1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bước đầu tìm hiểu hứng thú học tập môn Địa lí tại lớp 11A3 trường trung học phổ Hương Cần –huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú Thọ

31 570 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 245,5 KB

Nội dung

Xuất phát từ những lý do đã nêu trên, tôi thấy rằng, vấn đề hình thànhhứng thú cho học sinh trung học qua các bài học Địa lí là việc làm cần thiết,đúng theo xu thế đổi mới phương pháp, p

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ vô cùng quýbáu của các tập thể và cá nhân Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy côgiáo trong khoa Khoa Tâm Lý Học đã tạo mọi điều kiện tốt nhất và trang bị kiếnthức để Tôi có thể thực hiện đề tài này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô thầy giáo Nguyễn ĐìnhChiến người đã tận tình hướng dẫn và luôn quan tâm, giúp đỡ tôi hoàn thành đềtài này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo cùng toàn thể các

em học sinh trường Trung học phổ thông Hương Cần – huyện Thanh Sơn- tỉnhPhú Thọ, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tìm hiểu và nghiêncứu đề tài

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người thân luôn

là điểm tựa vững chắc, luôn giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụhọc tập, nghiên cứu của mình

Do điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế lại chưa có nhiều kinh nghiệmtrong việc nghiên cứu nên đề tài không tránh được những thiếu sót Kính mongnhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn để đề tàiđược hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong thời đại hội nhập và phát triển, toàn nhân loạiđang hướng tới chân trời tri thức mà hạt nhân là giáo dục Trong sự nghiệp đổimới đất nước, nền giáo dục quốc dân cần phải có những thay đổi phù hợp với sựphát triển của nền kinh tế xã hội Vì vậy, vấn đề phát triển con người ngày càngđược quan tâm Đảng và nhà nước ta luôn coi: “Giáo dục là quốc sách”

Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ IV đã chỉ rõ: Giáo dục và Đào tạo làđộng lực thúc đẩy và là điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện mục tiêu kinh

tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước

Mỗi môn học đều có tác dụng nhất định trong việc giáo dục nhân cách vàtrí tuệ của học sinh Trong những môn học đó môn Giáo dục công dân là mộttrong những môn học có vị trí đặc biệt quan trọng, nhưng do nhiều lý do khácnhau nên môn giáo dục công dân vẫn chưa đạt được mục đích giảng dạy Do đặcthù của môn Giáo dục công dân nên giáo viên chưa có sự đầu tư đúng mức đểthu hút được sự quan tâm chú ý của học sinh Vậy, làm thế nào để tiếp cận đượcmục đích giáo dục? Làm thế nào để nâng cao hứng thú học tập cho học sinh để

từ đó phát huy tinh thần tự học ở các em? Đó là các vấn đề đang cần các nhà sưphạm tìm lời giải đáp Làm thế nào để học sinh hứng thú tìm hiểu các bài học vềđạo đức, các bài học về pháp luật, để từ đó học sinh tự trang bị cho mình nhữnghành trang về nhân cách, phẩm chất đạo đức, kiến thức về pháp luật để có thể điđúng hướng trở thành những người có ích cho xã hội Để mỗi nhà trường hoànthành tốt nhiệm vụ giáo dục theo phương châm: “Rèn đức, luyện tài vì ngày mailập nghiệp”

Xuất phát từ những lý do đã nêu trên, tôi thấy rằng, vấn đề hình thànhhứng thú cho học sinh trung học qua các bài học Địa lí là việc làm cần thiết,đúng theo xu thế đổi mới phương pháp, phù hợp với chiến lược “phát huy nộilực của người học”, đáp ứng được mục tiêu giáo dục

Một trong những hướng đổi mới dạy và học trong nhà trường là hình

Trang 3

học tập cho các em? Để cải thiện tình hình và nâng cao chất lượng môn Địa lícho học sinh lớp 11A3 trường trung học phổ thông Hương Cần - huyện ThanhSơn - tỉnh Phú Thọ.

- Phú Thọ tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Bước đầu tìm hiểu hứng thú học

Sơn – tỉnh Phú Thọ” để nghiên cứu.

