1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng và sủ dụng website day học chương điện học vật lý 9 THCS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn

84 637 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 3,02 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. do chọn đề tài Khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển rất nhanh, tạo rất nhiều cơ hội thách thức cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cần phải có một thế hệ trẻ năng động, chủ động nắm bắt các thành tựu mới, có khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tiễn, tận dụng được các cơ hội, vượt qua các thách thức làm cho đất nước phát triển. Tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cấp thiết để thực hiện yêu cầu đó. Nghị quyết TW2 khoá VIII đã vạch rõ: “…đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều. Rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…” Chỉ thị 22/2005/CT-BGD&ĐT ngày 29-7-2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2005-2006 đã nêu “ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của nhà trường, nhất là ứng dụng trong giảng dạy, học tập…” Sự kết hợp máy vi tính với hệ thống truyền thông đa phương tiện cùng với mạng thông tin toàn cầu Internet, Website dạy học đã đang góp phần đổi mới phương pháp dạy học, tạo được động cơ hứng thú học tập cho học sinh. Với Website, người học có thể mở rộng kiến thức, ôn tập, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, học trực tuyến, tham gia các diễn đàn để trao đổi kiến thức, từ đó giúp cho người dạy thay đổi phương pháp dạy học của mình theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học, đồng thời người học có thể rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức nhân loại. Thực tế dạy học bằng Website đã chứng tỏ sự ưu việt với tư cách là phương tiện dạy học hiện đại đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản của quá trình dạy học, tạo ra được môi trường dạy học khá tưởng với đặc tính tương tác mạnh. So với phương tiện truyền thống thì việc thiết kế sử dụng Website dạy học với sự hỗ trợ của 1 các phần mềm dạy học là một bước cải tiến lớn. Tính ưu việt càng thể hiện rõ hơn khi sử dụng Website dạy học một số chủ đề như: dạy bài mới, bài tập, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, các giờ ngoại khoá, mở rộng kiến thức, học trực tuyến, tham gia diễn đàn trao đổi kiến thức. Từ năm học 2008 – 2009 Bộ Giáo dục Đào tạo phát động phong trào “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào nhà trường”. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học từ việc truyền thụ kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng đến ôn tập, kiểm tra, đánh giá đang rất cần sự hỗ trợ của Website dạy học. Là bộ môn khoa học thực nghiệm, nhưng vì điều kiện thực tế nhiều do khách quan khác, việc tổ chức thực hiện các thí nghiệm Điện học trong các trường THCS không phải lúc nào cũng thuận lợi, thí nghiệm không hẳn lúc nào cũng thành công. Nhiều thông tin thuyết bằng lời khô khan, các hình ảnh tĩnh trong SGK nếu được thay thế bằng các đoạn video, các hình ảnh động sẽ sinh động, sẽ giúp học sinh dễ hình dung, dễ hiểu hơn nhiều. Điều kiện trang thiết bị tin học, việc kết nối mạng Internet của các trường THCS, sự lan toả của mạng Internet đến các gia đình hiện nay đang dần dần đáp ứng yêu cầu hạ tầng để có thể sử dụng Website hỗ trợ dạy học. Xuất phát từ cơ sở lí luận thực tiễn nói trên chúng tôi quyết định nghiên cứu thực nghiệm đề tài: Xây dựng sử dụng Website dạy học chương “Điện học” vật 9 THCS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu quy trình xây dựng Website hỗ trợ dạy học các phương án khai thác sử dụng Website trong dạy học Vật lí ở trường THCS. - Xây dựng Website hỗ trợ dạy học chương “Điện học” vật9 THCS đề xuất phương án sử dụng góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Hoạt động dạy học Vật lí ở trường THCS với sự hỗ trợ của Website. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài chỉ nghiên cứu chương “Điện học” Vật9 THCS. 2 4. Giả thuyết khoa học - Nếu xây dựng được Website hỗ trợ dạy học chương Điện học vật9 THCS sử dụng một cách hợp sẽ khắc phục những hạn chế của phương tiện dạy học truyền thống, giải quyết được vấn đề còn thiếu về thiết bị thí nghiệm hiện nay đồng thời nâng cao hoạt động nhận thức của HS, tạo ra môi trường tự học, tự nghiên cứu cho học sinh THCS đóng trên địa bàn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Tìm hiểu vai trò, tác dụng của Website vật trong dạy học vật phổ thông, lí thuyết về đặc trưng, cách thiết kế, cách sử dụng Website trong dạy học. 5.2 Tìm hiểu luận về quá trình dạy học, chất lượng dạy học, tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học vật phổ thông. 