Sự ra đời của internet đánh dấu một bước ngoặt lớn về sự bùng nổ thông tin, là một phương tiện có nhiều tính năng mà các loại phương tiện truyền thông khác
không có được đó là tính chất đa phương tiện. Nó có thể làm việc với tất cả âm thanh, hình ảnh và cả văn bản. Nó cung cấp khối lượng thông tin khổng lồ, cập nhật nhất, hiệu quả nhất.
Bài viết của Ths. Phạm Hương Trà: “ Vài nét về thực trạng tiếp cận internet của người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long” (Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp) được trích trong cuốn Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa do nhà xuất bản Dân Trí phát hành. Tiến hành năm 2008, nghiên cứu tại 4 thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp. Qua nghiên cứu cho thấy có đến 64% số người trả lời đã từng nghe đến internet, những người chưa nghe đến chủ yếu ở nông thôn. Con số cụ thể là có đến 153/200 trường hợp chiếm 76,5% người dân ở đô thị và 165/300 trường hợp chiếm 55% người dân ở nông thôn có nghe nói về internet. Trong tổng số 318 người trả lời có nghe nói đến internet thì có tới 253 trường hợp (79,6%) cho biết có dịch vụ internet tại địa phương. Trong tổng 318 người có nghe nói tới dịch vụ này có chưa tới ¼ số người đã từng sử dụng loại phương tiện này, đây là con số rất ít, điều đó chứng tỏ internet còn rất lạ lẫm với người dân ở đây mặc dù đội ngũ cán bộ, sinh viên là nhóm tiếp cận internet rễ ràng hơn các nhóm đối tượng khác.
“Nói chung internet thì vùng nông thôn mới có nay thôi, khoảng chừng
tháng rưỡi. Phương tiện đó cũng chưa có đại trà lắm, cũng ít sử dụng mà giời vô thì cũng chưa chắc biết dùng”
(Thảo luận nhóm, xã Phú Điền, Huyện Tháp Mười).
Bài viết còn cho biết mục đích sử dụng của loại hình phương tiện này, có 38/59 trường hợp được hỏi đều trả lời họ sử dụng phương tiện để tìm kiếm thông tin, 11,9% trường hợp dùng để viết thư điện tử và chơi điện tử. Đặc biệt hơn người dân cũng biết được tầm quan trọng của loại hình phương tiện này, kết quả nghiên cứu đưa ra con số chỉ có 5,1% số người trả lời cho rằng internet không hữu ích. Nghiên cứu còn cho biết sử dụng internet cũng có sự phân biệt giữa 2 giới, và kết quả là Nam giới (33,5%) thích sử dụng internet hơn nữ giới (23,8%). Điều này có thể hiểu rằng do nam giới có nhiều thời gian rảnh rỗi để tìm hiểu sâu hơn về loại
hình phương tiện này. Đối với nhóm nghề nghiệp thì có đến 71,2% số người không thích sử dụng internet, những người đó chủ yếu là nhóm người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, buôn bán, hưu trí..họ đều không có nhu cầu sử dụng loại hình phương tiện này.
Một bài viết khác của Cử Nhân xã hội học Phạm Thị Vân: “ Thực trạng và
nhu cầu tiếp cận internet của người dân vùng Tây Bắc” (Khảo sát tại 2 tỉnh Lào
Cai và Yên Bái). Kết quả nghiên cứu cho thấy cho thấy tại thời điểm nghiên cứu (năm 2009) thì tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ này vẫn còn rất khiêm tốn, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nôi, Thành phố HCM. Tuy nhiên qua hoạt động của các dịch vụ internet tại các đại lý thì người dân cũng đã nghe nói đến internet.
Trong tổng 600 mẫu nghiên cứu, có đến hơn một nửa (51,7%) số người được hỏi trả lời đã nghe nói đến internet. Kết quả nghiên cứu cũng tương tự với nghiên cứu trên của tác giả Phạm Hương Trà. Những người nghe nói đến loại hình dịch vụ này chủ yếu là người dân đô thị, con số cụ thể là 81,0% và 37%. Tiến hành nghiên cứu tại 2 tỉnh cụ thể bao gồm 4 xã, 2 phường, trong đó 2 phường tỷ lệ người dân biết về internet chiếm chủ yếu 79,0% và 83,0%. Nghiên cứu còn cho thấy có một khoảng cách rất xa về việc tiếp cận loại phương tiện này giữa người dân tộc kinh và người dân tộc thiểu số khác. Có đến 95,0% người dân sống ở đô thị là người kinh, trong khi ở các xã thì tập trung chủ yếu là người dân tộc. Kết quả nghiên cứu cho biết ở nhóm người không đi học, tỷ lệ biết về internet rất ít, chỉ 11,5% đã từng nghe đến internet, ngược lại đối với nhóm có trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ tiếp cận loại phương tiện này càng nhiều. Ở cấp trung học cơ sở 51,7%, cấp trung học phổ thông 77,8% và lên đến cấp cao nhất cao đẳng đại học trở lên con số ấy lên đến 90,4%. Nghiên cứu cũng cho biết về khía cạnh nghề nghiệp cũng có sự khác biệt với việc sử dụng internet. Nhóm cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên là 2 trong 3 nhóm nghề có tỷ lệ nghe về internet nhiều nhất với con số 87,6%, và 73,3%. Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu trong số những người đã nghe nói về internet, chỉ 11,5% tỷ lệ đã từng sử dụng internet.