Với mục đích tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả để tăng hứng thú vànâng cao hiệu quả học tập của học sinh, sau đó dựa trên kết quả thu thập được

để đưa ra kiến nghị về một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chấtlượng dạy và học môn địa lí

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng việc học tập môn địa lí của học sinh, từ đó đề xuấtmột số biện pháp góp phần nâng cao ý thức và sự thích thú học môn Địa lí chohọc sinh lớp 11A3 trường trung học phổ thông Hương Cần – huyện Thanh Sơn– tỉnh Phú Thọ

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 38 học sinh lớp 11A3 - Trường trunghọc phổ thông Hương Cần – huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú Thọ

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của đề tà là Hứng thú học tập môn Địa lí

4 Giả thuyết khoa học

Đặc điểm hứng thú học tập môn Địa lí cho học sinh lớp 11A3 trườngtrung học phổ thông Hương Cần đã có nhưng còn phân tán chưa bền vững Nếubiết đươc thực trạng, nguyên nhân hứng thú học tập môn Địa lí cho học sinh lớp11A1 trường trung học phổ thông Hương Cần

Trang 4

thì có thể tìm ra được phương pháp, giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm nâng caochất lượng học tập môn Địa lí cho học sinh.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu một số vấn đề về hứng thú học tập, đặc đểm hứng thú họctập môn Địa lí

- Khảo sát, đánh giá và phân tích thực trạng, những tồn tại và nguyênnhân hứng thú học tập môn Địa lí cho học sinh lớp 11A3 trường trung học phổthông Hương Cần

- Biện pháp góp phần nâng cao hứng thú học tập môn Địa lí cho học sinh,

từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí cho học sinh lớp11A3 trường trung học phổ thông Hương Cần

6 Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài này tôi sử dụng một số nhóm phương pháp nghiên cứu sau:

6.1 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

- Mục đích: Tôi sử dụng phương pháp này để xác định một cách kháchquan khả năng nhận thức, trình độ phát triển trí tuệ, thái độ và hứng thú học tậpcủa học sinh Từ đó rút ra những đánh giá ban đầu về thực trạng học tập, rồi đềxuất những biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng học Giáo dục công dâncho các em

- Cách tiến hành:

+ Xem học bạ, xem vở ghi chép và vở bài tập của học sinh

+ Xem điểm qua các kì thi khảo sát chất lượng và kiểm tra thường xuyên

6.2 Phương pháp quan sát

- Mục đích: Tôi sử dụng biện pháp quan sát nhằm nhận thức được thựctrạng dạy và học môn Giáo dục công dân để có thể phát hiện ra những vấn đềcấp bách cần nghiên cứu

- Cách tiến hành:

+ Quan sát, theo dõi thái độ của học sinh

+ Quan sát số lần học sinh phát biểu ý kiến và chất lượng của câu trả lời

Trang 5

6.3 Phương pháp trò chuyện

- Mục đích: Sử dụng phương pháp này để đánh giá khả năng nhận thức vàtrí nhớ của học sinh Đồng thời qua trò chuyện trực tiếp với giáo viên và họcsinh sẽ nhanh chóng tìm ra được vấn đề cần giải quyết, cũng như nắm đượcnguyện vọng, ý kiến của giáo viên và học sinh Nhờ đó có thể đưa ra những biệnpháp phù hợp, sát thực với hoàn cảnh, điều kiện của lớp học

- Cách tiến hành: Tiếp xúc đối thoại trực tiếp với học sinh, giáo viên bộmôn và giáo viên chủ nhiệm lớp 11A3 trường trung học phổ thông Hương Cần

6.4 Phương pháp điều tra

- Mục đích: Tôi sử dụng biện pháp này để thu thập số liệu, nhằm củng cốthêm tính xác thực cho việc nghiên cứu vấn đề để từ đó phát hiện vấn đề cầngiải quyết, xác định tính phổ biến, tìm ra nguyên nhân, chuẩn bị cho các bướcnghiên cứu tiếp theo

- Cách tiến hành:

+ Sử dụng phiếu Anket với hệ thống các câu hỏi ( Anket đóng và Anket

mở ) để thu thập thông tin

+ Phỏng vấn trực tiếp một vài em học sinh và giáo viên môn Địa lí

6.5 Phương pháp toán thống kê

- Mục đích: Tôi sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý số liệu nhằmlàm tăng độ tin cậy và chính xác của các kết quả nghiên cứu để đề tài đạt tớitrình độ sâu sắc và khách quan

- Cách tiến hành: Xử lý số liệu đã thu thập được từ các phương pháp trên

6.6 Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia

Đây là một phương pháp thực nghiệm thu thập thông tin qua các chuyên gia,

đó là những người có trình độ cao và có kinh nghiệm trong quá trình giảng dạymôn Địa lí

Trang 6

6.7 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

- Mục đích: Dựa vào những bản tổng kết báo cáo kinh nghiệm của trường

về vấn đề cải tiến phương pháp học tập từ đó đưa ra những phương pháp mớihiệu quả hơn

- Cách tiến hành: Đọc những bản tổng kết báo cáo kinh nghiệm củatrường về vấn đề cải phương pháp học tập từ đó đưa ra những phương pháp mớihiệu quả hơn

7 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài này được tiến hành ở lớp 11A3 trường trung học phổ thôngHương Cần Người được nghiên cứu: Cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm,giáo viên bộ môn Địa lí, học sinh lớp 11A3 trường trung học phổ thông HươngCần

8 Thời gian và kế hoạch nghiên cứu

Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài trong vòng 3 tuần thời gian và kế hoạch nghiêncứu cụ thể như sau:

STT Tên công việc Thời gian Người thực hiện Ghi chú

4 Xây dựng cơ sở thực tiễn 5 ngày Chang Thực tế

9 Dự thảo nội dung nghiên cứu

Ngoài phần Mở đầu, kết luận thì đề tài được cấu trúc bao gồm những nộidung chính sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài

Trang 7

Chương 3: Đề xuất một số biện pháp nhằm tạo hứng thú học tập môn Địalí

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử nghiên cứu

1.1.1 Trên Thế Giới

Những công trình nghiên cứu về hứng thú ở trên thế giới xuất hiện tươngđối sớm và ngày càng phát triển Khi nghiên cứu về hứng thú các nhà tâm

lý đã đi theo các xu hướng sau:

Xu hướng thứ nhất: Giải thích bản chất tâm lý của hứng thú Đại diện

cho xu hướng này là A.F.Beeliep Năm 1944 tác giả đã tiến hành thànhcông luận án tiến sĩ “Tâm lý học hứng thú”, nội dung cơ bản của luận ánnày là những vấn đề lý luận tổng quát về hứng thú trong tâm lý học

Xu hướng thứ 2: Xem xét hứng thú trong mối quan hệ với sự phát triển

nhân cách nói chung và vốn tri thức của cá nhân nói riêng Đại diện cho

xu hướng này là L.L.Boogiovich với tác phẩm “Hứng thú trong quan hệhình thành nhân cách”; Lukin,Lêvitốp nghiên cứu “Hứng thú trong quan

hệ với năng lực”; L.P.Boowlagona, Dejjna, L.X.Xlavi, B.N.Mione lạixem xét “Hứng thú trong mối quan hệ với hoạt động” Các tác giả này

đã coi hứng thú là động cơ có ý nghĩa của hoạt động Trong xu hướngnày còn có nhiều nhà nghiên cứu khác nhau như: L.X.Rubinstein,A.V.Dapaozet, M.I.Booliep…

Xu hướng thứ 3: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển hứng thú theo

giai đoạn lứa tuổi Đại diện cho xu hướng này là G.Isukia với tác phẩm

“Nghiên cứu hứng thú trẻ em ở các lứa tuổi”; D.P.Xalonhisu nghiên cứu

sự phát triển hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo V.G.Ivanop đã phântích sự phát triển và giáo dục hứng thú của học sinh lớn trong trườngtrung học V.N.Marosova nghiên cứu “Sự hình thành hứng thú trẻ emtrong điều kiện không bình thường và trong điều kiện không bình

Trang 8

thường” (1957) Những công trình nghiên cứu này đã phân tích đặc điểmhứng thú của từng lứa tuổi, những điều kiện và khả năng giáo dục hứngthú trong các giai đoạn phát triển lứa tuổi của trẻ.

