1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình Luật thương mại 2 - Chương 2 HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI, tháng 8-2014

42 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 447,5 KB

Nội dung

Chương 2 HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI (Tháng 8-2014) Học phần: Luật Thương mại 2 Biên soạn: TS. Nguyễn Hợp Toàn email: toannh.neu@gmail.com TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Pháp luật kinh tế. Khoa Luật. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Tái bản lần thứ 4. Hà Nội 2012. 2. Giáo trình Luật Thương mại. Tập 2. Trường Đại học Luật Hà Nội. Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2011. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Bộ luật dân sự năm 2005 2. Luật Thương mại năm 2005 3. Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13-1-2012 Về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung 4. Các văn bản về xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại 1) Luật xử lý Vi phạm hành chính năm 2012 2) Luật thương mại 2005 3) Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Đ211-219) 4) Luật cạnh tranh 2004 5) Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 6) Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15-11-2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 7) Các văn bản xử phạt vi phạm hành chính liên quan lĩnh vực sở hữu trí tuệ: (Đang dần dần thay thế theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012) - Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16-10-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan - Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29-8-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp 1 - Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 3-10-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30-12-2010 SĐBS một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP; Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan , Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2007/NĐ-CP; Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Thông tư số 12/2008/TT-BCT ngày 22-10-2008 của Bộ Công thương hướng dẫn quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết đơn yêu cầu xử lý các vụ việc vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ của cơ quan quản lý thị trường; Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29-2-2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ) 8) Các văn bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đặc thù (Đang dần dần thay thế theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012) - Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo - Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24-9-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn - Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19-7-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa 9) Các văn bản có liên quan khác: Luật kinh doanh bất động sản 2006, Luật chứng khoán 2006, SĐBS năm 2010, Bộ luật hình sự 1999, SĐBS năm 2009. 4. Các văn bản về đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại 1) Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27-10-1999 về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả 2) Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg ngày 08-9-2008 về một số biện pháp cấp bách chống hàng giả, hàng kém chất lượng 3) Nghị định số 10/CP ngày 23-1-1995 về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của quản lý thị trường và Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày 13-3-2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/CP 4) Quyết định số 19/2009/QĐ-TTg ngày 6-2-2009 quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công thương 2 5) Quyết định số 20/2008/QĐ-BCT ngày 31-7-2008 về việc ban hành Quy chế kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường 6) Quyết định số 50/2008/QĐ-BCT ngày 30-12-2008 ban hành tiêu chuẩn chi cục trưởng, đội trưởng đội quản lý thị trường 7) Thông tư số 24/2009/TT-BCT ngày 24-8-2009 quy định về công tác quản lý địa bàn của cơ quan quản lý thị trường 8) Thông tư số 26/2009/TT-BCT ngày 26-8-2009 quy định quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường 9) Quyết định số 127/2001/QĐ-TTg ngày 27-8-2001 về việc thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại và Quyết định số 28/2008/QĐ-TTg ngày 14-2-2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 127/2001 10) Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg ngày 25-10-2010 ban hành quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng gỉa và gian lận thương mại 11) Thông tư số 93/2010/TT-BTC ngày 28-6-2010 hướng dẫn việc xác định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính là hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 12) Thông tư liên tịch số 16/2009/TTLT-BTTTT-BCA ngày 12-5-2009 về phối hợp phòng, chống in lậu 13) Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BCT-BTC ngày 4-8-2011 hướng dẫn tổ chức phối hợp kiểm tra giữa cơ quan quản lý thị trường và cơ quan quản lý giá 14) Quyết định số 42/2007/QĐ-BTC ngày 4-6-2007 về việc phân công nhiệm vụ thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan 15) Thông tư số 44/2011/TT-BTC ngày 1-4-2011 hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan 16) Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29-2-2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. 