
- Tài chính - Kế toán: 02 công chức;
- Văn hoá - Xã hội: 02 công chức
Trong đó 100% người có trình độ văn hoá lớp 12/12, có 6 người có trình độtrung cấp lý luận chính trị, 4 người có trình độ đại học chuyên môn, còn lại là caođẳng và trung cấp, tuổi đời bình quân vào đầu nhiệm kỳ 2011 là 40 tuổi, số cán bộtrên được giữ ổn định đến hết nhiệm kỳ
*Chế độ làm việc của UBND xã:
UBND xã làm việc theo chế độ tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhânphụ trách, quyết định theo đa số UBND xã giao nhiệm vụ trực tiếp đến từng uỷ viên
và cán bộ chuyên môn, giúp việc chịu trách nhiệm về công việc được giao thực hiệnlịch làm việc ngày 8 giờ, tuần làm việc 5 ngày từ thứ 2 đến thứ 7 UBND xã họp mỗi
Trang 15tuần một lần vào thứ sáu Mỗi tháng họp giao ban một lần vào thứ sáu của tuần thứ
tư trong tháng nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động trong tháng
UBND xã công khai lịch tiếp dân của lãnh đạo UBND vào thứ 2,4 và thứ 6hàng tuần do Chủ tịch và Phó Chủ tịch trực tiếp tiếp dân Ngoài ra còn giao cho cán
bộ chuyên môn xem xét, tham mưu cho UBND xã giải quyết đơn thư khiếu nại, tốcáo của công dân trong lĩnh vực ngành mình quản lý
2 Kết quả hoạt động trên các lĩnh vực của UBND xã Tân Liễu:
Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ xã Tân Liễu nhiệm kỳ 2011- 2016 UBND xã
đã lãnh đạo nhân dân trong xã thực hiện thắng lợi kế hoạch, kết quả đạt được trêncác lĩnh vực cụ thể như sau:
a Về kinh tế:
UBND xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát huy nội lực, khai thác tiềm năngthế mạnh của địa phương, tranh thủ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Nhànước và của nhân dân đóng góp cũng như ngân sách xã nên nhiều năm qua nền kinh
tế luôn phát triển năm sau cao hơn năm trước:
- Tổng lương thực quy thóc năm 2010 là 3.250 tấn, lương thực bình quân đầungười là: 450kg/người /năm tăng 2,4% so với năm 2009
- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,2% giảm 0,2% so với năm 2009;
- Tỷ lệ hộ nghèo 28,25% giảm 7% so với năm 2009( Theo chuẩn mới);
- Số phòng học kiên cố hiện nay xây mới được 12 phòng học cho trườngTrung học cơ sở và trường tiểu học
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 6,8%;
+ Tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 54%;
+ Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chiếm 25%;
+ Ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 4,5%;
+ Tiểu thủ công nghiệp,XDCB: 20,5%;
+ Dịch vụ tăng: 9%;
+ Giá trị sử dụng bình quân 1 ha đất nông nghiệp trên 25 triệu đồng
Trang 16* Sản xuất nông - lâm - thuỷ sản.
MỘT SỐ BIỂU PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG - LÂM - THUỶ SẢN
Thực hiện 2011
Biểu 2: Lâm nghiệp.
Danh mục Đơn vị tính Thực hiện
2010
Thực hiện 2011
Dự kiến 2012
Biểu 3 Cây lương thực
Danh mục Đơn vị tính Thực hiện
2010
Thực hiện 2011
Thực hiện 2011
Dự kiến 2012
Trang 175745,8
6268,7
Biểu 6: Chăn nuôi:
Danh mục Đơn vị tính Thực hiện
2010
Thực hiện 2011
%
* Công tác khuyến nông - lâm.
Trang 18Khuyến nông đã làm tốt công tác nắm bắt dưới cơ sở thôn thực hiện tốt lịchgieo trồng trong năm, nên trong các năm qua đã cung ứng được:
+ 4.500kg thóc giống các loại có trợ giá của Nhà nước
+750kg cá giống các loại được trợ giá của Nhà nước
- Đã tập huấn 10 lớp chuyến giao khoa học kỹ thuật cho 50 lượt người thamgia về lĩnh vực chăn nuôi trồng trọt
* Phát triển tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ
BIỂU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
2010
Thực hiện 2011
Dự kiến 2012
*Thuỷ lợi:
Trang 19- Chỉ đạo nạo vét kênh mương nội đồng được: 8.576m3
- Đắp đất dự phòng đê : 210 m3
* Công tác phòng chống lụt bão.
- Đã đôn đốc chỉ đạo các ngành đoàn thể, cơ sở thôn làm tốt công tác chuẩn bịlực lượng vật tư, cho phòng chống bão lụt đã được đặt lên hàng đàu, chuẩn bị tốt cácđiều kiện nếu có sự cố là xử lý kịp thời, đảm bảo được tuyến đê và bờ vùng của cácthôn trong toàn xã
* Công tác xây dựng cơ bản.
- Năm 2012 tiếp tục tổ chức chỉ đạo giám sát thi công 4 phòng học trườngTHCS xã để đạt trường chuẩn quốc gia
- Xây dựng một nhà vệ sinh trường TH trị giá 180.000đ
- Đôn đốc thực hiện hợp đồng xây dựng công trình trường MN của xã đảmbảo theo tiến độ quy định
* Công tác tài nguyên môi trường:
- Năm 2011 công tác tài nguyên môi trường từng bước quản lý được chặt chẽđúng luật, trong các năm qua cấp được 102 Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở
- Thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng của các chủ sảnxuất vật liệu xây dựng và cam kết thực hiện đúng luật môi trường
* Công tác văn hoá – Xã hội.
+ Giáo dục đào tạo:
Sự nghiệp giáo dục tiếp tục được duy trì phát triển ở cả ba nhà trường, chấtlượng giáo dục từng bước được nâng lên, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý chuyên
Trang 20môn tiếp tục được nâng cao trình độ nghiệp vụ, số trẻ đến trường đạt 100% cụ thểcác trường như sau:
HỆ THỐNG THỰC HIỆN 2011 VÀ KẾT QUẢ NĂM 2010
STT Những nhiệm vụ trọng tâm Thực hiện 2011 Kết quả
2010
1 Công tác phát triển số lượng
và phổ cập giáo dục
Có 3 cấptrường
Mạng lưới trường lớp trên địa
bàn
Ổn định 3 nhà trườngMN,TH,THCS
Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi
- Phổ cập giáo dục TH Phấn đấu trường chuẩn
quốc gia năm 2012
- Phổ cập giáo dục THCS Phấn đấu đạt trường
chuẩn quốc gia 2011
- Xếp loại văn hoá HS/năm 92 đến 95% TB trở lên 80 đến 85%
- Thi học sinh giỏi cấp huyện
Thi học sinh giỏi cấp tỉnh
Trường tiểu học