Một người dân khác cho biết:
“Mình nói thẳng là cái trình độ của mình bây giờ đây thì không ấy được cái ý”.
(Pvs, Nữ, buôn bán, Đội 7, Thôn 2, Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội)
Chỉ một số lượng rất ít trong nhóm đối tượng được hỏi họ tiếp cận phương tiện này hàng ngày, và họ là những người có trình độ học vấn tốt nghiệp cao đẳng, đại học.
Qua khảo sát một số địa bàn các tỉnh vùng nông thôn trên cả nước ta thấy một nhận xét chung nhất chỉ xét riêng định lượng, tổng số người sử dụng internet ở Việt Nam hiện nay chưa tương xứng với tính hiện đại của công nghệ thông tin. Càng về những khu vực vùng sâu vùng xa, loại hình phương tiện này càng trở nên xa lạ với người dân. Điều này cho thấy người dân ở những vùng nông thôn có thể chưa biết đến loại hình phương tiện này hoặc do họ chưa nhận thấy được tầm quan trọng của internet trong công việc cũng như trong đời sống sinh hoạt.
2. Thực Trạng tiếp cận thông tin trên truyền hình của người dân nông thôn thôn
Truyền hình là phương tiện phổ biến và hữu ích trong xã hội hiện đại. Ngày nay nó trở thành loại phương tiện không thể thiếu trong đời sống, giải trí, văn hóa, tinh thần của đại bộ phận người dân. Bài viết “Nghiên cứu hoạt động truyền thông
đại chúng và tác động của nó đến nhu cầu công chúng hiện nay” được trích trong
cuốn: “Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa,nhà xuất bản Dân trí
năm 2002”của Ts.Lưu Hồng Minh. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ti vi đã trở thành phương tiện truyền thông quen thuộc trong đời sống của họ. 93% hộ gia đình được hỏi tại Đồng Tháp có ti vi và vùng Tây Bắc thì con số ấy ít hơn không đáng kể (79,2%). Trong đó phần lớn 84% là có tivi từ năm 2005 trở về trước, tỷ lệ hộ có ti vi ngày càng tăng vào năm 2000 số hộ có tivi chỉ đạt 50%.
Trong nghiên cứu tổng 6 xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai và Yên Bái, khóa luận Th.s xã hội học của tác giả Nguyễn Đức Hữu: “Thực trạng tiếp cận các phương
tiện thông tin đại chúng của người dân vùng Tây Bắc” đã đưa ra một con số tương
tự như nghiên cứu trên. Số lượng các hộ có máy thu hình là 79,2% và chỉ 20,8% số hộ còn lại là không đủ điều kiện để mua sắm phương tiện nghe nhìn.
Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Tô Phương Oanh, sinh viên lớp xã hội học khóa 22- HVBC & TT khi nghiên cứu “ Thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận truyền hình của người dân vùng Tây Bắc (khảo sát tại 2 tỉnh Lào Cai – Yên Bái) đã mô tả được thực trạng của việc tiếp cận truyền hình của người dân 2 tỉnh. Qua điều tra 600 hộ gia đình thuộc địa bàn 2 tỉnh cho thấy. Khi đời sống của người dân ngày một được cải thiện, truyền hình đã trở thành người bạn thân thiết trong các gia đình người dân nơi đây. 600 hộ gia đình được hỏi ở 2 tỉnh thì có đến 123 hộ gia đình không có ti vi chiếm 20,5%, nghĩa là có đến 75,5% số hộ gia đình còn lại là có ti vi. Đây là một khu vực có nhiều vùng lõm, vì vậy muốn xem được truyền hình, người dân phải sử dụng chảo. Tuy nhiên vì truyền hình trở thành phương tiện rất quan trọng trong đời sống người dân nơi đây, nên kết quả khảo sát đã cho thấy tỷ lệ hộ gia đình dùng chảo là rất nhiều (50%).
