Để có một cái nhìn đúng đắn nhất về những thay đổi của thực trạng đóinghèo ở Việt Nam khi chuẩn nghèo mới được áp dụng em quyết định chọn đềtài: "Thực trạng đói nghèo và hướng tác động c
Trang 10 MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN I LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO .5 I NHẬN THỨC VỀ ĐÓI NGHÈO 5
1 Đói nghèo là gì? 5
2 Đặc điểm của đói nghèo 6
3 Nguyên nhân của đói nghèo 7
4 Nghèo đói tương đối và nghèo đói tuyệt đối 8
4.1 Nghèo đói tuyệt đối 8
4.2 Nghèo đói tương đối 8
II ĐÁNH GIÁ VỀ ĐÓI NGHÈO 9
1 Chuẩn nghèo 9
1.1 Khái niệm và ý nghĩa của chuẩn nghèo 9
1.2 Vai trò của chuẩn nghèo 9
2 Phương pháp xác định chuẩn nghèo 9
2.1 Phương pháp so sánh trực quan 9
2.2 Phương pháp hồi quy tương quan 10
2.3 Phương pháp dựa vào tiềm lực kinh tế 10
2.4 Phương pháp hỗn hợp 11
2.5 Phương pháp so với mức lương tối thiểu 11
2.6 Phương pháp tốc độ gia tăng hàng năm 12
3 Tiêu chí xác định hộ nghèo, xã nghèo 12
3.1 Hộ nghèo 12
3.2 Hộ thoát nghèo 12
3.3 Xã nghèo 13
3.4 Xã thoát nghèo 13
III XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 14
1 Sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo 14
2 Công cụ xóa đói giảm nghèo 15
2.1 Nhà nước 15
2.2 Các tổ chức xã hội 16
2.3 Cá nhân 17
PHẦN II:THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO THEO TIÊU CHÍ MỚI 19
I TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CHUẨN NGHÈO MỚI 19
1 Sự cần thiết phải xác định chuẩn nghèo mới 19
2 Căn cứ xác định 20
2.1 Lựa chọn chỉ tiêu phúc lợi đo lường nghèo đói 20
2.2 Xác định nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn 2005- 2010 21
2.3 Dựa vào nhóm dân cư 21
2.4 Cập nhật chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2005- 2010 22
3 Nội dung chuẩn nghèo mới 28
Trang 2II THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO THEO TIÊU CHÍ MỚI 32
1 Thực trạng đói nghèo theo chuẩn cũ (2001-2005) 32
2 Thực trạng đói nghèo theo chuẩn mới 35
2.1 Đặc điểm đói nghèo theo chuẩn mới 35
2.2 Biến động về số lượng, tỷ lệ 36
2.3 Biến động về cơ cấu 39
2.4 Tỷ lệ nghèo đói không tăng đều trong cả nước 41
2.5 Chuẩn nghèo cũ thấp và không bền vững 45
2.6 Những tồn tại 46
3 Thực trạng thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo 49
3.1 Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản 49
3.2 Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận sản xuất tăng thu nhập 50
PHẦN II:TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỚI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO SAU KHI BAN HÀNH TIÊU CHÍ MỚI 52
I SỰ THAY ĐỔI CỦA CHÍNH SÁCH 52
1 Chính sách ưu đãi về lãi suất trong tín dụng 52
2 Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế 52
3 Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục và dạy nghề 52
4 Chính sách hỗ trợ về đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt 53
5 Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng 53
II CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG CỤ THỂ 53
1 Chính sách tín dụng 53
2 Chính sách về y tế 55
3 Chính sách về giáo dục 56
4 Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở và nước sinh hoạt 58
5 Chính sách dạy nghề hướng dẫn cách làm ăn 59
III NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH 61
IV KẾT LUẬN CHUNG 63
PHỤ LỤC 65
Ý KIẾN, ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP 71
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Xóa đói giảm nghèo là một trong những trọng điểm của chiến lược pháttriển kinh tế- xã hội, là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài, là một trong nhữngchính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên trong toàn bộ chính sách kinh tế- xãhội của nước ta
Việt Nam là một trong 38 quốc gia trên thế giới đưa ra mục tiêu cho việcxóa bỏ tình trạng đói nghèo ở mức cùng cực và là một trong 43 nước hiện đangthực hiện kế hoạch xóa đói giảm nghèo Quốc gia Tại hội nghị Thượng đỉnh Thếgiới năm 2005 tại New York, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốcgia thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo (giảm tỷ lệ nghèo đói từ trên 50%vào những năm đầu thập kỉ 90 xuống còn 8,3% vào năm 2004) Tuy nhiên, doxuất phát điểm của nền kinh tế thấp, hậu quả của thiên tai ngày càng lớn, cùngvới tác động xấu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế, các nguyên nhân chủquan thuộc về cơ chế, chính sách, năng lực… nên kết quả giảm nghèo chưa bềnvững, tái nghèo còn cao, bất bình đẳng giữa các vùng, miền các nhóm dân cư có
xu hướng ngày càng gia tăng
Xóa đói giảm nghèo là một công việc mang tính nhân văn sâu sắc thể hiện
sự bình đẳng trong một quốc gia về phân phối thu nhập cũng như cải thiện mứcsống của đại bộ phận dân cư Việt Nam đã nhiều lần thay đổi chuẩn nghèo chophù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh phát triển kinh tế của đất nước Tháng7/2005, sau một thời gian nghiên cứu chính phủ quyết định phê duyệt chuẩnnghèo mới thay thế cho chuẩn nghèo cũ được áp dụng từ năm 2001 để nâng caomức sống của người dân phù hợp với hoàn cảnh phát triển
Chuẩn nghèo mới được áp dụng làm thay đổi nhiều trong chính sách xóađói giảm nghèo, làm cho tỷ lệ nghèo đói gia tăng nhưng theo chiều hướng tốt
Trang 4lên Để có một cái nhìn đúng đắn nhất về những thay đổi của thực trạng đóinghèo ở Việt Nam khi chuẩn nghèo mới được áp dụng em quyết định chọn đề
tài: "Thực trạng đói nghèo và hướng tác động của chính sách tới xóa đói giảm nghèo theo tiêu chí mới ở Việt Nam" Đây có thể là một cái nhìn khái quát
nhất về thực trạng đói nghèo ở nước ta trong hoàn cảnh mới, trong điều kiện đấtnước ta chuẩn bị gia nhâp WTO Đề tài của em được chia thành 3 phần:
Phần I: Cơ sở lí luận về đánh giá đói nghèo và xóa đói giảm nghèo Phần II: Thực trạng đói nghèo theo tiêu chí mới
Phần II: Hướng tác động của chính sách tới xóa đói giảm nghèo.
Mỗi phần là một cái nhìn khái quát về đói nghèo theo một cách riêng, từ líluận đến thực tiễn áp dụng; từ thực trạng đến giải pháp tác động sẽ mang lại mộtcách đầy đủ nhất về đói nghèo ở nước ta trong giai đoạn tới
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã được sự giúp đỡ rất tận tình củagiáo viên hướng dẫn Phó Giáo sư-Tiến sĩ Phạm Văn Khôi và Tiến sĩ Trần HữuTrung cùng toàn bộ cán bộ văn phòng Xóa đói giảm nghèo- Bộ Lao động-Thương binh- Xã hội Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy và các anhchị đã giúp em trong quá trình hoàn thành đề tài của mình
Chuyên đề của em không tránh khỏi những sai sót mong sẽ nhận được sựđóng góp và giúp đỡ của các thầy cô, các anh chị và các bạn để đề tài của emđược hoàn thiện hơn nữa!
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện:
Đỗ Thị Thu Hằng.
Trang 5
PHẦN I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐÓI NGHÈO VÀ
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
I NHẬN THỨC VỀ ĐÓI NGHÈO
1 Đói nghèo là gì?
Không có sự thống nhất tuyệt đối về đói nghèo do bản thân quan điểm đóinghèo đã thay đổi nhanh chóng qua ba thập kỉ qua Nếu đầu những năm 70 đóinghèo chỉ được coi là nghèo đói về tiêu dùng, với tư tưởng cốt lõi và căn bảnnhất để một người bị coi là nghèo đói, đó là sự "thiếu hụt" so với mức sống nhấtđịnh mà sự thiếu hụt này được xác định theo các chuẩn mực xã hội phụ thuộcvào không gian và thời gian
Tuy nhiên cùng với thời gian, các yếu tố nhu yếu nguồn lực người nghèo,mối quan hệ xã hội, khả năng tham gia đời sống chính trị, văn hóa, xã hội và khảnăng bảo vệ chống đỡ các rủi do đã được đưa vào nội dung của khái niệm nghèođói Trong báo cáo phát triển con người năm 1997, UNDP đã đề cập đến khái
niệm nghèo đói về năng lực Khác với quan niệm nghèo đói từ thu nhập, đói
nghèo con người đề cập đến sự phủ nhận các cơ hội và sự lựa chọn để đảm bảo một cuộc sống cơ bản nhất hoặc có thể chấp nhận được Theo đó nghèo đói
đuợc tính đến điều kiện khó khăn trong phát triển con người cơ bản, ví dụ nhưcuộc đời ngắn ngủi (tuổi thọ), thiếu giáo dục cơ bản và sự thiếu tiếp cận đến cácnguồn lực tư nhân và xã hội Khái niệm về nghèo đói con người cho thấy, xóađói cũng là một khía cạnh để phát triển con người- một khái niệm được định
nghĩa là "quá trình tăng thêm sự lựa chọn của con người".
Theo báo cáo gần đây nhất của Liên hợp quốc (năm 2003) về tình hìnhthực hiện mục tiêu thiên niên kỉ đã nhấn mạnh sự cần thiết đưa phương pháptiếp cận "nghèo đói" trên cơ sở "quyền lợi cơ bản của con người (bao gồmquyền về kinh tế, xã hội văn hóa, chính trị và nhân sinh)
Trang 6- Tự do: Con người có quyền có một cuộc sống không bị đói khổ và bị đedọa bạo lực, chống đối và bị thương tổn.
- Bình đẳng: Mọi người có quyền tham gia, hưởng thụ và chia sẻ thànhquả phát triển của xã hội
- Sự khoan dung: Mọi người cần phải được tôn trọng bao gồm cả niềmtin, văn hóa và ngôn ngữ
Tại Việt Nam, khái niệm đói nghèo cũng ngày được mở rộng Nếu nhưnhu cầu hỗ trợ những người nghèo của năm 90 chỉ được giới hạn đến nhu cầu
"ăn" , "xóa đói", thì ngày nay, người nghèo được phân bố về nhà ở, giáo dục, y
sử dụng nguồn lực, giải pháp và sự sáng tạo của họ bằng cách tạo dựng một môitrường đảm bảo cũng như các nguồn lực quan trọng sẵn có bên ngoài Đảm bảocho người nghèo được nhìn nhận là yếu tố thiết yếu của thành công trong xóađói giảm nghèo
2 Đặc điểm của đói nghèo
Đặc điểm đối tượng nghèo: Sau gần 20 năm đổi mới, thu nhập và mức
sống của đại bộ phận người dân đã được cải thiện, do vậy đối tượng nghèo đóicũng có sự thay đổi Trước đây, đối tượng đói nghèo thường tập trung về lươngthực- nghèo tuyệt đối (nhu cầu ăn no, mặc ấm) Nay do mức sống đã được nânglên nên nhu cầu phi lương thực- thực phẩm (nhu cầu về nhà ở, chăm sóc sứckhỏe khi ốm đau, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội) cũng tăng lên Cơhội tiếp cận và thụ hưởng các thành quả của sự phát triển cũng có sự khác biệt
Trang 7đang kể giữa nhóm những người giàu và nhóm nghèo, do sự phân hóa giàunghèo đang có xu hướng tăng.
Người nghèo không có hoặc thiếu đất sản xuất;
Thiếu kiến thức sản xuất do trình độ của chủ hộ thấp hay mù chữ;hoạt động chủ yếu trong nông- lâm- ngư nghiệp; không có chuyên môn kĩthuật…
Con các gia đình nghèo không có điều kiện học hành đầy đủ;
Người dân nhập cư đô thị không có công ăn việc làm ổn định, thunhập thấp, chưa được bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sứckhỏe, giáo dục, một bộ phận con cái của họ vẫn lang thang kiếm sống…
3 Nguyên nhân của đói nghèo
Nguyên nhân khách quan là do xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta
trước khi "đổi mới" thấp, do trải qua hơn 30 năm chiến tranh, nguồn lực của Nhànước chưa đáp ứng ngay được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của các địaphương và điều kiện tự nhiên không thuận lợi ở một số vùng
Nguyên nhân chủ quan là do tác động của chính sách chi tiêu cho y tế,
giáo dục và chính sách đầu tư phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước chưa cânđối giữa các cấp hành chính, giữa các vùng miền, giữa các ngành kinh tế (giữanông thôn với thành thị, giữa nông nghiệp và công nghiệp) Do bản thân ngườinghèo có trình độ văn hóa thấp, gia đình đông con, nhiều tập tục lạc hậu
Trang 8Theo số liệu điều tra hộ nghèo năm 2004 của Bộ Lao động- Thương
binh-Xã hội , nguyên nhân nghèo đói là do:
Thiếu vốn sản xuất: 79%
Thiếu kiến thức sản xuất: 70%
Thiếu thông tin về thị trường: 35%
Gia đình có người mắc tệ nạn xã hội: 1%
Từ những nguyên nhân của nghèo đói trên chúng ta thấy một trong nhữngnguyên nhân tác động đến nghèo đói mạnh nhất là thiếu đất sản xuất và thiếuvốn Chính vì vậy mà các chính sách xóa đói giảm nghèo chú trọng đến vấn đềtạo vốn và đất cho người dân
4 Nghèo đói tương đối và nghèo đói tuyệt đối
4.1 Nghèo đói tuyệt đối
Đó là sự thiếu hụt so với một mức sống (những nhu cầu) tối thiểu Nghèotuyệt đối thường được tính toán dựa trên nhu cầu dinh dưỡng và một số hànghóa khác Như vậy, nghèo đói tuyêt đối đề cập đến vị trí cá nhân/hộ gia đìnhtrong mối quan hệ với đường nghèo khổ mà giá trị tuyệt đối của nó cố định theothời gian Một đường nghèo tuyệt đối do vậy được dùng để thực hiện các sosánh nghèo đói
4.2 Nghèo đói tương đối
Nghèo tương đối là sự thiếu hụt so với mức sống hiện thời Nói cáchkhác, nghèo tương đối là vị trí của một người hoặc hộ gia đình so với mức thunhập của một nước nơi người đó/hộ đó sinh sống Nghèo tương đối được xácđịnh theo nhiều cách khác nhau, có thể là số hộ gia đình có mức thu nhập thấphơn một nửa mức thu nhập trung vị
Trang 9Theo cách xác định này, nghèo đói tương đối xuất hiện bất chấp qui môcủa nghèo đói tuyệt đối hay nói cách khác có thể xóa bỏ nghèo đói tuyệt đối chứkhông thể xóa bỏ được nghèo đói tương đối.
