Báo in là loại phương tiện truyền thông ra đời từ rất sớm, một loại hình tuyên truyền của Đảng và chính quyền các cấp. Cũng như bao loại hình phương tiện truyền thông khác, đối tượng mà báo in hướng tới cũng chính là công chúng. Tuy nhiên, thời đại ngày nay khi các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng đa dạng, người dân sẽ có những cách nắm bắt thông tin khác với trước đây rất nhiều.
Kết quả nghiên cứu của Th.s Nguyễn Đức Hữu khi tiến hành làm khóa luận thạc sĩ của mình “Thực trạng tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng của
người dân vùng Tây Bắc” đã nói lên những thực tế phần nào về tiếp cận báo in
trong công chúng vùng Tây Bắc. Kết quả thu được qua nghiên cứu thì có đến 51,8% số người không đọc báo hoặc chưa đọc báo bao giờ, chỉ 10% thường xuyên tiếp cận loại hình phương tiện này, một con số khiêm tốn. Khi khảo sát về việc thường làm nhất trong lúc rảnh rỗi của người dân có đến 48,0% họ xem truyền hình, đứng thứ 2 là 15,8% không làm gì, đọc sách, báo con số chỉ 8,7% gần xếp cuối cùng trong các hoạt động.
Tại địa bàn nghiên cứu thì Tây Bắc là khu vực đồi núi, thuộc vùng sâu vùng xa trong cả nước. Vì vậy tiếp cận báo chí bị hạn chế do nhiều nguyên nhân. Do trình độ dân trí thấp, chất lượng cuộc sống chưa được đảm bảo nên người dân không có điều kiện để mua báo và cũng không có thời gian quan tâm đến báo chí . Báo chí là loại phương tiện không phải ai cũng có thể xem là hiểu được,việc tiếp cận báo chí chỉ thông qua thị giác, cơ quan quan trọng nhất của con người phải là người có nhận thức ở trình độ nhất định thì mới có thể tiếp cận và hiểu được loại phương tiện truyền thông này. Điều này cũng phần nào gây cản trở cho việc tiếp cận báo chí. Do có nhiều dân tộc ít người nhưng hiện chưa có báo viết bằng ngôn ngữ tiếng dân tộc.
Trong bài viết của Th.s Nguyễn Thị Tố Quyên: “Tiếp cận và đánh giá báo
in của người dân vùng Tây Bắc” (Khảo sát tại hai tỉnh Yên Bái – Lào Cai) cũng
đưa ra một số những nhận xét gần như trùng khớp với nghiên cứu của Tác giả Nguyễn Đức Hữu. Việc đọc báo của người dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phần
lớn là công việc, vị thế, nơi làm việc…khảo sát 600 hộ gia đình, trong đó 319 hộ gia đình kinh tế ở mức trung bình, 98 hộ gia đình nghèo và chỉ có 11 hộ gia đình giàu. Bài viết cũng cho biết trong số 600 người được hỏi chỉ có 348 người biết đọc, biết viết tiếng việt mà hiện nay chưa có báo in bằng các tiếng dân tộc, đặc biệt hơn nửa số người không đọc báo với lý do không biết đọc (78 người); không có báo để đọc (72 người); không có thời gian (71 người); không thích (45 người)…Những con số rất cụ thể đã đánh giá rất rõ thực tế của việc tiếp cận loại hình phương tiện báo chí. Nó bao gồm cả lý do khách quan và chủ quan dẫn tới hạn chế trong việc tiếp cận báo của người dân. Kinh tế gia đình là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp cận báo chí của người dân tại địa bàn này, người dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc chi trả sinh hoạt cho cuộc sống, vì vậy việc tiếp cận loại hình phương tiện này cũng ảnh bị ảnh hưởng. Một lọai phương tiện truyền thông kén đọc giả, đòi hỏi đọc giả phải có một trình độ nhất định. Đặc biệt đây là khu vực dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, trình độ dân trí tương đối thấp, điều này là một hạn chế rất lớn đến việc tiếp cận báo chí của người dân. Cũng trong bài viết này, kết quả nghiên cứu còn cho thấy trong tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng người dân Tây Bắc tiếp cận thì báo in là loại hình phương tiện người dân tiếp cận thấp nhất, kể cả ngày thường (1,2h) và ngày cuối tuần (1h) .
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hữu (đã trích) cũng đưa ra thời gian đọc báo của người dân tại địa bàn nghiên cứu, người dân cũng có xu hướng đọc báo ngày cuối tuần ít hơn ngày trong tuần. Từ thứ 2 đến thứ 6. Đọc 1h/ ngày trở xuống.Càng về cuối tuần xu hướng đọc báo càng giảm đi.