Năm 1999, Lê Thu Hằng với đề tài thực trạng hứng thú học tập các môn

lý luận của sinh viên trường Đại Học TDTT I Trong đó phương pháp, năng lựcchuyên môn của giảng viên là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hứng thú học tậpcủa sinh viên

Năm 2000, Trần Công Khanh đã đi sâu nghiên cứu “Tìm hiểu thực trạnghứng thú học môn toán của học sinh trung học cơ sở thị xã Tân An” Kết quảcho thấy đa số học sinh trong diện điều tra chưa có hứng thú học Toán

Năm 2001, Phạm Thị Ngạn nghiên cứu “Hứng thú học môn tâm lý họccủa sinh viên trường Cao đẳng Sư Phạm Cần Thơ” Tác giả đã tiến hành thửnghiệm biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn tâm lý học của sinh viên

Năm 2002, Đặng Quốc Thành nghiên cứu “Hứng thú học môn tâm lý họcquân sự của học viên các trường Cao đẳng, Đại học kĩ thuật quân sự

Năm 2003, Nguyễn Hải Yến, Đặng Thanh Tùng nghiên cứu một số yếu tốảnh hưởng dến hứng thú nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại HọcKhoa học xã hội và nhân văn” Đề tài đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đếnhứng thú nghiên cứu khoa học của sinh viên là do chưa nhận thức được vai tròcuả hoạt động nghiên cứu khoa học, do bản thân chưa nỗ lực vượt khó trong quátrình nghiên cứu

Trang 9

Năm 2004, Mai Văn Hải với đề tài nghiên cứu khoa học “Hứng thú củasinh viên trường Đại Học Khoa học xã hội và nhân văn với môn học thể chất”.Các sinh viên chưa thấy hết được học thể chất có tác dụng như thế nào trongcuộc sống.

Năm 2005, Vương Thị Thu Hằng với đề tài “Tìm hiểu hứng thú nghiêncứu khoa học của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn” Tácgiả đưa ra nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú nghiên cứu khoa học của sinhviên là do chủ quan của sinh viên Đề ra một số kiến nghị nhà trường quan tâm

tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hội nghị khoa học chuyên đề, câu lạc bộ sinhviên nghiên cứu khoa học, cung cấp nhiều tài liệu cho sinh viên…

Năm 2005, Phạm Mạnh Hiền nghiên cứu “Hứng thú học tập của học viênthuộc trung tâm phát triển kỹ năng con người Tâm Việt” Trong đó nối bật lênphương pháp giảng dạy của giảng viên có ý nghĩa đến hứng thú học tập của họcviên

Năm 2005, Phạm Thị Thơm trong nghiên cứu luận văn Thạc sĩ “Hứng thúhọc tập môn tâm lý học đại cương của sinh viên trường Đại Học Dân Lập ĐôngĐô” Tác giả khẳng định phần lớn sinh viên đã nhận thức được vai trò và tầmquan trọng của môn tâm lý học đại cương với hoạt động học tập và công tác saunày của họ Tuy nhiên sự nhận thức của sinh viên về vai trò, tác dụng của môntâm lý học đại cương chưa sâu sắc và chưa toàn diện…

Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứumột cách đầy đủ về thực trạng hứng thú học tập môn Địa lí lớp 11A1 trường

trung học phổ thông Hương Cần Do vậy, tôi chọn đề tài “ Bước đầu tìm hiểu

hứng thú học tập môn Địa lí của học sinh lớp 11A3 trường trung học phổ thông HươngCần ” Với đề tài này tôi mong muốn thông qua việc tìm hiểu thực

trạng hứng thú học tập môn Địa lí nhằm tìm ra thực trạng chất lượng học tậpmôn Địa lí của học sinh lớp 11A3 trường trung học phổ thông Hương Cần, trên

cơ sở đó đề ra một số biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí cho họcsinh lớp 11A3 nói riêng và học sinh trung học phổ thông Hùng Vương nóichung