17) Thông tư số 09/2013/TT-BTC ngày 2-5-2013 Quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường 18) Thông tư số 13/2014/TT-BTC ngày 14-5-2014 quy định về hoạt động công vụ của công chức quản lý thị trường 5. Các điều ước quốc tế chủ yếu liên quan: 1) Hiệp định về Thuế quan và thương mại 1994 (GATT) 2) Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) 3 3) Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) 4) Hiệp định về Chương trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT), thường được KẾT CẤU CHUNG (3 phần) I. HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 1. Hợp đồng dân sự, giao dịch dân sự và nghĩa vụ dân sự a. Khái niệm và phân loại hợp đồng dân sự b. Khái niệm, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự c. Nghĩa vụ dân sự: Khái niệm, căn cứ phát sinh, biện pháp bảo đảm, trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự d. Mối liên hệ hợp đồng dân sự, giao dịch dân sự và nghĩa vụ dân sự 2. Hợp đồng thương mại a. Đặc điểm, phân loại hợp đồng thương mại b. Nguồn luật và nguyên tắc áp dụng pháp luật của hợp đồng thương mại 3. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại a. Vi phạm hợp đồng thương mại b. Miễn trách nhiệm và thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng c. Chế tài trong thương mại 4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại a. Hình thức giải quyết tranh chấp b.Thời hạn khiếu nại c. Thời hiệu khởi kiện II. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI 1. Hành vi vi phạm pháp luật về thương mại 2. Xử lý vi phạm pháp luật về thương mại a) Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng b) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá c) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá (và xử lý hình sự Đ153-181 BLHS) 4 d) Xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại đ) Xử lý hoạt động thương mại vi phạm pháp luật cạnh tranh e) Xử lý những vi phạm khác trong hoạt động kinh doanh thương mại III. ĐẤU TRANH CHÔNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 1.Cơ quan quản lý thị trường a.Hệ thống tổ chức quản lý thị trường b. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thị trường c. Công chức quản lý thị trường d. Quản lý địa bàn của cơ quan quản lý thị trường 2. Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại 3. Các biện pháp đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng 4. Phối hợp đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại a. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại b. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại c. Những quan hệ phối hợp khác. NỘI DUNG CỤ THỂ I. HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 1. Hợp đồng dân sự, giao dịch dân sự và nghĩa vụ dân sự a. Khái niệm và phân loại hợp đồng dân sự a1. Khái niệm hợp đồng dân sự + Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Đ388 BLDS) + Đặc điểm của hợp đồng dân sự: - Hợp đồng là sự thoả thuận tự nguyện giữa các bên - Sự thoả thuận hướng tới các đối tượng xác thực - Sự thoả thuận làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý. 5 a2. Phân loại hợp đồng dân sự + Theo nội dung của hợp đồng - Hợp đồng không có tính chất kinh doanh (hợp đồng dân sự theo nghĩa hẹp) - Hợp đồng kinh doanh, thương mại - Hợp đồng lao động + Theo tính chất của hợp đồng (Đ406 BLDS) - Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau - Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ - Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ - Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính - Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó - Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định. + Theo tính thông dụng của hợp đồng (Đ428-593 BLDS) 1) Hợp đồng mua bán tài sản 2) Hợp đồng trao đổi tài sản 3) Hợp đồng tặng cho tài sản 4) Hợp đồng vay tài sản 5) Hợp đồng thuê tài sản 6) Hợp đồng mượn tài sản 7) Hợp đồng dịch vụ 8) Hợp đồng vận chuyển 9) Hợp đồng gia công 10) Hợp đồng gửi giữ tài sản 11) Hợp đồng bảo hiểm 12) Hợp đồng uỷ quyền 13) Hứa thưởng và thi có giải. b. Khái niệm, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Đ121-137 BLDS) + Khái niệm Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. 