Việc phân tích, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ củadoanh nghiệp sẽ giúp các kiểm toán viên có cái nhìn tổng quan về rủi ro kiểm toán chodoanh nghiệp đó, từ đó đưa ra những thủ tục kiể
Trang 1CHƯƠNG MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập như hiện nay, sự phát triển hàng loạt của các doanhnghiệp, tổ chức cả về quy mô lẫn số lượng là một yêu cầu tất yếu, kéo theo sau là sựphức tạp trong hệ thống quản lý và điều hành các nguồn lực Nhờ đó, hệ thống kiểmsoát nội bộ ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc trợ giúp các nhà quảntrị kiểm soát hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với côngtác kiểm toán báo cáo tài chính Việc phân tích, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ củadoanh nghiệp sẽ giúp các kiểm toán viên có cái nhìn tổng quan về rủi ro kiểm toán chodoanh nghiệp đó, từ đó đưa ra những thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm phát hiện cácsai sót trọng yếu, đảm bảo báo cáo tài chính được trung thực và đáng tin cậy
Với mong muốn tìm hiểu tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ đối vớimột doanh nghiệp và với công tác kiểm toán báo cáo tài chính, có cơ hội được ứngdụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế, sinh viên thực hiện đã
quyết định chọn đề tài: “Quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL”.
Mục tiêu 1: Tìm hiểu vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với doanhnghiệp và đối với quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty kiểm toán
Mục tiêu 2: Mô tả quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đốivới Công ty Cổ phần Thủy sản ABC của Công ty TNHH Kiểm toán DTL
Mục tiêu 3: Đưa ra những kiến nghị giúp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộcủa Công ty Cổ phần Thủy sản ABC và đánh giá được hiệu quả trong công tác đánhgiá rủi ro kiểm toán cho Công ty Cổ phần Thủy sản ABC của Công ty TNHH Kiểmtoán DTL
Trang 20.3 Phương pháp nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu giáo trình, chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam cóliên quan, các file hồ sơ năm trước tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL
Thông qua thực tế:
Tìm hiểu qua phỏng vấn trong quá trình kiểm toán
Các tài liệu thực tế kiểm toán tại Công ty Cổ phần Thủy sản ABC
Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn
Trang 3CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DTL
1.1.1 Tập đoàn Crowe Horwath International
Tập đoàn kiểm toán Crowe Horwath International là một trong 10 tập đoàn kiểmtoán hàng đầu trên thế giới (xếp hạng thứ 9 theo diễn đàn kế toán quốc tế)
Với biểu tượng “ngọn núi Horwath”, được đưa ra vào năm 2002, tượng trưngcho đỉnh cao của chất lượng dịch vụ mà Crowe Horwath International mong muốnmang lại cho tất cả các khách hàng trên Thế giới
Hiện nay, Trụ sở của tập đoàn đặt tại New York , văn phòng Việt Nam đặt tại
Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội
1.1.2 Công ty TNHH Kiểm toán DTL
Công ty TNHH Kiểm toán DTL là nhà cung cấp các dịch vụ kiểm toán, kế toán
và tư vấn kinh doanh chuyên nghiệp được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh số 4102005587 vào ngày 09 tháng 07 năm 2001 của Sở kế hoạch đầu tư
TP Hồ Chí Minh và trở thành thành viên của tập đoàn kiểm toán Quốc tế CroweHorwath vào tháng 09 năm 2002
Công ty TNHH Kiểm toán DTL được thành lập bởi các kiểm toán viên côngchứng và chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp Công ty TNHH Kiểm toán DTL có nguồnnhân lực hùng hậu để cung cấp các dịch vụ vừa phù hợp với đặc điểm của Việt Nam,vừa tuân theo các tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu trên Thế giới