Để đánh giá nghèo đói, người ta thường sử dụng khái niệm nghèo đóituyệt đối vì nó cho phép phân tích có tính so sánh, trong khi nghèo đói tương đốiđược coi là tiêu chuẩn đánh giá sự công bằng của Chính phủ với một bộ phậndân cư có thu nhập thấp
II ĐÁNH GIÁ VỀ ĐÓI NGHÈO
1 Chuẩn nghèo
1.1 Khái niệm và ý nghĩa của chuẩn nghèo
Chuẩn nghèo là thước đo dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật để phân biệtmột hộ/cá nhân có phải là nghèo đói hay không
Chuẩn nghèo là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến quy mô hộ nghèođói và tỷ lệ hộ nghèo đói
1.2 Vai trò của chuẩn nghèo
Một là: Bảo đảm người nghèo được hưởng thụ các thành quả của pháttriển kinh tế- xã hội
Hai là: Tạo điều kiện để phân loại người nghèo làm cơ sở để xây dựng cácchính sách hỗ trợ hiệu quả nhất tới từng nhóm hộ nghèo
Ba là: Đảm bảo tính bền vững trong công tác xóa đói giảm nghèo
Bốn là: Cho phép theo dõi, giám sát nghèo đói trên phạm vi quốc gia vàcác địa phương, cơ sở nhất là cấp xã Bảo đảm rằng các chính sách phát triểnkinh tế hướng tới người nghèo và xóa đói giảm nghèo
Năm là: Tạo điều kiện hòa nhập quốc tế Nâng cao hiệu quả hợp tác khuvực và quốc tế trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, giám sát đánh giá đói nghèo
Trang 102 Phương pháp xác định chuẩn nghèo
2.1 Phương pháp so sánh trực quan
So sánh và điều chỉnh chuẩn nghèo phù hợp với tốc độ phát triển một sốchỉ tiêu kinh tế xã hội quan trọng liên quan như tốc độ tăng GDP, mức sống dân
cư, lương tối thiểu…
2.2 Phương pháp hồi quy tương quan
Sử dụng số liệu của một số nước trong khu vực để xác định mối tương quan giữa chuẩn nghèo (kí hiệu là Z) với thu nhập quốc nội bình quân đầu người(kí hiệu I) theo công thức:
Z = άI + βI + β
Trong đó ά, β là các tham số cần ước lượng
Nhược điểm của phương pháp này là ở chỗ kết quả của nó mang nặng tínhkhái quát cho vùng
Phương pháp này đã được một số chuyên gia sử dụng để tính chuẩn nghèocho Việt Nam và đã thu được những kết quả sau đây:
Z = 0.0071I + 1.2
Từ đó chuẩn nghèo nông thôn năm 1994 với tỷ lệ nghèo đói 15% là 3,19 USD, với tỷ lệ 25% là 4,2 USD
2.3 Phương pháp dựa vào tiềm lực kinh tế
Căn cứ vào khả năng hỗ trợ có hiệu quả nhóm hộ dưới mức chuẩn nghèocủa nền kinh tế, tức là căn cứ vào khả năng ngân sách của Nhà nước cho xóa đóigiảm nghèo tính bình quân đầu hộ nghèo
Xác định khoản dân cư có thể được hưởng các khoản trợ giúp xóa đóigiảm nghèo của Nhà nước theo công thức:
Trang 11Sau khi thu được những kết quả tính toán dựa trên nhiều phương phápkhác nhau, tiến hành chọn chuẩn đói nghèo với nguyên tắc để lựa chọn chuẩnđói nghèo là:
Căn cứ vào mức sống dân trung bình của cộng đồng: Các nước trên thế
giới thường lấy ngưỡng nghèo khổ có giá trị bằng 1/3 thu nhập trung bình củacộng đồng Trong điều kiện của Việt Nam lúc đó, mức sống dân cư còn thấp nênngưỡng nghèo chỉ lấy bằng 1/2 mức thu nhập cộng đồng
Cơ cấu chỉ tiêu: Một hộ nông dân thường có một tỷ lệ ngân sách dành cho
chi tiêu ăn uống Như vậy, sẽ lựa chọn ngưỡng nghèo khổ để đảm bảo ăn khôngđến mức đói và còn có thể dành cho chi tiêu các nhu cầu tối thiểu khác
Phù hợp với sự lựa chọn của địa phương: Điều quan trọng là chuẩn nghèo
đói phải phù hợp với sự lựa chọn chuẩn nghèo của địa phương Thông tin nàythu được qua các cuộc khảo sát
Có ý nghĩa thực tiễn: Giới hạn đói nghèo là giá trị tương đối, phải thay
đổi theo thời gian, phù hợp với không gian cụ thể để hình dung một bức tranhtổng quan về đói nghèo và Nhà nước có thể đưa ra những giải pháp vĩ mô xóađói giảm nghèo trong phạm vi cả nước Chuẩn mực nghèo đói sau khi xác địnhđược quy đổi tương đương ra gạo để các địa phương tiện sử dụng
Mềm dẻo: Đối với từng vùng, từng tỉnh, chuẩn nghèo đói quốc gia có thể
được thay thế bằng chuẩn nghèo phù hợp hơn cho địa phương mình
Trang 122.5 Phương pháp so với mức lương tối thiểu
Mức nghèo ở đô thị năm 1997 bằng khoảng trên 60% mức lương tối thiểuban hành năm 1997 (144.000 đồng) Vì vậy mức lương tối thiểu áp dụng từ năm
2000 với mức lương 180.000 đồng, tương ứng tốc độ gia tăng 20%, đòi hỏingưỡng nghèo đô thị phải tăng lên tới mức 108.000 đồng Và từ đó, chỉ còn xácđịnh mức nghèo ở nông thôn cho hợp lí Ưu điểm của phương pháp này là chothấy ngưỡng nghèo ở mức chịu đựng được của nền kinh tế vì nó được tính dựavào mức lương tối thiểu Tuy nhiên để sử dụng nó trong dự báo đòi hỏi phải dựbáo tốc độ tăng lương tối thiểu trong tương lai và đây lại vấp phải một vấn đề khókhăn
2.6 Phương pháp tốc độ gia tăng hàng năm
Nếu giả thiết rằng chuẩn nghèo đói là do tác động nói trên gia tăng với tốc
độ bình quân hàng năm, ta có thể biểu diễn công thức tính chuẩn nghèo như sau:
Theo chuẩn nghèo mới hiện nay cả nước có 3.898.582 hộ nghèo Việc xácđịnh hộ nghèo cho phép chúng ta biết được đối tượng chính cần sự tác động củachính sách và xác định được tỷ lệ hộ nghèo chính xác cho từng vùng và cả nước
3.2 Hộ thoát nghèo
Hộ thoát nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người được xác định
là trên mức chuẩn nghèo hiện hành và để đảm bảo tính bền vững trong xóa đóigiảm nghèo mức thu nhập này phải đảm bảo tương đối ổn định
Hộ thoát nghèo là hộ đồng thời thỏa mãn 3 tiêu chuẩn sau:
Trang 13 Về thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người tháng (không tính các
khoản hỗ trợ từ Nhà nước, bởi vì khi tính các khoản này thì khi kết thúc hỗ trợnguồn thu của hộ sẽ giảm đi) ở mức trên chuẩn nghèo hiện hành
Về giá trị tài sản của hộ gia đình nằm dưới mức trung bình của xã/
phường Trong đó, riêng về nhà ở phải đảm bảo hộ có nhà ở mức tương đốivững chắc, có độ bền từ 10- 15 năm trở lên (theo tiêu chuẩn hỗ trợ nhà ở hiệnhành)
Qua bình xét của dân ở thôn bản một cách toàn diện thì hộ xứng
đáng là hộ thoát nghèo
Hộ thoát nghèo cho biết một cách chính xác nhất sự can thiệp của chínhsách là phù hợp hay không phù hợp Sự can thiệp của chính sách đã đúng đốitượng chưa và số hộ được hưởng chính sách đã thoát nghèo như thế nào? Hộthoát nghèo là thước đo sự thành công của các chính sách tới xóa đói giảmnghèo và nâng cao mức sống của một bộ phận dân cư lên ngang bằng mặt bằngchung của xã hội
Có đủ 6 công trình hạ tầng cở sở thiết yếu là:
Tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt ≥50%
Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch ≥30%
Đường ô tô tới các xã đi lại được cả năm
Đủ phòng học theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo
Có trạm xã xây kiên cố
Có chợ xây, có mái lợp
Trang 14Xã thoát nghèo thể hiện sự chuyển biến rõ nét về trình độ sản xuất, và cảithiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con trong xã.
III XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1 Sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo
Đói nghèo là vấn đề mang tính chất toàn cầu, bất kì một quốc gia nào trênthế giới từ những nước có nền kinh tế mạnh nhất đến những nước nền kinh tếđang phát triển cũng phải đối mặt với vấn đề này Đói nghèo thể hiện sự bấtbình đẳng trong phân phối thu nhập giữa một bộ phận những người có mức sốngcao với bộ phận người sống trong nghèo khổ Nói một xã hội phát triển toàndiện, một xã hội công bằng mà tồn tại tình trạng đói nghèo sâu sắc là không thể
có Xã hội chỉ phát triển toàn diện khi và chỉ khi tình trạng đói nghèo được hạnchế đến mức tối đa Số người sống trong nghèo khổ của mỗi nước coi nhưkhông còn Mọi người đều được hưởng những thành quả của xã hội như sốngtrong những ngôi nhà kiên cố, được xã hội quan tâm đến nhu cầu hàng ngày như
ăn, mặc, ở, đi lại, khám chữa bệnh và các nhu cầu khác trong đời sống tinh thần
Một nước không thể để tồn tại quá nhiều những người sống trong nhữngngôi nhà kiên cố, có ăn mặc và được đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mình trong khimột bộ phận người khác lại sống trong những ngôi nhà tạm bợ, dột nát, phảikiếm ăn từng bơc, thu nhập không ổn định
Không thể đổ cho là những người đó không biết cách làm ăn nhưng theothống kê thì nghèo đói thường rơi vào một bộ phận dân cư sống ở những nơikhông có điều kiện sản xuất thuận lợi, thiếu vốn hay thiếu kiến thức để sản xuất
Xã hội càng phát triển thì tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhậpngày càng gia tăng và tình trạng nghèo đói ngày càng diễn ra sâu sắc dưới nhiềuhình thái khác nhau Chính vì vậy mà xóa đói giảm nghèo là một việc làm cầnthiết đối với mỗi quốc gia thể hiện sự công bằng của quốc gia đó
Việt Nam là một nước đi theo con đường Chủ nghĩa xã hội, vươn tới sựcông bằng trong xã hội, mọi người đều được sống trong sự no đủ của xã hội đểdần thực hiện thắng lợi con đường mà mình đã chọn thì xóa đói giảm nghèo làmột công việc quan trọng và bắt buộc phải làm Trong thời gian qua, Việt Namcũng được đánh giá là một trong những quốc gia thực hiện xóa đói giảm nghèothành công trên thế giới tuy nhiện do xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta còn
Trang 15thấp nên đời sống của người dân chưa cao Khi nền kinh tế có những sự pháttriển nhất định, nước ta luôn quan tâm đến vấn đề xóa đói giảm nghèo, luôn thayđổi chuẩn nghèo cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế tạo điều kiện chonhững người gặp khó khăn trong làm ăn sản xuất có cơ hội tiếp cận với nhữngchủ trương chính sách cảu Đảng và Nhà nước để vươn lên thoát nghèo và đượchưởng những thành quả mà nền kinh tế mang lại.
Xóa đói giảm nghèo là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, làmột trong những chương trình trọng điểm phát triển kinh tế xã hội, là chính sách
xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên trong toàn bộ chính sách kinh tế xã hội Xóa đóigiảm nghèo không chỉ là công việc của một cá nhân nào mà phải có sự tham giacủa tất cả mọi người và phải có một chương trình hành động cụ thể Phải đặt sựnghiệp xóa đói giảm nghèo là trọng tâm trong quá trình phát triển kinh tế, hướngnêng kinh tế phát triển bền vững và công bằng
Xóa đói giảm nghèo là mục tiêu quan trọng của phát triển xã hội, vì vậyquá trình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỉ phải hướng vào mục tiêugiảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cho sự phát triển bền vững
Xóa đói giảm nghèo là một trong những chương trình thể hiện sự côngbằng trong xã hội và đưa xã hội đến sự bình đẳng
Xóa đói giảm nghèo là sự thể hiện rõ nét nhất, Chính phủ nước đó cóquan tâm tới phát triển con người toàn diện hay không? Sự bình đẳng trong quốcgia đó được thực hiện như thế nào? Chính vì lẽ đó mà xóa đói giảm nghèo làmục tiêu cần thiết của mỗi quốc gia và là mục tiêu chung mà toàn thế giớihướng tới
2 Công cụ xóa đói giảm nghèo
2.1 Nhà nước
Nhà nước sử dụng chức năng và quyền hạn của mình trong việc xóa đóigiảm nghèo bằng các công cụ ở tầm vĩ mô như:
* Các chính sách hỗ trợ người nghèo
Trang 16 Chính sách về y tế
Chính sách về giáo dục
Chính sách an sinh xã hội
Miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
Trợ giúp đối tượng nghèo về nhà ở
Trợ giúp về công cụ lao động và đất sản xuất
* Các dự án hỗ trợ trực tiếp xóa đói giảm nghèo
Dự án tín dụng cho hộ nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh
Dự án hướng dẫn người nghèo cách vay vốn làm ăn, khuyến lâm- ngư
nông- Dự án xây dựng các mô hình xóa đói giảm nghèo ở những vùng đặcthù
Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã nghèo (thủy lợinhỏ, trường học, trạm y tế…)
Dự án phát triển sản xuất và ngành nghề cho các xã nghèo
Dự án hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xóa đói giảmnghèo
Dự án ổn định dân di cư và xây dựng kinh tế mới ở các xã nghèo
Dự án định canh, định cư ở các xã nghèo
Nhà nước có chức năng chính trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, vì đây làviệc làm mang tính chất toàn diện và lâu dài, đòi hỏi một nguồn lực lớn và có sự canthiệp của cơ quan có chức năng Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã thựchiện tốt vai trò của mình trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, mức sống của đại bộphận dân cư đã được nâng lên một mức mới và Nhà nước ngày càng đóng vai tròquan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo Chính sách tác động tới đối tượngnghèo ngày càng mở rộng và phù hợp hơn với hiện thực phát triển kinh tế- xã hội
Trang 172.2 Các tổ chức xã hội
Nhà nước sử dụng chức năng và quyền hạn của mình ở tầm vĩ mô nhưngchính sách đó sẽ không đạt được hiệu quả cao nêu như không có sự tham giatích cực của các tổ chức kinh tế - chính trị- xã hội
Các tổ chức xã hội đóng vai trò tích cực trong phong trào xóa đói giảmnghèo Nhiều phong trào do các tổ chức phát động đã trở thành một phong trào
lớn trong cả nước Các phong trào tiêu biểu như: phong trào " Ngày vì người nghèo" do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động đã thu hút được sự quan tâm và
