Nghĩa vụ của thươngnhân phải thực hiện đăng ký kinh doanh + Các loại thương nhân Việt Nam: - Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005 - Hợp tác xã thành lập và hoạ
Trang 1Chương 1
QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ CHỦ THỂ VÀ HÀNG HÓA
TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
(Tháng 8-2014)
Học phần: Luật Thương mại 2
Biên soạn: TS Nguyễn Hợp Toàn
email: toannh.neu@gmail.com
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Pháp luật kinh tế Khoa Luật Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Tái
bản lần thứ 4 Hà Nội 2012
2 Giáo trình Luật Thương mại Tập 2 Trường Đại học Luật Hà Nội Nhà xuất bản Công
an nhân dân, 2011
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1 Bộ luật dân sự năm 2005
2 Luật Thương mại năm 2005
3 Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28-12-2011 Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu
hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030
4 Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24-6-2011 Phê duyệt Tổng thể phát triển thương
mại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến 2030
5 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25-7-2006 quy định chi tiết Luật thương mại vềVăn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư11/2006/TT-BTM ngày 28-9-2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/2006/NĐ-CPngày 25-7-2006
6 Nghị định số 100/2011/NĐ-CP ngày 28-10-2011 quy định về thành lập và hoạt động
Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam
7 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16-3-2007 về cá nhân hoạt động thương mại một
cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
8 Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16-12-2011 Sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính
tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại
9 Luật Giao dịch điện tử 2005, Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 9-6-2006 về thương
mại điện tử
10 Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12-6-2006 quy định chi tiết Luật thương mại về
hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và
Trang 2Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 7-5-2009 sửa đổi, bổ sung Nghị định số59/2006/NĐ-CP
11 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt độngđại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài
12 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23-12-2009 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP
13 Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 7-11-2006 về việc quản lý hoạt động thương
mại biên giới với các nước có chung biên giới và Quyết định số 139/2006/QĐ-TTg ngày23-12-2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg
14 Quyết định số 22/2008/QĐ-BCT ngày 31-7-2008 ban hành Quy chế chợ biên giới,
chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu
15 Thông tư số 13/2009/TT-BTC ngày 3-6-2009 Quy định xuất nhập khẩu hàng hóa qua
cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các khu kinh tế cửa khẩu
16 Quyết định số 45/2013/QĐ-TTg ngày 25-7-2013 Về việc ban hành Quy chế điều
hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất liền
17 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá 2007, Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày
31-12-2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá
18 Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 7-3-2006 về việc ban hành danh mục sản
phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng
20 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày
27-10-2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng
21 Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25-4-2012 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm
22 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30-9-2006 về nhãn hàng hoá và Thông tư số
09/2007/TT-BKHCN ngày 6-4-2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số89/2006
23 Luật Đo lường 2011, Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19-10-2012 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường
24 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006; Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày
1-8-2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
và Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 3-8-2009 sửa đổi một số điều của Nghị định số127/2007/NĐ-CP và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP
25 Luật Giá 2012 và Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá
Trang 326 Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 3-8-2005 về thẩm định giá
27 Luật sở hữu trí tuệ 2005, SĐBS năm 2009, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày
22-9-2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ vềbảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và Nghị định số119/2010/NĐ-CP ngày 30-12-2010 SĐBS Nghị định số 105/2006/NĐ-CP
28 Thông tư số 44/2011/TT-BTC ngày 1-4-2011 hướng dẫn công tác chống hàng giả và
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan
29 Luật Hải quan 2001, SĐBS năm 2005
30 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15-11-2006 quy định chi tiết thi hành các quy
định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
31 Các điều ước quốc tế chủ yếu liên quan:
1) Hiệp định về Thuế quan và thương mại 1994 (GATT)
2) Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS)
3) Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ(TRIPS)
4) Hiệp định về Chương trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT),thường được gọi là Hiệp định CEPT/AFTA
5) Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA)
32 Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO:
1) Các đoạn từ 270 đến 339: Chính sách trong nước ảnh hưởng tới xuất nhập khẩuhàng hoá: Chính sách công nghiệp-Các chính sách trợ cấp (270-288); Hàng rào kỹ thuậtđối với thương mại, tiêu chuẩn và chứng nhận sự phù hợp (289- 303); Các biện phápkiểm dịch động, thực vật (304-328); Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại –TRIMs (329-332); Các khu vực tự do, đặc khu kinh tế (333- 339)
2) Các đoạn từ 340 đến 349: Mua sắm của Chính phủ, mua bán máy bay dân dụng(Để trừ ra)
3) Các đoạn từ 404 đến 418: Các vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trítuệ: Nhãn hiệu, bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ (404-411); Chỉ dẫn địa lý, bao gồm cả têngọi xuất xứ hàng hoá ( 412-418)
4) Các đoạn từ 472 đến 508: Các chính sách ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ 5) Các đoạn từ 509 đến 519: Minh bạch hoá - Công bố thông tin thương mại, cácthông báo
6) Các đoạn từ 520 đến 526: Các hiệp định thương mại
Ngoài ra, các văn bản pháp luật chuyên ngành khác có liên quan.