Công ty TNHH Kiểm toán DTL đã trở thành một trong những thương hiệu uytín hàng đầu trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán và tư vấn Được Crowe Horwath đánhgiá là công ty thành viên có mức độ tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu từ năm 2003 đếnnay Tại Việt Nam, Công ty TNHH Kiểm toán DTL là một trong 10 công ty kiểm toánhàng đầu và đã có văn phòng tại Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội
Trang 41.2 Phương châm và mục tiêu hoạt động
“Công ty TNHH Kiểm toán DTL mong muốn trở thành người bạn đồng hànhlớn của các doanh nghiệp bằng cách nỗ lực cống hiến những giải pháp có giá trị mangtính sáng tạo cho sự thành công của doanh nghiệp trong mọi môi trường kinh doanh”.Công ty TNHH Kiểm toán DTL sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, luôn phấnđấu cung cấp những lợi ích tối ưu cho khách hàng
Cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho các khách hàng trong và ngoài nước
Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên phát triển
Đảm bảo vai trò của mình trong xã hội
1.3 Tổ chức và quy mô hoạt động
Tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán DTL bao gồm:
Hội đồng thành viên: Chủ tịch hội đồng thành viên và các thành viên
Ban Giám đốc: Là bộ phận chịu trách nhiệm cuối cùng đối với hoạt động củaCông ty TNHH Kiểm toán DTL Gồm có:
Tổng Giám đốc: Đánh giá rủi ro của các hợp đồng cung cấp dịch vụ
Giám đốc nghiệp vụ: Quyết định nội dung báo cáo, giải đáp thắc mắc vềcác vấn đề chuyên môn có tầm ảnh hưởng trong quá trình thực hiện công việc
Ban quản lý phòng: Là thành viên của Ban Điều hành và phải chịu trách nhiệmtrực tiếp trước Ban Giám đốc ngoài các vấn đề chuyên môn còn về các mặt quản lýphòng trong nhiều lĩnh vực hoạt động như nhân sự, phân công nhiệm vụ,…
Đội ngũ nhân viên: Hiểu được nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quyếtđịnh đến chất lượng cũng như sự thành công của công ty, Công ty TNHH Kiểm toánDTL luôn khuyến khích và tạo điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũnhân viên
Trang 5Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Kiểm toán DTL
Từ khi thành lập đến nay, thương hiệu “DTL” ngày càng nhận được sự quantâm từ phía khách hàng Lượng khách hàng của Công ty ngày càng tăng qua các năm.Các khách hàng lớn của Công ty bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau như: Tròchơi và giải trí (Megastar), Giáo dục đào tạo (ACG, ILA), Xây dựng và bất động sản(Ben Thanh Real Estate), Thực phẩm và hàng tiêu dùng (Kinh Đô), Bán lẻ (Big C), Dulịch và nghỉ dưỡng (Park Hyatt),…
Trợ lý vào trợ lý mới vào nghề
Trợ lý vào trợ lý mới vào nghề
Phụ trách hành chánh Phụ tráchnguồn
nhân lực
Phụ trách TC-KT
Nhân viên Hành chánh
Lễ tân
Phụ trách nguồn nhân lực
IT tráchPhụ TC-KT
Trang 61.4 Chiến lược phát triển
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, ngành Kiểm toán – Tư vấnđứng trước những cơ hội lớn cũng như các thách thức không nhỏ Đứng trước xu thếchung, Công ty TNHH Kiểm toán DTL đã đề ra định hướng chiến lược:
Tôn trọng nguyên tắc đạo đức kinh doanh, tính độc lập và trung thực
Nỗ lực hỗ trợ khách hàng gặt hái thành công trong mọi môi trường kinh doanh
Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và tin tưởng
Đào tạo nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn giỏi để phục vụ khách hàng trongtiến trình phát triển và hội nhập
Trang 7CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ TÌM HIỀU VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.1.1 Khái niệm chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm toán
Định nghĩa về hệ thống kiểm soát nội bộ được chấp nhận nhiều nhất trên thếgiới hiện nay là định nghĩa theo COSO (Committee Of Sponsoring Organization) –một Ủy ban thuộc hội đồng Hoa Kỳ về việc chống gian lận báo cáo tài chính: “Kiểmsoát nội bộ là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên củađơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện
ba mục tiêu:
Báo cáo tài chính đáng tin cậy
Các luật lệ và quy định được tuân thủ
Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.”
