1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can

53 16,3K 127
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 327 KB

Nội dung

Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay cùng với công cuộc cải cách kinh tế và cải cách hành chính,Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp và coi đây lànhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Việt Nam Nhiều tư tưởng, quan điểm định hướng về cải cách tư pháptrong các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị Quyết số 08-NQ/TW ngày2/1/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháptrong thời gian tới”, trong đó có giai đoạn điều tra Đây là giai đoạn ban đầu vớimục đích chính là thu thập chứng cứ, chứng minh hành vi tội phạm Hỏi cung bịcan là một trong những biện pháp điều tra chính nhằm mục đích thu thập chứng

cứ từ lời khai của bị can Do đó, nếu hoạt động hỏi cung bị can đạt hiệu quả cao

sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động điều tra nói riêng và quá trình giải quyết vụ ánđược nhanh chóng và thuận lợi

Mặt khác, trên thực tế vẫn còn hiện tượng một số điều tra viên sử dụngnhục hình, bức cung đối với bị can gây oan sai Để đảm bảo quyền và lợi íchhợp pháp của công dân, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết388/2003/NQ-UBTVQH ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bịoan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra Đồng thời,trong hoạt động hỏi cung các điều tra viên nên sử dụng tác động tâm lý đến bịcan Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là điều tra viên tạo ra trạngthái tâm lý tích cực nhất để bị can có thể khai về các tình tiết của vụ án

Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động này còn chưa đạt hiệu quả cao Nhiềuđiều tra viên còn chưa có một hiểu một cách có hệ thống về các phương phápnày Đồng thời, cũng chưa có một công trình nghiên cứu về đề tài này một cách

cụ thể và kĩ lưỡng Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài:

“Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can” là một yêu cầu cấp bách và

cần thiết không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thựctiễn

Trang 2

2 Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ vai trò của những tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung

bị can, các phương pháp tác động tâm lý hay được điều tra viên sử dụng, quitrình thực hiện tác động tâm lý đến bị can Từ thực tế áp dụng, chúng tôi đề cậpđến một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của tác động tâm lý trong hoạtđộng hỏi cung bị can

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về tác động tâm

lý trong hoạt động hỏi cung bị can

- Đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của tác động tâm

lý trong hoạt động hỏi cung bị can

4 Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận về tác động tâm

lý trong hoạt động hỏi cung bị can: Khái niệm, mục đích, nguyên tắc tác độngtâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can Đặc điểm tâm lý của các chủ thể trongquá trình thực hiện tác động cũng như những phương pháp tác động tâm lýthường xuyên được sử dụng trong hoạt động hỏi cung bị can. Đồng thời cũngđưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động hỏi cung.Bản khoá luận không nghiên cứu hỏi cung bị can như là một chiến thuật vàphương pháp trong hoạt động hỏi cung bị can của khoa học điều tra hình sự,đồng thời cũng không nghiên cứu hỏi cung bị can theo góc độ của khoa học luật

tố tụng hình sự

5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu vănbản, tài liệu hồ sơ là chủ yếu

Phương pháp này bao gồm các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, so sánh,

hệ thống hoá và khái quát hoá những lý thuyết, những nghiên cứu của các tác giảtrong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến tác động tâm lý

Nghiên cứu hồ sơ: Đây là phương pháp hỗ trợ giúp chúng tôi tìm hiểu sâuhơn về tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can Chúng tôi tiến hành

Trang 3

nghiên cứu 20 biên bản hỏi cung bị can của Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh NamĐịnh đã tiến hành năm 2006 và năm 2007.

6 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luậngồm có 3 chương:

- Chương I: Khái niệm, mục đích, nguyên tắc của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can

- Chương II: Cơ sở của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can

- Chương III: Thực trạng của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can và một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can.

Trang 4

CHƯƠNG I KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC CỦA TÁC ĐỘNG TÂM LÝ

TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN

1 Một số khái niệm cơ bản

1.1 Khái niệm tác động

Trong xã hội loài người, mỗi cá nhân không thể tồn tại được nếu nhưkhông có những tác động đến cá nhân khác hay đến cộng đồng của mình Sự tácđộng này diễn ra cũng rất đa dạng, trên nhiều lĩnh vực và bằng những cách thứckhác nhau Tác động tâm lý là một hình thức trong vô số các hình thức tác độngqua lại giữa các cá nhân trong quá trình sống và hoạt động của họ Hoạt độngnày được tồn tại cụ thể như thế nào, điều đó được qui định bởi những hình thức,phương tiện giao lưu và còn phụ thuộc vào từng giai đoạn tác động

Trong từ điển Tiếng Việt, tác động đựơc hiểu là làm cho một đối tượngnào đó có những biến đổi nhất định [11, tr.851] Vậy tác động là một khái niệmrộng, bao trùm lên nhiều lĩnh vực, chỉ cần một sự kích thích nào đó gây ra sựbiến đổi (nội dung, hình thức,…) đều có thể được coi là tác động, trong đó tácđộng đến con người là hình thức phức tạp nhất

Còn trong Từ điển Tâm lý học do A.V.Petơrovxki và M.G Iarosevxki chủbiên định nghĩa: “Tác động là sự chuyển dịch có định hướng các vận động hoặcthông tin từ thành viên này đến các thành viên khác tham gia tương tác” [9,tr.58]

Như vậy, con người là chủ thể mang ý thức nên mọi tác động từ bên ngoàiđều phải thông qua ý thức chủ quan mới gây ra ở họ những biến đổi nhất định.Tức là, những tác động vào con người không phải theo con đường trực tiếp mộtcách máy móc, mà theo con đường gián tiếp qua hoạt động của não, thông qua

sự nhận thức và sự quyết định lựa chọn của người bị tác động

1.2 Khái niệm tác động tâm lý

Tác động tâm lý là một trong các hình thức tác động phức tạp Xung

Trang 5

khái niệm tác động tâm lý đã nhìn nhận, nghiên cứu nó ở những góc độ khácnhau Chẳng hạn:

Tác giả L.V.Petrenco cho rằng: “Tác động tâm lý được hiểu là một quátrình, một hoạt động, chứ không đơn thuần chỉ là một vài cử chỉ, tác động đơnđiệu Hoạt động ấy thể hiện bằng các hành động và cách thức tác động với mụcđích cụ thể khác nhau…” [10, tr.89]

Còn theo tác giả Trương Công Am, tác động tâm lý là hoạt động tích cực

và chủ động của con người, biểu thị phương thức tác động của cá nhân hay củamột bộ phận khác trên phương diện tâm lý nhằm làm chuyển biến, hình thànhhay xóa bỏ những đặc điểm nào đó trong đời sống tâm lý của họ [2, tr.12]

Theo tác giả Đặng Thanh Nga thì tác động tâm lý được hiểu là sự tácđộng có tổ chức, kế hoạch, hệ thống của cá nhân hay một bộ phận người này đếnmột cá nhân hay một bộ phận người khác nhằm làm thay đổi, hình thành hayxoá bỏ những đặc điểm tâm lý nào đó của họ, để đạt được mục đích nhất định[8, tr.26]

Trên cơ sở các quan điểm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi cho rằng:Tác động tâm lý là tác động vào tinh thần của người bị tác động, kết quả làmchuyển biến đời sống tâm lý của họ, thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vicủa người bị tác động, dẫn đến làm biến đổi phẩm chất tâm lý của con người