Trang 4KẾT CẤU CHUNG (3 phần)
I HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT KINH DOANH THƯƠNG MẠI
1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động kinh doanh thương mại
2 Nguyên tắc của hoạt động thương mại
a Những nguyên tắc chung của Luật thương mại
b Nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
3 Nguồn văn bản và nguyên tắc áp dụng pháp luật
4 Thương mại điện tử
5 Chiến lược phát triển hoạt động thương mại
II CHỦ THỂ KINH DOANH THƯƠNG MẠI
1 Thương nhân Việt Nam
2 Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
3 Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam
4 Cá nhân hoạt động thương mại
5 Tổ chức và quản lý chợ, siêu thị, trung tâm thương mại
III HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
1 Khái niệm hàng hoá
2 Phân loại và điều kiện kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động kinh doanh thương mại
a Khái niệm hoạt động thương mại
+ Theo nghĩa rộng:
Trang 5Đó là mọi hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, đồng nghĩa với hoạt động kinhdoanh “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn củaquá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích sinh lợi“ (K2 Đ4 LDN 2005) Hoạt động kinh doanh thực hiện trong
nhiều lĩnh vực sản xuất, lưu thông hàng hóa và dịch vụ
Như vậy, hoạt động thương mại bao gồm không chỉ các hoạt động mua bán hànghóa, cung ứng dịch vụ mà còn là các hoạt động đầu tư cho sản xuất dưới các hình thứcđầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, được điều chỉnh bằng Luật Đầu tư 2005, Luật Doanhnghiệp 2005, Luật Kinh doanh bất động sản 2006, Luật Chứng khoán 2006, SĐBS năm
2010 và các Luật chuyên ngành khác
+ Theo nghĩa hẹp:
Theo Luật Thương mại 2005, “H oạt động thương mại là hoạt động nhằm mụcđích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại
và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác“ (K1 Đ3 LTM)
Hoạt động thương mại được định nghĩa theo Luật Thương mại 2005 chỉ tập trungvào các hoạt động kinh doanh trong 2 khâu lưu thông và dịch vụ, không bao hàm khâuđầu tư cho sản xuất
Hai lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại là *thương mại hàng hóa và
*thương mại dịch vụ
- Mua bán hàng hoá (Thương mại hàng hóa) là hoạt động thương mại, theo đóbên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhậnthanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu
hàng hoá theo thỏa thuận (K8 Đ3 LTM)
- Cung ứng dịch vụ (Thương mại dịch vụ) là hoạt động thương mại, theo đó một
bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác vànhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên
cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (K9 Đ3 LTM)
Đối với hoạt động mua bán hàng hóa, có những thương nhân chuyên kinh doanhmua bán hàng hóa và có những thương nhân đồng thời là nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ
Vì vậy, pháp luật thương mại cũng có một số nội dung liên quan đến quá trình đầu tư sảnxuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ như tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quyền
sở hữu trí tuệ
b Đặc điểm của hoạt động thương mại
Là một trong những hoạt động kinh doanh, hoạt động thương mại có những đặcđiểm sau đây:
+ Chủ thể: Hoạt động thương mại là quan hệ giữa các thương nhân hoặc ít nhất một bên
là thương nhân, người thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại có tính chất nghềnghiệp
Trang 6Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (Đ6 LTM).
Ngoài ra, tham gia vào các hoạt động thương mại còn có các cá nhân hoạt độngthương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh (Khôngphải là thương nhân theo Luật Thương mại)
+ Mục đích của người thực hiện hoạt động thương mại: Lợi nhuận
+ Nội dung của hoạt động thương mại: 2 nhóm hoạt động cơ bản là mua bán hàng hoá vàcung ứng dịch vụ (thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ) Ngoài ra, các hình thứcđầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận cũng là những hoạt động thương mại
c Phân loại hoạt động thương mại
c1 Theo nội dung hoạt động
+ Hoạt động mua bán hàng hóa
Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giaohàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa
vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận (K8 Đ3 LTM)
+ Hoạt động dịch vụ thương mại (Cung ứng dịch vụ)
Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bêncung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán;bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung
ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (K9 Đ3 LTM)
c2 Theo tính chất hoạt động
Hoạt động thương mại có thể chia thành: *Hoạt động thương mại không có yếu
tố nước ngoài và *hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài (thương mại quốc tế)
Ngoài ra, còn có *những hoạt động thương mại đặc thù mà pháp luật có thêmnhững quy định cho hoạt động này
+ Hoạt động thương mại không có yếu tố nước ngoài
Mua bán hàng hóa, dịch vụ trực tiếp liên quan mua bán hàng hóa, dịch vụ thươngmại thông qua hệ thống chợ, siêu thị, cơ sở giao dịch của các doanh nghiệp, hợp tác xã;Mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa (Luật thương mại); Giao dịch, mua bánchứng khoán trên thị trường giao dịch chứng khoán (Luật chứng khoán); Các hoạt độngdịch vụ kinh doanh bất động sản qua Sàn giao dịch bất động sản (Luật kinh doanh bấtđộng sản), các dịch vụ chuyên ngành…
+ Hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài
- Khái niệm
Trang 7Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự *có ít nhất một trong cácbên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nướcngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Namnhưng *căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát
sinh tại nước ngoài hoặc *tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài (Đ758 Bộ LDS)
- Những quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài
- Mua bán hàng hoá quốc tế: Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất,tái nhập, chuyển khẩu;
- Các hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu, đại lý mua, bán,gia công và quá cảnh hàng hóa;
- 4 phương thức của thương mại dịch vụ theo quy định của GATS
+ Hoạt động thương mại hàng hóa đặc thù
- Hoạt động thương mại hàng hóa biên giới
- Mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hàng hóa của thương nhân nước ngoài không
có hiện diện tại Việt Nam
2 Nguyên tắc hoạt động thương mại
a Nguyên tắc chung của pháp luật Việt Nam
- Nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự
a2 Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại (Đ11 LTM)
- Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật,thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bêntrong hoạt động thương mại Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó
- Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào đượcthực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào
a3 Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên (Đ12 LTM)
Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng đượchình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặcnhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại
Trang 8Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thóiquen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biếthoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật
a4 Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại (Đ13 LTM)
Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt độngthương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràngđược các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt độngthương mại
Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không
có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưngkhông được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự
(Đ3 BLDS)
a5 Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng (Đ14 LTM)
- Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ,trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịutrách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó
- Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chấtlượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh
Những vấn đề liên quan về nghĩa vụ của thương nhân:
+ Nhãn hàng hoá
+ Quảng cáo, thông tin về hàng hoá, dịch vụ
+ Chất lượng hàng hoá, dịch vụ
+ Tuân thủ pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường
+ Giải quyết khiếu nại, bồi thường đối với khách hàng: Luật Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng 2010
+ Quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ
+ Những nghĩa vụ khác: Vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường
a6 Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại (Đ15 LTM)
Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phươngtiện điện tử
Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêuchuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tươngđương văn bản
b Nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) (5)
Trang 9- Sách Giới thiệu chung về WTO, các hiệp định của WTO như GATT, GATS, TRIPS
1) Không phân biệt đối xử: Không một nước nào được có sự phân biệt đối xử giữa
các đối tác thương mại của mình (nghĩa là phải dành cho họ một cách công bằng qui chế
“đãi ngộ tối huệ quốc” hay còn gọi là qui chế MFN) cũng như không được phân biệt đối
xử giữa hàng hoá, dịch vụ và người nước mình với hàng hoá, dịch vụ và người nướcngoài (nghĩa là phải giành cho họ qui chế “đối xử quốc gia” còn gọi là quy chế NT);
2) Tự do hơn: Xoá bỏ các rào cản thông qua con đường đàm phán.
