Tiêu chuẩn hàng hoá, dịch vụ

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật thương mại 2 - Chương 1 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ CHỦ THỂ VÀ HÀNG HÓA TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI, tháng 8-2014 (Trang 47)

- Theo nghĩa hẹp thì hàng hóa là những tài sản, trước hết là sản phẩm của quá trình sản xuất đưa vào lưu thông Theo nghĩa rộng bao gồm cả dịch vụ

b. Tiêu chuẩn hàng hoá, dịch vụ

- Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1-8-2007 quy định chi tiết thi hành Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 3-8-2009 sửa đổi một số điều của Nghị định số 127/2007

b1. Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật (Đ5 LTC&QCKT)

Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật bao gồm: (5)

a) Sản phẩm, hàng hoá; b) Dịch vụ;

c) Quá trình; d) Môi trường;

đ) Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội.

Cụ thể (Đ2 NĐ127/2007): Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và

đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:

1. Sản phẩm, hàng hoá được sản xuất để sử dụng trong nước; sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu; sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu;

2. Dịch vụ liên quan đến các hoạt động sau: thương mại; bưu chính, viễn thông; công nghệ thông tin; xây dựng; giáo dục, đào tạo; lao động, dạy nghề; tài chính; ngân hàng; y tế; du lịch; văn hoá, giải trí; thể dục, thể thao; giao thông, vận tải; khoa học, công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; an ninh, an toàn; nông nghiệp và phát triển nông thôn; thuỷ sản; tài nguyên và môi trường; các dịch vụ khác phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

3. Quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, vận hành, bảo hành, bảo trì, tái chế, tiêu huỷ, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá và các quá trình khác trong hoạt động kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

4. Môi trường đất, nước, không khí; tiếng ồn, độ rung, bức xạ, phóng xạ; chất thải rắn, nước thải, khí thải; phương tiện, công cụ và hoạt động quản lý, bảo vệ và gìn giữ môi trường;

5. Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

b2. Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn (Đ10 LTC&QCKT)

Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm: (2)

1. Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN; 2. Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.

b3. Loại tiêu chuẩn (Đ12 LTC&QCKT) (5)

1) Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.

2) Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

3) Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

4) Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

5) Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá.

b4. Đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn

+ Chứng nhận hợp chuẩn (Đ44 LTC&QCKT)

Chứng nhận hợp chuẩn được thực hiện theo thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định tại Điều 50 của Luật này.

Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là *tiêu chuẩn quốc gia, *tiêu chuẩn quốc tế, *tiêu chuẩn khu vực hoặc *tiêu chuẩn nước ngoài đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 42 của Luật này.

+ Công bố hợp chuẩn (Đ45 LTC&QCKT)

Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn *do tổ chức chứng nhận sự phù hợp thực hiện hoặc kết quả * tự đánh giá sự phù hợp của mình.

Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn phải đăng ký bản công bố hợp chuẩn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn (Đ46 TC&QCKT)

- Quyền: Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn có các quyền sau đây:

(4)

a) Lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp;

b) Được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường đã được chứng nhận hợp chuẩn;

c) Sử dụng dấu hợp chuẩn trên sản phẩm, hàng hoá, bao gói của sản phẩm, hàng hoá, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận hợp chuẩn;

d) Khiếu nại về kết quả chứng nhận hợp chuẩn, vi phạm của tổ chức chứng nhận sự phù hợp đối với hợp đồng chứng nhận hợp chuẩn.

- Nghĩa vụ: Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn có các nghĩa vụ sau đây: (4)

a) Bảo đảm sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường với tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn;

b) Thể hiện đúng các thông tin đó ghi trong giấy chứng nhận hợp chuẩn trờn sản phẩm, hàng hoá, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về đối tượng đó được chứng nhận hợp chuẩn;

c) Thông báo cho tổ chức chứng nhận sự phù hợp khi có sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn;

d) Trả chi phí cho việc chứng nhận hợp chuẩn.

b5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh về công bố tiêu chuẩn áp dụng (Đ62 LTC&QCKT)

- Công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường.

- Công bố sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

- Bảo đảm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn đã công bố.

Đ24 NĐ 127/2007:

1. Công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo về tiêu chuẩn áp dụng hoặc các đặc tính cơ bản của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường của mình.

2. Việc thông báo tiêu chuẩn áp dụng được thực hiện thông qua hình thức ghi số hiệu tiêu chuẩn được áp dụng hoặc các đặc tính cơ bản *trên nhãn hoặc bao gói sản phẩm, hàng hoá, *hoặc trong các tài liệu giao dịch, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, quá trình, môi trường và * các hình thức thích hợp khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật thương mại 2 - Chương 1 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ CHỦ THỂ VÀ HÀNG HÓA TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI, tháng 8-2014 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w