Theo chuẩn mực kiểm toán số 400: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định
và thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo chođơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và pháthiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực, hợp lí nhằm bảo vệ, quản lý
và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị”
“Rủi ro kiểm toán: là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ýkiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn những saisót trọng yếu” (Đoạn 7 VSA – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ)
Với những định nghĩa trên, ta có thể thấy được mục tiêu chung của hệ thốngkiểm soát nội bộ là: ngăn chặn gian lận, giảm thiểu rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả kinh
Trang 8doanh Bên cạnh đó, giúp kiểm toán viên có kế hoạch và mục tiêu kiểm toán thích hợpgiúp giảm thiểu rủi ro kiểm toán Chính vì thế, hệ thống kiểm soát nội bộ có ý nghĩahết sức quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với công ty kiểm toán
và kiểm toán viên trong công tác đánh giá rủi ro kiểm toán
2.1.2 Tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống kiểm soát nội bộ - một công cụ đắc lực giúp các nhà quản trị giảmthiểu những sai sót, ngăn chặn gian lận, tránh thất thoát tài sản và đảm bảo các thôngtin kế toán, tài chính đáng tin cậy
Bên cạnh đó việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ còn có ý nghĩa rất quantrọng đối với kiểm toán viên trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán, đồng thời cũng thểhiện sự tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp trong quá trình tiến hành kiểm toán
Nếu không có sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng thìkiểm toán viên sẽ rất khó khăn trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định phạm
vi kiểm toán thích hợp
Khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của một doanh nghiệp, thông thườngkiểm toán viên đi theo các bước sau:
Tìm hiểu toàn hệ thống kiểm soát nội bộ
Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán
Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trong chương trình kiểm toán
Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và điều chỉnh các thử nghiệm cơ bản đã dự kiến
Bất kỳ hệ thống kiểm soát nội bộ nào cũng phải bao gồm 5 thành phần chính:
Môi trường kiểm soát
Đánh giá rủi ro
Hoạt động kiểm soát
Thông tin truyền thông
Giám sát
Trang 92.2.1 Môi trường kiểm soát: Phản ánh sắc thái chung của đơn vị, là nền tảng của tất
cả các yếu tố cấu thành khác, chi phối đến ý thức kiểm soát của mọi người trong tổchức Các nhân tố của môi trường kiểm soát bao gồm:
định đến sự hoạt động hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ Vì vậy, các nhà quản trịcấp cao nên xây dựng một chuẩn mực đạo đức cho riêng đơn vị mình và công bố rộngrãi trong tổ chức mình
cần thiết cho công việc mà họ đảm nhiệm
các chế độ mà nhân viên trong tổ chức được hưởng hoặc bị phạt
điểm, nhận thức cũng như cách làm việc của nhà quản lý
bộ phận trong tổ chức
trách nhiệm của từng thành viên trong mỗi bộ phận của tổ chức
và Ủy ban kiểm toán được đánh giá thông qua mức độc lập, kinh nghiệm và uy tín củacác thành viên và mối quan hệ của họ đối với bộ phận kiểm toán nội bộ và kiểm toánđộc lập
2.2.2 Đánh giá rủi ro
Xác định mục tiêu của tổ chức
Nhận dạng và đánh giá các rủi ro
2.2.3 Các hoạt động kiểm soát
từng cá nhân trong tổ chức Từ đó nhanh chóng phát hiện các sai sót và rủi ro
Trang 10 Kiểm soát quá trình xử lý thông tin và nghiệp vụ.