3) Dễ dự đoán: Phải đảm bảo cho các công ty, các nhà đầu tư và chính phủ nước
ngoài rằng sẽ không áp dụng một cách tuỳ tiện các hàng rào cản trở thương mại (gồmhàng rào thuế quan và phi thuế quan); phần trăm thuế nhập khẩu và các cam kết được
“ràng buộc” tại WTO
4) Cạnh tranh hơn: Hạn chế những biện pháp thương mại không lành mạnh như
trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá, nghĩa là bán với giá thấp hơn giá thành sản phẩm nhằmmục đích chiếm thị phần;
5) Dành ưu đãi cho các nước kém phát triển: Cho họ một thời hạn dài và linh
động hơn, cùng một số đặc quyền thương mại - Vòng đàm phán Doha
Việt Nam là thành viên của WTO nên có nghĩa vụ thực hiện những nguyên tắcnày, thể hiện qua những cam kết của bản Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Namgia nhập WTO; Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc
tế 2002; Pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam 2002, Pháplệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam 2004; Pháp lệnh chống trợcấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam 2004
Ngoài ra, trong các điều ước quốc tế khu vực và song phương về thương mại, ViệtNam có thể thỏa thuận với các đối tác những nguyên tắc cụ thể Những nguyên tắc thôngdụng nhất là đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia và có đi có lại
Nguyên tắc áp dụng đồng thời các Điều ước quốc tế : Báo cáo của Ban công tác
về việc Việt Nam gia nhập WTO, các đoạn 520-526
3 Nguồn văn bản và nguyên tắc áp dụng pháp luật (3 nhóm)
a Áp dụng Luật Thương mại 2005, Bộ luật dân sự 2005 và pháp luật chuyên ngành
“Áp dụng Luật thương mại và pháp luật có liên quan
1 Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liênquan
2 Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó (pháp luật chuyên ngành)
3 Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong
các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự” (Đ4 LTM)
Trang 10+ Những nội dung không có trong Luật thương mại 2005 thì áp dụng quy định của Bộluật dân sự 2005: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng; Các biện pháp bảo đảm thực hiệnhợp đồng
+ Cùng một nội dung nhưng có quy định khác nhau giữa Bộ luật dân sự và Luật thươngmại 2005 thì áp dụng quy định của Luật thương mại 2005
- Quy định về phạt vi phạm : Trong cả 2 đạo luật đều quy định phải có thoả thuậntrước trong hợp đồng thì khi xảy ra vi phạm mới được áp dụng chế tài này (Đ422 BLDS,Đ300 LTM) Về mức phạt, Bộ luật dân sự (Đ422) quy định do các bên thoả thuận, Luậtthương mại (Đ301) quy định không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm
- Quy định về bồi thường thiệt hại: Bộ luật dân sự (Đ422) quy định trường hợphợp đồng có thoả thuận phạt vi phạm nếu các bên không có thoả thuận về bồi thườngthiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt (bên bị vi phạm không có quyềnđòi bồi thường thiệt hại cho dù thực tế có thiệt hại xảy ra lớn hơn mức phạt vi phạm).Luật thương mại không có quy định hạn chế này Bồi thường thiệt hại phát sinh trongmọi trường hợp, khi có căn cứ phát sinh theo Điều 303
+ Cùng một nội dung nhưng quy định khác nhau giữa Bộ luật dân sự, Luật thương mại
2005 với c ác văn bản pháp luật chuyên ngành trong các lĩnh vực hoạt động thương mạiđặc thù thì áp dụng quy định của các văn bản pháp luật chuyên ngành như:
- Luật kinh doanh bất động sản 2006, Luật nhà ở 2005, SĐBS năm 2009, Luật xâydựng 2003, SĐBS năm 2009, Luật đấu thầu 2005, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000,SĐBS năm 2010, Luật dầu khí 1993, SĐBS năm 2000, 2008, Bộ luật hàng hải 2005,Luật du lịch 2005, Luật bưu chính 2010, Luật Viễn thông 2009, Luật Các tổ chức tíndụng 2010, Luật Chứng khoán 2006, SĐBS năm 2010…
- Thông tư số 32/2006/TT-BNN ngày 8-5-2006 hướng dẫn việc thực hiện Nghịđịnh số 12/2006/NĐ-CP
- Thông tư số 06/2006/TT-BYT ngày 16-5-2006 hướng dẫn việc xuất khẩu, nhậpkhẩu thuốc và mỹ phẩm
- Thông tư số 48/2006/TT-BVHTT ngày 5-5-2006 hướng dẫn một số nội dungquy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23-1-2006
- Quyết định số 05/2006/QĐ-BCN về việc công bố danh mục hoá chất cấm xuấtkhẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23-1-2006v.v
b Quy định riêng đối với một số hoạt động thương mại đặc thù
+ Hoạt động thương mại biên giới
- Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 7-11-2006 về việc quản lý hoạt độngthương mại biên giới với các nước có chung biên giới và Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg ngày 23-12-2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg
Trang 11- Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14-3-2005 về quy chế cửa khẩu biên giới đấtliền
- Quyết định số 22/2008/QĐ-BCT ngày 31-7-2008 ban hành Quy chế chợ biêngiới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu
- Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 2-3-2009 ban hành cơ chế, chính sách tàichính đối với khu kinh tế cửa khẩu và Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg ngày 10-7-2009sửa đối, bổ sung Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg
- Thông tư số 13/2009/TT-BTC ngày 3-6-2009 Quy định xuất nhập khẩu hànghóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các khu kinh tế cửa khẩu
+ Mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12-2-2007 quy định chi tiết Luật thương mại
về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hànghoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam
+ Quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tạiViệt Nam
- Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31-5-2007 quy định về quyền xuất khẩu,quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam
c Áp dụng pháp luật đối với các quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài
Nguyên tắc chung:
“Áp dụng pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc
tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế
1 Các quy định của pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được
áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Bộ luật này có quyđịnh khác
2 Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điềuước quốc tế đó
3 Trong trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đóđược áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với cácnguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp phápluật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụngpháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thoả thuậntrong hợp đồng, nếu sự thoả thuận đó không trái với quy định của Bộ luật này và các vănbản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
4 Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luậtnày, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc
Trang 12tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa cácbên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc ápdụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
2 Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam” (Đ5 LTM)
Nội dung cụ thể (6 nhóm)
c1 Áp dụng pháp luật Việt Nam (K1 Đ759 BLDS)
-Bộ luật dân sự 2005, Luật thương mại 2005
c2 Áp dụng pháp luật nước ngoài (K3 Đ759 BLDS, Đ5 LTM)
Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nư ớc ngoài được thoả thuận ápdụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tậpquán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật ViệtNam
Pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến
áp dụng pháp luật nước ngoài thì áp dụng pháp luật nước ngoài; trường hợp pháp luật
nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam (K3 Đ759 BLDS)
c3 Áp dụng điều ước quốc tế về thương mại mà Việt Nam là thành viên, những cam kết
của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO
- Các Hiệp định GATT, GATS, TRIMS, TRIPs, CEPT/AFTA, BTA…
- K2 Đ759 BLDS, Đ5 LTM, Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhậpWTO, Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29-11-2006 phê chuẩn Nghị định thư gia nhậpHiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của nước CH XHCN ViệtNam
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thànhviên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quyđịnh khác với quy định của Luật Thương mại thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế
đó (Đ5 LTM)
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều
ước quốc tế đó (K2 Đ759 BLDS)
Trang 13c4 Áp dụng tập quán quốc tế (K4 Đ759 BLDS)
Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này,các văn bản pháp luật khác của Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viênhoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế
Những tập quán thương mại toàn cầu: Incoterms 2010, UCP 600…
c5 Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế
- Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế
2002
- Những điều khoản liên quan trong các Hiệp định của WTO