Tác động tâm lý khác với việc tạo ra áp lực hoặc gây ra sức ép về mặttâm lý đối với người bị tác động Tác động tâm lý cũng không giống như cáchình thức tác động bằng các phương pháp bất hợp pháp như: Tra tấn, đánh đập,nhục hình,…Tác động tâm lý luôn có giới hạn trong phạm vi của sự giao tiếp

tự giác Bởi tác động tâm lý có một sức mạnh to lớn biến một con người từ tháicực này đến thái cực khác của cuộc sống Bởi vậy, tác động tâm lý được sửdụng rộng rãi trong nhiều ngành lĩnh vực khác nhau Đặc biệt, trong hoạt độngbảo vệ pháp luật, tác động tâm lý được sử dụng trong nhiều giai đoạn điều tra

mà điển hình là hoạt động hỏi cung bị can

Trang 6

1.3 Khái niệm hỏi cung bị can

Khi tiến hành giải quyết một vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phảitiến hành rất nhiều các hoạt động khác nhau Trong đó, giai đoạn điều tra đóngvai trò quan trọng nhằm tìm kiếm chứng cứ, chứng minh tội phạm, mà hoạtđộng hỏi cung bị can là một biện pháp thu thập chứng cứ quan trọng Hoạt độnghỏi cung bị can có mục đích thu thập tin tức, tài liệu về vụ án, giúp cơ quan điềutra xác minh có hay không có sự kiện phạm tội, nếu có thì tính chất và mức độnhư thế nào

Theo Điều 1 bản “Chế độ công tác xét hỏi bị can” thì hoạt động hỏi cungđược hiểu là một biện pháp công khai, trực diện đối với bị can nhằm làm rõ toàn

bộ sự thật về hành vi phạm tội của họ và đồng bọn; hoặc những vấn đề khác mà

họ biết [20, tr.3]

Trong Từ điển Luật học, hỏi cung bị can được hiểu là hoạt động tố tụng

do điều tra viên tiến hành khi có quyết định khởi tố bị can để lấy lời khai củangười này về các tình tiết của các hành vi phạm tội [17, tr.371]

Theo giáo trình Luật tố tụng hình sự do tác giả Hoàng Thị Minh Sơn chủbiên có viết: “Hỏi cung là hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ từ lời khaicủa bị can” [11, tr.295]

Theo quan điểm của tác giả Trương Công Am, thì hỏi cung bị can là hoạtđộng điều tra hình sự, do điều tra viên tiến hành bằng cách tác động trực tiếpvào tâm lý bị can nhằm mục đích thu được lời khai trung thực, đúng đắn và đầy

đủ về hành vi của bị can và đồng bọn cũng như những tin tức cần thiết khác gópphần làm sáng tỏ sự thật của vụ án [1, tr.11]

Theo tác giả Nguyễn Huy Thuật thì hoạt động hỏi cung bị can là một biệnpháp điều tra do những người theo luật định tiến hành nhằm mục đích thu thập,

mô tả theo trình tự tố tụng hình sự lời khai của bị can về nội dung vụ án, hành viphạm tội của bị can và đồng phạm về những tin tức, tài liệu khác mà bị can biết

có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra và phòng ngừa tội phạm [13, tr.152]

Còn theo quan điểm của tác giả Bùi Kiên Điện thì hỏi cung bị can là biện

Trang 7

liên quan đến vụ án, phục vụ công tác điều tra và xử lý đối với vụ án đó [4,tr.103].

Trong giáo trình Tâm lý học tư pháp do tác giả Đặng Thanh Nga chủbiên có viết: “Hoạt động hỏi cung bị can là một dạng hoạt động điều tra sửdụng các phương pháp tác động tâm lý đến tư duy, tình cảm, ý chí của bị cantrong khuôn khổ pháp luật thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và các phươngtiện biểu cảm khác như ánh mắt, cử chỉ, nét mặt giữa điều tra viên với bị cannhằm thu thập chứng cứ do họ đưa ra góp phần giải quyết vụ án hình sự” [8,tr.162]

Trên thực tế, hoạt động hỏi cung bị can là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa

bị can và điều tra viên trong khuôn khổ pháp luật Theo Điều 19 của Bộ luật tốtụng hình sự 2003 thì “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiếnhành tố tụng Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình

Như vậy, hỏi cung bị can là quá trình giao tiếp đặc biệt, ở đó diễn ra sựtương tác giữa điều tra viên và bị can, mà hai chủ thể tâm lý này có vị trí vàquyền lợi trái ngược nhau Tuy nhiên, với trọng trách chứng minh tội phạm củamình, điều tra viên có ưu thế chủ động sử dụng các phương pháp tác động tâm

lý để bị can có sự nhận thức đúng đắn, từ đó có những lời khai trung thực, chínhxác

1.4 Khái niệm tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can

Trong hoạt động hỏi cung bị can, việc huy động các nhân tố cần thiết đểtác động tới bị can, giúp bị can vượt qua mọi trở ngại, khai báo đầy đủ, trungthực hành vi phạm tội của mình là nhiệm vụ cơ bản của các điều tra viên - đượcgọi là hoạt động tác động tâm lý bị can

Trang 8

Tuy nhiên, tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can là một quátrình mà ở đó các điều tra viên đã lên kế hoạch, sử dụng đồng bộ các phươngpháp, chiến thuật tác động tới bị can nhằm đạt được mục đích đã đề ra Do đó,

nó không phải là những hoạt động tự phát, đơn lẻ mà là một quá trình đồng bộ,

có sự phối hợp giữa các phương pháp và thủ thuật Khi tiến hành tác động tâm

lý tới bị can, điều tra viên cần dựa vào hệ thống các kích thích và không có mộtkhuôn mẫu chung nào cho từng bị can

Như vậy, tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can là hệ thống cáctác động theo kế hoạch của cơ quan điều tra đối với bị can nhằm làm chuyểnbiến và dẫn đến thay đổi những hiện tượng tâm lý nào đó ở bị can, giúp bị cankhai báo trung thực, đầy đủ và chính xác về sự việc phạm tội [1, tr.129]

2 Mục đích của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can

2.1 Tác động tâm lý nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án một cách đầy đủ, toàn diện

Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu không chỉ ở tronggiai đoạn điều tra mà trong suốt quá trình tiến hành tố tụng đối với một vụ ánhình sự Cùng với các vật chứng, kết luận giám định, biên bản đối chất… thì lờikhai của bị can là một nguồn chứng cứ quan trọng

Khi tiến hành tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần sử dụng cácphương pháp tác động phù hợp với từng bị can nhằm đạt được kết quả tốt nhất.Bởi vì, có bị can vì biết rõ hành vi phạm tội của mình nên đã sử dụng những thủđoạn xảo quyệt nhằm lừa dối điều tra viên Mặt khác, việc dựng lại nội dung sựviệc phạm tội, các quan hệ phạm tội là một quá trình phức tạp của tư duy bị can.Bằng các tác động tâm lý tới bị can để tái lập chân lý về những sự kiện quá khứ,

về quan hệ nhân quả và các mối liên hệ khác mà sự liên hệ này có thể giúp chocác quá trình tâm lý trở nên tích cực và đảm bảo sự đầy đủ, đúng đắn hơn Nênkhi xem xét lời khai của bị can, các điều tra viên cần thận trọng, khách quan Vànếu điều tra viên sử dụng phương pháp tác động tâm lý tới bị can thích hợp, sẽtạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nhận thông tin đầy đủ và chính xác về các sự

Trang 9

hành vi phạm tội có tổ chức Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, với nhiều bịcan rất ngoan cố và liều lĩnh Bị can Hải “bánh” là một trong số những bị can

đó Trong suốt 5 tháng 24 ngày ở trại tạm giam, Hải không hề khai báo gì Hảibiết với việc bị truy tố về tội gây rối trật tự công cộng thì thời hạn tạm giamkhông quá 6 tháng và không được gia hạn thêm Bởi vậy, các điều tra quyết địnhtận dụng 6 ngày còn lại để buộc hắn phải khai Mặc dù kế hoạch xét hỏi đượcxây dựng tỷ mỉ, nhưng qua 2 ngày trực diện với Hải "bánh", các điều tra viênvẫn phải đối mặt với thái độ "không nghe, không thấy, không biết gì về vụ giếtDung Hà…" của Hải “bánh” Đến khi vận dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp

vụ để đấu tranh thì hắn kêu mệt và giả bệnh không thể làm việc được Đây là trò

“câu giờ” giết thời gian tạm giam mà Hải "bánh" cố tình gây ra Do nắm bắtđược diễn biến tâm lý của Hải “bánh” nên thiếu tá Nguyễn Văn Nên đã quyếtđịnh đẩy mạnh khâu cảm hóa giáo dục, đồng thời đột phá vào những mâu thuẫncủa Hải "bánh" trong vụ giết Dung Hà Nhớ lại lần tiếp nhận Hải "bánh", anhphát hiện ở dưới bụng của hắn có xăm hình phụ nữ lõa thể nằm sõng soài vớimột mũi tên xuyên qua ngực Vì hình xăm là hình màu, đường nét khá công phu,tinh xảo nên chắc chắn bức hình ẩn chứa những điều uẩn khúc Hơn nữa, từ khi

về Trại Tiền Giang, Hải "bánh" chỉ có một bộ quần áo, không hề có đồ dùng cánhân, trong buồng giam lại không có ai giúp đỡ nên Hải tỏ ra đơn độc Quanghiên cứu lai lịch, Thiếu tá Nên cùng cộng sự phát hiện Hải "bánh" là người rấtthương con Được sự đồng ý của lãnh đạo, ngay buổi sáng thứ 3 (kể từ khi Hải