có trên thực tế bắt buộc phải thực hiện định kỳ
nhân (bộ phận) khác với cá nhân (bộ phận) đang thực hiện nhiệm vụ
của đơn vị có được thực hiện hiệu quả hay không, để từ đó điều chỉnh kế hoạch chothích hợp
2.2.4 Thông tin và truyền thông: Là điều kiện để duy trì và nâng cao hệ thống kiểm
soát nội bộ thông qua việc hình thành các báo cáo cung cấp thông tin về tình hình hoạtđộng
2.2.5 Giám sát: Là quá trình mà người quản lý đánh giá chất lượng của hệ thống
kiểm soát Để đạt kết quả thì cần phải thực hiện giám sát thường xuyên và giám sátđịnh kỳ
Dù một hệ thống kiểm soát nội bộ được đầu tư nhiều đến mức nào thì cũng tồntại những hạn chế tiềm tàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: sự vô ý, bất cẩn; sựthông đồng của nhân viên hay quyền hạn của các cá nhân bị lạm dụng,…
2.4.1 Mục đích của việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ
Thông qua việc tìm hiểu hệ thống KSNB, kiểm toán viên sẽ đánh giá được điểmmạnh, điểm yếu của hệ thống KSNB nói chung cũng như của từng bộ phận, từng khoảnmục nói riêng Từ đó, kiểm toán viên sẽ xác định được phương hướng, phân công nhân
sự và thiết lập kế hoạch kiểm toán phù hợp
Trang 11Thông thường quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB của một doanhnghiệp được thực hiện qua các bước:
Tìm hiểu hệ thống KSNB để lập kế hoạch kiểm toán
Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Thiết lập và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trong chương trình kiểm toán
Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và điều chỉnh những thử nghiệm cơ bản dự kiến
2.4.2 Tìm hiểu hệ thống KSNB để lập kế hoạch kiểm toán
đủ về các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB để phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểmtoán, đặt biệt là hiểu biết về thái độ, nhận thức và hành động có liên quan đến môitrường kiểm soát của nhà quản lý
nghiệp vụ chủ yếu của đơn vị
các thủ tục kiểm soát của đơn vị để xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể và chươngtrình kiểm toán
Kiểm toán viên có thể tìm hiểu bằng nhiều phương pháp như: dựa vào kinhnghiệm kiểm toán trước đây, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, quan sát các hoạt động kiểmsoát và sự vận hành trong thực tiễn
Kiểm toán viên phải lập hồ sơ về những thông tin đã thu thập để chứng minhcho việc tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng
Trang 12Hồ sơ được thực hiện và hoàn thành dưới bảng tường thuật, bảng câu hỏi vềkiểm soát nội bộ hoặc lưu đồ.
Kiểm toán viên thường sử dụng phép thử walk-through để kiểm tra lại đã mô tảđúng hiện trạng của từng chu trình nghiệp vụ hay chưa
2.4.3 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán
“Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán là đánh giá sự hữu hiệu và hiệu quả của
hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của đơn vị
Dựa trên sự hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB, kiểm toán viên vàcông ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu chotừng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu” (VSA 400.28)
Trang 13Đánh giá rủi ro kiểm soát theo từng cơ sở dẫn liệu và có thể thực hiện qua các bước:
Nghiên cứu các thông tin thu thập được
Xác định sai sót tiềm tàng và những thủ tục kiểm soát chủ yếu
Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Lưu giữ tài liệu về đánh giá rủi ro kiểm soát
2.4.4 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát là loại thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng kiểmtoán về sự hữu hiệu trong thiết kế và vận hành của hệ thống KSNB
Thông thường, kiểm toán viên thường áp dụng các loại thử nghiệm như phỏngvấn, kiểm tra tài liệu, quan sát việc áp dụng các thủ tục kiểm soát, thực hiện lại các thủtục kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát chỉ cho biết về thiết kế và vận hành của hệ thống KSNBchứ không cho biết về tính xác thực của các số liệu trên BCTC
2.4.5 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát, điều chỉnh các thử nghiệm cơ bản đã dự kiến
Kiểm toán viên sẽ phải đánh giá lại rủi ro kiểm soát sau khi đã hoàn thành cácthử nghiệm kiểm soát