đóng góp của toàn xã hội Phong trào này đã lan rộng và đóng góp được nhiềucho công việc xóa đói giảm nghèo như: xây dựng nhà tình nghĩa, giúp vốn làm
ăn, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó… đây có thể coi là một phong tràomạnh mang tính toàn dân thu hút được nhiều cá nhân, doanh nghiệp tham giađóng góp và trở thành một phong trào mang tính chất toàn dân và thường kì
Bên cạnh phong trào trên thì phong trào"Cho vay vốn dự án nhỏ để tạo công
ăn việc làm" của Hội phụ nữ Việt Nam cũng là một phong trào có hướng tích
cực Phong trào này giúp cho chị em nghèo vay vốn để mở rộng sản xuất kinhdoanh Hàng năm đã giúp đỡ cho hàng triệu lượt chị em phụ nữ có khó khăn vayvốn làm ăn với mức cho vay từ 2- 5 triệu đồng/hộ với thời gian là 3 năm, lãi suất
ưu đãi đã khích lệ và giúp cho nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo và làm kinh
tế giỏi Phong trào " Nông dân thi đua sản xuất giỏi" của Hội nông dân Việt Nam
cũng là một cách làm hay Khuyến khích mọi người tham gia sản xuất, phát huykhả năng của mình để làm giàu, thoát nghèo và từ đó giúp đỡ các hộ khác làm
ăn kinh tế về vốn, kĩ thuật…
Có thể nói, sự đóng góp của các tổ chức xã hội tới công việc xóa đói giảmnghèo đã mang lại những hiệu quả cao thể hiện tinh thần "lá lành đùm lá rách"của dân tộc ta Các phong trào này đã trở thành tinh thần của người dân ViệtNam trong việc đùm bọc nhau và các phong trào này đều mang lại hiệu quả cao
2.3 Cá nhân
Xóa đói giảm nghèo không phải là công việc của Đảng, của các tổ chức
xã hội mà các cá nhân cũng tham gia tích cực trong công việc này Họ tham giatích cực vào các phong trào, mặt khác họ còn giúp đỡ nhau thoát nghèo bằngcách những hộ có vốn thì cho những hộ khác vay vốn để làm ăn, hỗ trợ kinh tế
Trang 18để phát triển sản xuất… xuất hiện nhiều gương điển hình trong việc giúp nhaulàm kinh tế trong cả nước.
Có thể nói rằng, phát huy truyền thống tương thân, tương ái, dân tộc ta đãđoàn kết sát cánh bên nhau để thực hiện tốt công cuộc xóa đói giảm nghèo, đểmọi người đều có thể có một mức sống ổn định, không còn tình trạng nghèo khổtồn tại nhiều như những năm trước
Trang 19PHẦN II THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO THEO TIÊU CHÍ MỚI
I TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CHUẨN NGHÈO MỚI
1 Sự cần thiết phải xác định chuẩn nghèo mới
Nghèo đói là một vấn đề mang tính chất toàn cầu Theo ước tính của ngânhàng thế giới, hiện nay có hơn một tỉ người trên hành tinh còn sống trong đóinghèo với mức thu nhập bình quân đầu người dưới 1$ một ngày và trên 2 tỷngười có mức thu nhập dưới 2 $ một ngày
Xóa đói giảm nghèo có ý nghĩa kinh tế- xã hội, chính trị và nhân văn sâusắc Trong thời gian tới thu nhập và mức sống của dân cư đều tăng cùng với sựtăng trưởng của kinh tế đất nước chính vì vậy mà chuẩn nghèo đang hiện hành làtương đối thấp (nông thôn miền núi hải đảo là 80.000 đồng/tháng; nông thônđồng bằng là 100.000 đồng/tháng; thành thị là 150.000 đồng/tháng)
Kết quả của Việt Nam trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo là một trongnhững thành công nhất của quá trình phát triển kinh tế - xã hội những năm 90của thế kỉ 20 Tỷ lệ nghèo đói đo lường bằng bất cứ chuẩn nghèo nào cũng đãgiảm rất nhanh Theo ước tính của ngân hàng thế giới và Tổng cục thống kê, tỷ
lệ nghèo đói đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 29% năm 2002 (theo chuẩnchung) và tỷ lệ nghèo lương thực- thực phẩm (chuẩn thấp) đã giảm từ 25% năm
1993 xuống còn 10,6% năm 2002
Biểu 1 Diễn biến đói nghèo thời kì 2001- 2003
(theo chuẩn hiện hành)
Trang 20Theo đánh giá của Liên hợp quốc, Việt Nam vào đầu những năm 2003 đã đạt được mục tiêu của thiên niên kỉ đề ra cho năm 2015, đó là giảm 1/2 số ngườinghèo so với những năm 90 và nếu Việt Nam duy trì tốc độ giảm nghèo như thờigian qua, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam sẽ còn rất thấp (khoảng 0,7%).
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh
là chúng ta đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kết hợp với các chínhsách xóa đói giảm nghèo đồng bộ với nguồn kinh phí huy động từ chính phủ,người dân đã khiến cho các tầng lớp dân cư trong xã hội đều được hưởng lợi từtăng trưởng kinh tế
Một điều đáng chú ý là theo tính toán của Liên hợp quốc, tốc độ co dãn
của tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian 1990- 2003 đạt trị số 1, tức là cứ 1% tăng GDP tì tỉ lệ hộ nghèo đói giảm 1% Tính theo chuẩn quốc gia mức độ co dãn cũng đạt tương tự Tuy nhiên, Việt
Nam vẫn xếp trong nhóm những nước nghèo trên thế giới Vẫn còn một bộ phậndân cư, đặc biêt là nông thôn, miền núi vẫn phải sống trong cảnh nghèo đói.Chính phủ Việt Nam luôn cam kết đẩy lùi đói nghèo do vậy việc nâng cao hiệuquả của phát triển kinh tế hướng vào người nghèo luôn là một trong những ưutiên hàng đầu của chính phủ trong thời gian tới Việc rà soát và xây dựng mộtchuẩn nghèo mới là một trong những nỗ lực đầu tiên của chính phủ trong giaiđoạn mới
Hơn nữa, được đánh giá là một trong những nước thực hiện tốt các mụctiêu thiên niên kỉ về xóa đói giảm nghèo nhưng lí luận và phương pháp tiếp cậncòn nhiều vấn đề chưa theo kịp quốc tế Do vậy việc từng bước tiếp cận và hộinhập với chuẩn nghèo quốc tế là một trong những ưu tiên hàng đầu
2 Căn cứ xác định
2.1 Lựa chọn chỉ tiêu phúc lợi đo lường nghèo đói
Khía cạnh đa chiều của nghèo đói yêu cầu sử dụng hệ thống chỉ tiêu cókhả năng phản ánh các khía cạnh khác nhau của người nghèo Kinh nghiệmtrong nước và quốc tế, chỉ tiêu "thu nhập" khó phản ánh chính xác mức sống củangười dân, do bị bỏ sót nhiều hoặc người dân không muốn khai Trong khi đó,việc bảo đảm các nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại, đồ dùng, y tế, giáo dục… có thể
Trang 21quan sát thông qua mức "đầu ra", mức chi tiêu hiện tại của gia đình Điều này
có nghĩa là, mối qua tâm của chúng ta không phải là người nghèo có thu nhập đủsống hay không mà thực chất là họ đang sống thế nào?