- Mức độ sử dụng thời gian rảnh rỗi của người dân nông thôn.
Từ khi truyền hình xuất hiện và trở thành phương tiện không thể thiếu trong đời sống mỗi hộ dân nơi đây, vì vậy, cơ cấu thời gian rảnh rỗi của người dân cũng chịu nhiều sự tác động của truyền hình. Khi được hỏi về việc giành thời gian làm gì lúc rảnh rỗi thì hầu như câu trả lời của họ đều là giành để xem truyền hình. Chiếm tỷ lệ cao nhất so với các hoạt động khác (48%) trong khi chơi thể thao (32,2%), nghe nhạc (35,4%) và một số các hoạt động khác thì không đáng kể (tác
giả Tô Phương Oanh – đã trích). Con số ấy trong bài viết của Tác giả TS.Lưu
Hồng Minh (đã trích) việc dành thời gian xem truyền hình chiếm vị trí hàng đầu (70,8%); sau đó là dành thời gian nói chuyện với các thành viên trong gia đình (25,8%) và thứ 3 là khoảng thời gian đó để nghỉ ngơi thuần túy chiếm tới (29,6%).
Nghiên cứu của chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu: “Nhu cầu tiếp cận kiến
thức nông nghiệp trên truyền hình của người dân nông thôn”, tiến hành tại xã Tây
việc đã ảnh hưởng rất lớn đến cách thức sử dụng thời gian rảnh rỗi của người dân. Cả ngày họ chỉ quanh quẩn, xấp mải bên những luống hoa ngoài đồng, trưa về vội vàng ăn cơm, bó hoa và chiều lại ra đồng, tối lại bó hoa đến đêm khuya thì mới được nghỉ ngơi, 4h dậy lần mò đi chợ bán hoa, những kỳ lễ, ngày rằm thì công việc càng trở nên vội vàng hơn, 3h sáng họ phải dậy chuẩn bị hàng đi chợ, vì vậy thời gian rảnh rỗi của họ rất khó xác định, chỉ tận dụng lúc nghỉ trưa, nghỉ tối.
“Buổi sáng tôi dậy từ 5h, dọn dẹp trong nhà đến 5h30 là tôi đi chợ, 6h tôi về nhà là ra vườn luôn. Tôi ra vườn đến 11h, rồi về trông đỡ cháu cho con nó cơm nước, Trưa nhà tôi nghỉ được mỗi tiếng rưỡi xem chương trình buổi trưa thôi”.
(TLN, Nữ, Xóm 1, xã Tây Tựu, Huyện Từ Liêm, Hà Nội). Một người dân khác cho biết:
“Tôi cũng thường dậy lúc 5h, khi đài xã nói thì dậy dọn dẹp, ăn cơm. 8h đi công tác đến 11h, khoảng 12h vừa ăn cơm vừa xem vô tuyến. Khoảng 1h, nói chung chỉ thích xem thời sự là nhất thôi, tôi cũng bận, tối đến ăn cơm xong cũng khoảng 7 – 8h mới có điều kiện xem vô tuyến được coi như đến khoảng 10h. thường thường là như thế. Nói chung ở xã đây là rất hiếm thời gian, dân thì đi làm liên tục suốt từ sáng đến trưa, trưa giặt mới về tranh thủ 1 rưỡi – 2h đã đi làm rồi, cho nên thời gian xem vô tuyến ở xã này nó cũng ít, chứ không như một số xã nông nhàn thì có nhiều thời gian xem”. (TLN, Nam, cán bộ, Thôn Trung, Xã Tây Tựu,
Từ Liêm, Hà Nội).