"bánh" chuyển về Trại tạm giam Tiền Giang), Thiếu tá Nên đã mang cho Hải 2

bộ quần áo, chăn màn, kem, bàn chải đánh răng và cho tiền mua thức ăn thêm.Khi thấy người cán bộ tặng quà cho mình, Hải "bánh" vội quỳ xuống đón nhận,hai tay run run và mắt ngấn lệ Hải "bánh" cảm động thực sự trước sự đối xửnhân đạo, đầy tình người của cán bộ điều tra Theo đúng luật, chỉ còn 72 tiếngđồng hồ nữa là phải trả tự do cho Hải "bánh" Điều đó càng hối thúc các điều traviên phải ra sức đấu trí với Hải…Và cuối cùng, bị can đã quyết định khai báo vềhành vi giết Dung Hà và hành vi phạm tội của đồng bọn Đây là một chứng cứ

Trang 10

quan trọng để từ đó các điều tra viên mở rộng vụ án, thu thập chứng cứ vềnhững hành vi phạm tội của Năm Cam và đồng bọn [29].

2.2 Tác động tâm lý nhằm khắc phục những động cơ tiêu cực, khơi dậy những động cơ tích cực ở bị can tạo điều kiện cho việc xác lập chứng cứ được nhanh chóng, đúng đắn và khách quan

Trong hoạt động hỏi cung bị can, giữa điều tra viên và bị can có sự đốilập về vị trí và quyền lợi Điều tra viên là người đại diện cho pháp luật, cótrách nhiệm chứng minh tội phạm nên muốn biết rõ về sự thật khách quan của

vụ án Còn bị can lại thường có ý định che giấu hành vi phạm tội của mình.Ngoài ra, có những bị can có thái độ thành khẩn khai báo nhưng không thểnhớ hết được các chi tiết của sự việc hoặc nhớ nhầm Chính vì vậy, việc tácđộng tâm lý tới bị can trong những trường hợp này là vô cùng cần thiết đểđiều tra viên có thể thu thập được những thông tin khách quan, toàn diện về

vụ án

2.3 Tác động tâm lý kích thích sự tích cực hoạt động của bị can, giúp cho quá trình xác lập chứng cứ về sự việc phạm tội được chính xác đúng pháp luật

Khi tiến hành điều tra một vụ án, hoạt động hỏi cung là hoạt động quantrọng và cơ bản Hoạt động này là cần thiết và có thể tiến hành được với phầnlớn các loại bị can Do đó, trong quá trình hỏi cung, các điều tra viên cần sửdụng phương pháp tác động tâm lý tới bị can để họ có sự tích cực hoạt động, hạnchế những cảm xúc hay hoạt động tiêu cực trong quá trình hỏi cung Từ đó, bịcan có trạng thái tâm lý tích cực, bình tĩnh suy nghĩ, nhớ lại những tình tiết cóliên quan đến vụ án, đến hành vi phạm tội của mình hay của đồng bọn Đồngthời, việc sử dụng những biện pháp này sẽ tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết

vụ án được nhanh chóng từ những tình tiết đã thu thập được

3 Nguyên tắc của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can

3.1 Tuân thủ chặt chẽ các qui định của pháp luật

Đây là nguyên tắc cơ bản mà tất cả các hoạt động tố tụng phải tuân theo,

Trang 11

tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can chịu sự điều chỉnh của Bộ luật hình sự

1999 và Bộ luật tố tụng hình sự 2003 Theo qui định tại Điều 6 Bộ luật tố tụnghình sự 2003: “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình” Và khoản 4Điều 131 Bộ luật này đã qui định: “Điều tra viên và kiểm sát viên bức cung hoặcdùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo qui định tạiĐiều 298 và Điều 299 Bộ luật hình sự” Đồng thời, nguyên tắc này cũng đượcqui định tại Điều 3 của Chế độ công tác xét hỏi bị can là: “Nghiêm cấm bứccung, mớm cung, dụ cung và mọi hình thức nhục hình, kể cả biến tướng”

Như vậy, trong hệ thống pháp luật hình sự đã có những điều khoản quiđịnh chặt chẽ nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên trong hoạt động hỏi cung bịcan cũng như trong hoạt động tác động tâm lý bị can Đây là cơ sở pháp lý quantrọng cho hoạt động của điều tra viên, đồng thời cũng là để bảo vệ cho quyền lợichính đáng của bị can

3.2 Chú ý tới đặc điểm tâm lý bị can

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà điều tra viên phải nắmvững khi tác động tâm lý tới bị can Bởi vì, mỗi bị can có một đặc điểm tâm lýriêng biệt và đặc điểm tâm lý này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tínhcách, hoàn cảnh phạm tội, điều kiện phạm tội,…Do đó, khi thực hiện tác độngtâm lý tới bị can, điều tra viên cần phải sử dụng các phương pháp tác động tâm

lý hết sức linh hoạt và đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh.Các phương pháp tác động tâm lý chỉ có hiệu quả khi áp dụng chúng điều traviên phải thường xuyên tính đến mọi thay đổi của các phẩm chất nhân cách nóichung và các trạng thái tâm lý của bị can trong thời điểm bị tác động nói riêng[ 3, tr.109]

Do vậy, các điều tra viên cần nắm vững những động cơ tâm lý cản trở sựhợp tác và những yếu tâm lý tích cực có thể khai thác khi áp dụng tác động tâm

lý đến bị can

3.3 Đảm bảo tính tích cực tâm lý ở bị can

Tính tích cực, tự giác của bị can luôn được coi là một yếu tố cần thiết,một điều kiện đặc biệt đảm bảo cho sự tác động tâm lý đạt hiệu quả cao Khi

Trang 12

tiến hành tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, không những điều traviên phải chủ động, mà bị can cũng phải có sự tích cực hoạt động tâm lý mớiđảm bảo cho sự thu nhận các thông tin, phân tích đánh giá được tốt Khi tácđộng tâm lý trong hỏi cung bị can, các điều tra viên tạo điều kiện, hướng dẫn bịcan tích cực lựa chọn mục đích và phương thức hành động, giúp họ thấy được

sự cần thiết phải làm thế này mà không nên làm thế khác Tác giả A.V Đulôpchỉ ra rằng: “Khi tiến hành tác động tâm lý, điều tra viên không chỉ chú ý pháthiện các trạng thái tâm lý của đối tượng, mà còn phải cố gắng khêu gợi cho đượcnhững trạng thái tâm lý tích cực” [5, tr.84] Mặt khác, nguyên tắc này còn đặcbiệt quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình hỏi cung bị can để thúc đẩy tạo

ra các trạng thái hưng phấn của bị can trước những tác động của điều tra viên

3.4 Nội dung và phương pháp tác động tâm lý phải phù hợp với từng bị can

Nội dung của tác động tâm lý là những thông tin cần tác động đến nhậnthức, tình cảm, ý chí… của bị can Đó là những thông tin về vụ án, về hoạt độngtội phạm của đối tượng và đồng bọn, những tài liệu cần thiết về nhân thân, vềquan hệ gia đình, xã hội,… những thông tin về dư luận xã hội, chính sách củaĐảng và Nhà nước Tuy nhiên, nội dung tác động phải phù hợp với từng bị can.Nghĩa là, những thông tin dùng để tác động tới bị can phải là những vấn đề mà

bị can đang quan tâm Khi bị can tiếp nhận được những thông tin này, họ sẽ phảisuy nghĩ mà thay đổi nhận thức hay quan điểm, thay đổi trạng thái tâm lý hoặc

có sự nỗ lực nhất định trong việc khai báo, trình bày với điều tra viên Bên cạnh

đó, điều tra viên phải sử dụng lượng thông tin đúng mức, không quá ít hoặcnhiều cả về nội dung và phương pháp tác động Đồng thời, điều tra viên phảitheo dõi, nắm bắt các phản ứng ngược chiều của bị can để từ đó có những điềuchỉnh phù hợp

