nước quan tâm, được thể hiện trong Điều 28- Luật giáo dục:" Phương pháp giáo dục phổthông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 12
GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN ĐỊA LÝ"
Trang 2nước quan tâm, được thể hiện trong Điều 28- Luật giáo dục:" Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" Với xu thế tiến bộ của thời đại, dạy học tích
cực luôn có ý nghĩa rất lớn đối với ngành giáo dục Dạy học không chỉ dừng lại ở việctruyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh phương pháp tự học, tựchiếm lĩnh kiến thức Dạy học theo hướng tích cực trong môn Địa lí nhằm giúp học sinhphát huy khả năng tự học, sáng tạo mà qua đó còn giúp các em nắm vững kiến thức, pháthuy khả năng tư duy tổng hợp, có liên hệ thường xuyên với thực tiễn và đời sống
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy môn Địa lí lớp 12 ở Trung Tâm Giáo dụcThường xuyên, bản thân tôi nhận thấy chỉ có một số học sinh có ý thức tự học, hiểu, nắmvững kiến thức và có khả năng tư duy tổng hợp Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinhchưa có khả năng tự học, chỉ dựa vào những kiến thức giáo viên truyền đạt, ghi chép vàhọc thuộc lòng nên khi quên chữ cái đầu là quên tất cả
Chính vì vậy, bản thân tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để để tất cả các học sinhđều hiểu bài, nắm vững nội dung kiến thức và thành thạo các kĩ năng địa lí, có hứng thútrong học tập Một trong những phương pháp dạy học tích cực được ngành giáo dục đưavào triển khai đó là phương pháp sử dụng bản đồ tư duy Trong các phương pháp dạy họctích cực, phương pháp sử dụng bản đồ tư duy sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức,xác định được kiến thức cơ bản từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập Mặt khác, sử dụngbản đồ tư duy còn giúp học sinh rèn luyện phát triển tư duy logic, khả năng tự học, pháthuy tính tích cực sáng tạo của học sinh không chỉ trong môn Địa lí mà còn trong các mônhọc khác cũng như các vấn đề trong cuộc sống
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài:
Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí lớp 12 góp phần nâng cao chất lượng môn Địa lí
Trang 32.Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của tôi khi nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảngdạy môn Địa lí Việt Nam lớp 12, giúp học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức, phát triển
kĩ năng địa lí để thi tốt nghiệp THPT, cao đẳng đại học đạt kết quả cao
3 Đối tượng nghiên cứu:
- Một số tiết học Địa lí lớp 12
- Học sinh khối 12 Trung Tâm Giáo dục Thường xuyên Thọ Xuân
4.Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu vai trò của bản đồ tư duy trong dạy học môn địa lí lớp 12
- Thiết kế một số bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí 12 Đánh giá kết quả sau khi vậndụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí
5 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp khảo sát điều tra trên lớp thông qua các tiết dạy
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Cơ sở pháp lí:
Theo nghị quyết TW khóa VIII khẳng định, đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắcphục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành lập nếp tư duy sáng tạo của người học,từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học
Thông qua việc đưa bản đồ tư duy vào dạy học ở trường phổ thông, người giáo viên phải
có kỹ năng vận dụng tốt thì chất lượng tiết dạy mới có hiệu quả cao
2.Cơ sở lý luận:
Cùng với xu thế phát triển của thời đại, việc nâng cao dân trí, đào tạo bồi dưỡng nhân tàingày càng đóng vai trò cao Do vậy, giáo dục luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước vànhân dân quan tâm, vì thế trách nhiệm của người giáo viên càng phải nâng cao."Dạy học
là một nghệ thuật" nên giáo viên phải có kĩ năng vận dụng các phương pháp để truyền đạtkiến thức cho học sinh Tùy theo nội dung của từng tiết học mà giáo viên lựa chọnphương pháp phù hợp với đặc trưng của từng bộ môn và từng đối tượng học sinh Khôngnhững thế, giáo viên còn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng quan sát, nghiên cứu, phântích, so sánh, tổng hợp
Trang 4Để đánh giá một tiết dạy có hiệu quả hay không đều do kĩ năng vận dụng tốt các phươngpháp giúp học sinh hiểu bài, nắm bài và rèn luyện các kĩ năng Chính vì vậy sử dụng bản
đồ tư duy vào dạy học địa lí 12 có ý nghĩa lớn, góp phần nâng cao chất lượng môn Địa lí
3.Cơ sở thực tiễn:
Từ Nghị quyết của TW và qua thực tế giảng dạy Địa lí 12, đã đề cập đến việc đổi mớiphương pháp dạy học và đề cao vai trò đánh giá kết quả học tập thật sự của học sinh Vìvậy, khi giảng dạy, giáo viên hệ thống kiến thức bằng bản đồ tư duy có ý nghĩa rất quantrọng giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động nhận thức, rèn luyện kĩ nănglàm việc với bản đồ, atlat Địa lí Việt Nam và biết hệ thống hóa kiến thức là điều rất cầnthiết
Vậy thế nào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy? Cần sử dụng bản đồ tư duy nhưthế nào để nâng cao chất lượng các giờ học địa lí? Đó là vấn đề tôi muốn chia sẻ với cácđồng nghiệp trong sáng kiến này
Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâucác ý tưởng Bản đồ tư duy một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một
kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp vớicấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tậncủa não bộ
Bản đồ tư duy giúp học sinh có phương pháp học hiệu quả hơn: Việc rèn luyện phươngpháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn
là mục tiêu dạy học Thực tế cho thấy, một số học sinh chăm chỉ nhưng kết quả học tậpvẫn thấp vì các em thường học bài nào biết bài đấy, học trước quên sau, không biết liênkết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học phần trước vào phầnsau Phần lớn học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép
để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình Sử dụng thành thạo bản
đồ tư duy trong dạy học sẽ giúp học sinh có phương pháp học, tăng cường tính độc lập,sáng tạo, chủ động, phát triển tư duy
Bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, não hiểu sâu, nhớ lâu và in đậmcái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình Các nhà nghiêncứu cho rằng với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não Bản đồ tư duy giúp:1/ Sáng tạo hơn
2/ Tiết kiệm thời gian hơn
3/ Ghi nhớ tốt hơn
4/ Nhìn thấy bức tranh tổng thể
Trang 55/ Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn
Vì vậy sử dụng bản đồ tư duy giúp học sinh học tập tích cực, huy động tối đa tiềm năngcủa não, nâng cao hiệu quả môn Địa lí
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1 Thực trạng:
Chương trình Địa lí 12 là Địa lí Việt Nam, bao gồm cả Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế
-xã hội Mục tiêu của chương trình là tiếp tục hoàn thiện kiến thức của học sinh về địa líViệt Nam Học xong chương trình, học sinh cần nắm được các đặc điểm tự nhiên, tàinguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế và một số vấn đề đang được đặt ra nhằm sử dụng hợp
lí tài nguyên, giảm thiểu hậu quả của thiên tai, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhândân, phát triển kinh tế xã hội của cả nước cũng như các vùng lãnh thổ địa phương nơi họcsinh sinh sống Về kĩ năng, tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng địa lí nhằm pháttriển hơn nữa tư duy địa lí cho học sinh, đó là tư duy tổng hợp, gắn với lãnh thổ, có liên
hệ thường xuyên với thực tiễn đời sống và sản xuất Qua đó làm giàu thêm tình yêu quêhương đất nước, tinh thần tự cường dân tộc và niềm tin vào tương lai của đất nước, củadân tộc Củng cố cho học sinh thế giới quan khoa học, nhân sinh quan đúng đắn, tinh thầntrách nhiệm trong bảo vệ môi trường, xây dựng kinh tế xã hội ở quê hương Chính vì vậy,trong phạm vi giới hạn tôi chỉ nghiên cứu kĩ năng sử dụng bản đồ tư duy trong dạy bàimới và củng cố kiến thức của địa lí 12
Hiện nay cơ sở vật chất trang thiết bị của trường tương đối đầy đủ thuận lợi cho giáoviên khi lựa chọn và vận dụng các phương pháp giảng dạy tích cực Môn địa lí là mộttrong những môn thi học sinh giỏi cấp tỉnh, môn thi tốt nghiệp, thi đại học nên được sựquan tâm chỉ đạo sâu sát của nhà trường, sự chú ý của học sinh
b Khó khăn:
Học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên có đầu vào thấp, chủ yếu là các em họcsinh có năng lực và điều kiện học tập hạn chế Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy,nhiều học sinh còn coi nhẹ bộ môn, coi đây là môn phụ nên không mấy hứng thú với môn
Trang 6học, chưa đầu tư nhiều thời gian công sức nên giáo viên rất khó khăn trong việc truyềnđạt kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học Với đặc thù môn học, Địa lí có nhiều nộidung từ tự nhiên đến kinh tế - xã hội, với khối lượng kiến thức lớn nên học sinh khôngnhớ nổi toàn bộ kiến thức, phần lớn các em chỉ học thuộc lòng hay nhớ máy móc.
