Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (QĐ 127/2001/QĐ-TTg, NĐ185/2013)

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật thương mại 2 - Chương 2 HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI, tháng 8-2014 (Trang 30)

- Quy chế kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường QĐ20/

2.Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (QĐ 127/2001/QĐ-TTg, NĐ185/2013)

127/2001/QĐ-TTg, NĐ185/2013)

+ Các khái niệm

- Hàng cấm gồm hàng hóa cấm kinh doanh; hàng hóa cấm lưu hành, sử dụng; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.

- Hàng hóa nhập lậu gồm:

a) Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường;

c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

+ Thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại do Bộ trưởng Bộ Công thương làm Trưởng ban, một Thứ trưởng Bộ Công thương phụ trách lĩnh vực phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại làm Phó Trưởng ban thường trực.

Các Ủy viên gồm một Thứ trưởng của các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông và một Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Ban Chỉ đạo được sử dụng con dấu của Bộ Công thương. Trưởng Ban thống nhất với các Ủy viên để ban hành Quy chế hoạt động của Ban và nhiệm vụ của cơ quan thường trực Ban.

+ Cơ quan thường trực và kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo

Cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công thương là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo, sử dụng bộ máy của mình cùng với một số cán bộ, công chức của các Bộ tham gia Ban cử ra, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.

Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Cục Quản lý thị trường.

+ Nhiệm vụ và quyền hạn Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

- Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và tổ chức phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều Bộ, ngành, địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

- Tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của các Bộ, ngành, địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

- Trong trường hợp cần thiết, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại thành lập các tổ công tác kiểm tra trực tiếp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Ban.

- Tổ chức thực hiện các hình thức thi đua, khen thưởng theo thẩm quyền; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ khen thưởng đối với các thành tích đặc biệt xuất sắc của các đơn vị, cá nhân trong lĩnh vực đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật thương mại 2 - Chương 2 HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI, tháng 8-2014 (Trang 30)