Khi tiến hành tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên có thể sử dụngnhiều phương pháp tác động khác nhau Các phương pháp cơ bản và thường hayđược sử dụng như: Phương pháp thuyết phục; Phương pháp truyền đạt thông tin;Phương pháp ám thị gián tiếp…Mỗi phương pháp tác động có những ưu điểm

Trang 13

thể sử dụng các phương pháp tác động tâm lý đến bị can đạt hiệu quả cao, điềutra viên phải nắm vững nội dung, điều kiện, hoàn cảnh áp dụng cho mỗi phươngpháp, đồng thời hiểu được các đặc điểm tâm lý của bị can Ở mỗi giai đoạntrong quá trình tác động, điều tra viên cần xem xét, đánh giá tác dụng của từngphương pháp nhằm điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến tâm lý ở từng bị can.

3.5 Chú ý những điều kiện, hoàn cảnh tiến hành tác động tâm lý

Điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài luôn luôn là cơ sở kích thích sự hưngphấn của quá trình nhận thức ở bị can Những yếu tố này có thể tạo ra thuận lợihay cản trở việc tác động của cơ quan điều tra cũng như khả năng tiếp thu thôngtin của bị can

Điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài có ảnh hưởng tới tác động tâm lý trongquá trình điều tra vụ án bao gồm: Thời gian; Chế độ giam giữ; Số lượng ngườitham gia trong quá trình tác động tâm lý….Các yếu tố này có thể tạo điều kiệnthuận lợi nhưng cũng có thể gây ra những khó khăn nhất định cho quá trình tiếnhành tác động tâm lý tới bị can

Vì vậy, trong quá trình điều tra vụ án, đặc biệt là trong khi hỏi cung bịcan, điều tra viên cần phân tích và chủ động khai thác các yếu tố có lợi, hạn chếảnh hưởng của các yếu tố bất lợi làm giảm hiệu quả của tác động tâm lý tới bịcan

3.6 Điều tra viên là người có phẩm chất chính trị tư tưởng, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ

Điều tra viên là người đóng vai trò chủ đạo, điều khiển trong quá trình tácđộng tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can Hoạt động này thành công hay thấtbại, có được hiệu quả cao hay không là phụ thuộc rất nhiều vào điều tra viên Do

đó, để thực hiện được hoạt động này có kết quả thì đòi hỏi điều tra viên có kiếnthức sâu rộng không chỉ ở lĩnh vực chuyên môn, mà cần có bản lĩnh vững vàng,

có sự hiểu biết xã hội và đặc biệt có khả năng sử dụng các phương pháp tácđộng tâm lý một cách hợp lý

Trang 14

1.1 Đặc điểm tâm lý của điều tra viên

Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can được thực hiện chủ yếubởi điều tra viên Trong hoạt động này, điều tra viên nắm vai trò chủ đạo, quyếtđịnh tới sự thành công hay thất bại Tuy nhiên với tư cách là một chủ thể cụ thể,điều tra viên thường có một số đặc điểm khi tiến hành tác động tâm lý trong hoạtđộng hỏi cung bị can Những đặc điểm tâm lý đó là:

- Điều tra viên thường có trạng thái tâm lý căng thẳng Đây là một đặc

điểm tâm lý thường thấy ở các điều tra viên khi tiến hành hỏi cung bị can nóiriêng, trong khi giải quyết vụ án nói chung Bởi vì, trong mỗi buổi hỏi cung thực

sự là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa điều tra viên và bị can Điều tra viên

có mục đích tìm kiếm chứng cứ, chứng minh tội phạm thông qua lời khai của bịcan Còn bị can lại ngoan cố che giấu hành vi phạm tội của mình Đồng thời,trong quá trình hỏi cung, điều tra viên luôn phải huy động tối đa khả năng trigiác, trí nhớ, ý chí, … của mình để thu thập khối lượng thông tin lớn về vụ án.Mặt khác, trong quá trình tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần phải quansát đánh giá thái độ của bị can để có thể điều chỉnh được phương pháp tác độngcho phù hợp

- Khi hỏi cung bị can, điều tra viên thường có trạng thái bão hoà cảm xúc Đây là trạng thái tâm lý của con người bị mất tính nhạy cảm đối với kích

thích, mất khả năng phản ứng linh hoạt Nguyên nhân của sự bão hoà cảm xúcnày ở điều tra viên là do:

+ Điều tra viên có sự căng thẳng tâm lý Điều tra viên phải giải quyếthàng loạt các nhiệm vụ có liên quan đến việc tháo gỡ những vướng mắc trong

Trang 15

quá trình tiếp xúc với bị can như đánh giá lời khai, sàng lọc tài liệu hay nhanh chóng

ra quyết định có liên quan tới hoạt động ngăn chặn, bắt giữ…Do đó, điều tra viênluôn ở trong tình trạng nỗ lực ý chí cao nhất với tinh thần trách nhiệm cao

+ Điều tra viên thường xuyên tiếp xúc đối với các sự kiện phạm tội, tiếpxúc với người phạm tội Đó có thể là những người lưu manh, xảo quyệt, côn đồ,hung hãn… Hay do điều tra viên thường xuyên tri giác hậu quả của tội phạmnhư sự đau đớn về thể xác của nạn nhân, trạng thái tinh thần bị hoảng loạn củahọ

Nếu điều tra viên gặp phải trạng thái bão hoà cảm xúc, thì họ sẽ làm việcmáy móc, không hưng phấn Bởi vậy, tất yếu là trạng thái tâm lý này của điềutra viên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động hỏi cung bị can cũng nhưhoạt động nhận thức của điều tra viên đối với vụ án Vì vậy, trong trường hợpnày, điều tra viên cần được nghỉ ngơi, thay đổi công việc để vượt lên kiểm soáthoạt động của bản thân, trở lại trạng thái cân bằng tâm lý

- Điều tra viên thường có tâm thế định hướng vào những thông tin phù hợp với dự kiến và mong muốn của mình trong quá trình điều tra vụ án Với

những thông tin ban đầu thu thập được về sự kiện phạm tội, các điều tra viênthường xây dựng mô hình tâm lý (bằng hình ảnh, bằng biểu tượng,…) về diễnbiến của hành vi phạm tội cũng như những thông tin cần phải thu thập Chính vìvậy, trước mỗi buổi hỏi cung, điều tra viên thường có kế hoạch giải quyết mộtnhiệm vụ, một vấn đề nào đó liên quan đến vụ án Từ đó, điều tra viên có thểchủ động sàng lọc các thông tin thu được, xây dựng hệ thống các câu hỏi để bịcan khó có thể khai nhỏ giọt, dài dòng Tuy nhiên, tâm thế này của điều tra viên

có thể dẫn đến những hạn chế sau:

+ Điều tra viên có thể kém tinh nhạy với những thông tin mới bị can khai,

mà những thông tin này không liên quan đến vụ án Tuy nhiên, những thông tinnày có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án

+ Tâm thế này của điều tra viên có thể ảnh hưởng đến không khí của buổihỏi cung Khi bị tâm thế này chi phối, điều tra viên thường có xu hướng chờ đợinhững thông tin mình mong muốn Tuy nhiên bị can lại nói tới những thông tin

Trang 16

mà điều tra viên không quan tâm hay không quan trọng Do đó, điều tra viên cóthể có những hành động hay cử chỉ làm cho bị can sợ sệt, hẫng hụt hay tỏ rangang bướng trong buổi hỏi cung Ngược lại, nếu điều tra viên nhận được thôngtin mà mình mong muốn, thì thường có thái độ hài lòng, thoả mãn Nếu bị cannhận thấy được thái độ này của điều tra viên, thì họ sẽ có sự tính toán trong lờikhai nhằm dẫn dắt tư duy của điều tra viên Do vậy, trong hoạt động hỏi cung bịcan, điều tra viên tuyệt đối không để lộ thái độ của mình cho bị can nhận thấy.

