Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
325,83 KB
Nội dung
MỤC LỤC Phần I: Phần mở đầu Trang 2 I. Lí do chọn đề tài Trang 2 II. Mục đích nghiên cứu Trang 3 III. Phạm vi nghiên cứu Trang 3 Phần II: Nội dung Trang 4 Chương I. Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn Trang 4 I. Cơ sở lí luận Trang 4 II. Cơ sở thực tiễn Trang 5 Chương II. Nội dung vấn đề cần nghiên cứu I. Đặc điểm tình hình địa phương, nhà trường II. Thực trạng soạn giáo án ở trường TH Tân Hiệp III. một số biện pháp chỉ đạo soạn giáo án lên lớp và kết quả đạt được A. Một số biện pháp B. Kết quả và bài học kinh nghiệm chỉ đạo IV. Kết luận và khuyến nghị 1. Kết luận 2. Phương pháp tiếp tục triển khai Trang 9 Trang 9 Trang 11 Trang 13 Trang 13 Trang 24 Trang 26 Trang 26 Trang 27 3. Một số khuyến nghị Trang 27 1 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Mục tiêu của giáo dục nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Có đạo đức, có tri thức, có sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và XHCN. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩn chất và năng lực công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc (điều 2 luật giáo dục). để đạt được mục tiêu phát triển giáo dục. Thì mỗi bậc học, cấp học phản có mục tiêu riêng của mình. Mục tiêu phát triển giaó dục chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học”. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết sơ giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toàn (Điều 24 luật giáo dục). Mục tiêu của bậc tiểu học được cụ thể hoá trong từng năm học, từng lớp học, từng hoạt động của cả bậc học. Thể nhưng, mục tiêu có trở thành hiện thực hay không? “Con thuyền giáo dục tiểu học” có cấp bến được hay không? Điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để bậc tiểu học cập bến được và để các em trở thành những người năng động sáng tạo thì các em phải được “hành” “mà” “học”. Thầy giáo phải là người tổ chức giao nhiệm vụ cho các em “Hãy làm việc đi và thông qua việc làm của chính mình mà trưởng thành. “ Lcan- Piagct – Nhà tâm lý học Thuỵ Sĩ - đấy mới là dạy học. Vậy nhà trường không chỉ là nơi truyền thụ tri thức cho học sinh mà còn luyện cho học sinh ý thức, hành vi, sử sự trong lối sống phù hợp với đạo lý của con người mới XHCN. Cho nên, BGH nhà trường phải nắm được những đặc thù riêng của bậc học mình để phát triển đúng hướng và có hiệu quả. Trong nhà trường có rất nhiều hoạt động, hoạt động nào cũng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Để đảm bảo mục tiêu phát triển nhân cách 2 toàn diện học sinh trong đó có một hoạt động quan trọng không thể thiếu được và hoạt động này được tiến hành xuyên suốt trong quá trình dạy học mà mỗi giáo viên khi lên lớp đều phải có: đó là việc soạn bài khi lên lớp. Bởi bài soạn là đơn vị cơ sở, là tế bào quan trọng của quá trình dạy học. Không có từng bài soạn tốt và từng tiết dạy tốt thì không thể có quá trình dạy học tốt. Nhưng trong thực tế hiện nay ở trường tiểu học, không phải giáo viên nào trước khi lên lớp cũng đều có được một giáo án tốt, phù hợp theo hướng tích cực, lấy người học làm trọng tâm, hay tích cực hoá hoạt động của người học. Bởi vì trong quản lý chỉ đạo ở từng trường còn nhiều bất cập, mang nặng tính hình thức chưa đi vào chiều sâu của vấn đề. Nề nếp soạn bài lên lới cũng như mọi nề nếp khác của nhà trường tiểu học, nhất là ở những trường ở vùng sâu vùng xa, miền núi hải đảo chưa đáp ứng được. Để hoà nhập với sự phát triển của đất nước, đồng thời để khắc phục những tồn tại trên, và để quản lý tốt nề nếp dạy và học, đặc biệt là nề nếp soạn bài lên lớp thì giáo dục cần phải có một hệ thống quản lý chặt chẽ và các biện pháp cứng từ Trung ương đến Địa phương. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục Tiểu học, trước những mục tiêu nhiệm vụ của ngành, của cấp học nói riêng. Bản thân tôi tháy sự cần thiết của việc soạn giáo án như thế nào vể thể hiện được đúng tinh thần đổi mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Nên tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu vấn đề: Một số biện pháp chỉ đạo việc soạn bài lên lớp theo tinh thần đổi mới, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Tân Hiệp. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Mục đích nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra biện pháp tích hợp nhất để chỉ đạo việc soạn giáo án và sử dụng giáo án lên lớp có hiệu quả nhất góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Tân Hiệp. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Thời gian: 3 - Học kì I năm học 2010– 2011. 2. Địa điểm: Trường Tiểu học Tân Hiệp. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ CHỈ ĐẠO SOẠN BÀI LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Việc chỉ đạo nền nếp dạy học nằm trong quản lý quá trình dạy học mà thực chất là quá trình quản lý nhà nước đối với giáo dục trong phạm vi một trường Tiểu học. Bởi vậy nó phải được dựa trên các văn bản pháp quy như sau: - Luật phổ cập giáo dục. - Luật giáo dục. - Điều lệ trường Tiểu học. - Quy chế công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia. - Mục tiêu kế hoạch giáo dục Tiểu học ( Ban hành theo quyết định số 30/2005/QĐ - BGD&ĐT) về việc đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học do BGD&ĐT ban hành ngày 30/9/2005. - Chỉ thị của Bộ trưởng BGD& ĐT về nhiệm vụ năm học với các ngành học, cấp học trong đó có cấp Tiểu học. Nói đến chỉ đạo nền nếp dạy học là nói đến chỉ đạo cụ thể đối với hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học của học sinh, trong đó bao gồm tất cả các mặt hoạt động của thày và trò. Điều 16 điều lệ trường tiểu học quy định: Đối với giáo viên thực hiện nghiêm chỉnh, có chất lượng nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục toàn diện cho học sinh, giảng dạy đủ chương trình, nội dung kế hoạch giáo dục, soạn bài, chấm bài đầy đủ, lên lớp đúng giờ, quản lý tốt học sinh trong mọi hoạt động học tập và rèn luyện ở trong và ngoài nhà trường. Thường xuyên học tập văn hoá, bồi dưỡng 4 chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức tác phong để xây dựng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao theo chuẩn quy định đối với giáo viên tiểu học - Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy chế của Nhà nước, tôn trọng pháp luật, thực hiện tốt các quyết định của BGH nhà trường và các cấp quản lý giáo dục. Thương yêu tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, góp phần xây dựng tập thể đoàn kết, thân ái, biết giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động. Phối hợp chặt chẽ với Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, với gia đình học sinh trong mọi hoạt động day và học, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 1. Vị trí vai trò của soạn giáo án. - Giáo án là khâu trọng tâm trong công tác chuẩn bị bài dạy và có thể được xem là khâu thiết kế một bài học để chuẩn bị cho việc thi công bài học đó trên lớp của cả thầy và trò. Trong đó thầy đóng vai trò chủ đạo, điều khiển, trò đóng vai trò chủ động tích cực, tự điều khiển trong học tập vì vậy phải sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp. - Giáo án là cơ sở pháp lý cho toàn bộ nội dung bài dạy mà thầy đã thiết kế để học sinh chiếm lĩnh. - Thực hiện việc soạn giáo án lên lớp là thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục đào tạo. - Giáo án khẳng định sự thành công 50% chất lượng giờ dạy. - Giáo án là cơ sở để kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên trong suốt quá trình làm nghề dạy học. 2. Quan điểm của dạy học theo kiểu cũ – thuyết giảng một chiều. Trong thực tế ở trường tiểu học những năm trước đây, giáo viên thường dạy học theo kiểu cũ thuyết giảng một chiều, mục đích dạy hoàn toàn áp dặt, không tính đến những yêu cầu hứng thú học tập của học sinh. Nội dung dạy học thiên về lý thuyết, nặng nề, mang tính hàn lâm, mặc dù học về đổi mới phương pháp xong 5 không dám đổi mới, sợ sai nên ít các kiến thức ứng dụng và hoạt động thực tiễn. Nhiều khi giáo viên chỉ dạy cái mình có, chứ không dạy cái học sinh cần, hoặc nhiều khi trong dạy học, giáo viên lại lấy sách làm trung tâm, đồng thời nội dung và phương pháp dạy học cũng là cái đã có sẵn, giáo viên không lựa chọn những phương pháp sư phạm mà mình cho là phù hợp với ý đồ sư phạm và các đối tượng học sinh khác nhau. Dạy học chủ yếu tập trung vào hoạt động của thầy, thầy là nguồn cội mọi thông tin, thầy là người hiểu biết tất cả mọi lĩnh vực, thầy nói và làm gì đều đúng, là đỉnh cao không thể vượt qua. Giáo viên chủ yếu dùng phương pháp thuyết trình, cắt nghĩa, giảng giải. Phương pháp dạy học nặng về về truyền thụ một chiều, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, cách học trên thiên về ghi nhớ, lặp lại, tái hiện lại lời thầy giảng. Về phía học sinh: Học theo lối thụ động, chủ yếu đối phó với thi cử nên kiến thức không vững, không phát triển được tư duy, không phát triển được năng lực sáng tạo, năng lực tự học và không có điều kiện để gắn bó học tập với hoạt động năng động sáng tạo của cuộc sống sau này. Năng lực của cá nhân học sinh không có điều kiện bộc lộ và phát triển nên làm giảm hứng thú học tập. Hoạt động của thầy và trò chỉ giới hạn trong bốn bức tường của lớp học, lấy bài giảng của giáo viên và bảng đen làm điểm thu hút sự chú ý của học sinh. Việc đánh giá học sinh chưa khách quan, chưa có tác dụng điều chỉnh cách học cũng như chưa động viên người học. Giáo viên là, người duy nhất có quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh. Học sinh ít có điều kiện tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Căn cứ để đánh giá là trò ghi nhớ tái hiện đúng những điều mà thầy giảng trong sách giáo khoa. Giáo án được thiết kế theo đường chung cho cả lớp, giáo viên chủ động thực hiện các bước đã chuẩn bị sẵn và hoàn thành tiết dạy. 3. Quan niệm về soạn giáo án theo tinh thần đổi mới. 6 Soạn giáo án lên lớp là toàn bộ công tác chuẩn bị cho bài dạy của giáo viên, từ khâu nghiền ngẫm để thấm nhuần nội dung trong SGK, tìn tài liệu tham khảo, thực tiễn cuộc sống, gọt dũa cân nhắc đưa vào bài giảng sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, đây được coi là khâu thiết kế quan trọng để giáo viên thực hiện thành công một bài học. Bài học là đơn vị cơ sở của dạy học nên việc soạn bài rất quan trọng. Bản kế hoạch càng đúng đắn chi tiết thì càng đảm bảo sự thành công của giờ dạy. thực tế người giáo viên càng đầu tư thời gian công sức cho phần soạn bài bao nhiêu, giờ lên lớp sẽ nhẹ nhàng và thành công bấy nhiêu. Chính vì vậy mỗi giáo viên đều phải có ý thức và kỹ năng soạn bài tốt. Khi soạn bài phải xác định được các hoạt động dạy học (các bước lên lớp) mục đích và phương pháp thực hiện từng hoạt động này. * Ví dụ: Soạn bài tập đọc, chỉ đạo giáo viên soạn bài đảm bảo đầy đủ các hoạt động sau: - Bước 1: Kiểm tra bài cũ: từ 3 đến 5 phút. - Bước 2: Các hoạt động dạy và học: từ 28 đến 30 phút. + Giới thiệu bài: 1 phút. + Giáo viên đọc mẫu (với lớp 1, 2, 3), kết hợp rèn đọc: 10 -> 12 phút. + Hướng dẫn tìm hiểu nội dung: 10 phút. + Luyện đọc lại (diễn cảm, học thuộc lòng): 10 -> 12 phút. - Bước 4: Củng cố tổng kết: từ 3 đến 5 phút. - Bước 5: Dặn dò: 