Như vậy, sẽ sử dụng chỉ tiêu chi tiêu để đo lường mức sống của hộ gia đình làm căn cứ xác định để xây dựng hộ nghèo và hộ không nghèo.
2.2 Xác định nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam trong giai đoạn 2005- 2010
Nhu cầu năng lượng được xác định dựa vào nhu cầu cho chuyển hóa cơbản thời gian và tính chất hoạt động của các nhu cầu trong ngày Dựa vào đềnghị của tổ chức y tế thế giới năm 1985, nhu cầu năng lượng bình quân chongười Việt Nam do viện dinh dưỡng đề nghị đạt khoảng 2100 Kcalo/ngày
2.3 Dựa vào nhóm dân cư làm căn cứ để tính toán nhu cầu lương thực, thực phẩm và nhu cầu phi lương thực, thực phẩm
Lựa chọn nhóm dân cư căn cứ vào mức tiêu thụ năng lượng kcalo/ngày cómức gần nhất Cách làm như sau: Chia tổng số hộ điều tra thành 5 nhóm dân cư,mỗi nhóm gồm 20% số hộ, với nhóm 1 gồm 20% số hộ nghèo nhất Việc phânnhóm này dựa vào tổng chi tiêu thực tế bình quân đầu người
Trang 22Trong cuộc điều tra mức sống dân cư năm 2002, mức tiêu thụkcalo/người/ngày như sau:
Nhóm chi tiêu Lượng Kcalo tiêu
Nguồn: Tổng cục thống kê Điều tra mức sống dân cư năm 2002
Từ biểu cho thấy, nhóm dân cư thứ hai là nhóm có mức tiêu dùng gầnnhất với mức tiêu dùng 2100 Kcalo lựa chọn Do vậy, khối lượng hàng hóalương thực, thực phẩm tiêu dùng bình quân đầu người của nhóm dân cư này sẽđược tính toán để xác định ô hàng hóa lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu
Nguồn: TCTK Điều tra mức sống dân cư năm 2002
2.4 Cập nhật chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2005- 2010
* Cập nhật rổ hàng hóa lương thực, thực phẩm
Sau gần 10 năm đổi mới, mức sống của hộ gia đình Việt Nam đã đượcnâng cao Lượng calo tiêu dùng ở tất cả các nhóm đều tăng lên Các mặt hànglương thực như gạo, sắn, khoai… có lượng tiêu dùng năm 2002 giảm đi so vớinăm 1993 Trọng khi đó mặt hàng như thịt lợn, thịt bò, thịt chế biến, cá các loại
có xu hướng tiêu dùng gia tăng Giỏ lương thực đảm bảo cung cấp 2100 calo
Trang 23trên cơ sở mô hình chi tiêu của các hộ gia đình nhóm 2 (điều tra mức sống dân
cư thể hiện ở biểu 2).
* Tính toán rổ lương thực, thực phẩm cho các khu vực khác nhau
Chỉ tính toán một rổ hàng hóa lương thực, thực phẩm cho tất cả các vùngtrong khu vực thành thị, nông thôn, miền núi bởi vì:
Bảo đảm sự công bằng trong tiếp cận nhu cầu lương thực,thực phẩm của người dân không phân biệt nơi họ sinh sống
Tạo điều kiện cho sự tính toán và tránh gây nhầm lẫn chongười sử dụng thông tin
Trang 24Bi u 4: R lổ lương thực, thực phẩm của Việt Nam cung cấp 2100 kcal/ngày ương thực, thực phẩm của Việt Nam cung cấp 2100 kcal/ngàyng th c, th c ph m c a Vi t Nam cung c p 2100 kcal/ng yực, thực phẩm của Việt Nam cung cấp 2100 kcal/ngày ực, thực phẩm của Việt Nam cung cấp 2100 kcal/ngày ẩm của Việt Nam cung cấp 2100 kcal/ngày ủa Việt Nam cung cấp 2100 kcal/ngày ệt Nam cung cấp 2100 kcal/ngày ấp 2100 kcal/ngày ày
(đơng thực, thực phẩm của Việt Nam cung cấp 2100 kcal/ngàyn v : kg/n m)ị: kg/năm) ăm)
Loại lương thực, thực
phẩm
Khối lượng lương thực, thực phẩm năm 1993 (kg)
Khôi lượng lương thực, thực phẩm năm 2002 (kg)
Chênh lệch (2002- 1993)
Trang 25Loại lương thực, thực
phẩm
Khối lượng lương thực, thực phẩm năm 1993 (kg)
Khôi lượng lương thực, thực phẩm năm 2002 (kg)
Chênh lệch (2002- 1993)
Nguồn: TCTK Điều tra mức sống dân cư năm 2002
* Xác định chi phí cho rổ hàng hóa lương thực, thực phẩm
Chi phí cần thiết để mua rổ hàng hóa lương thực, thực phẩm được tínhbằng cách nhân khối lượng với từng mặt hàng trong rổ với giá của mặt hàngtương ứng theo công thức sau:
Chi phí rổ = ∑Xi.Pi
Trong đó: Xi là hàng hóa i trong rổ hàng hóa LT-TP
Pi là giá mua hàng hóa đó
Do khai báo của hộ dân cư trong điều tra mức sống (cụ thể là nhóm dân
cư thứ 2) phản ánh chính xác nhất chi tiêu của người nghèo (so với giá lươngthực- thực phẩm chung của vụ thương mại, TCTK công bố) Do vậy, sử dụnggiá của mặt hàng trong rổ hàng hóa của nhóm dân cư thứ 2 cũng đảm bảo độ tincậy của số liệu điều tra về mặt thống kê
Trang 26- Khu vực nông thôn: Giá trung vị của mặt hàng trong rổ theo giákhai báo của hộ gia đình có mức tiêu thụ calo bình quân đầu người nằm trongkhoảng 2000 đến 2200 Kcalo/người/ngày trong khu vực nông thôn.
- Khu vực miền núi: Giá trung vị của mặt hàng trong rổ theo giá khaibáo của hộ gia đình có mức tiêu thụ calo bình quân đầu người nằm trong khoảng
2000 đến 2200 Kcalo/người/ngày trong khu vực miền núi
Do định lượng của rổ hàng hóa cố định, sự khác biệt giá trị rổ hàng hóa chủ yếu là sự khác biệt về giá gây nên.