6 + Mục đích của giao dịch dân sự Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó. + Hình thức giao dịch dân sự Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. + Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Đ122 BLDS) Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: (3+1) a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. d) Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13-1-2012 Về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung + Giao dịch dân sự vô hiệu Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật dân sự thì vô hiệu. + Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. c. Nghĩa vụ dân sự c1. Khái niệm n ghĩa vụ dân sự (Đ280 BLDS) Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, 7 thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền). c2. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự (Đ281 BLDS) 1) Hợp đồng dân sự 2) Hành vi pháp lý đơn phương 3) Thực hiện công việc không có uỷ quyền 4) Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật 5) Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật 6) Những căn cứ khác do pháp luật quy định. c3. Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự (Đ302-308 BLDS) + Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. + Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. + Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền. + Những hình thức trách nhiệm: - Trách nhiệm buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự - Bồi thường thiệt hại c4. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Đ318-373 BLDS) a) Cầm cố tài sản b) Thế chấp tài sản c) Đặt cọc d) Ký cược đ) Ký quỹ e) Bảo lãnh g) Tín chấp. Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm thì người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm đó. d. Mối liên hệ hợp đồng dân sự, giao dịch dân sự và nghĩa vụ dân sự Hợp đồng dân sự là những giao dịch dân sự phổ biến và là căn cứ chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ dân sự 8 Vì vậy, trong pháp luật dân sự, những quy định về giao dịch dân sự cũng như về nghĩa vụ dân sự được áp dụng đối với hợp đồng dân sự. Cụ thể trong những nội dung: Hiệu lực của hợp đồng dân sự và xử lý hợp đồng vô hiệu, các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 2. Hợp đồng thương mại a. Đặc điểm, phân loại hợp đồng thương mại + Đặc điểm của hợp đồng thương mại -Chủ thể của hợp đồng: Là các thương nhân Thương nhân là tổ chức kinh tế, cá nhân có đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt động thương mại thường xuyên, độc lập (Đ6 LTM) - Hình thức của hợp đồng: Chủ yếu bằng văn bản - Mục đích của các chủ thể hợp đồng: Là lợi nhuận. + Phân loại hợp đồng thương mại Tương ứng với 2 lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại (theo nghĩa hẹp của Luật Thương mại), hợp đồng thương mại cũng có 2 loại: Hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng dịch vụ. Hợp đồng mua bán hàng hóa dựa trên cơ sở hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng dịch vụ dựa trên cơ sở các hợp đồng dịch vụ của Bộ Luật dân sự 2005. Những hợp đồng cụ thể của 2 loại hợp đồng này được nghiên cứu trong các Chương 3 và 4 của học phần Luật Thương mại 2. b. Nguồn luật và nguyên tắc áp dụng pháp luật của hợp đồng thương mại 1) Bộ luật dân sự 2005, có hiệu lực từ 1-1-2006 (thay thế Bộ luật dân sự 1995). “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự) “ (Đ1 BLDS). Như vậy, hợp đồng trong các quan hệ kinh doanh, thương mại là 1 trong 4 quan hệ dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự. Kể từ khi Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25- 9-1989 hết hiệu lực. 2) Luật Thương mại 2005, có hiệu lực từ 1-1-2006 (thay thế Luật Thương mại 1997). 3) Các văn bản pháp luật chuyên ngành 4) Áp dụng pháp luật nước ngoài, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các cam kết quốc tế của Việt Nam, tập quán thương mại quốc tế 3. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại a. Vi phạm hợp đồng thương mại (K12 Đ3 LTM) 9 Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này. Vi phạm hợp đồng chia thành *vi phạm cơ bản và *vi phạm không cơ bản Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài * tạm ngừng thực hiện hợp đồng, *đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc *huỷ bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản (Đ293 LTM) b. Miễn trách nhiệm và thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng b1. Miễn trách nhiệm + Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: (Đ294 LTM) (4) a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng (Đ161 BLDS 2005) Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Hiện tại, không có văn bản pháp luật nào quy định những cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định mà việc thực hiện quyết định đó là căn cứ miễn trách nhiệm. Trong thực tiễn, thường căn cứ vào những quy định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 (Điều 40) và Nghị định số 17-HĐBT ngày 16-1-1989 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (Điều 24): ”Bên vi phạm hợp đồng kinh tế được xét giảm hoặc miễn hoàn toàn trách nhiệm tài sản do phải thi hành lệnh khẩn cấp của cơ quan Nhà nước do những người sau đây ký: - Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. - Trưởng ban chỉ huy chống lụt bão Trung ương. - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương”. + Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm. + Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm (Đ295 LTM) - Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra. 10 [...]... quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 23 7 của Luật Thương mại (Điều 23 7: Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics) II XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI 1 Hành vi vi phạm pháp luật về thương mại (Đ 320 LTM) + Các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại bao gồm: ( 12) a) Vi phạm quy định về đăng ký kinh. .. trí tuệ trong hoạt động thương mại đ) Xử lý hoạt động thương mại vi phạm pháp luật cạnh tranh e) Xử lý những vi phạm khác trong hoạt động kinh doanh thương mại a Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Nghị định số 185 /20 13/NĐ-CP ngày 1 5-1 1 -2 0 13 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản... dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan b Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá - Nghị định số 109 /20 13/NĐ-CP ngày 24 -9 -2 0 13 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn Những hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá - Hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá - Hành vi vi phạm chính sách trợ giá, trợ cước - Hành vi vi phạm quy định... số 1 42/ 2013/NĐ-CP ngày 24 -1 0 -2 0 13 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản + Nghị định số 147 /20 13/NĐ-CP ngày 3 0-1 0 -2 0 13 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng + Nghị định số 148 /20 13/NĐ-CP ngày 3 0-1 0 -2 0 13 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề 25 + Nghị định số 155 /20 13/NĐ-CP ngày 1 1-1 1 -2 0 13 Quy định về xử phạt... về xử phạt vi phạm hành chính 2 Xử lý vi phạm pháp luật về thương mại (6) a) Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng b) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá c) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá (và xử lý hình sự Đ15 3-1 81 BLHS) d) Xử lý vi phạm. .. sung năm 20 09 - Các văn bản xử phạt vi phạm hành chính liên quan lĩnh vực sở hữu trí tuệ + Nghị định số 105 /20 06/NĐ-CP ngày 22 -9 -2 0 06 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và Nghị định số 119 /20 10/NĐ-CP ngày 3 0- 1 2- 2010 SĐBS Nghị định số 105 /20 06/NĐ-CP + Thông tư số 12/ 2008/TT-BCT ngày 22 -1 0 -2 0 08 của... phương tiện đo - Vi phạm trong sửa chữa phương tiện đo - Vi phạm trong buôn bán phương tiện đo - Vi phạm trong sử dụng phương tiện đo nhóm 2 - Vi phạm của kiểm định vi n, tổ chức kiểm định - Vi phạm của kỹ thuật vi n hiệu chuẩn, tổ chức hiệu chuẩn - Vi phạm của kỹ thuật vi n thử nghiệm, tổ chức thử nghiệm - Vi phạm về đo lường đối với phép đo nhóm 2 - Vi phạm đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trong sản... quy định của Luật Thương mại c6 Huỷ bỏ thực hiện hợp đồng + Khái niệm (Đ3 12 LTM) Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm * hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và *hủy bỏ một phần hợp đồng - Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là vi c bãi bỏ hoàn toàn vi c thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng - Hủy bỏ một phần hợp đồng là vi c bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu... chính (Đ38) e Xử lý những vi phạm khác trong hoạt động kinh doanh thương mại Các văn bản cụ thể: + Nghị định số 158 /20 13/NĐ-CP ngày 1 2- 11 -2 0 13 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo + Nghị định số 134 /20 13/NĐ-CP ngày 1 7-1 0 -2 0 13 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả... 1 1-1 1 -2 0 13 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư + Nghị định số 176 /20 13/NĐ-CP ngày 1 4-1 1 -2 0 13 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế + Nghị định số 178 /20 13/NĐ-CP ngày 1 4-1 1 -2 0 13 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm + Nghị định số 179 /20 13/NĐ-CP ngày 1 4-1 1 -2 0 13 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường . Chương 2 HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI (Tháng 8 -2 0 14) Học phần: Luật Thương mại 2 Biên soạn: TS. Nguyễn Hợp Toàn email: toannh.neu@gmail.com TÀI. với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics). II. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI 1. Hành vi vi phạm pháp luật về thương mại (Đ 320 LTM) + Các hành vi vi phạm pháp luật về thương. THƯƠNG MẠI 1. Hành vi vi phạm pháp luật về thương mại 2. Xử lý vi phạm pháp luật về thương mại a) Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và

Ngày đăng: 22/04/2015, 01:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w