Lời mở đầu: Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đề ra mục tiêu giáo dụcphổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,thẩm mỹ và các kỹ nă
Trang 1PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lời mở đầu:
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đề ra mục tiêu giáo dụcphổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động vàsáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng
tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đivào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, chương trìnhgiáo dục phổ thông đã nêu rõ “ phải phát huy tính tích cực, tự giác, năng động,sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng họcsinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học,khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác độngđến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”
Để đạt được mục tiêu đó, Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo thực hiện đổi mớichương trình giáo dục phổ thông một cách đồng bộ từ mục tiêu, nội dung,phương pháp dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học trong đó khâu độtphá là đổi mới phương pháp dạy học Mục đích của việc đổi mới phương phápdạy học là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phươngpháp dạy học tích cực, chủ động của người học Muốn đổi mới cách học cho họcsinh phải đổi mới cách dạy Vì vậy người giáo viên phải tự bồi dưỡng kiến thức
và kiên trì cách dạy lấy người học làm trung tâm Lịch sử là bộ môn khoa họcmang đặc trưng riêng, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quákhứ, không tồn tại nguyên vẹn trong hiện tại Khác hẳn với khoa học tự nhiên,lịch sử loài người không thể trực tiếp quan sát và khôi phục lại trong phòng thínghiệm Do đó đặc trưng nổi bật của nhận thức lịch sử là học sinh không thể trựctiếp tri giác với những gì thuộc về quá khứ Chính vì thế người giáo viên dạy
Trang 2Lịch sử phải bằng các phương tiện trực quan sử dụng linh hoạt, nhuần nhuyễncác phương pháp để tái tạo lại bức tranh lịch sử quá khứ một cách chính xác,chân thực, sống động nhằm tạo biểu tượng và hình thành khái niệm cho học sinh.Trên cơ sở đó, giúp học sinh nắm vững bản chất sự kiện, rút ra quy luật và bàihọc lịch sử, biết vận dụng hiểu biết quá khứ vào thực tiễn hiện tại và hướng tớitương lai
Trong giảng dạy Lịch sử, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng biểu…vừa là phươngtiện trực quan, vừa là nguồn kiến thức quan trọng cần phải được khai thác triệt
để nhằm khắc sâu kiến thức cơ bản và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho họcsinh.Nhận thức được điều đó, trong suốt quá trình giảng dạy Lịch sử, tôi đã cốgắng tìm tòi và vận dụng các biện pháp thích hợp để sử dụng đồ dùng trực quanđạt hiệu quả cao nhất qua đó đúc rút thành kinh nghiêm giảng day cho bản thân
Từ điều kiện thực tế của ngành và địa phương, nhà trường nơi tôi giảng dạy,tôi thấy những kinh nghiêm này hoàn toàn có thể sử dụng ở các trường vớinhững điều kiện khác nhau
II Mục đích nghiên cứu:
- Trong thời gian tìm tòi và nghiên cứu tôi cố gắng tìm hiểu cho toàn bộ đốitượng học sinh THCS nhưng do thời gian có hạn và trong khuôn khổ của đề tàinên chỉ tập trung tìm hiểu nghiên cứu về tranh ảnh bản đồ trong sách giáo khoalớp 9
III Thời gian nghiên cứu:
- Trong năm học 2010 - 2011
PHẦN II: NỘI DUNG
I Thực trạng:
Trang 3Hiện nay, bộ môn Lịch sử chưa thực sự được quan tâm đúng mức trong cácnhà trường phổ thông Nhiều người còn có nhận thức sai lệch, xem nhẹ vị trí của