Qua thông tin thu được ta nhận thấy người dân tại địa bàn này rất bận rộn, thời gian rảnh rỗi của họ, quãng thời gian ngắn ngủi tận dụng lúc nghỉ trưa cho việc xem truyền hình, chỉ rất ít số người sử dụng thời gian đó truy cập internet (3 người) chiếm 8,5%, nghe đài (2 người) chiếm 5,7% và đọc báo (1 người) chiếm 2,85%, những con số này không đáng kể. Tuy nhiên khi thời gian buổi trưa nghỉ ngơi thì hầu hết tất cả mọi người đều giành để xem truyền hình (32 người) chiếm 91,4%.
Qua bài viết của Ths. Nguyễn Thị Tuyết Minh: “Tiếp cận Truyền hình của
Yên Bái và Lào Cai trích trong cuốn .“Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn
cầu hóa”. Trong bài viết này tác giả cũng đi sâu tìm hiểu thói quen sử dụng thời
gian rảnh rỗi của người dân khu vực Tây Bắc. Trong tổng số mẫu nghiên cứu tỷ lệ dàn trải giữa các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi, duy chỉ nhóm người dân sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình cho việc xem truyền hình chiếm tỷ lệ trội hơn hẳn (48%), những con số khác như thăm họ hàng (17%), không làm gì (16%) và hoạt động khác chiếm (19%).
- Thời lượng tiếp cận truyền hình của người dân nông thôn
Cử Nhân Tô Phương Oanh trong đề tài nghiên cứu bảo vệ khóa luậntốt nghiệp (đã trích), tác giả cho biết. Đối với các loại phương tiện truyền thông đại chúng, truyền hình vẫn chiếm thời lượng được người dân chú ý đến nhiều hơn so với các loại hình phương tiện khác. Đối với ngày thường (thứ 2 đến thứ 6) tỷ lệ người dân theo dõi truyền hình dưới 3h chiếm 49,2%, trong khi cũng thời lượng ấy, người dân theo dõi vào ngày nghỉ thì chiếm tỷ lệ ít hơn (47,5%). Nhóm theo dõi truyền hình từ 3h – 5h chiếm 31,8% và ngày nghỉ là 30,1%. Duy chỉ có nhóm theo dõi chương trình với thời lượng trên 5h thì tỷ lệ xem trong ngày nghỉ nhiều hơn (22,1%) ngày thường (19%). Và trong ba nhóm xem truyền hình, nhóm tiếp cận dưới 3h là chiếm tỷ lệ nhiều hơn cả.
“Tôi thường xem khoảng 3 tiếng một ngày, trưa 30 phút, chiều tối và tối 2 tiếng, những khoảng thời gian ấy tôi được nghỉ làm, không xem truyền hình tôi chẳng biết làm gì, ngày nào tôi cũng xem truyền hình, đi chơi cũng thỉnh thoảng thôi”. (Nữ 39 tuổi, Lào Cai).
Người dân Tây Bắc trong nghiên cứu của tác giả Lưu Hồng Minh bình quân mỗi ngày họ dành 3,78 h để xem truyền hình, người dân vùng Đồng Tháp xem truyền hình với thời lượng trong ngày ít hơn nhiều so với người dân Tây Bắc (2,54h). Nghiên cứu tại Tây Bắc cho thấy, tỷ lệ người dân tiếp cận truyền hình có khác so với nghiên cứu tại Đồng Tháp, số người trả lời xem truyền hình từ 1 -2h/ngày là cao nhất, sau đó là 3-4h/ngày. Tuy nhiên nghiên cứu ở Tây Bắc thì kết quả ngược lại, số người xem với thời lượng từ 3 – 4h/ngày và 5-6h/ngày lại chiếm
chủ yếu, cao hơn hẳn so với các nhóm khác trong nghiên cứu (50%), và nhóm xem với thời lượng 1-2h/ngày thì tỷ lệ thấp nhất trong 5 nhóm.
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Hữu (đã trích) cho biết. Với nhóm xem truyền hình từ 1h- 3h và nhóm xem từ 3h-5h, sự khác biệt không nhiều giữa ngày thứ 2 đến thứ 6 và thứ 7– chủ nhật. Khoảng cách chỉ giao động từ 26,7% đến 32,5% và 32,0% đến 36,2%.