1 phút. Trong khi soạn bài, chỉ đạo giáo viên cần phải dự tính được thời lượng dạy cho từng hoạt động trong một bài dạy theo đúng tinh thần chỉ đạo của CM phòng giáo dục, thực hiện tốt được điều đó sẽ giúp giáo viên chủ động điều tiết thời lượng để giờ dạy thành công. Như vậy, ta biết tằng trong quá trình dạy học, học sinh là nhân tốt quyết định quan trọng nhất. Mục đích của dạy học là học sinh. Chính vì vậy các chiến 7 lược dạy học tiến bộ đều tiến đến người học hay còn gọi là “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, lấy lợi ích của các em làm đích và tổ chức quá trình dạy học sao cho để chính học sinh tự tìm ra kiến thức. Soạn bài theo tinh thần đổi mới phương pháp đặt ra cho giáo viên nhiệm vụ loại bỏ những phương pháo hạn chế, tìm ra phương pháp mới, phát huy tính tích cực của học sinh, loại bỏ cách làm việc thầy giảng trò ghi nhớ, trò làm người minh hoạ cho thầy, trò phải thừa nhận kiến thức. Phương pháp dạy học mới tạo điều kiện tối đa để cá thể hoá đối tượng dạy học và khuyến khích để học sinh tự phát hiện ra nội dung mới của bài học. Soạn bài theo phương pháp mới ra phải xác định thật rõ mục tiêu bài học và các hoạt động dạy học chủ yếu, đặc biệt dự tính được cụ thể các hoạt động và kết quả hoạt động của học sinh trong từng hoạt động đó của nội dung bài dạy. 4. Chỉ đạo soạn giáo án trong quản lý quá trình dạy học. Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của bài học trong giai đoạn mới phù hợp với mục tiêu đã đề ra, đẩy mạnh việc soạn giáo án lên lớp ở trường tiểu học là rất cần thiết, nhằm đưa hoạt động soạn giáo án của nhà trường vào kỷ cương trật tự thống nhất trong hệ thống giáo dục nói chung và trường tiểu học nói riêng. Để hoạt động này có hiệu quả tốt thì tất cả hội đồng sư phạm phải vào cuộc và phải có sự chỉ đạo, kiểm tra sát sao của BGH nhà trường. Chỉ đạo soạn giáo án lên lớp là hoạt động chủ đạo nền tảng cho quản lý quá trình dạy học trên lớp. Thực hiện việc soạn giáo án là việc thực hiện đúng quy chế chuyên môn của ngành. Trước khi lên lớp giáo viên phải có giáo án theo phân phối chương trình và kế hoạch giảng dạy và được trực tiếp người quản lý kiểm tra. Trong giáo án nội dung thể hiện soạn cái gì? Soạn như thế nào? Các tiến hành tổ chức các hoạt động ra sao? Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả hay không? 8 Đây là vấn đề không đơn giản chút nào. Điều này khiến các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu giáo dục, đặc biệt là BGH các trường tiểu học đang đặt ra nhiều câu hỏi để từng bước khắc phục, tháo gỡ những khó khăn trên. Trong chỉ đạo bản thân tôi luôn thấu hiểu rằng: “Một giờ dạy không thể không có một giáo án tốt”. Đặc biệt là trong công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo nước ta hiện nay, nhất là cuộc cách mạng về đổi mới phương pháp dạy học, thì các bài soạn lên lớp của giáo viên ở trường Tiểu học cần phải được “Thay da đổi thịt” mạnh mẽ. Vì vậy BGH nhà trường phải thường xuyên nắm bắt về những thông tin, biến động này để chỉ đạo kịp thời, có hiệu quả quá trình dạy học trên lớp. Trong đó cần quan tâm đặc biệt đến việc soạn giáo án lên lớp của người giáo viên, để không ngừng nâng cao chất lượng dạy. CHƯƠNG II NỘI DUNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯUƠNG, NHÀ TRƯỜNG. - Trường Tiểu học Tân Hiệp nằm ở xã thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Phú Giáo nơi có mặt bằng dân trí thấp, Đảng uỷ chính quyền địa phương, nhân dân địa phương luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, có biện pháp chỉ đạo, tạo mọi điều kiện về cơ sở và vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên công nhân viên và học sinh trong nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục ở