Chính sách dạy nghề hướng dẫn cách làm ăn

Một phần của tài liệu Thực trạng đói nghèo và hướng tác động của chính sách tới xóa đói giảm nghèo theo tiêu chí mới ở Việt Nam (Trang 60)

II. CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG CỤ THỂ

5.Chính sách dạy nghề hướng dẫn cách làm ăn

Mục đích:

Trợ giúp người nghèo có được tay nghề cần thiết để tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập thông qua các khóa đào tạo dạy nghề ngắn hạn để họ tìm được việc làm tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ; đi lao động xuất khẩu hoặc tự tạo việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững.

Đối tượng phạm vi:

- Người nghèo đặc biệt là thanh niên nghèo, người nghèo ở vùng đông dân cư, thiếu đất sản xuất, những nơi chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang phát triển công nghiệp và đô thị hóa. Người mới thoát nghèo cũng được tham gia dự án này trong vòng 2 năm.

- Dự án thực hiện trên phạm vi cả nước, ưu tiên tập trung vào một số khu vực có khả năng tạo việc làm ở các nông- lâm trường, các doanh nghiệp, các khu kinh tế quốc phòng và xuất khẩu lao động.

- Gắn đào tạo nghề với tạo việc làm và cung cấp tín dụng, người học nghề được giúp giới thiệu việc làm miễn phí.

- Hỗ trợ các trung tâm dạy nghề cấp huyện, trang thiết bị dạy nghề phù hợp.

Cơ chế thực hiện:

- Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội xây dựng kế hoạch dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho người nghèo trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức hướng dẫn thực hiện.

- Nhà nước trực tiếp chi trả phí dạy nghề, giới thiệu việc làm cho người nghèo hoặc trả thay cho người nghèo đối với cơ sở dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm.

- Để đảm bảo hiệu quả của đào tạo nghề, người học phải đóng góp 10% kinh phí học nghề, trường hợp người học nghề là dân tộc thiểu số nghèo, được miễn 100% học phí.

- Đối với doanh nghiệp tổ chức dạy nghề và tiếp nhận người nghèo vào làm việc ổn định 2 năm trở lên thì được trợ giúp một khoản kinh phí bằng mức trợ giúp của Nhà nước cho người nghèo học nghề.

Kết quả dự kiến:

Đến năm 2010, khoảng 1,5 triệu người nghèo được hỗ trợ học nghề và tạo việc làm tại chỗ, việc làm trong doanh nghiệp, các hợp tác xã, các nông lâm trường, khu kinh tế quốc phòng và lao động ở nước ngoài.

Nhu cầu vốn và nguồn vốn:

Nhu cầu vốn là 3000 tỷ đồng, trong đó TW hỗ trợ 2500 tỷ đồng, ngân sách địa phương 350 tỷ đồng, huy động tổng cộng 150 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Thực trạng đói nghèo và hướng tác động của chính sách tới xóa đói giảm nghèo theo tiêu chí mới ở Việt Nam (Trang 60)