Trang 10

1.2 Đặc điểm tâm lý và trình độ nhận thức của học sinh trung học phổ thông

1.2.1 Đặc điểm học tập của học sinh trung học phổ thông

Nội dung và tính chất của hoạt động học tập ở thanh niên học sinh khácrất nhiều so với hoạt động học tập của thiếu niên Sự khác nhau cơ bản khôngphải ở chỗ nội dung học tập ngày một sâu hơn mà là ở chỗ hoạt động học tậpcủa thanh niên học sinh đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao hơnnhiều, đồng thời cũng đòi hỏi muốn nắm được chương trình một cách sâu sắc thìcần phát triển tư duy lí luận

Học sinh càng trưởng thành kinh nghiệm sống càng phong phú, các emcàng ý thức được được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời

Do vậy, thái độ có ý thức với học tập ở các em ngày càng phát triển

Thái độ của thanh niên học sinh đối với các môn học trở nên có lựa chọnhơn Ở các em đã hình thành hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghềnghiệp Cuối bậc trung học phổ thông các em đã xác định được cho mình mộthứng thú ổn định với một môn học nào đó, đối với một lĩnh vực nhất định Hứngthú này thường lien quan đến việc lựa chọn một nghề nhất định của học sinh.Hơn nữa, hứng thú nhận thức của thanh nien học sinh mang tính rộng rãi, sâu vàbền vững hơn thiếu niên

Thái độ học tập của thanh niên học sinh được thúc đẩy bới động cơ thựctập có cấu trúc khác với tuổi trước Lúc này có ý nghĩa nhất là động cơ thực tiễn,động cơ nhận thức, sau đó là ý nghĩa xã hội của môn học rồi mới đến động cơkhác

Nhưng thái độ học tập ở không ít em có nhược điểm là một mặt các emrất tích cực học tập một số môn mà các em cho là quan trọng đối với nghề củamình đã chọn, mặt khác các em lại sao nhãng các môn học khác hoặc chỉ họcdểddatj được điểm trung bình

Thái độ học tập có ý thức thúc đẩy sự phát triển có tính chủ định của cácquá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của thanh niên học sinhtrong hoạt động học tập

Trang 11

1.2.2 Đặc điểm phát triển trí tuệ của học sinh trung học phổ thông

Ở thanh niên mới lớn, tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quátrình của nhận thức

Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao Quan sát trở nên có mục đích,

có hệ thống và toàn diện hơn Quá trình quan sát đã chịu sự điều khiển của hệthống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách khỏi tư duy ngôn ngữ Tuy vậy,quan sát của thanh niên học sinh cũng khó có hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo củagiáo viên Giáo viên cần quan tâm để hướng quan sát của các em vào một nhiệm

vụ nhất định, không vội vàng kết luận khi chưa tích lũy đầy đủ các sự kiện

Ở tuổi thanh niên học sinh, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo tronghoạt động trí tuệ, đồng thời vài trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩangày một tăng rõ rệt Đặc biệt các em đã tạo được tâm thế phân hóa trong ghinhớ Các em biết tài liệu nào cần nhớ tong từng chữ, cái gì cần hiểu,cái gì khôngcần nhớ… Nhưng một số em còn nhớ đại khái, chng chung, cũng có khi các emđánh giá thấp việc ôn tập tìa liệu

Do cấu trúc của não phức tạp và chức năng của não phát triển; do sự pháttriển của các quá rình nhận thức nói chung, do ảnh hưởng của hoạt động học tập

mà hoạt đọng tư duy của thanh niên học sinh có thay đổi quan trọng các em cókhả năng tư duy lí luận, tư duy trìu tượng một cách độc lập, sang tạo trongnhững đối tượng quen biết đã được học ở trường Tư duy của các em chặt chẽhơn, có căn cư và nhất quán hơn Đồng thời tính phê phán của tư duy cũng pháttriển… Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho học sinh lớn thục hiện các thao tác

tư duy toán học phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của một khái niệm trìutượng và nắm bắt được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và trong xã hội Đó

là cơ sở để hình thành thế giới quan

Tuy vậy, hiện nay một số học sinh trung học phổ thông đạt tới mức tư duyđặc trưng cho lứa tuổi như trên còn chưa nhiều Nhiều khi các em còn chưa chú