* Xác định chuẩn nghèo chung
Chuẩn nghèo chung được xác định bằng cách lấy chuẩn nghèo về lươngthực- thực phẩm cộng với chi phí cho các mặt hàng phi lương thực- thực phẩm
Chuẩn nghèo chung = Chi (LT- TP + phi LT- TP)
Các mặt hàng phi lương thực- thực phẩm rất khó xác định được lượnghàng hóa tiêu dùng cho từng mặt hàng vì chúng bao gồm cả các hàng hóa là dịch
vụ (như y tế, giáo dục…) và các hàng hóa được tiêu dùng trong nhiều năm như
đồ dùng lâu bền, quần áo… Cách tiếp cận xác đinh nhu cầu phi lương thực- thựcphẩm cũng dựa mức chi tiêu "chuẩn" của hộ gia đình theo hướng sau:
- Giả định rằng các hộ gia đình phân bổ chi tiêu cân bằng giữa nhu cầulương thực- thực phẩm và phi lương thực- thực phẩm Có nghĩa là, những hộ giađình đáp ứng vừa đủ nhu cầu chi tiêu cho hàng hóa lương thực thì cũng đáp ứng
đủ nhu cầu cho hàng hóa phi lương thực Vì vậy, nhu cầu đối với hàng hóa philương thực được tính trên cơ sở chi tiêu thực tế cho hàng hóa phi lương thực củanhững hộ gia đình có mức chi cho lương thực- thực phẩm tương đương ởngưỡng nghèo lương thực lựa chọn (ví dụ mức 2100 kcal/ngày)
Năm 2002, chi phí cho các mặt hàng phi lương thực- thực phẩm được tínhbằng cách lấy chi phí trung bình một người/năm của nhóm chi tiêu 2 sau khi đãđiều chỉnh theo chỉ số giá vùng Cụ thể:
- Thành thị: Chi phí trung bình 1 người/năm của nhóm chi tiêu 2 điềuchỉnh theo chỉ số giá vùng thành thị
Trang 27- Nông thôn: Chi phí trung bình 1 người/năm của nhóm chi tiêu 2 điềuchỉnh theo chỉ số giá vùng nông thôn.
- Miền núi: Chi phí trung bình 1 người/năm của nhóm chi tiêu 2 điềuchỉnh theo chỉ số giá vùng miền núi
Như vậy nhu cầu chi cho phi lương thực- thực phẩm của các hộ dân cư lànhu cầu thực tế, phản ánh mức sống thực tế, có khả năng thanh toán của nhómdân cư có mức tiêu thụ năng lượng 2100 Kcal/ngày/người Đó chính là khốilượng các mặt hàng và chi phí thực tế để thanh toán các nhu cầu của người dântrong nhóm 2
Trang 28Biểu 5: Chi tiêu các mặt hàng phi lương thực- thực phẩm nhóm 2,
năm 2002
n v : 1000 /ng i/n mĐơng thực, thực phẩm của Việt Nam cung cấp 2100 kcal/ngày ị: kg/năm) đ ười/năm ăm)Thành thị Nông thôn Nông thôn miền núi
Nguồn: TCTK Điều tra mức sống dân cư năm 2002
Trên đây là một số căn cứ để xác định chuẩn nghèo Dựa vào những căn cứ
đó mà xây dựng chuẩn nghèo mới phù hợp với sự phát triển của Việt Nam
3 Nội dung chuẩn nghèo mới
Do mức sống của người dân nói chung ngày càng tăng, cùng với dịnhhướng chung là từng bước tiếp cận với các nước trong khu vực về xóa đói giảmnghèo, nên chuẩn nghèo giai đoạn 2001- 2005 không còn phù hợp với giai đoạnmới Vì vậy, việc điều chỉnh chuẩn nghèo cho giai đoạn 2006- 2010, có tính đếncác yếu tố ảnh hưởng (trượt giá, tăng trưởng…), Thủ tướng chính phủ đã kíquyết định 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 ban hành tiêu chí chuẩn nghèo nhưsau:
- Đối với khu vực nông thôn, những hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng từ 200.000 đồng trở xuống.
Trang 29- Đối với khu vực thành thị, những hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng từ 260.000 đồng trở xuống.
Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn hoặc bằngchuẩn nghèo được xác định là hộ nghèo Theo chuẩn nghèo nêu trên, ước tínhvào cuối năm 2005 cả nước có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo; chiếm 22% số hộ toànquốc Vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là vùng Tây Bắc (42%) và Tây Nguyên(38%), thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (9%)
Ghi chú: Một số chuẩn nghèo áp dụng ở Việt Nam
33
14
35 23 38
9 18 22
Trang 30- Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15 kg/người/tháng.
- Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20 kg/người/tháng
Giai đoạn 1997- 2000 (công văn số 1751/LĐTBXH):
Hộ đói là hộ có mức thu nhập/người trong một tháng quy ra gạodưới 13 kg, tương đương 45 ngàn đồng (giá năm 1997) tính cho mọi vùng
Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập tùy theo từng vùng ở những mứctương ứng như sau:
- Vùng nông thôn miền núi hải đảo: dưới 15 kg/người/tháng(tương đương 35 ngàn đồng)
- Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20 kg/người/tháng(tương đương 70 ngàn đồng)
- Vùng thành thị: dưới 25 kg/người/tháng (tương đương 90 ngànđồng)
T ng s h nghèo to n qu c giai o n 1998-2000ổ lương thực, thực phẩm của Việt Nam cung cấp 2100 kcal/ngày ố hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo toàn quốc giai đoạn 1992-1998 ộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo toàn quốc giai đoạn 1992-1998 ày ố hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo toàn quốc giai đoạn 1992-1998 đ ạn 1992-1998
Trang 31Năm Số hộ nghèo(1000 hộ) Tỷ lệ hộ nghèo(%)
Giai đoạn 2001- 2005 (theo quyết định số 1143/2000/QĐ- LĐTBXH):
Nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng
Nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng
Thành thị: 150.000 đồng/người/tháng
Nguồn: văn phòng chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN&VL
Trang 32II THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO THEO TIÊU CHÍ MỚI
Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo lần đầu đượcchính phủ phê chuẩn vào năm 1998 Việc hình thành chương trình này là kết quảcủa một quá trình tác động qua lại nhiều năm giữa sáng kiến của các địaphương, mà khởi đầu là thành phố Hồ Chí Minh với hoạt động nghiên cứu vàtổng kết của cơ quan trung ương nhằm đưa ra các chính sách để đối phó mộtcách hữu hiệu với vấn đề đói nghèo đang ngày càng gia tăng vào đầu những năm
90 của thế kỉ trước
Bằng việc xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia, lần đầu tiên các nhiệm
vụ xóa đói giảm nghèo đã được đưa vào quá trình lập kế hoạch thường kì củachính phủ Các mục tiêu về xóa đói giảm nghèo được xác định một cách cụ thểvới các hoạt động và các nguồn lực được lập kế hoạch thực hiện như môt phầncủa kế hoạch phát triển của Chính quyền địa phương
Mặc dù còn một số hạn chế, song điều được nhiều người thừa nhận làchương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo đã nhanh chóng trở thànhmột nhân tố hạt nhân của hoạt động xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam và nhữngthành tựu của công cuộc xóa đói giảm nghèo là không thể tách khỏi vai trò quantrọng của chương trình này
1 Thực trạng đói nghèo theo chuẩn cũ (2001-2005)
Các nghiên cứu đánh giá gần đây đều khẳng định thành tựu của Việt Namtrong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo là một trong những câu chuyện thành côngnhất trong quá trình phát triển kinh tế Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong vòng 5năm từ 17,2% năm 2001 (2,8 triệu hộ) xuống còn 8,3% năm 2004 (1,44 triệu hộ)
và còn 7% năm 2005 (1,1 triệu hộ) Như vậy so với mục tiêu đặt ra cho giaiđoạn 2001- 2005 (giảm từ 17,2% năm 2001 xuống còn 10% năm 2005) thì kếtquả thực tế đã vượt so với mức chỉ tiêu đặt ra là 3%
Bộ mặt các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã có sự thay đổi đáng kể,nhất là về hạ tầng cơ sở phục vụ cho phát triển sản xuất hàng hóa Chất lượngcuộc sống người dân ở xã nghèo được nâng cao, nhất là nhóm hộ nghèo, đồngbào dân tộc miền núi và phụ nữ, cụ thể: Thu nhập bình quân đầu người của 20%nhóm nghèo nhất năm 2001 đạt 107.000 đồng/người/tháng và tăng khoảng 1,45
Trang 33lần vào năm 2005 Chi tiêu bình quân của 20% nhóm nghèo nhất năm 2001 là121.000 đồng/người/tháng và tăng khoảng 8- 9% trong giai đoạn 2002- 2005.Những kết quả đó đã tạo ra được sự đồng thuận cao trong xã hội.