- Điều tra viên có tâm thế khai thác thông tin buộc tội bị can Điều tra

viên thường có tâm thế này là do:

+ Bị can là người đã bị cơ quan điều tra khởi tố Việc làm này của cơquan điều tra là có cơ sở Bởi vậy, điều tra viên thường có ý nghĩ rằng hỏi cung

bị can là hỏi cung người có tội

+ Khi hỏi cung bị can, giữa điều tra viên và bị can có sự trái ngược nhau

về quyền lợi và vị thế Điều tra viên là đại diện của pháp luật, có trách nhiệmchứng minh tội phạm Còn bị can lại thường có thái độ che giấu hành vi phạmtội của mình Xuất phát từ cơ sở đó, điều tra viên thường hay có tâm thế hướngvào việc khai thác những thông tin buộc tội bị can Do đó, những thông tin có ýnghĩa giảm nhẹ trách nhiệm của bị can thường ít được điều tra viên quan tâm

1.2 Đặc điểm tâm lý của bị can

Theo Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự thì “Bị can là người đã bị khởi tố vềmặt hình sự” Đó là những người có hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đếnkhách thể nào đó được pháp luật hình sự bảo vệ, bị cơ quan điều tra khởi tố và

áp dụng biện pháp ngăn chặn cần thiết để tiến hành điều tra Tuy nhiên, bị cancũng là con người cụ thể với những đặc điểm tâm lý nhất định Và những đặcđiểm tâm lý này cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố Những yếu tố chi phốitới đặc điểm tâm lý của bị can gồm:

- Tính chất của hành vi phạm tội Hành vi phạm tội của bị can thường để

lại hậu quả nhất định Hành vi phạm tội của bị can xâm hại đến khách thể nào,với lỗi cố ý hay vô ý, …đều được ghi dấu trong tâm lý cũng như ảnh hưởng đến

Trang 17

thái độ, trạng thái tâm lý của họ Bị can sẽ thành khẩn khai báo nếu họ phạm tộitrong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, với lỗi vô ý, khung hình phạt thấp,

…vì họ nhận thức được rằng họ có cơ hội được hưởng sự khoan hồng của phápluật Ngược lại, nếu bị can thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, hành vi phạm tội gâyhậu quả nghiêm trọng,…thì bị can sẽ ngoan cố, nhất định không chịu khai báo.Thực tế cho thấy, hỏi cung bị can trong các vụ án buôn bán, tàng trữ trái phépchất ma tuý thường gặp khó khăn Bởi vì, khung hình phạt của loại tội này rấtnghiêm khắc nên bị can thường khai báo ngoan cố, nhỏ giọt Ví dụ, trong vụ án

bị can Trịnh Nguyên Thuỷ và đồng bọn phạm tội sản xuất và buôn bán trái phépchất ma tuý thì nếu tính cả giai đoạn thứ nhất của vụ án, thì đây đã là ngày thứmấy trăm các anh phải "lặn ngụp" với các đối tượng ma túy - những người vốn

dĩ liều lĩnh, ngoan cố và có không ít thủ đoạn đối phó như chối tội, gạ gẫm hối

lộ, "câu giờ" hỏi cung, nghe ngóng…[30] Hay đối với những vụ án xâm phạm

an ninh quốc gia, do tính chất nghiêm trọng của khách thể thì 81,3% bị canngoan cố không chịu khai báo [2, tr.94] Bởi vậy, khi tiến hành hoạt động hỏicung bị can, các điều tra viên phải linh hoạt, xác định được những yếu tố chiphối đến đặc điểm tâm lý tiêu cực của bị can

- Tình huống bị bắt và bị giam giữ Đây là một trong những yếu tố có ảnh

hưởng lớn đến tâm lý của bị can Bị can bị bắt ở đâu, vào thời điểm nào, lúc đó

bị can đang thực hiện tội phạm hay đã thực hiện xong…Sau khi bị bắt, bị can bịgiam giữ ở đâu, chế độ giam giữ ra sao, …tất cả đều tác động tới tâm lý của bịcan Những bị can bị bắt trong trường hợp quả tang, bị bắt trong trường hợp truy

nã, …đều có đặc điểm tâm lý đặc trưng Bởi vì, những yếu tố này đều là nhữngbiến cố lớn trong cuộc đời bị can

- Những chứng cứ chứng minh hoạt động tội phạm của bị can mà cơ quan

điều tra đã thu thập được Những chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập được

về hành vi pham tội của bị can cũng có tác động rất lớn đến tâm lý của bị can.Trong hoạt động điều tra nói chung và trong hoạt động hỏi cung nói riêng, tráchnhiệm của điều tra viên là thu thập chứng cứ, chứng minh hoạt động tội phạm

Trang 18

của bị can Tuy nhiên, nếu bị can nhận thức được rằng tiến trình điều tra của cácđiều tra viên đang gặp khó khăn thì sẽ không chịu khai báo hoặc khai báo nhỏgiọt Nhưng ngược lại, nếu điều tra viên đã thu thập được đầy đủ chứng cứ buộctội bị can thì họ sẽ thành khẩn khai báo Ví dụ, trong vụ án phạm tội mua bántrái phép chất ma tuý của Nguyễn Văn Tám và đồng bọn Bị can Nguyễn VănQuyết biết rằng, cơ quan điều tra còn thiếu thông tin về hành vi phạm tội củamình nên suốt hai tháng đầu đã thách thức và trả lời với điều tra viên rằng: “Cácông bắt tôi mà không có căn cứ, đố các ông làm gì được tôi Còn những lời khaicủa đứa khác, tôi không tin” [24].

- Các chỗ dựa bên ngoài của bị can Đây là một trong những yểu tố chi

phối sâu sắc tới đặc điểm tâm lý của bị can Đó là những mối quan hệ cá nhânđược hình thành trước đây khi bị can còn tự do ngoài xã hội: Quan hệ gia đình,thân quen, ô dù, cũng có thể không có mối quan hệ nào nhưng bị can vẫn hivọng có thể mua chuộc điều tra viên hoặc cán bộ có quyền để họ can thiệp Đặcđiểm này đặc biệt được thể hiện rõ ở các bị can phạm tội tham nhũng, phạm tộikinh tế, …Ví dụ, trong vụ án Năm Cam, trong suốt thời gian gần 7 tháng, bị canHải “bánh” luôn tin vào lời hứa của Năm Cam trước đó: “Nếu có chuyện gì dínhdáng đến pháp luật anh Năm sẽ lo”, nên Hải “bánh” kiên quyết không khai báo.Nhưng sau đó, Hải biết rằng, anh Năm không lo cho mình được, mà còn nóirằng : “Anh không dính dáng gì đến việc này, chú mày làm được thì chú mày tựlo” Lúc này, Hải hết hi vọng vào sự trợ giúp của các thế lực bên ngoài Lợi dụngtình thế lúc này, điều tra viên đã tiến hành tác động tâm lý đến Hải và làm cho Hảichuyển đổi thái độ khai báo [29]

Chính vì vậy, khi tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, điềutra viên cần đập tan thái độ ảo tưởng, hi vọng của bị can vào những mối quan hệbên ngoài Đồng thời, trong từng trường hợp cụ thể, điều tra viên có thể sử dụngcác mối quan hệ cá nhân tích cực của bị can để tác động đến họ làm chuyển biếnthái độ khai báo của bị can

