Lý do chọn đề tài Nam bộ là vùng đất có nhiều dân tộc, tôn giáo khác nhau cùng sinhsống, trong đó có tôn giáo du nhập từ nước ngoài và cả tôn giáo nội sinh.Trong lịch sử Nam bộ, các tôn
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nam bộ là vùng đất có nhiều dân tộc, tôn giáo khác nhau cùng sinhsống, trong đó có tôn giáo du nhập từ nước ngoài và cả tôn giáo nội sinh.Trong lịch sử Nam bộ, các tôn giáo nội sinh đã có những đóng góp tích cựcvào cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược, tập hợp quần chúng nhândân khai khẩn đất hoang, lập ấp, lập làng, phát triển đất nước
Các tôn giáo nội sinh đã hòa nhập và gắn kết chặt chẽ với dân tộc,góp phần cấu thành nên bản sắc văn hóa dân tộc và tinh thần yêu nước mangtính đặc thù riêng của dân tộc Nam bộ Tuy nhiên, vẫn có nhiều cá nhân lợidụng việc lập tôn giáo để thực hiện hoạt động chính trị, gây phương hại đếnnền độc lập, dân tộc của đất nước
Ngày nay, các tôn giáo nội sinh vẫn còn giữ vai trò quan trọng trongđời sống tinh thần của đồng bào Nam bộ Tôn giáo vẫn còn ảnh hưởng rất lớnđối với người dân nơi đây Chính vì vậy, các thế lực thù dịch luôn tìm mọi cáclợi dụng tôn giáo để chống phá nhà nước ta Trong đó, các tôn giáo nội sinh ởNam bộ là mục tiêu mà các thế lực muốn lợi dụng
Do đó, việc vạch ra đường lối, chủ trương đúng đắn để các tôn giáophát triển đúng hướng, phù hợp với quy luật khách quan, tránh bị lôi kéo bởicác thế lực thù địch luôn là vấn đề được Đảng và nhà nước ta quan tâm
Với mong muốn khái quát lại quá trình hình thành của các tôn giáođược sinh ra ngay trên mãnh đất Nam bộ đầu thế kỷ 19 và những giá trị, vaitrò của các tôn giáo nội sinh này trong đời sống tinh thần của nhân dân, người
viết đã chọn đề tài “Tìm hiểu về các tôn giáo nội sinh trong đời sống tinh
thần của đồng bào Nam bộ”.
2 Tình hình nghiên cứu
Vấn đề tôn giáo là vấn đề nhạy cảm và phức tạp vì thế luôn được cácnhà khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu Vấn đề tôn giáo nội sinh ở Nam
bộ cũng vậy, cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu, đề cập dưới nhiều góc
độ khác nhau, qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể khác nhau Tiêu biểu là cáccông trình nghiên cứu: “Các tôn giáo bản địa và ảnh hưởng của nó trong đờisống văn hóa của người Việt Nam bộ” của GS.TS Ngô Văn Lệ - Trường Đạihọc Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, “Các tôn giáođịa phương khai sinh tại An Giang, vai trò đối với việc phát triển du lịch tín
Trang 2ngưỡng Việt Nam” của tác giả Phạm Hùng Thịnh Nhìn chung, các côngtrình nói trên đều đề cập đến việc hình thành các tôn giáo nội sinh và các tôngiáo này có những ảnh hưởng nhất định đới với đồng bào Nam bộ Tuy nhiên,
do mục đích nghiên cứu khác nhau, nên những công trình nghiên cứu nói trêncũng nêu lên những khía cạnh ảnh hưởng khác nhau của các tôn giáo nội sinhnày Đến với đề tài này, bên cạnh việc khái quát lại quá trình hình thành, pháttriển của các tôn giáo nội sinh ở Nam bộ, người viết còn tập trung trình bàyvai trò của các tôn giáo này trong đời sống tinh thần của đồng bào nơi đây
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận tập trung làm rõ vai trò của các tôn giáo nội sinh trong đờisống tinh thần của đồng bào Nam Bộ
Để đạt được mục đích trên, tiểu luận có các nhiệm vụ sau:
+ Trình bày sơ lược về các tôn giáo được hình thành ở Nam bộ
+ Trình bày những ảnh hưởng của các tôn giáo này đối với đồng bàoNam bộ
+ Nêu lên những nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước ta, các tôn giáo nộisinh và nhân dân ta cần thực hiện để phát triển tôn giáo theo hướng “tốt đạođẹp đời”
4 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được tiến hành trên cơ sở kết hợp của nhiều phương phápnghiên cứu như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lôgíc vàlịch sử, phương pháp thống kê…
5 Ý nghĩa của đề tài
Ngoài phần giúp cho Đảng, Nhà nước và các nhà quản lý tôn giáo cónhững cơ sở lý luận để từ đó hoạch định ra chính sách quản lý phù hợp; tiểuluận còn góp phần cung cấp tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn
đề tôn giáo nội sinh ở Nam bộ
6 Bố cục
Tiểu luận được trình bày thành 03 chương:
Chương 1: Sự ra đời của các tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ
Chương 2: Các tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ
Chương 3: Vai trò của các tôn giáo nội sinh trong đời sống tinh thầnđồng bào Nam Bộ
Tiểu luận được thực hiện dưới sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướngdẫn cùng với sự nỗ lực của bản thân Tuy nhiên, ở một chừng mực nhất định,
Trang 3sự thiếu sót là điều không thể tránh khỏi Rất mong nhận được sự đóng gópnhiệt tình của quý thầy cô, các nhà nghiên cứu có quan tâm để tiểu luận đượchoàn thiện hơn.