bộ môn lịch sử trong đời sống xã hội dẫn tới chất lượng bộ môn giảm sút …Tìnhtrạng học sinh chưa nắm vững kiến thức, nhớ sai hoặc nhầm lẫn sự kiện cơ bảncòn khá phổ biến, các em không ham thích học môn lịch sử Trong những nămgần đây, chương trình đổi mới và thay sách giáo khoa của Bộ giáo dục và Đàotạo đã tạo điều kiện cho các nhà trường nâng cao chất lượng dạy học Tronggiảng dạy Lịch sử, đồ dùng trực quan là phương tiện rất quan trọng cần đượctăng cường sử dụng, được coi là phương tiện để nhận thức chứ không chỉ thuầntúy là để minh họa, bởi vì nó không chỉ tái tạo sinh động sự kiện lịch sử vớinhững nét đặc trưng nhất, điển hình nhất mà còn khắc phục được tình trạngnhầm lẫn các sự kiện lịch sử cho học sinh Song trên thực tế, trong quá trìnhgiảng dạy lịch sử, chúng ta chỉ mới chú ý đến kênh chữ của sách giáo khoa, coiđây là nguồn cung cấp kiến thức lịch sử duy nhất trong dạy học mà không thấyđược các kênh hình và các phương tiện trực quan khác còn là nguồn kiến thứcquan trọng cung cấp một lượng thông tin đáng kể, có giá trị giúp cho bài học lịch
sử trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn, khơi dậy lòng hứng thú say mê học tập,rèn luyện kỹ năng quan sát, trí tưởng tượng, phát triển tư duy và hình thànhnăng lực bộ môn cho các em Hiện nay, còn không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất
xứ, nội dung, ý nghĩa của một số đồ dùng trực quan và kênh hình trong sách giáokhoa Trong các đợt bồi dưỡng thay sách giáo khoa, các giáo viên hầu như chỉđược giải thích về cấu tạo chương trình, những nội dung đổi mới về nội dung mà
ít được bồi dưỡng cụ thể về sử dụng kênh hình Nhiều giáo viên đã nhận thứcđầy đủ giá trị nội dung của kênh hình và các phương tiện trực quan nhưng lạingại sử dụng, sợ mất thời gian hoặc chỉ sử dụng mang tính hình thức, minh họacho bài giảng Từ thực tiễn đó, trong quá trình giảng dạy tôi đã chọn đề tài:
Trang 4“Phương pháp sử dụng, khai thác bản đồ, tranh ảnh … nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử lớp 9 ”.
II Các loại đồ dùng trực quan thường dùng trong giảng dạy Lịch sử lớp 9 ở trường THCS
- Hệ thống các bản đồ lịch sử treo tường của Công ty bản đồ và tranh ảnhgiáo khoa - Nhà xuất bản giáo dục
- Bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa
Tranh ảnh lịch sử treo tường của Công ty bản đồ và tranh ảnh giáo khoa Nhà xuất bản giáo dục
- Tranh ảnh trong sách giáo khoa Bảng biểu
III Phương pháp sử dụng các loại đồ dùng trực quan trong giảng dạy lịch sử lớp 9
1) Bản đồ:
- Trước tiên chúng ta cần hiểu cụ thể hơn thế nào là bản đồ: Đó là hình vẽ lại
thể hiện các đặc điểm nhất định của một vùng lãnh thổ Nếu xét về phương diệnlịch sử thì nó vẽ lại bằng hình ảnh những gì đã xảy ra trong quá khứ Tuy nhiêncũng có nhiều dạng bản đồ khác nhau Khi sử dụng bản đồ cần lưu ý một số kỹnăng sau:
- Vẽ lược đồ Tường thuật, miêu tả, quan sát, so sánh
- Nhận định, đánh giá, rút ra quy luật, bài học lịch sử
- Các bước tiến hành khai thác nội dung trên bản đồ:
Bước 1: Cho học sinh quan sát lược đồ trong đó chú ý quan sát cả nội dung,ranh giới và các ký hiệu trên bản đồ
Trang 5Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề và gợi ý để học sinh tìm hiểu nộidung lược đồ.
Bước 3: Học sinh trả lời câu hỏi bằng việc trình bày kết quả tìm hiểu nội dunglược đồ
Bước 4: Giáo viên nhận xét bổ sung ý kiến trả lời của học sinh và hoàn chỉnhnội dung lược đồ cần cung cấp cho học sinh
Cuối cùng học sinh nắm được cách khai thác lược đồ, nội dung của lược đồgắn liền với nội dung của bài học
Có thể phân loại các bản đồ thường dùng theo 4 nhóm thuộc các dạng sửdụng khác nhau:
a) Dạng bản đồ xác định vị trí quốc gia, khu vực
Ví dụ: Bản đồ treo tường như: Bản đồ các nước dân chủ nhân dân Đông
Âu, Bản đồ các nước SNG, Bản đồ các nước Đông Nam Á, Bản đồ các nướcChâu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai, Lược đồ khu vực Mỹ La Tinh sau năm
1945, Lược đồ các nước trong Liên minh Châu Âu (năm 2004)…
Đối với loại bản đồ này, giáo viên cần sử dụng kiến thức về địa lí kết hợpvới kiến thức lịch sử để hướng dẫn học sinh xác định vị trí các quốc gia, khuvực trên bản đồ, vai trò chiến lược của quốc gia, khu vực đó, trên cơ sở đó giúphọc sinh củng cố các kiến thức về địa lý nhằm nắm vững nét nổi bật về lịch sử,tình hình chính trị của các quốc gia, khu vực, đồng thời rèn luyện cho các em kỹnăng thực hành như chỉ bản đồ chính xác, vẽ bản đồ, lược đồ …
b) Dạng bản đồ xác định địa điểm, địa danh lịch sử.