địa phương. - Trường có 15 lớp với 395 học sinh. Thu hút được 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường. Các em chăm ngoan, có ý thức học tập, rèn luyện tốt, hàng năm tỷ lệ học sinh khá giỏi vẫn duy trì và giữ vững, năm sau cao hơn năm trước. - Tổng số cán bộ giáo viên trong nhà trường là 33 đồng chí, trong đó trình độ đào tạo không đồng đều, tuổi đời, tuổi nghề của đội ngũ giáo viên cũng cách xa nhau. Đời sống kinh tế của một số cán bộ giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn (vì phụ thuộc vào thu nhập của người vợ hay của người chống). 9 Kết quả được thống kê trong bảng như sau: Tổng số CBGV Nam Nữ Hệ đào tạo Tuổi TB Đại học Cao đẳng Trung cấp 25 3 22 12 9 4 30 Từ bảng thống kê trên, ít nhiều cũng ảnh hướng đến xây dựng nền nếp dạy học, nhất là công tác soạn giảng của nhà trường. Vì vậy BGH nhà trường phải nắm được năng lực của từng giáo viên để động viên khuyến khích cho mỗi thànhviên thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trường hoạt động tập trung, nên BGH nhà trường có điều kiện quan tâm, giám sát chặt chẽ đội ngũ, xây dựng tốt nề nếp dạy học, trong đó quan tâm đặc biệt đến công tác soạn giảng của giáo viên và học của học sinh. Do đó mà công tác dạy và học của nhà trường đã không ngừng được nâng lên. Trường đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc, hàng năm luôn có tổ khối chuyên môn được cấp trên ghi nhận tổ lao động xuất sắc, có nhiều giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua cấp trường, cấp huyện nhiều năm liền. - Tập thể sư phạm nhà trường luôn đoàn kết, mọi người trong tập thể luôn tạo điều kiện giúp đỡ nhau cùng thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Mỗi tổ chuyên môn trong trường là một khối đoàn kết, có cốt cán riêng, có giáo viên chuyên trách âm nhạc, mỹ thuật, tạo điều kiện cho tổ khối tổ chức và nâng cao hiệu quả các chuyên đề trong năm học. Đội ngũ giáo viên có chí hướng phấn đấu tốt, luôn được BGK nhà trường quan tâm bồi dưỡng. - Nhà trường có đủ phòng học 2 buổi/ngày cho 395 học sinh. Có phòng làm việc riêng cho hiệu trưởng, hiệu phó, phòng truyền thống, phòng chức năng - Bên cạnh những mặt thuận lợi đó, nhà trường cũng còn gặp nhiều khó khăn về công tác chỉ đạo dạy và học: Dạy học theo phương pháp mới, lấy học sinh làm trung tâm, việc tổ chức các hình thức dạy học còn nhiều vấn đề nan giải, bởi bàn ghế học sinh ở một số lớp chưa phù hợp vì độ tuổi và trọng lượng của các em 10 [...]... tin chỉ đạo soạn giảng để hoạt động dạy học của trường đi vào nề nếp đạt hiệu quả cao Phải cung cấp đầy đủ trang thiết bị, các tài liệu cần thiết để giáo viên soạn giáo án có chất lượng và đạt hiệu quả khi lên lớp III MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO SOẠN GIÁO ÁN LÊN LỚP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC A MỘT SỐ BIỆN PHÁP 13 Từ những có sở lý luận và thực tiễn trong quản lý chỉ đạo soạn giáo án lên lớp ở trường Tiểu học. .. những biện pháp quản lý chỉ đạo như trên, việc chỉ đạo soạn giáo án ở trường Tiểu học Tân Hiệp đã đạt được kết quả ban đầu như sau: + Giáo viên toàn trường đã nhiệt tình ủng hộ (những người thực thi chỉ đạo) việc thực hiện nề nếp soạn giáo án một cách tích cực nhất, nhiều đồng chí đã nắm 24 bắt nhanh nhạy và thực hiện thành công việc soạn giáo án theo tinh thần đổi mới, nhằm nâng cao chất lượng dạy học. .. hiểu vấn đề: “Các biện pháp chỉ đạo việc soạn giáo án lên lớp theo tinh thần đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giáo án ở trường tôi như sau: 1 Biện pháp thứ nhất: Tác động nhận thức cho giáo viên về phương pháp soạn giáo án Bồi dưỡng cho giáo viên nhận thức sâu sắc, hiểu văn bản pháp quy của ngành giáo dục về nền nếp soạn giáo án Những... quản