Khó khăn lớn nhất là trong một tiết học Địa lí là trong vòng 45 phút giáo viên phải rènluyện nhiều kĩ năng địa lí để khai thác tri thức và phát triển tư duy trong quá trình họctập Học sinh phải hệ thống hóa được kiến thức đã học, đặc biệt là mối quan hệ giữa cácyếu tố địa lí Thế nên việc hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ tư duy, rèn luyện kĩ năng sửdụng bản đồ tư duy là rất khó
Chính vì vậy để học sinh nắm vững nội dung bài học, giáo viên phải có kĩ năng vận dụngtốt bản đồ tư duy vào dạy học địa lí, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn
c Nguyên nhân:
* Nguyên nhân khách quan: Nhiều học sinh có năng lực học tập tốt, chịu khó, chú ý tiếpthu bài, biết cách hệ thống kiến thức từ bản đồ tư duy để nắm bài nhanh chóng và có hiệuquả Bên cạnh đó, còn một số học sinh yếu, chưa quen với cách học mới nên còn lúngtúng khi viết hoặc triển khai nội dung từ bản đồ tư duy
* Nguyên nhân chủ quan:
Giáo viên có năng lực, nhiệt tình trong giảng dạy, vận dụng tốt các phươngpháp đặc trưng của bộ môn sao cho phù hợp với từng bài Tuy nhiên do đây là phươngpháp mới nên nhiều giáo viên còn bỡ ngỡ, nên cần nhiều thời gian để xây dựng bản đồ tưduy Máy móc thiết bị ở gia đình còn thiếu thốn chưa đảm bảo nên khó khăn cho việcsoạn giảng
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
Trước thực trạng trên để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, tôi xin trao đổi một số
kĩ năng sử dụng bản đồ tư duy trong dạy địa lí lớp 12
I Các giải pháp chủ yếu :
Tôi thực hiện 5 giải pháp sau:
1.Chuẩn bị kĩ nội dung kiến thức tiết học thông qua bài soạn
2.Lựa chọn phương tiện dạy học phù hợp với từng nội dung của từng bài
3.Chuẩn bị hệ thống câu hỏi sao cho phát huy được tính tích cực của học sinh
Trang 74.Lựa chọn nội dung để giao cho nhóm hay cá nhân.
5.Xây dựng bản đồ tư duy, tùy theo nội dung của từng bài mà lựa chọn :
a.Sử dụng bản đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ
b.Sử dụng bản đồ tư duy trong khai thác nội dung kiến thức mới
c.Sử dụng bản đồ tư duy vào trong việc củng cố, tổng kết, ôn tập kiến thức
II Tổ chức triển khai thực hiện
Để sử dụng bản đồ tư duy có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng môn Địa lí lớp 12,tôi thể hiện các bước theo giải pháp trong một số bài
1.Chuẩn bị nội dung kiến thức tiết học thông qua bài soạn.
Đây chính là bước đầu tiên tôi chuẩn bị cho một tiết học, đó là việc lựa chọn kiếnthức cơ bản thể hiện trên bản đồ tư duy Từ đó sử dụng phần mềm iMindMap 6 để xâydựng một bản đồ tư duy
Ví dụ, như ở bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gồm những nội dung kiến thức cơbản được đưa lên xây thành bản đồ tư duy :
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
+ Kinh tế ngoài Nhà nước
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế
+ Nông nghiệp
+ Công nghiệp
+ Vùng kinh tế trọng điểm
Trang 8Hình 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.Lựa chọn phương tiện phù hợp với nội dung từng bài.