Bên cạnh thước đo về tỷ lệ hộ nghèo, những thước đo về nghèo đói kháccũng đạt được những thành tựu đáng kể Báo cáo thực hiện mục tiêu thiên niên
kỉ của Việt Nam cho thấy mức tiến triển liên tục của chỉ số xã hội, từ số lượnghọc sinh đi học cho đến tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh Mặc dù ở một số vùng vàmột số nhóm dân cư có thành tựu cao hơn các nhóm khác, Việt Nam vẫn tiếp tụcgiảm được mức nghèo đói nhanh hơn những nước khác ở cùng mức độ pháttriển tương tự
Tốc độ giảm nghèo không đồng đều: Tuy tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, song
tốc độ giảm nghèo giữa các vùng không đều; Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung
Bộ có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất và vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam
Bộ có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất
Khu vực miền núi tỷ lệ hộ nghèo còn cao: Các vùng Tây Bắc, Bắc Trung
Bộ và Tây Nguyên tỷ lệ hộ nghèo còn cao gấp từ 1,7 đến 2 lần so với tỷ lệ hộnghèo chung của cả nước (biểu 6) Gần 90% hộ nghèo sống ở nông thôn, hộnghèo là hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn chiếm tỷ lệ khá cao ở một số tỉnh(Kon Tum 80%, Gia Lai 77% )
Kết quả xóa đói giảm nghèo chưa bền vững: Qua xem xét sự phân bố khu
vực về thu nhập của các hộ gia đình cho thấy một tỷ lệ khá lớn hộ gia đình nằmngay sát cận trên của chuẩn nghèo và nếu gặp thiên tai, rủi ro, sự thay đổi về cơchế chính sách và quá trình tác động của quá trình hội nhập thì khả năng táinghèo của nhóm này rất lớn
Tốc độ giảm nghèo của vùng dân tộc thiểu số chậm: Tuy khu vực miền
núi tỷ lệ giảm nghèo nhanh hơn khu vực đồng bằng, thành thị nhưng tỷ lệ nghèođói miền núi vẫn cao hơn nhiều
Mặc dù số lượng hộ nghèo dân tộc thiểu số đã giảm nhưng tỷ lệ trongtổng số hộ nghèo của cả nước từ năm 1992- 2004 có chiều hướng tăng lên, điều
Trang 34đó cho thấy tốc độ giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số chậm hơn tốc độchung của cả nước (Biểu 7) Nhóm dân tộc có tỷ lệ hộ nghèo còn cao là VânKiều chiếm 60,3%; Pakô 58,5% và H'mông 35% vào năm 2003
Biểu 6: Tỷ lệ hộ nghèo đói 2000- 2004 (theo chuẩn 2001- 2005)
nghèo năm
2000 (%)
Số hộ nghèo năm
2004 (hộ)
Tỷ lệ hộ nghèo năm
2004 (%)
Tốc độ giảm (%)
Nguồn: Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội
Biểu 7: Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo trong tổng số hộ nghèo (%)
Trang 352 Thực trạng đói nghèo theo chuẩn mới
2.1 Đặc điểm đói nghèo theo chuẩn mới
Khi chuẩn nghèo mới được chính thức áp dụng thì tỉ lệ nghèo đói trong cảnước tăng lên đáng kể (22%) gây lên nhiều ý kiến khác nhau Có địa phươngcho rằng, họ đã vất vả xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả mà khi chuẩn nghèomới được áp dụng thì số hộ vừa thoát nghèo lại trở về nghèo đói và tỷ lệ nghèođói lại tăng lên Điều này không có gì mâu thuẫn, chuẩn nghèo mới cao hơnchuẩn nghèo cũ phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế và chiến lược phát triểncủa Đất nước Sau hơn 20 năm đổi mới, thu nhập và mức sống của đại bộ phậnngười dân đã được cải thiện, do vậy mà đối tượng nghèo đói cũng thay đổi đáng
kể Trước đây nghèo đói chủ yếu là nghèo về lương thực, thực phẩm- nghèotuyệt đối (nhu cầu ăn no mặc ấm) thì nay do mức sống đã được nâng lên nên nhucầu phi lương thực, thực phẩm (nhà ở, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa, đilại…) cũng tăng thêm chính vì vậy mà đối tượng nghèo đói cũng đa dạng hơn.Chuẩn nghèo mới cao hơn chuẩn nghèo cũ tạo điều kiện cho các hộ nghèo đượctiếp tục hưởng lợi từ những chính sách xóa đói giảm nghèo mà nâng cao mứcsống lên ngang bằng mặt bằng chung của xã hội
Đối tượng nghèo đói theo chuẩn mới có những đặc điểm rất đa dạng thểhiện như sau:
- Tình trạng thiếu ăn từ 1- 2 tháng trong năm, chủ yếu tập trung ởđồng bào dân tộc thiểu số, vùng lũ lụt hạn hán, ước tính mỗi năm có trên 1 triệulượt người thiếu ăn (200- 220.000 lượt hộ), chiếm khoảng 5% theo chuẩn nghèomới và 1,2% số hộ toàn quốc;
- Sống trong những ngôi nhà tạm bợ còn khoảng 500.000 hộ; tài sản
đồ dùng lâu bền không có hoặc có nhưng giá trị rất thấp, tài sản chỉ từ 1- 2 triệuđồng (vùng Tây Nguyên và vùng núi cao);
- Không có điện để sử dụng trong sinh hoạt (21%) và phải dùngnguồn nước tự nhiên sông, suối, hồ ao (18,2%);
- Thiếu đất hoặc không có đất sản xuất ngày càng tăng do ảnh hưởng
từ quá trình đô thị hóa;