lý, đồng thời là biện pháp thi đua, do đó chỉ đạo soạn giáo án lên lớp tốt trong nhà trường trở thành phong trào thi đua càng sâu rộng càng tốt - Các biện pháp chỉ đạo soạn giáo án lên lớp là rất quan trọng nó góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy học “giáo án – kế hoạch bài dạy quyết định 50% thành công của giờ dạy, không có một giáo án tốt thì không có giờ dạy tốt” Trước thực tế... hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có một phần đóng góp quan trọng của công cuộc đổi mới cách soạn giáo án 2 Bài học kinh nghiệm Từ thực tiễn chỉ đạo việc soạn giáo án theo tinh thần đổi mới, chúng tôi hệ thống hoá rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: - Cán bộ quản lý trường học, đặc biệt là BGH phải có nhận thức đúng đắn về cách soạn giáo án, thấy được sự cần thiết phải soạn giáo án theo tinh thần. .. tinh thần đổi mới để nhằm nâng cao chất lượng dạy và học - Đây là việc làm cần thiết của tất cả mọi người từ cán bộ quản lý đến mọi cán bộ giáo viên trong nhà trường - BGH phải xây dựng được kế hoạch chỉ đạo cụ thể, khoa học có tính thực thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường để quá trình chỉ đạo thành công 26 * Tóm lại: Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học thì việc chỉ đạo xây dựng... trường phải luôn nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo tìm ra những biện pháp tốt nhất để đưa hoạt động giáo dục trong nhà trường Tiểu học đạt kết quả cao nhất 3 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ Để tạo điều kiện cho nhà trường làm tốt công tác chỉ đạo dạy và học Đặc biệt là chỉ đạo nề nếp soạn giảng nhằm nâng cao chất lượng dạy học bản thân tôi xin được khuyến nghị một số vấn đề như sau: - Đối với Đảng uỷ và chính quyền tỉnh,... giáo dục đang chuyển biến một cách mạnh mẽ, thì biện pháp chỉ đạo soạn bài lên lớp là một đề tài đòi hỏi cần có sự quan tâm nghiên cứu của nhiều người, để đưa ra một hướng tích hợp để chỉ đạo có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội 2 PHƯƠNG PHÁP TIẾP TỤC TRIỂN KHAI Đây là quá trình lao động suốt đời của người dạy học Vì vậy muốn nâng cao chất lượng dạy học, BGH nhà trường phải luôn nghiên cứu,... trong quá trình dạy học - Để chỉ đạo việc soạn giáo án ở trường Tiểu học có chất lượng và đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện, đòi hỏi lãnh đạo ngành phải có kế hoạch xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, tinh thông nghiệp vụ, có kỹ năng chỉ đạo, có năng lực tổ chức các hoạt động trong nhà trường - Ban giám hiệu nhà trường phải biết tổ chức đội ngũ,... từng bước nâng cao chất lượng soạn bài khi lên lớp 2 Biện pháp thứ hai: Chỉ đạo tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn - Trường Tiểu học Tân Hiệp có 4 tổ chuyên môn (Tổ khối 1+ 2, tổ khối 3, tổ khối 4+5, tổ khối bộ môn) - Tổ chuyên môn là mắt xích quan trọng trong quá trình quản lý dạy và học, tổ khối chuyên môn hỗ trợ đắc lực cho BGH nhà trường cùng thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học trong nhà trường Mỗi . góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Nên tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu vấn đề: Một số biện pháp chỉ đạo việc soạn bài lên lớp theo tinh thần đổi mới, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường. vấn đề: “Các biện pháp chỉ đạo việc soạn giáo án lên lớp theo tinh thần đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học . Tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giáo án ở trường tôi. TỔNG QUAN. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ CHỈ ĐẠO SOẠN BÀI LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Việc chỉ đạo nền nếp dạy học nằm trong quản lý quá trình dạy học mà thực chất là quá