5.3 Tìm hiểu mục tiêu, nội dung, cấu trúc lôgic chương “Điện học” Vật 9. 5.4. Tìm hiểu thực trạng dạy học chương “Điện học” Vật 9 điều kiện thực tế tổ chức sử dụng Website hỗ trợ dạy học. 5.5. Xây dựng Website hỗ trợ dạy học chương “Điện học” Vật 9 THCS đề xuất phương án sử dụng vào dạy học ở trường THCS hiện nay. 5.6. Tổ chức thực nghiệm phạm sử dụng Website đã thiết kế vào dạy học phân tích kết quả thực nghiệm để đánh giá hiệu quả nâng cao chất lượng dạy học 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lí thuyết - Phân tích, tổng hợp các tài liệu lí luận có liên quan đến đề tài (tâm học, giáo dục học, luận dạy học vật cơ sở lí luận của Website trong dạy học Vật lý) hệ thống hoá thành cơ sở luận của đề tài. - Phân tích chương trình SGK, SBT sách tham khảo để xác định mục tiêu, nội dung cấu trúc logic của chương “Điện học” Vật 9 THCS. 6.2. Nghiên cứu thực tiễn 3 - Khảo sát, điều tra thực trạng dạy học chương “Điện học” Vật 9 điều kiện thực tế các trường THCS đối với việc sử dụng Website hỗ trợ dạy - học. - Tập hợp, phân tích kinh nghiệm dạy học chương “Điện học” Vật 9 của đồng nghiệp làm cơ sở xây dựng đề xuất phương án sử dụng Website. - Thiết kế Website hỗ trợ dạy học chương “Điện học” Vật 9 đề xuất phương án dạy họcsự hỗ trợ của Website . - Thực nghiệm phạm (sử dụng thử vào dạy học, đánh giá hiệu quả) 6.3. Thống kê toán học - Xử kết quả thực nghiệm. 7. Đóng góp của luận văn - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở luận của việc sử dụng Website hỗ trợ QTDH vật ở Trường THCS. - Vận dụng phương pháp dạy học tập tích cực nhằm phát huy tính tự lực trong học tập của học sinh THCS. - Thiết kế Website dạy học, hỗ trợ tốt việc học tập cho HS phần "Điện" ở Trường THCS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn (93 trang) gồm 3 phần: 8.1 Mở đầu (4 trang) 8.2 Phần nội dung ( 89 trang ) gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở luận thực tiễn của đề tài ( 24 trang) Chương 2: Xây dựng sử dụng Website dạy học chương “Điện học”Vật 9 THCS (48 trang) Chương 3: - Thực nghiệm phạm ( 14 trang) 8.3 Kết luận ( 2 trang) Tài liệu tham khảo ( 2 trang) Phụ lục. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG SỬ DỤNG WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC VẬT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC BỘ MÔN 1.1. Quan niệm về dạy học 1.1.1. Nhiệm vụ của quá trình học tập 1.1.1.a. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức cho học sinh Quá trình dạy học có nhiệm vụ đặc trưng cơ bản là cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức khoa học toàn diện về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, nghệ thuật…cùng với nó là hệ thống kỹ năng thực hành phương pháp tư duy sáng tạo. Về thực chất đây là việc bồi dưỡng học vấn cho học sinh. Quá trình dạy học được tiến hành trước hết là cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức đã chọn lọc trong hệ thống những hiểu biết mà loài người đã tích luỹ được, phù hợp với mục đích giáo dục đào tạo ở cấp học ngành học. Bằng những phương pháp phạm phù hợp với đặc điểm lứa tuổi trình độ phát triển trí tuệ của học sinh, dạy học làm cho học sinh hiểu thấu, nắm vững các khái niệm, các phạm trù, các thuyết khoa học. Dạy học ở trình độ cao, học sinh còn phải nghiên cứu, khám phá bản chất các hiện tượng khách quan để tìm ra các quy luật khoa học. Dạy học còn bao gồm cả quá trình tổ chức cho học sinh luyện tập vận dụng kiến thức để thực hành theo một chương trình đã định. 1.1.1.b. Nhiệm vụ phát triển trí tuệ cho học sinh Sự phát triển trí tuệ của con người về bản chất bao gồm hệ thống kiến thức đã thâu lượm, tích luỹ được trong học tập trong cuộc sống lao động, cùng với khả năng đặc biệt linh hoạt, sắc sảo của các thao tác tư duy, vừa do tư chất, vừa do luyện tập mà thành. Năng lực hoạt động trí tuệ được thể hiện ở năng lực vận dụng các thao tác trí tuệ. Hệ thống tri thức được học sinh lĩnh hội thông qua các thao tác hoạt động trí tuệ của họ ngược lại, chính các thao tác trí tuệ cũng được hình thành phát triển trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo. Vì thế, sự phát 5 triển có nét đặc trưng bởi quá trình tích luỹ vốn tri thức những thao tác trí tuệ của người học sinh[25]. Điều kiện cần thiết để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển trí tuệ của học sinh là hoạt động dạy học phải luôn đi trước sự phát triển trí tuệ dạy học phải luôn ở mức độ khó khăn vừa sức học sinh, tạo điều kiện để phát triển tối đa những tiềm năng vốn có của họ. 1.1.1.c. Nhiệm vụ giáo dục các phẩm chất nhân cách cho học sinh Mục đích cuối cùng của dạy học là hình thành ở học sinh các phẩm chất nhân cách. Thông qua dạy học, học sinh được trang bị hệ thống kiến thức khoa học được tổ chức thực hành hình thành các thao tác trí tuệ. Với nội dung hiện đại bao gồm các môn khoa học tự nhiên, xã hội nhân văn…dạy học cung cấp cho học sinh những hiểu biết vững chắc về thế giới cuộc sống con người để hình thành cho họ thế giới quan nhân sinh quan. Với phương pháp dạy học hiện đại tạo nên tính tích cực tư duy hoạt động sáng tạo, để hình thành cho học sinh các thói quen hành vi văn minh phù hợp với thời đại dân tộc. Dạy học không chỉ chú ý đến kiến thức khoa học, mà phải chú trọng đến kiến thức đời thường, kiến thức xã hội. Dạy học không chỉ chú trọng đến phương pháp lao động mà còn chú trọng đến phương pháp làm người. Học sinh không chỉ học chữ mà còn phải học làm người. Giáo dục nhân cách là nhiệm vụ quan trọng của quá trình dạy học. Hình thành các phẩm chất nhân cách cho học sinh là mục đích của quá trình dạy học. Kết quả giáo dục là kết quả tổng hợp của việc dạy kiến thức dạy trí tuệ. 1.2. Phương pháp dạy học hiện nay 1.2.1. Phương pháp dạy học tích cực a. Thế nào là tính tích cực học tập? Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, 6 cải tạo xã hội. Vì vậy việc hình thành phát triển TTC xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục. Tính tích cực học tập - về thực chất là TTC nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức. TTC nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. TTC học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, tập trung chú ý vào vấn đề đang học, kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn…Tính tích cực học tập thể hiện qua các cấp độ sau - Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn… - Tìm tòi, độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau về một vấn đề… - Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu. b. Phương pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là chỉ ra phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, muốn vậy: - Giáo viên là người tạo ra tình huống có vấn đề đóng vai trò là người tổ chức, theo dõi, hướng dẫn, nhận xét đánh giá hoạt động học tập tự lực của học sinh. 7 - Học sinh độc lập phát hiện giải quyết vấn đề. Đồng thời hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, tận lực huy động tri thức kỉ năng của mình để phát hiện giải quyết vấn đề. Theo định hướng đó sẽ bao gồm các hoạt động chính sau: + Tạo động cơ hứng thú học tập cho học sinh, bằng cách Giáo viên nêu ra vấn đề học tập để tạo ra ở học sinh nhu cầu nhận thức có mong muốn thích thú tìm hiểu, để giải quyết vấn đề đặt ra. + Hoạt động thu thập thông tin: GV tổ chúc cho học sinh tự lực, tích cực thu thập thông tin đối với vấn đề học tập đã được đặt ra. + Hoạt động xử thông tin. ở hoạt động này nên cần được thực hiện dưới hình thức tương tác trong từng nhóm giữa các nhóm với nhau. + Hoạt động vận dụng các kiến thức kỷ năng vào các tình huống học tập thực tiễn. 1.2.2. Một số phương pháp dạy học tích cực hiện nay 1.2.2.1. Phương pháp đặt giải quyết vấn đề Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường thì việc phát hiện sớm giải quyết hợp những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống. Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục đào tạo. Cấu trúc một bài học theo phương pháp đặt giải quyết vấn đề thường như sau: 1. Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức - Tạo tình huống có vấn đề. - Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh. - Phát hiện vấn đề cần giải quyết. - Giải quyết vấn đề đặt ra. - Đề xuất cách giải quyết. - Lập kế hoạch giải quyết. 8 - Thực hiện kế hoạch giải quyết. - Kết luận. 2. Thảo luận kết quả đánh giá kết quả - Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra. - Phát biểu kết luận. - Đề xuất vấn đề mới. 3. Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt giải quyết vấn đề * Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh. * Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần, giáo viên học sinh cùng đánh giá. * Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề, học sinh phát hiện xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết lựa chọn giải pháp, học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề, giáo viên học sinh cùng đánh giá. * Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc. Các mức Đặt vấn đề Nêu giả thuyết Lập kế hoạch Giải quyết vấn đề Kết luận đánh giá 1 GV GV GV HS GV 2 GV GV HS HS GV + HS 3 GV + HS HS HS HS GV + HS 4 HS HS HS HS GV + HS Trong dạy học theo phương pháp đặt giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư 9 duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời giải quyết hợp các vấn đề nảy sinh.