ý phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàngtheo cảm tính Việc giúp các em phát triển khả năng nhận thức là một nhiệm vụquan trọng của giáo viên

Trang 12

Tóm lại, ở tuổi thanh niên mới lớn những đặc điểm chung của con người

về mặt trí tuệ thông thường đã được hình thành và chúng vẫn còn được tiếp tụchoàn thiện

1.3 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.3.1 Khái niệm “hứng thú”

Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có

ý nghĩa trong đời sống riêng có thể đem lại cho cá nhân sự hấp dẫn, mang lạikhoái cảm cho con người trong qua trình hoạt động

Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được ta ýthức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta Hơn nữa ở ta xuất hiệnmột tình cảm đặc biệt với nó, do đó hứng thú lôi cuốn, hấp dẫn chúng ta về phía

đối tượng của nó tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó

1.3.2 Biểu hiện và ý nghĩa của hứng thú

Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung, chú ý cao độ bởi sự say mê, lôi cuốnbởi nội dung hoạt động ở cả bền rộng và bề sâu của hứng thú

Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, là tăng hiệu quả hành động,tăng sức làm việc Vì vậy cùng với nhu cầu, hứng thú là một hệ thống động lựccủa nhân cách

* Đối với hoạt động nói chung:

Trong quá trình hoạt động nói chung của con người, cùng với nhu cầu,hứng thú kích thích hoạt động làm cho con người say mê hoạt động đem lại hiệuquả cao trong hoạt động của mình Hứng thú hình thành và phát triển dẫn đếnnhu cầu trong lĩnh vực đó phát triển dễ dàng hơn Nhu cầu và hứng thú có quan

hệ mật thiết với nhau, nhu cầu là tiền đề, cơ sở của hứng thú, khi có hứng thú

Trang 13

với một cái gì đó thì cá nhân sẽ hoạt động tích cực chiếm lĩnh đối tượng để thỏamãn nhu cầu trong cuộc sống lúc đó xuất hiện nhu cầu mới cao hơn.

* Đối với hoạt động nhận thức:

Hứng thú là động lực giúp con người tiến hành hoạt động nhận thức đạthiệu quả, hứng thú tạo ra động cơ quan trọng của hoạt động Hứng thú là tíchcực hóa các quá trình tâm lý (tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, )

* Đối với năng lực:

Khi chúng ta được làm việc phù hợp với hứng thú thì dù phải vượt quamuôn ngàn khó khăn, thì con người ta vẫn cảm thấy thỏa mái, làm cho năng lựctrong lĩnh vực hoạt động ấy dễ ràng hình thành và phát triển

Đối với người học thì việc hình thành năng lực phụ thuộc vào nhiều yếu

tố, trong đó có hứng thú của người học đối với môn học là rất quan trọng, trongquá trình giảng dạy, giảng viên phải thu hút được người học vào bài giảng làmcho người học có hứng thú với môn học

Hứng thú là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển năng lực cánhân Hứng thú và năng lực có mối quan hệ biện chứng với nhau, cái này làmtiền đề cho cái kia và ngược lại

Bên cạnh đó, hứng thú còn tạo ra những động cơ chủ đạo của hoạt độnghọc tập đối với người học, vì vậy việc hình thành và phát triển hứng thú nóichung và hứng thú học tập nói riêng của người học là mục đích của người giáoviên

1.3.4 Khái niệm môn Địa lí

Địa lí học là một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội nghiên cứu cácthể tổng hợp tự nhiên, thể sản xuất theo thành phần lãnh thổ và các thành phầncủa

1.3.5 Vai trò của môn Địa lí trong trường trung học

Địa lí là một môn không thể thiếu được trong hệ thống các môn học của nhà

trường phổ thông, góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục Địa lí là một môn học có tính tổng hợp, trong quá trình học tập địa lí học sinh luôn phải tìm hiểu

mối

Trang 14

liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển và biến đổi không

ngừng của chúng Những kiến thức đó góp phần hình thành cho học sinh thế

giới

quan duy vật biện chứng Học Địa lí giúp học sinh nhận thức đúng vai trò của tựnhiên, của con người trong các hoạt động kinh tế - xã hội trên lãnh thổ từ đó gópphần bồi dưỡng cho học sinh quan điểm duy vật lịch sử, tư duy kinh tế, tư duy

sinh thái góp phần hình thành cho học sinh nhân cách con người mới trong xã hội mới