Trang 6Ví dụ: Bản đồ Phong trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh,Lược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, bản đồ Cách mạng tháng Tám, Lược đồphong trào "Đồng Khởi"…
Đối với loại bản đồ này giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kỹ phần chú giảitrên bản đồ kết hợp với kênh chữ trong SGK, xác định địa điểm, địa danh nơi nổ
ra cuộc đấu tranh, nổi dậy… yêu cầu học sinh chỉ chính xác, cụ thể các địa danh,những địa danh hiện nay đã thay đổi tên thì giáo viên phải nói rõ nay thuộc tỉnhnào? Địa phương nào? …
Dạng bản đồ này dễ gây hứng thú, lôi cuốn học sinh Nếu giáo viên cóphương pháp khai thác tốt thì có thể giúp học sinh nắm bắt, hiểu sâu, nhớ kỹ cáckiến thức đã được tiếp thu ngay ở trên lớp Do đó, trước tiên giáo viên phảihướng dẫn học sinh đọc được các ký hiệu ở phần chú giải trên bản đồ để tiệntheo dõi bài giảng của giáo viên, đồng thời giáo viên phải vừa tường thuật vừahướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức trên bản đồ bằng hệ thống câuhỏi phát huy tính tích cực, khơi dậy khả năng tư duy, sáng tạo của các em Giáoviên phải sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích, kết hợp tranh ảnh lịch sử đểtường thuật, tái hiện lại diễn biến trận đánh, chiến dịch một cách sinh động, hấpdẫn Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn học sinh tường thuật kết hợp với chỉ bản đồchính xác Đối với học sinh lớp 9 loại bản đồ này có tác dụng khắc sâu các kiến
Trang 7thức cơ bản, phát triển tư duy, trau dồi, rèn luyện kỹ năng: Quan sát, phân tích,
so sánh, nhận xét … Vì vậy giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh kỹ năng khaithác và vận dụng kiến thức từ bản đồ
d) Dạng bản đồ, lược đồ trống.
Đây là dạng bản đồ mà trên đó không thể hiện đầy đủ các nội dung đượcphản ánh mà chỉ có vài kí hiệu cơ bản, vài địa danh làm nền có tác dụng địnhhướng cho nội dung Lịch sử mà giáo viên sẽ đưa vào quá trình khai thác trongbài giảng
Ví dụ: Bản đồ trống: Hình thái chiến trường trên các mặt trận Đông - Xuân
1953 - 1954 hay bản đồ trống Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ (1954)… doCông ti Bản đồ và tranh ảnh, sách giáo khoa - Nhà xuất bản giáo dục cung cấp Khi dùng dạng bản đồ này đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị công phu,chuẩn bị trước bản đồ, nếu không có bản đồ in thì phải vẽ, nghiên cứu kỹ nộidung, chuẩn bị trước các kí hiệu để có thể sử dụng các kí hiệu này trong khi trìnhbày diễn biến lịch sử một cách hiệu quả nhất Nếu dạy theo phương pháp trìnhchiếu thì cần lấy được bản đồ, tạo sẵn hiệu ứng cho các ký hiệu theo thứ tự sẽ sửdụng trong bài giảng và thử máy trước Ngoài ra, giáo viên cần hướng dẫn họcsinh vẽ sẵn bản đồ trống hoặc phôtô lược đồ trống đóng lại từng tập để thực hànhtrên lớp và ở nhà
Khi sử dụng loại bản đồ này, giảng bài đến đâu giáo viên gắn các kí hiệu lênbản đồ đến đó, làm cho các nội dung kiến thức, các sự kiện lịch sử được tái hiệnmột cách sinh động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh, gây hứng thú học tậplàm cho các em dễ nhớ, khắc sâu kiến thức Mặt khác, bản đồ trống có tác dụngtrong việc kiểm tra nhận thức, góp phần phát triển năng lực tư duy và kỹ năngthực hành cho học sinh
Trang 82 Tranh ảnh lịch sử, bảng biểu:
Khi thực hiện phương pháp dạy học cũ thì việc sử dụng đồ dùng trực quantrong đó có tranh ảnh lịch sử, bảng biểu chỉ mang tính minh họa Giáo viên dựavào đồ dùng trực quan này để trình bày kiến thức
Khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thì các đồ dùng trực quan nàyđược sử dụng như một nguồn kiến thức
Giáo viên nêu vấn đề, gợi mở, học sinh sử dụng đồ dùng trực quan (quan sát,khai thác kiến thức) và tự rút ra nhận xét
- Dùng tranh ảnh để minh họa khi trình bày diễn biến các sự kiện lịch sử
- Dùng bảng niên biểu để tạo biểu tượng về thời gian
- Dùng tranh ảnh, bảng biểu so sánh để tạo biểu tượng về sự phát triển … Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của tranh ảnh lịch sử, giáo viêncần chú ý rèn luyện cho học sinh những kỹ năng:
- Quan sát, nhận xét
- Mô tả, tường thuật
- Phân tích, nhận định, đánh giá
Trang 9Để việc khai thác tranh ảnh, bảng biểu một cách hiệu quả, phát huy được tínhtích cực của học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu nội dung tranh ảnh, bảng biểudưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên thì cần chú ý một số bước sau:
Bước 1: cho học sinh quan sát tranh ảnh, bảng biểu để xác định một cáchkhái quát nội dung tranh ảnh, bảng biểu cần khai thác
Bước 2: Giáo viên đưa ra câu hỏi nêu vấn đề và tổ chức, hướng dẫn học sinhtìm hiểu nội dung tranh ảnh, bảng biểu
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh, bảng biểusau khi đã khai thác kết hợp với gợi ý của giáo viên và tìm hiểu nội dung bàihọc
Bước 4: Giáo viên nhận xét bổ sung ý kiến trả lời của học sinh, hoàn thiệnnội dung khai thác tranh ảnh, bảng biểu cho học sinh
Cuối cùng học sinh nắm được cách khai thác tranh ảnh, bảng biểu, nội dungtranh ảnh, bảng biểu trong bài học
3 Minh họa:
3.1: Sử dụng bản đồ kết hợp với tranh ảnh khi dạy tiết 35 bài 27 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)”.
- Giáo viên chuẩn bị lược đồ trống treo tường “Chiến cuộc Đông Xuân 1954” và “Chiến dịch Điện Biên Phủ” cùng với các ký hiệu bằng giấy màu đểdán khi khai thác bản đồ (hoặc chuẩn bị các lược đồ trống này cùng với các hiệuứng nếu dạy bằng phương pháp trình chiếu) Các bản đồ này được dùng để dạytrong mục 1 và mục 2 Phần II - Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-
1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1953-1954
* Phương pháp sử dụng:
Trang 10- Ở mục 1: Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954.
Sau khi ghi mục bài lên bảng, giáo viên treo bản đồ trống “ Chiến cuộc ĐôngXuân 1953- 1954” rồi giới thiệu khái quát bản đồ, nói rõ về các ký hiệu sẽ sửdụng, hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ kết hợp với H53 - Hình thái chiếntrường trên các mặt trận Đông - Xuân 1953 - 1954 (SGK) và gợi mở bằng một sốcâu hỏi cho học sinh thảo luận
bộ (hoặc tạo hiệu ứng vùng này nếu dạy trình chiếu) Sau khi học sinh nắm được
Trang 11kế hoạch Na-va của địch, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về chủ trươngđối phó của ta kết hợp với khai thác hình 52(SGK).
Hình 52 Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp quyết định chủ trương tác chiến
Đông-Xuân 1953-1954.
Hỏi: Ta có chủ trương đối phó với kế hoạch Na-va như thế nào? Học sinh:
Dựa vào SGK trả lời: Để đập tan kế hoạch Na-va ngay từ đầu ta đã chủ trươngđánh địch vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu,buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó, tạo điều kiện cho ta tranh thủ tiêudiệt thật nhiều sinh lực của chúng…
Hỏi: Ta chọn các hướng tiến công Đông Xuân 1953-1954 như thế nào?