Trang 19

- Đặc điểm nhân cách của bị can Hệ thống các quan niệm, lí tưởng sống,

khí chất, tính cách, và cảm xúc của bị can cũng có ảnh hưởng tới đặc điểm tâm

lý của họ Mỗi bị can có đặc điểm nhân cách khác nhau Có bị can có khí chất

ưu tư thì thường có tâm trạng lo sợ, thất vọng cho rằng mình không còn tươnglai, cuộc đời như vậy là chấm dứt Kết quả điều tra cho thấy 25,8 % các bị canphạm tội xâm phạm an ninh quốc gia khai báo tốt do khêu gợi tình cảm đối vớinhững người thân trong gia đình và 31,5% số bị can không khai báo là do động

cơ này chi phối [2, tr.207]

Trong vụ án phạm tội ma tuý của Nguyễn Văn Tám và đồng bọn, bị canĐinh Thị Dung là người đặc biệt cứng rắn, nhất định không khai báo sợ liên lụyđến gia đình Nhưng bị can là người rất thương con Hiểu được điều này, nênđiều tra viên đã nói với bị can Đinh Thị Dung: “Chị có thương ba con của chị,thương bố mẹ hai bên không? Tôi xin phổ biến để chị biết, hành vi mua bán vậnchuyển hêrôin của chị, nếu chị ra toà thuộc khung hình phạt nào chắc chị đã rõ

Vì thế chị nên nghĩ đến các con mà thành khẩn khai báo để sớm về nuôi cáccháu…” Không ngờ ngay sau khi nghe điều tra viên nói thế, Đinh Thị Dungbưng mặt khóc to, gọi tên các con và buổi chiều hôm ấy Dung bắt đầu khai rahành vi buôn bán 31 bánh hêrôin bằng 10,850g

- Kinh nghiệm tiếp xúc với cơ quan điều tra Thực tế cho thấy những bị

can có tiền án, tiền sự, những đối tượng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp,thường có thái độ bàng quan, trâng tráo thậm chí là thách thức điều tra viên Cònnhững đối tượng phạm tội lần đầu, thường không làm chủ được hành vi củamình nên dễ dàng khai báo hơn

- Thái độ, phong cách, năng lực hỏi cung bị can của điều tra viên Trong

điều kiện bị giam giữ, bị can luôn ở trong tâm thế cảnh giác Khi tiếp xúc vớiđiều tra viên, bị can luôn ở trong tình trạng quan sát, tìm hiểu đánh giá phongcách và trình độ của điều tra viên Từ đó, bị can có thể điều chỉnh được thái độcũng như lời khai của họ Do đó, các điều tra viên cần rèn luyện cho mình phongcách đàng hoàng, thái độ xét hỏi nghiêm túc, trôi chảy, đưa ra chứng cứ đúng

Trang 20

lúc và phù hợp với trình độ của bị can Theo số liệu khảo sát thực tế cho thấy, đốivới các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì có tới 18,3 % số bị can khai báo thiếu tíchcực do cảm thấy bị xúc phạm trong khi hỏi cung [2, tr.208].

Do các yếu tố trên đã chi phối rất nhiều đến tâm lý của bị can nên trongnhiều trường hợp khi tiếp xúc với điều tra viên, bị can thường có đặc điểm tâm

lý sau đây:

- Bị can thường có tâm trạng hoang mang, lo lắng, tâm lý không ổn định.

Theo kết quả trưng cầu ý kiến của 103 điều tra viên thì có 76,4 % số điều traviên được hỏi cho rằng, biểu hiện này là phổ biến nhất [16, tr.111] Ở những bịcan có trình độ, phạm tội lần đầu, phạm tội với lỗi vô ý,… thường nhận thứcđược sai lầm của họ nên họ cảm thấy rất ân hận và mong muốn được sửa chữasai lầm của mình Nhưng cũng có không ít bị can lại bi quan, chán nản cho rằngmình không có tương lai, nên họ có thái độ bất cần, phó mặc cho số phận Tronghoàn cảnh khó khăn, mọi suy nghĩ, hành động của bị can luôn diễn ra trongtrạng thái tâm lý tiêu cực Dù rơi vào trạng thái nào, bị can cũng đều bị mất ổnđịnh về tâm lý, giảm sút khả năng tự kiểm soát thái độ và hành vi của mình Cáctrạng thái tâm lý tiêu cực này cũng gây ra nhiều trở ngại cho việc tiếp xúc tâm lýgiữa điều tra viên và bị can trong quá trình hỏi cung, làm giảm hiệu quả của cácbiện pháp tác động tâm lý mà điều tra viên áp dụng đối với họ Ví dụ: Khi tiếnhành hỏi cung bị can Nguyễn Văn Tám, phạm tội mua bán trái phép các chất matuý, các điều tra viên cho biết có hai giai đoạn vất vả nhất Giai đoạn lúc Tám bịbắt khoảng 1 tháng, tư tưởng Tám lúc đó rất nặng nề Sau một thời gian dài kiênquyết không khai, một hôm trong buổi hỏi cung Tám lại khai rất nhiều Bằnglinh cảm nghề nghiệp, ngay lập tức điều tra viên trở lại phòng giam Khi tới nơithì phát hiện Tám đã xé áo bện thành dây treo lên song sắt cửa sổ định tự sát[24]

Trong quá trình tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần chú ý, xemxét ảnh hưởng của các trạng thái tâm lý tiêu cực này đến hành động khai báo của

bị can Một mặt, điều tra viên nên lợi dụng sự hoang mang dao động, thúc đẩy bị

Trang 21

cách để tác động tâm lý tới bị can đạt hiệu quả nhất, tạo cho bị can trạng tháithoải mái, hưng phấn, giúp bị can tích cực lĩnh hội và giải quyết các nhiệm vụcủa cuộc hỏi cung.

- Bị can thường sợ bị trừng phạt và muốn tìm cách trốn tránh hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Đây là đặc điểm tâm lý bao trùm, chi phối các đặc

điểm khác của bị can Khi bị hỏi cung, hầu hết các bị can đều có thái độ giấudiếm, hoặc khai sai nhằm đánh lạc hướng điều tra của điều tra viên

Tâm lý sợ tội nặng làm cho bị can hoang mang, căng thẳng Tâm lý nàykìm hãm sự khai báo của bị can, làm bị can không dám thú nhận tội lỗi của mình

mà luôn quanh co, chối tội hoặc khai báo nhỏ giọt Điều này thể hiện ở việc bịcan thường có thái độ thận trọng khi khai báo các vấn đề liên quan đến việc xácđịnh vai trò, vị trí của mình trong tổ chức nên thường hay đổ lỗi cho đồng bọn.Cũng vì lo sợ tội nặng, nên bị can thường lẩn tránh những vấn đề có tính chấtmấu chốt, những tình tiết dẫn đến tăng nặng hình phạt Bị can thường khainhững vấn đề mà điều tra viên đã biết, những vấn đề mà chúng tin rằng đồngbọn của chúng đã khai rõ Theo số liệu điều tra cho thấy, đối với các tội xâmphạm an ninh quốc gia thì có 83% bị can không dám khai báo là do sợ bị trừngphạt và muốn tìm cách trốn tránh hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự [1, tr.94]

- Bị can thường muốn tiếp xúc với điều tra viên Khi bị tam giam, bị can

thường có hai khuynh hướng đối lập nhau Một mặt, bị can thường muốn tiếpxúc với điều tra viên để thăm dò, tìm hiểu về quá trình điều tra của điều tra viên.Mặt khác, bị can lại cố tình né tránh điều tra viên vì họ muốn có thời gian để tìmcách đối phó với điều tra viên Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị can mongmuốn tiếp xúc, gặp gỡ điều tra viên để tìm hiểu tâm lý điều tra viên nhằm bànbạc thoả thuận với điều tra viên về cách giải quyết những vấn đề của bị can Bịcan có thể tạo ra kế hoạch gặp gỡ điều tra viên một cách tự nhiên, để rồi biếnđiều tra viên thành nguồn cung cấp thông tin cho họ

Đối với các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia thường có đặc điểm chung

là được tổ chức chặt chẽ, có nhiều người tham gia Vì vậy, khi bị can bị bắt, họ

Trang 22

rất muốn biết kế hoạch của họ bị lộ ở giai đoạn nào nên bị can rất muốn tiếp xúcnhằm thăm dò về sự hiểu biết của cơ quan điều tra [1, tr.39].