Nghiên cứu của chúng tôi tại địa bàn Xã Tây Tựu, Huyện Từ Liêm, Hà Nội (đã trích) thông tin thu được khi hỏi người dân có đọc báo hay không thì tỷ lệ người dân sử dụng loại hình phương tiện truyền thông này có nhiều hơn so với ở vùng Tây Bắc,28 người trong số 35 người tiếp cận loại hình báo chí, chiểm tỷ lệ 80 %. Những tờ báo người dân thường xem chủ yếu là không được cấp phát miễn phí. Họ tự phải chi phí cho loại hình này, vì vậy những tờ báo họ đọc có phần
phong phú hơn. Người dân ở đây chủ yếu đọc những tờ báo “Nông thôn này nay, dân trí, an ninh thủ đô, an ninh thế giới…” đây là tên những tờ báo bán chạy nhất cả nước, những tờ báo mang nguồn thông tin cập nhật và được người dân rất tin tưởng.
“Báo in thì mẹ em đăng ký đặt mua của báo phụ nữ thì hàng tuần thì mình có đọc báo đấy thôi”- (pvs, Nữ, Xóm Đình, Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội). hay một
người dân khác cũng cho biết:
“ Mình chỉ đọc báo an ninh thôi, ngoài ra không đọc báo gì hết” – pvs, Nam, Đội 5, Thôn 2, Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội).
Một loại hình truyền thông tưởng chừng sẽ rất mới mẻ với người dân vùng cao, đó là internet, nhưng người dân tiếp cận internet vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn cả đọc báo, con số tuy chênh lệch không nhiều, tiếp cận internet ngày thường (1,3h), ngày nghỉ (1,5 h). Nhung phần nào phản ánh được thực trạng người dân tiếp cận thông tin báo chí đang dần có xu hướng giảm. Tuy nhiên qua khảo sát 289 người biết đọc có đến 107 người sống ở khu vực đô thị, còn lại 37 người nông thôn, điều này cho thấy người dân nông thôn tiếp cận báo chí rất hạn chế, một phần là do họ không biết đọc, không có thời gian để đọc, nhưng còn yếu tố khác đó là họ không có báo để đọc.
Trong số những người đọc báo, nhóm đọc giả có xu hướng giảm thời lượng đọc báo vào hai ngày cuối tuần 36,3% (thứ 2 đến thứ 6) xuống còn 24,8%.
Nguồn cung cấp báo cho người dân đọc 33,8% là báo được cấp miễn phí trong khi chỉ 23,5% là đọc giả tự mua. Vì vậy đọc báo tại nơi công sở chiếm tỷ lệ khá cao (21,8%). Trong nghiên cứu tác giả còn cho thấy tiếp cận báo chí có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi. Nhóm trên 50 tuổi là nhóm tiếp cận báo chí với tỷ lệ cao nhất, xếp thứ 2 là nhóm có độ tuổi từ 31 -dưới 50, và nhóm cuối cùng là nhóm dưới 30 tuổi, xét trình độ học vấn, số báo đến tay người đọc chủ yếu là được cấp miễn phí do cơ quan đặt mua.
Chính vì vậy lượng đọc giả của báo chí hết sức hạn chế so với mặt bằng chung của cả nước và so với chính người dân nơi đây. Trong nghiên cứu, tác giả
cũng chỉ rõ nhóm có trình độ học vấn cao đẳng, đại học chính là nhóm có tỷ lệ đọc báo cao hơn cả so với các nhóm khác.
Bài viết “Nghiên cứu hoạt động truyền thông đại chúng và tác động của nó
đến nhu cầu công chúng hiện nay” của Ts.Lưu Hồng Minh được trích trong cuốn: “Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhà xuất bản Dân trí năm 2002” cho thấy báo chí là phương tiện được người dân Đồng Bằng Sông Cửu
Long sử dụng nhiều thứ 2 (29,8%) sau tivi, truyền hình. Trong các tờ báo, báo Công An thành phố Hồ Chí Minh, và báo tuổi trẻ đứng vị trí đầu tiên với người yêu thích gần tương đương nhau. Đây là điều rễ hiểu vì hai tờ báo đó có số lượng khách đông nhất cả nước, nội dung hấp dẫn, phong phú, thu hút được được độc giả ở mọi thành phần, giới tính, lứa tuổi. So sánh mức độ tiếp cận thông tin từ báo chí của
Độc giả hai vùng Tây Bắc và Đồng Bằng Sông Cửu Long ta có thể thấy người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long có nhiều thuận lợi hơn. Với những thuận lợi về giao thông, có tới 65,8% người được hỏi cho biết họ được đọc các tờ báo ngày đúng ngày, chỉ 8,7% số người dân đọc báo chậm đến 3 ngày. Nơi Tây Bắc núi non hiểm trở, nên chỉ 40,8% người dân đọc báo được đúng ngày, 12,8% người dân đọc báo chậm trên 6 ngày.
Nghiên cứu còn chỉ ra 3/4 số người (72,5%) ở ĐBSCL đọc báo tại nhà riêng, có 19,5% số người Tây Bắc đọc báo tại nhà, đây là nhóm cán bộ, được cấp phát báo miễn phí.
Qua một số nghiên cứu ta thấy thực trạng tiếp cận thông tin của người dân qua phương tiện truyền thông báo in đang và sẽ nhanh chóng đánh mất vị thế của mình trong lòng công chúng, nếu không phát huy hết ưu thế của mình thì không mấy chốc, các phương tiện khác, tuy ra đời muộn hơn nhưng sẽ sớm thay thế loại hình truyền thông này.