“Dựa trên kết quả thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên phải xác định xem hệthống KSNB có được thiết kế và thực hiện phù hợp với đánh giá ban đầu về rủi ro kiểmsoát hay không Nếu có thay đổi lớn, kiểm toán viên phải xác định xem xét lại mức độrủi ro kiểm soát và phải thay đổi nội dung, lịch trình và phạm vi thử nghiệm cơ bản dựkiến” (VSA 400)
Trang 14Tỉ lệ sai sót có thể bỏ qua được xác định ở mức từ 2% đến 20% như sau:
Nếu kết quả thử nghiệm cho phép kiểm toán viên kết luận tỷ lệ sai phạm thấphơn hoặc bằng với mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát được xem là hữu hiệu vàngược lại
Trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, kiểm toán viên cần xem xét nguyên nhâncủa sai phạm Thông qua thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên sẽ điều chỉnh thời gian
và phạm vi thử nghiệm cơ bản đã dự kiến trong chương trình kiểm toán
Trang 15CHƯƠNG 3:
QUY TRÌNH TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA KHÁCH HÀNG
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DTL
3.1.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
3.1.1.1Tìm hiểu hoạt động kinh doanh và hệ thống KSNB của khách hàng: Giúp
cho kiểm toán viên giảm việc kiểm tra chi tiết số liệu
Khảo sát tổng quan:
Tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL, sau khi nhận lời mời của khách hàng, công
ty sẽ phân công kiểm toán viên tiến hành khảo sát khách hàng Kiểm toán viên sẽ thảoluận với khách hàng, quan sát và thu thập những tài liệu liên quan (như hệ thốngKSNB, công tác kế toán, đã từng được kiểm toán hay chưa,…) Những thông tin thuthập được sẽ được lưu giữ và thể hiện trên “Bảng thông tin khách hàng”
Mục tiêu và phương pháp thực hiện:
Yêu cầu khách hàng cung cấp những tài liệu quan trọng như kế hoạch kinhdoanh, chính sách đầu tư, cơ cấu tổ chức,…
Phỏng vấn khách hàng (chủ yếu là kế toán trưởng hay giám đốc tài chính) đểlàm sáng tỏ về sản phẩm chủ yếu, chiến lược marketing, thị trường mục tiêu, haynhững vấn đề liên quan đến nội bộ như chế độ lương, thưởng,…
Thực tế cho thấy, việc khảo sát khách hàng trong giai đoạn này chỉ giúp chokiểm toán viên có cái nhìn tổng quát chứ chưa có đầy đủ thông tin về hệ thống kiểmsoát nội bộ (chủ yếu là do hạn chế từ khách hàng) Nhưng kiểm toán viên có thể dựavào đó để đánh giá rủi ro và quyết định có chấp nhận hợp đồng kiểm toán hay không
Trang 163.1.1.2Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán và lập kế hoạch kiểm toán
Kiểm toán viên tiến hành đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán đối với toàn hệ thống
và rủi ro kiểm soát đối với từng chu trình, xác định mức trọng yếu tổng thể và lập kếhoạch kiểm toán
Sau khi tìm hiểu và đánh giá rủi ro kiểm soát cũng như xác định mức trọng yếu,nhóm trưởng sẽ tiến hành phân tích sơ bộ báo cáo tài chính theo từng khoản mục đểxác định rủi ro cho từng khoản mục Từ đó phân công công việc cho các thành viêntrong nhóm Tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL, kiểm toán viên thường sử dụng
“Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ” (Checklist for consideration of InternalControl component) đi kèm với “Bảng đánh giá rủi ro kinh doanh, rủi ro tiềm tàng vàrủi ro kiểm toán” và “Bảng đánh giá kiểm soát hệ thống thông tin” (IT GeneralControl) để đánh giá các loại rủi ro, xác định các yếu tố trọng yếu và lập kế hoạch kiểmtoán
Kế hoạch kiểm toán tổng thể bao gồm: Thông tin về khách hàng; hiểu biết về hệthống KSNB; đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu; dự kiến thời gian và nhân sự;những nội dung có liên quan đến hợp đồng như mức phí, thời gian phát hành báo cáo;một số vấn đề khác như tính hoạt động liên tục,…
3.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
3.1.2.1Tìm hiểu hệ thống KSNB cho từng chu trình
Hiện nay Công ty TNHH Kiểm toán DTL đã ban hành các chương trình kiểmtoán, trong đó có quy định cụ thể từng bước kiểm toán cho từng khoản mục, từng phầnhành
Tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL, các phần hành được chia theo những chutrình chính:
phần hành như doanh thu, nợ phải thu, người mua ứng trước, thuế, dự phòng các khoảnphải thu khó đòi