2 Các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can

2.1 Phương pháp thuyết phục

Phương pháp thuyết phục là dùng những lời lẽ để phân tích, giải thích cho

bị can nhằm giúp họ nhận thức được đúng, sai, phải, trái, thiệt hơn về những vấn

đề có liên quan đến họ Từ đó, làm cho bị can thay đổi thái độ, hành vi phù hợpvới yêu cầu của hoạt động hỏi cung Đó là sự giải thích, khuyên nhủ bằng lí lẽ,lập luận bằng logic và trong một số trường hợp có thể lôi kéo đối tượng bị tác độngvào khuôn khổ nhất định của sự tranh luận vấn đề đó

Phương pháp thuyết phục được thực hiện chủ yếu thông qua ngôn ngữ củađiều tra viên nhằm giải quyết tư tưởng của bị can, giúp họ thay đổi cách nhìn,thay đổi thái độ và hình thành cách nhìn mới phù hợp với yêu cầu của pháp luật

tố tụng hình sự Bởi vậy, phương pháp này được xác định là cơ bản và quán triệtvới mọi trường hợp, với mọi bị can Ví dụ: Bị can L trong tổ chức Lực lượngphục hưng Tổ quốc Việt Nam, do có nhiều tội ác nên khi bị bắt, L cho rằngchắc chắn sẽ bị chết, xác định thái độ thà chết không khai Điều tra viên đã dùngnhiều biện pháp khác nhau để tác động như đối xử tử tế, nhân đạo, lấy chínhsách khoan hồng để phân tích, giáo dục Đặc biệt, điều tra viên đã lấy nhữngđiển ví dụ thực tế để chứng minh rằng một số tên có quá trình chống đối cáchmạng quyết liệt, có tội ác phải nghiêm trị nhưng cách mạng vẫn khoan hồng vàgiải quyết cho sống tự do cùng với gia đình bởi họ biết nhận ra lẽ phải Từ thực

tế sinh động cùng với sự phân tích có tình có lí của điều tra viên giúp cho bị can

L có nhận thức mới làm cơ sở thay đổi thái độ khai báo của L [2, tr.227]

Tuy nhiên, để thay đổi bản chất cũng như thái độ của bị can là một việclàm không hề đơn giản Nó là một cuộc tấn công tích cực, chủ động, có mụcđích và có kế hoạch Bởi vậy, khi sử dụng phương pháp thuyết phục, đòi hỏiđiều tra viên phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tìm hiểu rõ các đặc điểm tâm lý của bị can, đặc biệt là những động cơ

Trang 23

tâm lý riêng biệt được hình thành và chịu sự tác động của nhiều yếu tố như:Điều kiện và hoàn cảnh sống, điều kiện và hoàn cảnh phạm tội, tính chất và hậuquả của hành vi phạm tội …Thông thường, bị can từ chối khai báo là do một sốnguyên nhân: Sợ mất uy tín, sợ đồng bọn trả thù, chưa tin vào chính sách khoanhồng của Đảng và Nhà nước,….Vì vậy, việc thuyết phục bị can không nên tiếnhành một cách máy móc, mà phải thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo phùhợp với đặc điểm tâm lý của từng bị can Đồng thời, điều tra viên phải dùngnhiều cách, vừa công khai, vừa bí mật, có thăm dò thử thách hoặc dùng cách toạđàm tự do để bị can bộc lộ tâm tư tình cảm của mình Ngoài ra, điều tra viênphải phối hợp với các chủ thể khác trong việc giáo dục, cảm hoá bị can như cán

bộ trại tạm giam hay người thân của bị can Ví dụ: Trong vụ án bị can Bìnhphạm tội cướp tài sản, các điều tra viên đã sử dụng phương pháp thuyết phụcđến bố mẹ của bị can Và việc sử dụng phương pháp này rất hiệu quả Sau khithực hiện xong hành vi phạm tội, Bình đã bỏ trốn lên Hà Nội Vừa ráo riết tiếnhành truy bắt, Công an huyện Kiến Xương đã sử dụng biện pháp tâm lý, tácđộng đến gia đình đối tượng Bởi qua tìm hiểu, các anh được biết, bố mẹ Bìnhđều là những người nông dân chất phác, yêu thương con Các anh đã đến phântích cho họ thấy rằng, con đường tốt nhất dành cho con trai họ là ra đầu thú đểhưởng khoan hồng của pháp luật Lúc đầu, gia đình Bình im lặng Sau đó, chínhngười mẹ nông dân luôn một nắng hai sương còng lưng nơi đồng ruộng ấy đãchủ động tìm đến cơ quan Công an để xin được cùng các anh lên Hà Nội tìm contrai Từ sáng 8/11, tổ công tác của Công an huyện Kiến Xương cùng với mẹ củaBình đã lên Hà Nội thông qua một số bạn bè của Bình để tìm cậu ta Đến đêm8/11 thì mẹ Bình đã điện thoại được cho con Nước mắt chan chứa trên gươngmặt đang hằn những nếp nhăn của người mẹ nhưng bà vẫn tìm đủ các lý tình đểkhuyên con trở về đầu thú [27]

- Thông tin dùng để thuyết phục bị can phải xuất phát từ đường lối, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như phải gắn với tình hình thực tế

xã hội Khi điều tra viên giải thích chính sách, pháp luật của Nhà nước phảichính xác, thuyết phục và không mâu thuẫn với thái độ xử sự của mình Đồng

Trang 24

thời, nội dung thuyết phục phải phù hợp với trình độ, nhận thức, kinh nghiệmcủa từng bị can, tương ứng với động cơ kìm hãm sự khai báo của bị can cũngnhư gợi được những suy nghĩ mới ở họ.

- Điều tra viên phải là người có trình độ chuyên môn vững vàng, nắmvững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước liên quan đến côngtác điều tra và xử lý tội phạm, biết vận dụng sáng tạo nó khi hỏi cung bị can.Điều tra viên phải là người có trình độ học vấn cao, có vị trí nhất định trong xãhội, có khả năng lí giải, phân tích các vấn đề một cách logic, mạch lạc Đồngthời, bị can phải là người biết lắng nghe, giải đáp các thắc mắc, các thông tinngược chiều từ phía bị can

2.2 Phương pháp truyền đạt thông tin

Phương pháp truyền đạt thông tin là phương pháp, mà điều tra viên đưa ranhững thông tin có liên quan tới sự kiện phạm tội Từ đó làm xuất hiện ở bị cannhững cảm xúc nhất định hoặc làm thay đổi động cơ, giúp bị can khai báo thànhkhẩn mọi chi tiết của sự việc phạm tội Những thông tin mà điều tra viên sửdụng tác động tâm lý có thể là những dấu vết, vật chứng thu được ở hiện trường,các tài liệu do người bị hại cung cấp, hỏi cung đồng bọn hoặc sự tố giác củaquần chúng nhân dân

Phương pháp truyền đạt thông tin được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Thay đổi hướng tư duy của bị can khi họ cung cấp những thông tinkhông đúng pháp luật;

- Nhằm tăng sự hiểu biết, kiến thức của bị can;

- Giúp bị can khôi phục lại trí nhớ về những sự kiện hoặc tình tiết mà bịcan quên hoặc nhầm lẫn;

- Làm thay đổi xúc cảm, tình cảm, trạng thái tâm lý của bị can Trongtrường hợp này, phương pháp truyền đạt thông tin được sử dụng kèm theophương pháp thuyết phục Việc điều tra viên cung cấp một số thông tin làm bịcan mất tự tin, nghi ngờ lập trường của mình dễ bị thuyết phục

Trang 25

Ví dụ: Trong vụ án giết người, cướp tài sản ngày 2/4/2006 xảy ra tại cửahàng Biti’s, 25 phố Chùa Bộc, Hà Nội Trong quá trình hỏi cung, bị can TrươngNgọc Hoa tỏ ra ngoan cố lì lợm Chỉ đến khi chiếc điện thoại di động của anhQuảng ( nạn nhân) được giơ trước mặt hắn, cùng hàng loạt chứng cứ trực tiếpkhác hắn mới thừa nhận là kẻ giết anh Quảng rồi cướp tài sản [33, tr.12].