1.3.6 Hứng thú học tập môn Địa lí của học sinh là gì?

Đó là thái độ yêu thích, quan tâm, chú ý của học sinh đối với các kiếnthức liên quan tới môn địa lí như: các vùng miền tự nhiên trong nước và trên thégiới, các kiểu khí hậu, các dạng địa hình….vv Các học sinh hiểu được ý nghĩamôn học đó trong đời sống riêng, có thể đem lại cho các em sự hấp dẫn, thíchthú, dễ tiếp thu bài học trong quá trình học tập

- Xúc cảm: Thể hiện ở việc yêu thích môn Địa lí

- Hành vi: chuẩn bị bài trước khi lên lớp, thương xuyên tìm hiểu nhữngthông tin Địa lí, có thái độ tích cực đối với môn học này

CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Một số nét khái quát về khách thể nghiên cứu

Trường được thành lập năm 1979 trên cơ sở xây dựng từ thanh niên dântộc vừa học vừa làm Yên Sơn, Trường phổ thông trung học Yên Sơn( tiền thâncủa trường THPT Hương Cần ngày nay) đã góp phần ‘‘nâng cao dân trí, đào tạonhân lực, bồi dưỡng nhân tài’’ của địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập và giảm

Trang 15

bớt khó khăn về đi lại cho học sinh thuộc 10 xã vùng cao phía Tây huyện ThanhSơn, trong đó trên 70% là học sinh dân tộc người thiểu số.

Trường THPT Hương Cần đã trải qua một quá trình phát trieenr lâu dàivới bốn giai đoạn phát triển Trong đó phải kể đến giai đoạn khó khăn và thửthách nhất là những năm 1979-1986 đây là giai đoạn trường vừa tiếp tục dạy họcsinh thiểu số hệ vừa học vừa làm, vừa tiếp nhận dạy học sinh của 10 xã trongkhu vực

Vượt lên những khó khăn cơ bản về vật chất nhiều năm trường THPTHương Cần được UBNN tỉnh công nhận là trường tiên tiến xuất sắc Năm học2008-2009 nhà trường vinh dự được nhận bằng khencủa BỘ GD và ĐT, đượcUBNN tỉnh công nhận là đơn vị lao đọng xuất sắc

Thầy và trò các thế hệ trường THPT Hương Cần tiếp tục phấn đấu, đưa nhàtrường phát triển vươn lên tần cao mới, xứng đáng với niềm tin của Đảng bộ,chính quyền và nhân dân địa phương, với các thế hệ thầy trò đi trước, hoànthành tốt sự nghiệp ‘‘ trồng người’’, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng

và phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn miền núi đặc biệt khó khăn này

- Dân tộc:65% là dân tộc Mường

- Các dân tộc còn lại chiếm 35% như: Kinh, Thái, Dao

- Đoàn viên: 100% là Đoàn viên

- Không có học sinh lưu ban

- Diện chính sách: 45%

- Học sinh đặc biệt: 2 H/S

• Những thuận lợi và khó khăn của lớp

- Thuận lợi:

Ngày đăng: 20/04/2015, 19:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Bảo - Phát huy tính tích cực, tính sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - Bộ giáo dục đào tạo, NXB giáo dục năm 1995 Khác
2. Phan Thị Tuyên và Hoàng Thị Thuận – Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Khác
3. Đặng Văn Đức – Lí luận dạy học Địa lí –NXB đại học sư phạm- Hà Nội 2012 Khác
4. Gs Đặng Vũ Hoạch, Pts Nguyễn Sinh Huy, Pts Hà Thị Đức- giáo dục học đại cương II Khác
5. Phan Xuân Huy, Nguyễn Huy Vũ – Phương pháp dạy học Địa Lí ở trường trung học phổ thông Khác
6. Khon la nốp- phát huy tích tích cực của học sinh- NXB giáo dục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w