- Những cam kết của Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO
+ Đối tượng áp dụng (Đ2 PLVĐXQGVĐXTHQ) (4)
Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia được áp dụng đối với:
1) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam;
2) Dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài;
3) Đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài;
4) Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là tổ chức, cá nhân nước ngoài
+ Những khái niệm (Đ3 PLVĐXQGVĐXTHQ)
1 “Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá” là đối xử không kém thuận
lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ mộtnước so với hàng hoá tương tự nhập khẩu có xuất xứ từ nước thứ ba hoặc hànghoá xuất khẩu đến một nước so với hàng hoá tương tự xuất khẩu đến nước thứ ba
2 “Đối xử tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ” là đối xử không kém thuận lợi
hơn đối xử mà Việt Nam dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của một nước
so với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự của nước thứ ba
3 “Đối xử tối huệ quốc trong đầu tư” là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử
mà Việt Nam dành cho đầu tư và nhà đầu tư của một nước so với đầu tư và nhàđầu tư của nước thứ ba trong những điều kiện tương tự
4 “Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ” là đối xử không kém thuận
lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho việc xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền
sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó của tổ chức, cá nhân của mộtnước so với tổ chức, cá nhân của nước thứ ba
5 “Đối xử quốc gia trong thương mại hàng hoá” là đối xử không kém thuận lợi
hơn đối xử mà Việt Nam dành cho hàng hoá nhập khẩu so với hàng hoá tương tựtrong nước
Trang 146 “Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ” là đối xử không kém thuận lợi hơn
đối xử mà Việt Nam dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài so vớidịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự trong nước
7 “Đối xử quốc gia trong đầu tư” là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà
Việt Nam dành cho đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài so với đầu tư và nhà đầu tưtrong nước trong những điều kiện tương tự
8 “Đối xử quốc gia đối với quyền sở hữu trí tuệ” là đối xử không kém thuận lợi
hơn đối xử mà Việt Nam dành cho việc xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền sởhữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó của tổ chức, cá nhân nướcngoài so với tổ chức, cá nhân trong nước
+ Nguyên tắc áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia (Đ3
2 Không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia đối với những nướctiến hành hoặc tham gia tiến hành các hoạt động chống lại độc lập, chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.+ Nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia trong các Hiệp định của Tổ chứcthương mại thế giới
- Đối xử tối huệ quốc: Điều 1 của GATT 1994, Điều 2 của GATS, Điều 4 củaTRIPS
- Đối xử quốc gia: Nguyên tắc bắt buộc một quốc gia phải dành cho đối tác nướcngoài cùng một chế độ đãi ngộ như đối với các thể nhân và pháp nhân trong nước Hàngnhập khẩu và hàng nội địa phải được đối xử bình đẳng, ngay sau khi hàng nhập khẩu đãthâm nhập vào thị trường Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với lĩnh vực dịch vụ,thương hiệu, bản quyền, bằng sáng chế nước ngoài cũng như trong nước
Điều 3 của GATT 1994 qui định các hàng hóa nhập khẩu sau khi hoàn thành thủtục hải quan phải được đối xử giống như đối với hàng hoá cùng loại trong nước, nộidung liên quan tới: chế độ thuế, các tiêu chuẩn, hoặc các cách giải quyết hay quá trìnhthu xếp, vận chuyển Trong đó có: thuế nội địa (như VAT), các lệ phí, các yêu cầu pháp
lý, điều luật, các đề xuất cho việc mua, bán, vận chuyển, phân phối, hoặc cho các nhucầu khác
Điều 17 của GATS và Điều 3 của Hiệp định TRIPS cũng đề cập đến những quiđịnh về nguyên tắc đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ
Trang 15c6 Các biện pháp khắc phục thương mại, hàng rào phi thuế quan, hàng rào kỹ thuật
trong thương mại quốc tế
- Pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam 2002
- Nghị định số 150/2003/NĐ-CP ngày 8-12-2003 quy định chi tiết thi hành Pháplệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam
- Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam 2004
- Nghị định số 90/2005/NĐ-CP ngày 11-7-2005 quy định chi tiết thi hành Pháplệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam
- Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam 2004
- Nghị định số 89/2005/NĐ-CP ngày 11-7-2005 quy định chi tiết thi hành Pháplệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam
- Thông tư số 15/2012/TT-BKHCN ngày 8-8-2012 quy định về tổ chức và hoạtđộng của Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại
4 Thương mại điện tử
- Luật Giao dịch điện tử 2005
- Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 9-6-2006 về thương mại điện tử
- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15-2-2007 quy định chi tiết thi hành LuậtGiao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
- Thông tư số 09/2008/TT-BCT ngày 21-7-2008 hướng dẫn Nghị định thương mạiđiện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử
Ngày nay, để xác lập và giải quyết các hoạt động thương mại như mua bán hànghóa, cung ứng dịch vụ trong nước cũng như quốc tế, thương nhân có thể sử dụng cácchứng từ điện tử Phương thức này được gọi là thương mại điện tử
a Chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại (Đ11-15 NĐ 57/2006)
- Chứng từ là hợp đồng, đề nghị, thông báo, tuyên bố, hóa đơn hoặc tài liệu khác do
các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng
- Chứng từ điện tử là chứng từ ở dạng thông điệp dữ liệu (Thông điệp dữ liệu là
thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận hoặc được lưu trữ bằng phương tiện điệntử)
+ Thời điểm, địa điểm gửi và nhận chứng từ điện tử (Đ11 NĐ57/2006)
+ Thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng (Đ12 NĐ57/2006)
+ Sử dụng hệ thống thông tin tự động (Đ13 NĐ57/2006)
+ Cung cấp các điều khoản của hợp đồng (Đ14 NĐ57/2006)
+ Lỗi nhập thông tin trong chứng từ điện tử (Đ15 NĐ57/2006)
b Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử (Đ33-38 LGDĐT)
Trang 16+ Khái niệm và giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo
quy định của Luật Giao dịch điện tử
Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đóđược thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu
+ Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
- Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giaokết và thực hiện hợp đồng
- Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luậtnày và pháp luật về hợp đồng
- Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêucầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đếnhợp đồng điện tử đó
+ Việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và
thực hiện hợp đồng điện tử
Việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết vàthực hiện hợp đồng điện tử được thực hiện theo quy định về gửi và nhận thông điệp dữliệu
+ Giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữliệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống
5 Chiến lược phát triển hoạt động thương mại
- Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28-12-2011 Phê duyệt Chiến lược xuất nhập
khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030
- Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24-6-2011 Phê duyệt Tổng thể phát triển
thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến 2030
II CHỦ THỂ KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Các chủ thể của hoạt động thương mại tại Việt nam bao gồm:
- Thương nhân Việt Nam
- Thương nhân nước ngoài, Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài
Trang 17- Ngoài ra còn có các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thườngxuyên không phải đăng ký kinh doanh (Không phải là thương nhân theo Luật Thươngmại)
1 Thương nhân Việt Nam (K1 Đ6 LTM)
Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạtđộng thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh
+ Điều kiện cơ bản của thương nhân: Phải có đăng ký kinh doanh Nghĩa vụ của thươngnhân phải thực hiện đăng ký kinh doanh
+ Các loại thương nhân Việt Nam:
- Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005
- Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2003 và Luật Hợp tác
xã 2012 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013)
- Hộ kinh doanh (cá thể) thành lập và hoạt động theo Nghị định số 43/2010
+ Việc đăng ký kinh doanh, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, tổ chức quản lý, điềuhành của thương nhân Việt Nam (Kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dothương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam) thực hiện theo quy chế pháp lý đối vớidoanh nghiệp trong học phần Luật thương mại 1
+ Tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn
Tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn là việc sửdụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho vay phát triển thương mại ởđịa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc góp phần thực hiện chương trình pháttriển nông nghiệp, nông thôn, tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các vùng trong cả nước
Nhà nước giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chính sách tín dụng
đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn theo quy định tại Quyết
định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 8-7-2009 về tín dụng đối với thương nhân hoạt độngthương mại tại vùng khó khăn
2 Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
a Hình thức hoạt động (hiện diện) (Đ16 LTM, Đ2 NĐ72/2006)
+ Khái niệm thương nhân nước ngoài (Đ16 LTM)
Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theoquy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận
+ Hình thức hoạt động của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam: (3)
1) Thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hìnhthức do pháp luật Việt Nam quy định
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lậptại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam
Trang 18Trong trường hợp này, việc thành lập và hoạt động còn phải tuân theo những quyđịnh riêng như Điều 22 Luật Thương mại 2005; Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12-2-2007 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạtđộng liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư của nướcngoài tại Việt Nam Cụ thể, đối với nhà đầu tư nước ngoài không thuộc đối tượng quyđịnh tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này, trước khi cơ quan có thẩm quyền cấpGiấp phép kinh doanh, Bộ trưởng Bộ Thương mại xem xét, chấp thuận cho hoạt độngmua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đối với
từng trường hợp cụ thể
2) Đặt Văn phòng đại diện
3) Đặt Chi nhánh tại Việt Nam
+ Khái niệm Văn phòng đại diện, Chi nhánh: (K6,7 Đ3 LTM)
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộccủa thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam đểtìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật ViệtNam cho phép
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc củathương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam là thành viên
Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có cácquyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam Thương nhân nước ngoài phảichịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đạidiện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam
+ Quyền thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt
Nam (Đ2 NĐ72/2006)
- Thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện của mình tại ViệtNam (sau đây gọi tắt là Văn phòng đại diện) theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18,Điều 22 của Luật Thương mại và quy định của Nghị định này
- Thương nhân nước ngoài được thành lập Chi nhánh của mình tại Việt Nam (sauđây gọi tắt là Chi nhánh) theo các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế màViệt Nam là thành viên để hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trựctiếp đến mua bán hàng hoá theo quy định tại Điều 16, Điều 19, Điều 20, Điều 22 củaLuật Thương mại và quy định của Nghị định này
Bộ trưởng Bộ Công thương căn cứ vào các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thànhviên công bố và hướng dẫn các hoạt động mua bán hàng hóa và hoạt động liên quan trựctiếp đến mua bán hàng hóa mà Chi nhánh của thương nhân nước ngoài được thực hiện tạiViệt Nam
Trang 19- Văn phòng đại diện, Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài.Không được thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh trực thuộc Văn phòng đại diện,Chi nhánh.
- Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnhvực thương mại đặc thù (ngân hàng, tài chính, dịch vụ pháp lý, văn hoá, giáo dục, du lịchhoặc các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật) được quy định tại các văn bản quyphạm pháp luật khác thì thực hiện theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật đó
b Thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư, cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài (Đ22 LTM, Đ3 NĐ72/2006)
+ Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam (Đ22 LTM)
-Chính phủ thống nhất quản lý việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt độngthương mại tại Việt Nam
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấyphép cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật ViệtNam
- Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phépthành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; thành lập Chinhánh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trongtrường hợp thương nhân đó chuyên thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạtđộng liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và phù hợp vớiđiều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
- Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về thẩm quyền của bộ,
cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép chothương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam thì thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật chuyên ngành đó
+ Cơ quan cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh (Đ3 NĐ72/2006)
- Bộ Công Thương thực hiện việc cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồiGiấy phép thành lập Chi nhánh hoạt động trong các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 2của Nghị định này
- Sở Công Thương, Sở Công Thương - Du lịch (sau đây gọi chung là Sở CôngThương) thực hiện việc cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thànhlập Văn phòng đại diện
c Nội dung hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện, Chi nhánh
c1.
Nội dung hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện và người đứng đầu
Văn phòng đại diện (Đ17, 18 LTM, Đ16, 20 NĐ72/2006)
+ Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện (Đ16 NĐ72/2006)
1 Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc
Trang 202 Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
3 Nghiên cứu thị trường để thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng và tiêudùng dịch vụ thương mại của thương nhân mà mình đại diện
4 Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với các đối tác ViệtNam hoặc liên quan đến thị trường Việt Nam của thương nhân nước ngoài mà mìnhđại diện
5 Các hoạt động khác mà pháp luật Việt Nam cho phép
+ Quyền của Văn phòng đại diện (Đ17 LTM) (6)
1 Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép
thành lập Văn phòng đại diện
2 Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động củaVăn phòng đại diện
3 Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Vănphòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam
4 Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàngđược phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạtđộng của Văn phòng đại diện
5 Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật ViệtNam
6 Các quyền khác theo quy định của pháp luật
+ Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện (Đ18LTM) (6)
1 Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam
2 Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luậtnày cho phép
3 Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết củathương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷquyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tạicác khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này
4 Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định củapháp luật Việt Nam
5 Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật ViệtNam
6 Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Ngoài ra: Văn phòng đại diện không được thực hiện chức năng làm đại diện cho thương nhân khác, không được cho thuê lại trụ sở Văn phòng đại diện (Đ20 NĐ 72/2006)
Trang 21+ Hạn chế đối với người đứng đầu Văn phòng đại diện (Đ20 NĐ72/2006)
Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài không được
kiêm nhiệm các chức vụ sau: (3)
a) Người đứng đầu Chi nhánh tại Việt Nam;
b) Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài để ký kết hợp đồng
mà không cần uỷ quyền bằng văn bản của thương nhân nước ngoài;
c) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được thành lập theo pháp luậtViệt Nam
Trong trường hợp thương nhân nước ngoài ủy quyền cho người đứng đầu Vănphòng đại diện giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết thì phải thựchiện việc ủy quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợpđồng đã giao kết
c2.