[55] 1.2.2.2. Phương pháp dạy học hợp tác Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp, để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp. Phương pháp này có thể tiến hành như sau: 1. Làm việc chung cả lớp - Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. - Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ. - Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm. 2. Làm việc theo nhóm - Phân công trong nhóm. - Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm. - Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm. 3. Tổng kết trước lớp - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. - Thảo luận chung. - Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài. 10

Ngày đăng: 27/12/2013, 21:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc tâm lí của hoạt động học - Xây dựng và sủ dụng website day học chương điện học vật lý 9 THCS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc tâm lí của hoạt động học (Trang 15)
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc logic nội dung kiến thức  chương Điện học vật lý 9 THCS - Xây dựng và sủ dụng website day học chương điện học vật lý 9 THCS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc logic nội dung kiến thức chương Điện học vật lý 9 THCS (Trang 35)
Hình 2.2: Site “cơ sở vật lý” - Xây dựng và sủ dụng website day học chương điện học vật lý 9 THCS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Hình 2.2 Site “cơ sở vật lý” (Trang 43)
Hình 2.3: Site “Bài giảng điện tử” - Xây dựng và sủ dụng website day học chương điện học vật lý 9 THCS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Hình 2.3 Site “Bài giảng điện tử” (Trang 44)
Hình 2.4: Site “ Bài tập ôn tập” - Xây dựng và sủ dụng website day học chương điện học vật lý 9 THCS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Hình 2.4 Site “ Bài tập ôn tập” (Trang 45)
Hình 2.5: Site “ Kiểm tra trắc nghiệm” - Xây dựng và sủ dụng website day học chương điện học vật lý 9 THCS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Hình 2.5 Site “ Kiểm tra trắc nghiệm” (Trang 46)
Hình 2.6: Site “phiếu học tập” - Xây dựng và sủ dụng website day học chương điện học vật lý 9 THCS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Hình 2.6 Site “phiếu học tập” (Trang 47)
Hình 2.7: Site “ Nhà bác học” - Xây dựng và sủ dụng website day học chương điện học vật lý 9 THCS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Hình 2.7 Site “ Nhà bác học” (Trang 47)
Hình 2.8: Site “Vật lý và đời sống” - Xây dựng và sủ dụng website day học chương điện học vật lý 9 THCS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Hình 2.8 Site “Vật lý và đời sống” (Trang 48)
Hình 2.9: Site “ Cấu trúc Website” - Xây dựng và sủ dụng website day học chương điện học vật lý 9 THCS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Hình 2.9 Site “ Cấu trúc Website” (Trang 49)
Hình 2.10: Site “Sách giáo viên” - Xây dựng và sủ dụng website day học chương điện học vật lý 9 THCS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Hình 2.10 Site “Sách giáo viên” (Trang 49)
Hình 2.11: Site “Download” - Xây dựng và sủ dụng website day học chương điện học vật lý 9 THCS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Hình 2.11 Site “Download” (Trang 50)
Hình 2.12: Site “Từ điển vật lý phần điện” - Xây dựng và sủ dụng website day học chương điện học vật lý 9 THCS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Hình 2.12 Site “Từ điển vật lý phần điện” (Trang 51)
Hình 2.13: Site “ Âm nhạc” - Xây dựng và sủ dụng website day học chương điện học vật lý 9 THCS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Hình 2.13 Site “ Âm nhạc” (Trang 51)
Hình 2.14: Site: “Công cụ hỗ trợ” - Xây dựng và sủ dụng website day học chương điện học vật lý 9 THCS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Hình 2.14 Site: “Công cụ hỗ trợ” (Trang 52)
Hình 2.16: Site“ Thí nghiệm” - Xây dựng và sủ dụng website day học chương điện học vật lý 9 THCS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Hình 2.16 Site“ Thí nghiệm” (Trang 53)
Hình 2.15: Site “Liên hệ - Góp ý” - Xây dựng và sủ dụng website day học chương điện học vật lý 9 THCS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Hình 2.15 Site “Liên hệ - Góp ý” (Trang 53)
Hình 2.17: “ Site tham khảo” - Xây dựng và sủ dụng website day học chương điện học vật lý 9 THCS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Hình 2.17 “ Site tham khảo” (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w