Đây là dạng bản đồ mở với nhiều màu sắc, không yêu cầu chi tiết khắt khe như bản
đồ giáo khoa treo tường, vì thế tôi thường sử dụng máy chiếu với màn hình khổ lớn đểvừa kết hợp giảng bài với bảng đen phấn trắng, nội dung kiến thức được lưu lại trên bảng.Như đối với bài 22 Vấn đề phát triển nông nghiệp, tôi sử dụng Bản đồ tư duy, máy chiếu
Trang 9đa năng, Atlat Địa lí Việt Nam, Bản đồ kinh tế chung Việt Nam, Một số hình ảnh, bănghình về các thành tựu trong nông nghiệp, Các bảng số liệu về trồng trọt và chăn nuôi đểhọc sinh khai thác kiến thức và hình thành bản đồ tư duy (Hình 2).
3 Chuẩn bị hệ thống câu hỏi để phát huy được tính tích cực của học sinh.
Ví dụ 2: Tiết 18: Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Giáo viên chuẩn bị kĩ bài soạn trên giáo án với nội dung các câu hỏi hướng học sinh địnhhướng kiến thức trọng tâm cần thể hiện lần lượt trên bản đồ tư duy từ ý lớn khái quát chođến ý nhỏ
Câu 1: Câu hỏi tổng quát: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện thông qua những yếu tốnào?
Câu 2: Dựa vào kiến thức SGK và Hình 20.1 và Bảng 20.1 (SGK Địa lí 12), em hãy trìnhbày sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế ở nước ta? Sự chuyển dịch đó thể hiện cụthể trong nội bộ từng ngành như thế nào?
Câu 3: Dựa vào Bảng 20.2(SGK Địa lí 12), em hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu GDPgiữa các thành phần kinh tế ở nước ta?
Trang 10Câu 4: Dựa vào nội dung SGK, kết hợp cùng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức của bảnthân, em hãy cho biết sự phân hóa và chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ ở nước ta?
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với sách giáo khoa, các phương tiện thiết bị dạyhọc để khai thác kiến thức và hình thành bản đồ tư duy (Hình 1: Chuyển dịch cơ cấukinh tế)
4 Lựa chọn nội dung để giao cho nhóm hay cá nhân.
Ví dụ trong tiết ôn tập cuối học kì I, sự khái quát nội dung kiến thức với dunglượng lớn nên giáo viên sử dụng phương pháp chia nhóm giao nhiệm vụ để cùng hoànthành bản đồ tư duy Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm
Nhóm 1: Một số vấn đề vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp Học sinh hệ thống vàhoàn thiện bản đồ tư duy theo gợi ý:
+ Những đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp nước ta
+ Tình hình sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi
+ Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp
+ Các hình thức trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Nhóm 2: Một số vấn đề về phát triển và phân bố công nghiệp Học sinh hệ thống và hoànthiện bản đồ tư duy theo gợi ý:
+ Cơ cấu ngành công nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp
+ Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
+ Các hình thức chủ yếu trong tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta
Nhóm 3: Một số vấn đề về phát triển và phân bố các ngành dịch vụ Học sinh hệ thống vàhoàn thiện bản đồ tư duy theo gợi ý:
+ Đặc điểm các ngành vận tải và thông tin liên lạc ở nước ta
+ Hoạt động thương mại và du lịch
Các nhóm tổng hợp kiến thức để hoàn thành bản đồ tư duy của nhóm mình, sau đókết nối theo từ khóa để hình thành bản đồ tư duy tổng kết chương trình địa lí học kì 1 lớp12.(Hình 3)
Trang 115 Xây dựng, sử dụng bản đồ tư duy.
a Sử dụng bản đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ:
Thông thường thời gian kiểm tra bài cũ chỉ khoảng 5-7 phút nên yêu cầu của giáo viênchủ yếu chỉ là tái hiện một phần kiến thức nội dung bài học bằng cách gọi học sinh lênbảng trả lời câu hỏi, không đòi hỏi nhiều sự phân tích so sánh Cách làm này học sinh chỉcần học thuộc lòng, học vẹt là đạt điểm cao mà đôi khi không hiểu Do đó để kiểm tra,đánh giá chính xác và nâng cao chất lượng học tập giáo viên sử dụng bản đồ tư duy đểvừa kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài học cũ Để làm điềunày tôi đã sử dụng bản đồ tư duy còn thiếu thông tin cho học sinh bổ sung hoặc chọn mộtphần nội dung cho học sinh vẽ bản đồ tư duy
Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng hoàn thiện Bản đồ tư duy và trình bày về tàinguyên du lịch nước ta theo mẫu sau: