Chuẩn nghèo mới được tính cho hai khu vực là thành thị và nông thôn (nông thôn tính chung) tuy có làm cho tỷ lệ nghèo đói tăng cao nhưng lại tạo điều kiện cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo bền vững. Tạo điều kiện cho những hộ nông thôn miền núi, vùng sâu vùng xa tiếp tục được hưởng sự ưu đãi của chính sách trong phát triển kinh tế.
Trong quá trình thực hiện chính sách mới không tránh khỏi gặp những khó khăn trong áp dụng. Tôi xin đề xuất một số kiến nghị để việc thực hiện chính sách được tốt hơn và giúp cho người dân cho nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về sự nghiệp xóa đói giảm nghèo.
Thứ nhất: Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về xóa đói giảm nghèo.
Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức và người dân về vượt nghèo vươn lên làm giàu.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo.
Tăng cương các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thiết lập kênh thông tin hai chiều về thực hiện chương trình giảm nghèo từ cơ sở đến cấp trung ương và ngược lại.
Thiết lập mạng lưới tổ chức xã hội tự nguyện của chính người nghèo như nhóm tiết kiệm - tín dụng, nhóm tương trợ vượt nghèo, nhóm giúp nhau làm kinh tế…
Mở rộng và vận động tuyên truyền mọi tầng lớp dân cư, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp tham gia vào cuộc vận động " Ngày vì người nghèo" một các có hệ thống và hiệu qủa hơn.
Thứ hai: Tăng cường sự tham gia của người dân trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Người dân được tham gia vào mọi hoạt động của chương trình và phải được giám sát đánh giá quá trình thực hiện chính sách ở cấp cơ sở… Thông tin đến người dân đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm
nghèo, tổ chức cho dân tham gia các hoạt động, bảo đảm tính công khai dân chủ và minh bạch. Từ đó thu hút được sự chú ý và tham gia của người dân đến công cuộc xóa đói giảm nghèo để từ đó mà việc thực hiện chính sách được công bằng và đúng đối tượng.
Thứ ba: Khuyến khích hộ, xã thoát nghèo; khuyến khích doanh nghiệp dạy nghề, tạo việc làm ổn định cho người nghèo.
Đối với những hộ mới thoát nghèo tiếp tục cho hưởng chính sách trợ giúp về tín dụng, khuyến nông- lâm- ngư, y tế, giáo dục, dạy nghề trong một thời gian sau khi thoát nghèo tạo điều kiện cho họ thoát nghèo bền vững.
Đối với doanh nghiệp tổ chức dạy nghề và tiếp nhận người nghèo vào làm việc ổn định thì phải có chính sách ưu đãi như: được trợ giúp một khoản kinh phí như khoản trợ giúp ảu Nhà nước cho người nghèo học nghề, tạo điều kiện về tiêu thụ sản phẩm của người nghèo, được hưởng ưu đãi về thuế… để khuyến khích các doanh nghiệp tích cực tham gia vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Thứ tư: Tăng cường sự phân cấp quản lí.
Có sự phân cấp quản lí rõ ràng để chính sách được thực hiện một cách chính xác và đầy đủ, đúng đối tượng và có hiệu quả.
Cấp trung ương: Xây dựng cơ chế, chính sách, tiêu chí kế hoạch quốc gia; phân bổ nguồn lực một các hợp lí đúng đối tựợng. Tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện các chính sách ban hành.
Cấp tỉnh, huyện: lập kế hoạch giảm nghèo cụ thể ở địa phương tránh sai và bỏ sót đối tượng. Huy đồng và bổ sung nguồn lực cho cấp xã; hướng dẫn và giám sát thực hiện ở cấp xã, điều tra và báo cáo với Nhà nước về tỷ lệ hộ nghèo để Nhà nước kịp thời có những thay đổi về chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Cấp xã: Xác định hộ nghèo một cách khách quan và chính xác để chính sách tác động đúng đối tương thụ hưởng từ chính sách; huy động nguồn lực tại chỗ, tổ chức thực hiệ các chính sách và dự án trên địa bàn địa phương.
Thứ năm: Luôn có sự theo dõi, đánh giá việc thực hiện chính sách để kịp thời có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế thực hiện.