Nghiên cứu của chúng tôi tại Xã Tây Tựu cho biết thời lượng tiếp cận truyền hình của người dân rất đặc trưng, do tính chất nghề nghiệp nên giờ giấc ngủ nghỉ hầu như không có nhiều khác biệt. Người dân ở đây tập chung chủ yếu tiếp cận truyền hình với khoảng thời gian từ 1 đến 3 tiếng/ ngày (27 người) chiếm 94,5%, đó là nhóm có tỷ lệ người dân tập trung nhiều nhất, nhóm thứ 2 là nhóm tiếp cận truyền hình với thời lượng 3-5 tiếng/ ngày. Làm rõ giả thuyết nghiên cứu ở trên tác giả đặt ra không có sự khác biệt về thời lượng tiếp cận thông tin trên truyền hình giữa các ngày thứ trong tuần với các ngày cuối tuần thứ 7 và chủ nhật.
Thời điểm tiếp cận truyền hình của người dân nông thôn.
Trong nghiên cứu của tác giả Tô Phương Oanh (đã trích), kết quả cho thấy vào khoảng giờ vàng 19h – 20h, tỷ lệ người dân theo dõi truyền hình cao nhất là 80,2% nhiều hơn ngày nghỉ 0,7 %. Trong thời gian này những thông tin quan trọng thường được phát (chương trình thời sự tổng hợp). Điều này cũng cho ta thấy một điều người dân rất quan tâm đến những vấn đề thông tin chính trị xã hội, kinh tế của nước nhà. Ngoài ra múi giờ khoảng từ 11h30–13h30 là lúc truyền hình đang phát những chương trình giải trí, ở thời điểm này tỷ lệ người dân chiếm 46,4%. Một ý kiến của Nam 50 tuổi, Yên Bái cho biết.
“ Ngày nào tôi cũng không bỏ qua chương trình quan trọng vào 7h tối, thỉnh thoảng thứ 7 hay chủ nhật thường thăm nom họ hàng hay họp hành cũng bị bỏ qua, những lúc ấy thì đợi xem bản tin 10h tối.”
Bài viết của Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh: “Tiếp cận truyền hình của người dân vùng Tây Bắc (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Lào Cai)”. Trích trong cuốn: Truyền thông ViỆT Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trong bài viết
cho thấy khi được hỏi người dân hay xem thời điểm nào nhiều nhất thì có đến 79,2% trả lời họ xem vào múi giờ 19h – 20h, thứ 2 là múi giờ 20h – 21h, tiếp theo là 21h – 22h. Đó là những múi giờ được công chúng trọng tâm xem nhiều nhất.
Cũng múi giờ ấy vào ngày thứ 7 và chủ nhật có sự khác biệt đôi chút, thứ 7 tăng lên 84% và chủ nhật là 87%. Số liệu trên cho thấy không có sự khác biệt nhiều giữa ngày thường và ngày nghỉ dành cho việc xem truyền hình trong nhóm Tây Bắc.
- Nội dung tiếp cận truyền hình của người dân nông thôn.
Trong nghiên cứu, tác giả Tô Phương Oanh (đã trích). Khi được hỏi chương trình nào Ông/ Bà yêu thích nhất thì có đến 68,1% câu trả lời khẳng định rằng đó là chương trình thời sự, sau đó là chương trình giải trí chiếm tỉ lệ 21,1%. Các chương trình khác chiếm tỷ lệ 10,8%. Khi được hỏi về chương trình yêu thích nhất, Nữ, 40 tuổi, lào cai trả lời:
“ Cả nhà tôi ai cũng thích xem chương trình thời sự, tin tức trong đó rất hấp dẫn,
phản ánh được những gì đang diễn ra xung quanh, những vấn đề bức xúc được mọi người, mọi nơi quan tâm. Tôi cũng thích xem chương trình trò chơi hay phim truyện, hay ca nhạc. Cứ hết chương trình thời sự là tôi bật xem kênh có chương trình giải trí”.