Nội dung hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh và người đứng đầu Chi nhánh
(Đ19, 20 LTM, Đ17, 21 NĐ72/2006)
+ Nội dung hoạt động của Chi nhánh (Đ17 NĐ72/2006)
1 Chi nhánh được tiến hành các hoạt động ghi trong Giấy phép thành lập và phùhợp với quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định này
2 Trường hợp Chi nhánh hoạt động trong các lĩnh vực mà pháp luật quy định phải
có điều kiện thì Chi nhánh chỉ được hoạt động khi có đủ điều kiện theo quy định
Điều kiện hoạt động kinh doanh là yêu cầu mà Chi nhánh phải có hoặc phải thựchiện khi tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, được thể hiện bằng Giấy phép kinh doanh,Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểmnghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác được quy định theo pháp luật vềdoanh nghiệp
+ Quyền của Chi nhánh (Đ19 LTM) (8)
1 Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của
5 Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam
6 Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam
Trang 227 Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khácphù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc
tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
8 Các quyền khác theo quy định của pháp luật
+ Nghĩa vụ của Chi nhánh (Đ20 LTM) (3)
1 Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần
áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận
2 Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam
3 Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Ngoài ra: Chi nhánh không được thực hiện chức năng đại diện cho thương nhân
khác, không được cho thuê lại trụ sở Chi nhánh (Đ21 NĐ72/2006)
+ Hạn chế đối với người đứng đầu Chi nhánh (Đ21 NĐ72/2006)
Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm
d Chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh (Đ22 NĐ72/2006)
1 Văn phòng đại diện, Chi nhánh chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
c) Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh
mà thương nhân nước ngoài không đề nghị gia hạn;
d) Hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh
mà không được cơ quan cấp Giấy phép chấp thuận gia hạn;
đ) Bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định tạikhoản 2 Điều 28 của Nghị định này
2 Trong thời hạn ít nhất 30 ngày, trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động của Vănphòng đại diện, Chi nhánh theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này,thương nhân nước ngoài phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động đến cơ quan cấpGiấy phép, các chủ nợ, người lao động trong Văn phòng đại diện, Chi nhánh, người cóquyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan khác Thông báo này phải nêu rõ thời điểm dự kiến
Trang 23chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh, phải niêm yết công khai tại trụ
sở của Văn phòng đại diện, Chi nhánh và đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép pháthành tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp
3 Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày quyết định không gia hạn Giấy phép thànhlập Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoặc ngày quyết định thu hồi Giấy phép theo quyđịnh tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều này, cơ quan cấp Giấy phép phải công bố trên báoviết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp về việcchấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh và nêu rõ thời điểm chấm dứthoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh
4 Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thương nhân nước ngoài và Văn phòng đạidiện, Chi nhánh hoàn thành các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 23 củaNghị định này, cơ quan cấp Giấy phép phải xoá tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong
Sổ đăng ký
5 Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày xoá tên Chi nhánh, Bộ Thương mại có tráchnhiệm thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh cho Ủy ban nhân dân cấptỉnh, Sở Thương mại, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Chinhánh đặt trụ sở
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày xoá tên Văn phòng đại diện, Sở Thương mại cótrách nhiệm thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện cho BộThương mại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công ancấp tỉnh nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở
Xem thêm: Thông tư 11/2006/TT-BTM ngày 28-9-2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/2006/ NĐ-CP ngày 25-7-2006.
đ Xử lý vi phạm của chi nhánh, văn phòng đại diện (Đ28, 29 NĐ72/2006)
d1
Xử lý vi phạm (Đ28 NĐ72/2006)
Thương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện, Chi nhánh có hành vi vi phạm cácquy định của Nghị định này hoặc có hành vi vi phạm cụ thể sau đây thì tùy theo tínhchất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính: (13)
a) Kê khai không trung thực, không chính xác, không kịp thời nội dung, thay đổitrong hồ sơ để nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập Vănphòng đại diện, Chi nhánh;
b) Không hoạt động trong thời hạn quy định sau khi được cấp Giấy phép thành lậpVăn phòng đại diện, Chi nhánh;
c) Không thông báo cho cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn quy định về thờiđiểm mở cửa để hoạt động;
d) Không có địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoặc cho thuê lạitrụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh;
Trang 24đ) Không thực hiện báo cáo định kỳ về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chinhánh với cơ quan cấp Giấy phép theo quy định;
e) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liênquan đến hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo yêu cầu của cơ quan nhànước có thẩm quyền;
g) Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy phép theo quy định của Nghịđịnh này;
h) Tẩy xoá, sửa chữa các nội dung trong Giấy phép được cấp;
i) Hoạt động không đúng nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánhghi trong Giấy phép;
k) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thủ tục chấm dứt hoạt động theoquy định của Nghị định này;
l) Vi phạm các nghĩa vụ của Văn phòng đại diện, Chi nhánh và người đứng đầuVăn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định của Nghị định này;
m) Tiếp tục hoạt động sau khi thương nhân nước ngoài đã chấm dứt hoạt động;n) Tiếp tục hoạt động sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phépthành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh
đ2 Thu hồi Giấy phép thành lập
Văn phòng đại diện, Chi nhánh bị thu hồi Giấy phép thành lập trong các trường
c) Không báo cáo định kỳ về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong
02 năm liên tiếp;
d) Không gửi báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản;
đ) Hoạt động không đúng chức năng của Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quyđịnh của pháp luật
Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh vi phạm các quy định của Nghịđịnh này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
Thương nhân nước ngoài tổ chức hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Vănphòng đại diện, Chi nhánh mà không có Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chinhánh thì bị chấm dứt hoạt động tại Việt Nam và bị xử lý vi phạm theo pháp luật ViệtNam
Trang 25e Trách nhiệm của thương nhân nước ngoài đối với Văn phòng đại diện, Chi nhánh
3 Ít nhất là 15 ngày trước khi Văn phòng đại diện, Chi nhánh chấm dứt hoạt độngtheo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 22 của Nghị định này, thươngnhân nước ngoài, Văn phòng đại diện, Chi nhánh có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản
nợ và các nghĩa vụ khác với nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của phápluật
4 Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện,Chi nhánh theo quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 22 của Nghị định này, thươngnhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với nhànước, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật
e2 Chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài (Đ23 LTM)
Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam trong các trường hợp
sau đây: (6)
a) Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép;
b) Theo đề nghị của thương nhân và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền chấp nhận;
c) Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do vi phạm phápluật và quy định của giấy phép;
d) Do thương nhân bị tuyên bố phá sản;
đ) Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luậtnước ngoài đối với hình thức Văn phòng đại diện, Chi nhánh và tham gia hợpđồng hợp tác kinh doanh với bên Việt Nam;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Trước khi chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài có nghĩa vụthanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liênquan tại Việt Nam
e3 Khiếu nại, tố cáo (Đ29 NĐ72/2006)
Thương nhân nước ngoài có quyền khiếu nại, tố cáo đối với việc cấp hoặc từ chốicấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh, các quyết định và hành vi tráipháp luật, gây khó khăn, phiền hà của công chức, cơ quan nhà nước Việc khiếu nại, tố
Trang 26cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật vềkhiếu nại, tố cáo.
g Các quy định cụ thể khác (NĐ72/2006, TT11/2006/TT-BTM)
+ Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh: Đ4 NĐ72/2006 + Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh: Đ5 NĐ72/2006
+ Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh: Đ6 NĐ72/2006
+ Thời hạn cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh: Đ7 NĐ72/2006 + Thông báo hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh: Đ8 NĐ72/2006
+ Thành lập bộ máy quản lý của Văn phòng đại diện, Chi nhánh: Đ9 NĐ72/2006
+ Sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh: Đ10 NĐ72/2006 + Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh: Đ11,12,13 NĐ72/2006 + Gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh: Đ14 NĐ72/2006
+ Thông báo hoạt động, chế độ báo cáo hoạt động định kỳ của Văn phòng đại diện và Chi nhánh (Phần IV TT11/2006-BTM)
3 Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam
Nghị định số 100/2011/NĐ-CP ngày 28-10-2011 quy định về thành lập và hoạtđộng Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam
a Thành lập và hoạt động Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam (Đ2-13 NĐ100/2011)
+ Khái niệm
Văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài bao gồm *các tổ chức xúc tiếnthương mại và *các tổ chức khác tiến hành các hoạt động liên quan đến xúc tiến thươngmại tại Việt Nam (gọi chung là tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài)
Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài bao gồm các tổ chức thuộc Chính phủhoặc phi Chính phủ, các hiệp hội, hội… được thành lập theo quy định của nước nơi tổchức đặt trụ sở, thực hiện các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại tại Việt Namnhằm: thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam vàngược lại; hỗ trợ các doanh nghiệp của nước ngoài thâm nhập và hoạt động tại thị trườngViệt Nam; nghiên cứu và cung cấp các thông tin kinh tế, thương mại, thị trường cho các
tổ chức doanh nghiệp nước ngoài; thúc đẩy các hoạt động ngoại thương/thương mại quabiên giới với Việt Nam; các hoạt động nhằm kết nối giao thương giữa các doanh nghiệpnước ngoài và các doanh nghiệp tại Việt Nam
+ Số lượng và thủ tục
Trang 27Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được thành lập không quá một (01) Vănphòng đại diện của mình trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của tổ chức xúc tiến thương mại nướcngoài Không được thành lập Văn phòng đại diện trực thuộc Văn phòng đại diện
Việc thành lập Văn phòng đại diện phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyềncấp giấy phép theo quy định tại Nghị định này
+ Điều kiện thành lập Văn phòng đại diện
Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được xét cấp giấy phép thành lập Văn
phòng đại diện tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây: (2)
1) Là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài
2) Có điều lệ, tôn chỉ mục đích hoạt động của Văn phòng đại diện phù hợp với luậtpháp Việt Nam
+ Tổ chức của Văn phòng đại diện
Cơ cấu tổ chức và người đứng đầu Văn phòng đại diện do tổ chức xúc tiến thươngmại nước ngoài tự xác định và phải được đăng ký với cơ quan cấp giấy phép
Việc tuyển dụng và bổ nhiệm người nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diệnphải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các cam kết của Việt Nam trongcác điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
+ Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện được thực hiện các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương
mại bao gồm: (4)
a) Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc;
b) Thực hiện các hoạt động nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại từnước ngoài vào Việt Nam và ngược lại; hỗ trợ các doanh nghiệp của nước ngoài tiếp cận
và hoạt động tại thị trường Việt Nam; nghiên cứu và cung cấp các thông tin kinh tế;thương mại, thị trường cho các tổ chức doanh nghiệp nước ngoài; thúc đẩy các hoạt độngngoại thương/thương mại qua biên giới với Việt Nam; các hoạt động nhằm kết nối giaothương giữa các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp tại Việt Nam;
c) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có chức năng thực hiện hoạt động xúc tiếnthương mại của Việt Nam để thực hiện các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại;d) Các hoạt động xúc tiến thương mại khác theo quy định của pháp luật
Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động nhằm mục đích sinh lợitrực tiếp tại Việt Nam
+ Thông báo hoạt động của Văn phòng đại diện
- Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạnGiấy phép thành lập, Văn phòng đại diện phải đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép
phát hành tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp về những nội dung sau đây: (5)
Trang 28a) Tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng đại diện;
b) Tên, địa chỉ trụ sở của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài;
c) Người đứng đầu Văn phòng đại diện;
d) Số, ngày cấp, thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, cơ quan cấpgiấy phép;
đ) Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện
Trong thời hạn quy định nêu trên, Văn phòng đại diện phải chính thức hoạt động vàthông báo cho cơ quan cấp giấy phép, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Công Thương nơiđặt trụ sở Văn phòng đại diện về việc mở cửa hoạt động tại trụ sở đã đăng ký
+ Mở tài khoản
Văn phòng đại diện được mở tài khoản chuyên chi bằng ngoại tệ và tài khoảnchuyên chi bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại Ngân hàng được phép hoạt động tạiViệt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.Việc mở, sử dụng và đóng tài khoản của Văn phòng đại diện thực hiện theo quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
+ Báo cáo hoạt động
- Định kỳ hàng năm, trước ngày làm việc cuối cùng của tháng 01 năm kế tiếp, Vănphòng đại diện phải gửi báo cáo bằng văn bản về hoạt động trong năm của mình tới cơquan cấp giấy phép
- Văn phòng đại diện phải thực hiện chế độ báo cáo tài chính, chế độ báo cáo thống
kê theo các quy định của pháp luật Việt Nam
- Trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam, Văn phòng đạidiện có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đếnhoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 3Nghị định này
+ Quyền, nghĩa vụ của Văn phòng đại diện và người đứng đầu Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện, người đứng đầu Văn phòng đại diện thực hiện các quyền và
nghĩa vụ theo các quy định sau: (6)
1 Hoạt động theo đúng nội dung, phạm vi hoạt động đã quy định trong Giấy phépthành lập Văn phòng đại diện
2 Được thuê trụ sở và tuyển dụng người làm việc tại Văn phòng đại diện theo quyđịnh hiện hành của pháp luật Việt Nam
3 Đăng ký và sử dụng con dấu của Văn phòng đại diện theo quy định hiện hànhcủa pháp luật Việt Nam
4 Văn phòng đại diện không được thực hiện chức năng làm đại diện cho tổ chứcxúc tiến thương mại khác, không được cho thuê lại trụ sở Văn phòng đại diện
Trang 295 Người đứng đầu Văn phòng đại diện không được kiêm nhiệm người đứng đầuVăn phòng đại diện của thương nhân, tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam.
6 Người nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện phải có giấy phép lao độngtheo quy định của pháp luật Việt Nam
+ Chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện (Đ12 NĐ 100/2011)
1 Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau: (5)
a) Theo đề nghị của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài và được cơ quan cấpgiấy phép chấp thuận;
b) Khi tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luậtcủa nước nơi tổ chức xúc tiến thương mại đó thành lập;
c) Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà tổ chứcxúc tiến thương mại nước ngoài không đề nghị gia hạn;
d) Hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà khôngđược cơ quan cấp giấy phép chấp thuận gia hạn;
đ) Bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quy định tại khoản 2Điều 23 của Nghị định này
2 Trong thời hạn ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động của Vănphòng đại diện theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này, tổ chức xúctiến thương mại nước ngoài phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động đến cơ quancấp giấy phép, các chủ nợ, người lao động trong Văn phòng đại diện, người có quyền,nghĩa vụ và lợi ích liên quan khác Thông báo này phải nêu rõ thời điểm dự kiến chấmdứt hoạt động của Văn phòng đại diện, phải niêm yết công khai tại trụ sở của Văn phòngđại diện và đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 03 sốliên tiếp
3 Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định không gia hạn Giấy phép thành lậpVăn phòng đại diện hoặc ngày quyết định thu hồi Giấy phép theo quy định tại điểm d,điểm đ khoản 1 Điều này, cơ quan cấp giấy phép phải công bố trên báo viết hoặc báođiện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp về việc chấm dứt hoạtđộng của Văn phòng đại diện và nêu rõ thời điểm chấm dứt hoạt động của Văn phòng đạidiện
4 Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài vàVăn phòng đại diện hoàn thành các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 13Nghị định này, cơ quan cấp giấy phép phải xóa tên Văn phòng đại diện trong Sổ đăng ký
5 Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày xóa tên Văn phòng đại diện, cơ quan cấp giấyphép có trách nhiệm thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện cho
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Công Thương, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quancông an cấp tỉnh nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở
Trang 30+ Nghĩa vụ của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài đối với Văn phòng đại diện
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luậtViệt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam Trongtrường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được ủy quyền của Văn phòng đạidiện, người đứng đầu văn phòng đại diện phải chịu trách nhiệm về các hoạt động củamình và của Văn phòng đại diện theo pháp luật Việt Nam
- Ít nhất là 15 ngày trước khi Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động theo quy địnhtại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định này, tổ chức xúc tiến thương mạinước ngoài, Văn phòng đại diện có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ và các nghĩa
vụ khác với nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diệntheo quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 12 của Nghị định này, tổ chức xúc tiếnthương mại nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ và các nghĩa vụ khácvới nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật
b Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
+ Trình tự và thời hạn cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (Đ14 NĐ 100/2011)
+ Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (Đ15 NĐ 100/2011)
+ Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (Đ16 NĐ 100/2011)
+ Sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (Đ17 NĐ 100/2011) + Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (Đ18, 19 NĐ 100/2011)
+ Gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (Đ20 NĐ 100/2011)
c Xử lý vi phạm (Đ23 NĐ 100/2011)
1 Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài, Văn phòng đại diện có hành vi vi phạmcác quy định của Nghị định này hoặc có hành vi vi phạm cụ thể sau đây thì tùy theo tínhchất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hànhchính:
a) Kê khai không trung thực, không chính xác, không kịp thời nội dung, thay đổitrong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập Vănphòng đại diện;
b) Thực hiện các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam;
c) Không hoạt động trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này saukhi được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
d) Không thông báo cho cơ quan cấp Giấy phép; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thànhphố, Sở Công Thương theo như quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này;
Trang 31đ) Thực hiện không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mở, sửdụng và đóng tài khoản của Văn phòng đại diện;
e) Không có địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện hoặc cho thuê lại trụ sở Vănphòng đại diện hoặc làm đại diện cho tổ chức xúc tiến thương mại khác;
g) Không thực hiện báo cáo định kỳ về hoạt động của Văn phòng đại diện với cơquan cấp Giấy phép theo quy định;
h) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liênquan đến hoạt động của Văn phòng đại diện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyềntheo quy định tại Điều 3 Nghị định này;
i) Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy phép theo quy định của Nghịđịnh này;
k) Tẩy xóa, sửa chữa các nội dung trong Giấy phép được cấp;
l) Hoạt động không đúng nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện ghi trongGiấy phép;
m) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thủ tục chấm dứt hoạt động theoquy định của Nghị định này;
n) Vi phạm các nghĩa vụ của Văn phòng đại diện và người đứng đầu Văn phòng đạidiện theo quy định của Nghị định này;
o) Tiếp tục hoạt động sau khi tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài đã chấm dứthoạt động;
p) Tiếp tục hoạt động sau khi cơ quan cấp giấy phép thu hồi giấy phép thành lậpVăn phòng đại diện;
q) Không đăng báo theo như quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này
2 Ngoài việc xử lý vi phạm hành chính, trong một số trường hợp cơ quan cấp giấyphép xem xét tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của Văn phòng đại diện để ra quyếtđịnh thu hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện Việc thu hồi giấy phép thành lậpVăn phòng đại diện được thực hiện theo như quy định tại các khoản 3, khoản 4 và khoản