Với chính sách khuyến khích internet về nông thôn, tuy nhiên ở nông thôn, loại hình dịch vụ này vẫn vắng bóng. Trong 6 xã, phường nghiên cứu, tỷ lệ người dân đã từng sử dụng loại hình dịch vụ này tại 2 phường (38% ở phường Kim Tân, và ở Đồng Tâm là 17,0%) chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với 4 xã còn lại. Trong 4 xã, có xã còn chưa có một người nào tiếp cận đến loại hình dịch vụ này.
Sự tiếp cận internet cũng được phân loại rõ theo nhóm tuổi, tuy nhiên có sự khác biệt hơn so với tiếp cận báo in. Nhóm người có độ tuổi trên 50 trở lên lại là nhóm có tỷ lệ tiếp cận internet thấp nhất (3,1%) và nhóm cao nhất là lứa tuổi thanh, thiếu niên (23,8%). Đứng thứ 2 là nhóm tuổi từ 31 – 50 tuổi (8%). Tất cả những người đã từng sử dụng dịch vụ này thì mục đích chính của họ chủ yếu là tìm thông tin (71%) và trong số này thì mục đích tìm thông tin chủ yếu nhóm sinh viên và nhóm phổ thông trung học.
Khi được hỏi về chi phí cho việc sử dụng internet thì tong số 69 người sử dụng internet thì có 26 người (chiếm 37,7%) được sử dụng miễn phí, số người này lại rơi vào 2 địa bàn đô thị và những người được sử dụng dịch vụ miễn phí là cán bộ, viên chức có 25 người (59,5%) còn lại những người ở nông thôn họ sử dụng phải trả tiền cho dịch vụ này.
Trong nghiên cứu của Ts. Lưu Hồng Minh (đã trích) tác giả cũng nêu lên một số thực trạng sử dụng internet tại tỉnh Đồng Tháp. Nghiên cứu cho thấy so với khu vực miền trong thì khu vực này tỷ lệ người sử dụng còn rất hạn chế, họ còn phải lo cho cuộc sống, luôn bận bịu mưu sinh. Điều ấy được thể hiện qua con số 76,5% người dân ở đô thị đã biết về internet trong khi chỉ 55% người dân nông thôn nghe nói về loại hình này. Trong tổng số người biết về interne chỉ khoảng ¼ số người đã từng tiếp cận và sử dụng, nhóm này cũng chủ yếu là công nhân viên chức, cán bộ, học sinh, sinh viên, hoặc những người sử dụng internet để phục vụ công việc.
66,4% là con số người dân lựa chọn vào mạng với mục đích đọc báo, tìm kiếm thông tin, trongkhi những mục đích khác như chat, gửi thư thì tỷ lệ thấp hơn.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Hữu (đã trích) cũng cho thấy 51,7% số người được hỏi đã từng nghe nói đến internet, tuy nhiên con số này tập trung tại những điểm đông dân cư, còn lại những khu vực dân cư thưa thớt thì hầu như chưa hề nghe đến tên loại hình phương tiện truyền thông này. Trong địa bàn nghiên cứu có đến 88,5% số người được hỏi không biết đến internet, 11,5% số còn lại thì 30% sử dụng với mục đích tìm kiếm thông tin, hình thức sử dụng internet với mục đích: Chat, email, game tỷ chênh lệch nhau không đáng kể.
Nghiên cứu của tác giả cũng đưa ra nhận xét tương tự như những nghiên cứu ở trên. Những người có trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ biết đến và sử dụng phương tiện truyền thông internet càng lớn. Với nhóm học vấn ở tiểu học, trung học cơ sở mức độ truy cập internet chỉ dưới 10% mặc dù thời lượng dưới 1h/ngày. Nhưng tỷ lệ này tăng lên đến 60% đối với nhóm có trình độ học vấn cao đẳng trở lên( trang 71- Trần Đức Hữu).
Kết quả nghiên cứu địa bàn Xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội (đã trích) cho thấy. Chúng tôi đã tìm hiểu và được biết người dân ở đây hầu như 100% số các trường hợp được hỏi đều đã nghe nói đến loại phương tiện mới mẻ này, tuy nhiên hầu hết họ cũng cho rằng mình không có nhu cầu để tiếp cận loại hình phương tiện truyền thông này. Trong 35 trường hợp được hỏi thì chỉ có 11 trường hợp đã từng tiếp cận với loại phương tiện này, chiếm 31,4% tỷ lệ mẫu, trên thực tế, đây là địa bàn ngoại thành Hà Nội, chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây cũng tương đối cao, nhưng tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện này lại không nhiều. Khi đi sâu tìm hiểu nguyên nhân tại sao người dân không dung loại hình phương tiện này, mặc dù có những gia đình có máy vi tính, nhưng họ không có mong muốn tìm hiểu sâu. Người dân cho biết:
“Internet thì chỉ có các cháu đi học thì gia đình mua cho sử dụng thôi, chứ
còn chúng tôi và lớp người trung niên thì ít sử dụng, ở nông thôn thì ít internet. Chịu khó tìm hiểu thì có nhiều cái lợi đấy, nhưng vì điều kiện kinh tế không cho phép, điều kiện thời gian không cho phép, trình độ dân trí cũng không cho phép
nữa. Muốn thì muốn nhưng mà lớp trẻ nó tiếp cận thì được nhanh nhạy hơn, có tuổi rồi thì nó hạn chế”.