Trong chương trình thời sự, người dân thích nhất chương trình thời sự trong nước chiếm 65,8%. Điều này cho thấy chính sự quan tâm ấy phần nào rút ngắn khoảng cách về trình độ hiểu biết giữa người nông thôn và người thành thị cũng như những vùng miền núi trong cả nước.
Những nguồn thông tin quan trọng được người dân thu được chủ yếu từ truyền hình (78,3%). Chứng tỏ truyền hình không chỉ là phương tiện để người dân vui chơi giải trí, nó còn là nơi cung cấp những thông tin quan trọng, phản ánh tin cậy của nười dân.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Hữu (đã trích) cũng chỉ ra 60,8% số người bày tỏ thích xem chương trình thời sự, mảng vấn đề thứ 2 người dân tỏ thái độ quan tâm đó là chương trình giải trí như phim truyện, các trò chơi trên truyền
hình. Qua kết quả nghiên cứu còn cho biết những đánh giá nhận xét của công chúng về chương trình thời sự. 43,7% công chúng xem truyền hình nhận xét nội dung thông tin trên các chương trình thời sự là rất cập nhật, bên cạnh đó nội dung thông tin cũng hấp dẫn và được nhiều người xem (37,7% và 41,3%) và những chương trình đó chủ yếu của đài truyền hình Việt Nam. Liệt kê hơn 19 trò chơi chủ yếu được phát trên VTV3, các số liệu tương đối dàn trải, tuy nhiên 3 chương trình mà người dân ấn tượng nhất đó là chương trình: Ai là triệu phú(24,5%), chương trình Hãy chọn giá đúng(19,7%) và đứng thứ 3 được người dân chú ý đó là chương trình Chiếc Nón Kỳ Diệu(16,2%).
Nghiên cứu của Tô Phương Oanh cho thấy các chương trình giải trí cũng được người dân rất quan tâm. Tuy nhiên mỗi người xem đều tìm được sở thích riêng của mình nên hầu như tỷ lệ thích xem các chương trình giải trí tương đối dàn trải. Chương trình giải trí “Ai là triệu phú” được nhiều người quan tâm và thích thú hơn cả chiếm 27,5%, hãy chọn giá đúng đứng ở vị trí thứ 22,3%, ngoài ra còn rất nhiều những chương trình giải trí khác nhưng không được mọi người chú ý nhiều.
“Tôi thấy trò chơi Ai là triệu phú, hãy chọn giá đúng là trò chơi hấp dẫn vì tôi thấy mình có thể trả lời được và phần quà của trò chơi này rất thú vị, thấy mình cứ tham gia là có quà rồi”. (Nữ 50 tuổi , Lào Cai)”.
“Tôi thích nhất trò chơi Ai là triệu phú trên truyền hình. Trò này hấp dẫn và tôi thấy hồi hộp, lo lắng như mình đang thi vậy. Câu hỏi khó dần, tôi cũng trả lời được 5 câu hỏi đầu, còn các câu hỏi sau tôi không chắc chắn lắm, nếu đi thi thì tôi cũng được 1 triệu rồi đấy”. (Nam, 30 tuổi, Yên Bái).
Thời điểm phát sóng của chương trình đối với người dân nơi đây thì tương đối phù hợp, theo họ thì người dẫn chương trình là một yếu tố ghóp phần không nhỏ vào việc đánh giá sự thành công của một chương trình, những người dẫn chương trình để lại ấn tượng trong lòng người xem người dân vùng này trong các chương trình đó là MC Lại Văn Sâm,Minh Vũ, Long vũ. Họ là những gương mặt sáng giá được nhiều người dân ưa chuộng hơn cả.
Trong nghiên cứu tác giả nhận thấy yếu tố giới tính có ảnh hưởng phần nào