Để đảm bảo việc sử dụng phương pháp này có hiệu quả, cần đảm bảo cácyêu cầu sau:

- Điều tra viên cần phải hiểu được tâm lý bị can trước khi tác động, đặcbiệt là các động cơ đang kìm hãm sự khai báo của bị can để lựa chọn nhữngthông tin có sức công phá lớn sự ổn định trạng thái tâm lý của bị can Khi bị canđang ở trạng thái liều lĩnh cao độ, đang phản ứng quyết liệt hoặc đang bi quan,chán nản thì không sử dụng phương pháp này Nếu điều tra viên truyền đạtthông tin lúc này có thể bị can ngồi ỳ không đáp hoặc trả lời liều lĩnh: “Cái đóđúng thì đúng với các ông thôi còn tôi không biết” Gặp những trường hợp này,tốt nhất điều tra viên nên nói chuyện thoải mái, giải thích thuyết phục đưa bị cantrở lại cuộc sống hiện tại

- Thông tin tác động phải đảm bảo tính chính xác, có liên quan trực tiếpđến việc phạm tội và hành vi che giấu tội phạm của bị can, buộc bị can khôngthể thờ ơ mà phải suy nghĩ Hoặc thông tin mà điều tra viên đưa ra phải làm cho

bị can có những phản ứng cần thiết Để làm được điều này, điều tra viên khôngđược sử dụng thông tin giả để tác động, vì nó sẽ phá vỡ mối quan hệ tâm lý đangđược xây dựng giữa điều tra viên và bị can, gây cho bị can sự nghi ngờ, khôngtin tưởng điều tra viên

- Đảm bảo tính bất ngờ trong truyền đạt thông tin cần thiết tới bị can, vềthời điểm tác động cũng như nội dung tác động Khi bị bất ngờ, bị can phảinhanh chóng đi đến quyết định hoặc là khai báo thành khẩn hoặc là khai báogian dối Nhưng vì bị can không đủ thời gian để nghĩ lời khai gian dối logic nên

sẽ rất dễ bị điều tra viên phát hiện, khiến bị can phải khai báo trung thực Ngược

Trang 26

lại, nếu những thông tin mà điều tra viên dùng để tác động đã được bị can biếttrước hoặc đoán được thì bị can sẽ có sự chủ động đối phó.

- Những thông tin điều tra viên dùng để tác động phải đầy đủ về chất vàlượng Bởi vì, khi điều tra viên sử dụng những thông tin này sẽ làm bị can “giậtmình”, bị can sẽ thay đổi thái độ mà khai báo thành khẩn Ví dụ: Trong vụ án bịcan Trịnh Minh Thực phạm tội giết người và hiếp dâm Điều tra viên sử dụngphương pháp này đã đạt hiệu quả cao Ban đầu, bị can chỉ thừa nhận rằng, mình

đã thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Tuynhiên, các điều tra viên không bằng chấp nhận kết quả đó Chỉ qua ngày mùng 1Tết cho đối tượng nghỉ ngơi, các điều tra viên của Phòng, mà trực tiếp là Độitrưởng Hoàng Văn Học, lại tiếp tục những ngày ăn Tết trong trại với bị can TuyThực đã nhận tội giết người nhưng kinh nghiệm và lương tâm của người làm ánkhông cho phép các anh bằng lòng với những kết quả đã thu được Trong ngàyTết, các anh tiếp tục đấu trí với bị can Thực Ngày hỏi cung đầu tiên của nămmới, khi cho Thực nhâm nhi chút đồ ăn ngày Tết, đột ngột, điều tra viên nhìnxoáy vào mắt Thực và hỏi: "Ai cào tay anh mà nhiều vết xước thế?" Thực, tuy

là người lì lợm, cũng giật nảy người và nói: "Thằng Tuấn, bạn cháu gặp ở quánbi-a tối 14/2 nó cào" Đứa bạn mà Thực khai cào hắn lập tức được các điều traviên gọi hỏi, nó ngơ ngác trả lời có gặp Thực nhưng chỉ chào nhau rồi đi luôn,

có va chạm gì đâu Từ lời khai rất khách quan trên, các điều tra viên tiếp tụcquay lại đấu tranh với Thực Cuối cùng, với những chứng cứ mà điều tra viênđưa ra, bị can đã phải khai nhận hành vi phạm tội của mình [28].

- Đồng thời, trong quá trình truyền đạt thông tin tới bị can, điều tra viêncần chú ý quan sát biểu hiện thái độ cảm xúc của bị can như nét mặt, cử chỉ,điệu bộ,…hoặc những biểu hiện bên ngoài của hệ thần kinh thực vật của bị can

để đánh giá đúng tâm lý của họ Trong trường hợp này, bên cạnh việc đưa ranhững thông tin cần thiết, điều tra viên có thể kết hợp với việc thuyết phục bịcan

2.3 Phương pháp ám thị gián tiếp

Ngày đăng: 04/04/2013, 16:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trương Công Am, Một số vấn đề về tâm lý hoạt động hỏi cung, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về tâm lý hoạt động hỏi cung
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
2. Trương Công Am, Tác động tâm lý trong hoạt động điều tra hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động tâm lý trong hoạt động điều tra hình sự
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
3. I.U.V Chupharaoxki, Tâm lý học hoạt động nghiệp vụ, (Tiếng Nga), 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học hoạt động nghiệp vụ
4. Bùi Kiên Điện (Chủ biên), Giáo trình khoa học điều tra hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình khoa học điều tra hình sự
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
5. A.V. Đulô, Tâm lý học pháp lý, Trường Đại học An ninh nhân dân, Hà Nội,1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học pháp lý
6. Phan Hữu Kì, Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật hỏi cung bị can, NXB Công an nhân dân, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật hỏi cung bị can
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
7. Luận văn “Hoạt động hỏi cung bị can phạm tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”, Đại học Cảnh sát nhân dân, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động hỏi cung bị can phạm tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
8. Đặng Thanh Nga (Chủ biên), Giáo trình tâm lý học tư pháp, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học tư pháp
Nhà XB: NXB Tư pháp
9. A.V.Petơropxki và M.G. Iaropxki, Từ điển tâm lý học, (Tiếng Nga), 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tâm lý học
10. L.V.Petrenco, Tâm lý học nghiệp vụ trinh sát, Trường Đại học An ninh nhân dân, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học nghiệp vụ trinh sát
11. Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
12. Hoàng Thị Minh Sơn (Chủ biên), Giáo trình luật tố tụng hình sự, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật tố tụng hình sự
Nhà XB: NXB Tư pháp
13. Nguyễn Huy Thuật (Chủ biên), Giáo trình chiến thuật điều tra hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chiến thuật điều tra hình sự
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
14. Trường Bồi dưỡng nghiệp vụ công an nhân dân, Tập bài giảng bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra hình sự, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra hình sự
15. Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Giáo trình một số vấn đề tâm lý học nghiệp vụ cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình một số vấn đề tâm lý học nghiệp vụ cảnh sát nhân dân
16. Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Giáo trình tâm lý học tư pháp, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học tư pháp, Hà Nội
17. Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa – NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Luật học
Nhà XB: NXB Từ điển Bách khoa – NXB Tư pháp
21. Nghị quyết số 08-NQ ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới
18. Bộ luật hình sự 1999, NXB Tư pháp, Hà Nội Khác
19. Bộ luật tố tụng hình sự 2003, NXB Tư pháp, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w