Học sinh: trả lời Giáo viên vừa kết hợp trình bày vừa đính kí hiệu mũi tênbằng giấy màu cắt sẵn vào các điểm tiến công của ta trên bản đồ, dùng bút màughi tên các địa danh nơi địch lần lượt đổ quân xuống, nếu dạy trình chiếu thìphần này giáo viên tạo sẵn các hiệu ứng theo thứ tự các mũi tên và địa danh nhưtrong quá trình trình bày (theo như nội dung SGK phần từ “thực hiện phươngchâm chiến lược … đến đẩy mạnh hoạt động đánh địch”)
Trang 12Giáo viên tạo hiệu ứng các số 1,2,3,4,5 để cho học sinh tự cầm con chuột điềukhiển cho hiện 5 vị trí đóng quân này của địch ở trên bản đồ đang được trìnhchiếu hoặc tự cắt sẵn các chữ số này rồi yêu cầu học sinh lên bảng dán vào vị trítập trung quân của địch theo thứ tự diễn biến trên chiến trường mà các em vừađược tiếp thu Những nơi học sinh gắn với các số 1,2,3,4,5 sẽ là các vị trí địadanh nơi địch tập trung và đổ quân xuống lần lượt là: 1 Đồng Bằng Bắc Bộ, 2.Điện Biên Phủ, 3 Xê-Nô, 4 Luông Pha Băng, 5 Plâycu.
GV: Dùng hình ảnh bàn tay: Thực dân Pháp muốn nắm lại để tạo thành nắmđấm mà tiêu diệt chúng ta còn chúng ta khôn khéo buộc chúng phải phân tán(xòe 5 ngón tay) tạo điều kiện thuận lợi cho ta tiêu diệt chúng
Hỏi: Các cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 có ý nghĩa như
Giáo viên treo bản đồ trống “Chiến dich Điện Biên Phủ”
Trang 13
Bản đồ chiến dịch Điện Biên phủ(1954)
Hỏi: Pháp-Mỹ đã làm gì để xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương?
Học sinh trả lời, giáo viên bổ sung, vừa trình bày vừa dán các mảnh giấyviết sẵn tên các phân khu, cứ điểm vào bản đồ (hoặc lần lượt bấm con chuột chohiện các phân khu này lên màn hình máy chiếu sau khi đã tạo sẵn hiệu ứng).Giáo viên nhấn mạnh lực lượng, vũ khí, cách xây dựng bố phòng của địch (thamkhảo Tư liệu Lịch sử 9 phần Thực dân Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểm ĐiệnBiên Phủ hoặc sách hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCStrang 177) sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kế hoạch đối phó của ta
Trang 14Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nhỏ với câu hỏi: Tại sao ta
Hỏi : Ta đã làm gì để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ ?
Học sinh trả lời, giáo viên kể chuyện về tấm gương dũng cảm như Tô
Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo…và minh họa đoạn thơ trích từ bài “Hoan
Trang 15hô chiến sỹ Điện Biên” của Tố Hữu nhằm dựng lại không khí khẩn trương, hào
hùng để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ của quân ta Giáo viên trình bày
thêm về sự thay đổi chiến thuật của ta từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang
"đánh chắc, tiến chắc, chắc thắng” Giáo viên trình chiếu bản đồ rồi tường thuật
sinh động diễn biến chiến dịch bằng phương pháp trình chiếu với các ký hiệu,tranh ảnh được tạo hiệu ứng từ trước hoặc sử dụng bản đồ treo tường
Trong quá trình tường thuật, giáo viên chú ý kết hợp kể chuyện với ngônngữ truyền cảm và ảnh minh họa (Hình 56-SGK) mô tả khí thế tiến công, siếtchặt vòng vây của quân ta, hành động hy sinh anh dũng của Phan Đình Giót lấythân mình lấp lỗ châu mai ở trận Him Lam hoặc mô tả trận đánh ở đồi A1, trậntổng công kích vào sở chỉ huy của địch, kể chuyện bắt sống tướng Đơ-ca-xtơ-ri(tham khảo sách hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS phầnLịch sử Việt nam trang 174, 175, 176), đọc một đoạn thơ của Tố Hữu trong bài
"Hoan hô chiến sỹ Điện Biên” hoặc bài thơ “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo viên cũng cần liên hệ lịch sử quê hương
Thanh Hóa thời gian này để giáo dục học sinh lòng tự hào, cảm phục trướcnhững người con ưu tú của quê hương