Trang 4CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC TÔN GIÁO NỘI SINH Ở NAM BỘ
1.1 Sơ lược về Nam Bộ
1.1.1 Về mặt chính trị
Vùng đất Nam Bộ là vùng đất mới so với lịch sử lâu đời của đất nướcViệt Nam Cách đây mấy thế kỷ, nơi đây là một vùng đất hoang vu, thiênnhiên khắc nghiệt, môi sinh đa dạng Về sau, do thiên nhiên ngày càng phongphú, đa dạng và thuận lợi hơn nên đã thu hút được nhiều dân tộc đến đây khaiphá và định cư lâu dài
Thời Nhà Nguyễn, vùng đất Nam Bộ được chia thành các trấn trựcthuộc phủ Gia Định, đến thời vua Minh Mệnh chia Nam Bộ thành 6 tỉnh trựcthuộc trung ương (lục tỉnh Nam Kỳ)
Để khuyến khích dân cư về đây khai hoang lập ấp, Nhà Nguyễn đã cónhững chính sách khuyến khích phát triển kinh tế và xã hội Bên cạnh đó NhàNguyễn còn cũng cố chính trị, quốc phòng và đào các con kênh để phát triểngiao thông thuỷ bộ như đào kênh Thoại Hà (1817), kênh Vĩnh Tế (1820-1824), kênh Vĩnh An (1843-1844), vừa tạo nên những hào luỹ nhân tạo kếthợp với những hào luỹ tự nhiên để bảo vệ lãnh thổ Nam Bộ
Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, trước sức mạnh của thựcdân Pháp, nhà Nguyễn đã từng bước nhượng các tỉnh thuộc vùng đất Nam Bộcho Pháp Năm 1862, Nhà Nguyễn đã ký hiệp ước nhường quyền cai quản 3tỉnh miền Đông Nam Bộ cho Pháp Đến 1867, Pháp lại đánh chiếm 3 tỉnh cònlại của miền Tây Nam Bộ Đến 1874, triều đình nhà Nguyễn ký tiếp Hiệp ướcnhượng toàn bộ Nam kỳ cho Pháp cai quản
Khi Nhà Nguyễn ký Hiệp ước nhượng toàn bộ Nam Kỳ cho thực dânPháp thì nhân dân miền Nam đã không tiếc xương máu của mình đồng lòngđứng lên đấu tranh chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, bảo vệ vùng đấtNam Bộ, bảo vệ đất nước Tiêu biểu như phong trào Ty địa của đông đảo sĩphu yêu nước Họ lánh khỏi các vùng bị Pháp chiếm đóng, đến lập nghiệp tạicác nơi khác ở Nam Kỳ và Nam Trung Kỳ chờ thời cơ xây dựng lực lượngchống Pháp sau này Nỗi bật là phong trào Cần Vương thu hút sự tham giacủa đông đảo các tầng lớp nhân dân Nguyễn Trung Trực với ý chí “bao giờnhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”, quyết không chịumất nước, không chịu làm nô lệ Phong trào kháng chiến chống Pháp ngàycàng mạnh mẽ và quyết liệt, dưới nhiều hình thức phong phú
Trang 5Không chỉ đánh giặc bằng súng đạn, giáo mác, người dân Nam Bộ cònhuy động mọi thứ vũ khí để chiến đấu Nhiều tôn giáo đã ra đời và kêu gọicác tín đồ đấu tranh bảo vệ tổ quốc Tiêu biểu như đạo Bửu Sơn Kỳ Hương,đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa
Ngày 03/02/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Dưới sự lãnh đạocủa Đảng, khí thế cách mạng ngày càng sục sôi trong cả nước Tại Nam Kỳ,ngày 23/11/1940, đông đảo các tầng lớp nhân dân đã đồng loạt nổi dậy khởinghĩa ở khắp các tỉnh Nam Kỳ Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã tạo ra một cơnbão táp cách mạng làm rung chuyển không chỉ bộ máy cai trị của thực dân ởNam Kỳ mà còn ảnh hưởng trên phạm vi cả nước Tuy diễn ra trong một thờigian ngắn, nhưng đây là một cuộc khởi nghĩa rộng lớn và mạnh nhất kể từ khiPháp xâm lược nước ta Trong cơn bão táp cách mạng, lần đầu tiên lá cờ đỏsao vàng- biểu tượng của tinh thần đoàn kết và lòng quyết tâm giải phóng dântộc của toàn dân Việt Nam, đã được giương cao ở nhiều vùng thuộc Mỹ Tho,Vĩnh Long, Gia Định, Bạc Liêu
02/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh độc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh
ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Độc lập chưa được bao lâu, nhân dân talại phải chống lại cuộc xâm lược lần thứ hai của Pháp, mở màn bằng việcPháp đánh chiếm Nam Bộ Để giữ gìn nền độc lập còn non trẻ, bảo vệ sựthống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nhân dân cả nước ta, trong đó có nhân dânNam Bộ, lại một lần nữa đứng lên “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
Ngày 30/4/1975 Việt Nam hoàn toàn thống nhất đất nước, Miền đấtNam Bộ một lần nữa được giải phóng
Từ 1975 - 1978 chiến tranh biên giới Tây Nam, của bọn Pol Pot (khơ
me đỏ) đã gây đẩm máu vùng đất trời nam này Tại những vùng chiếm đóng,Khmer Đỏ đã thực hiện sách lược diệt chủng đối với người Việt Nam Quânđội Việt Nam đã chống trả quyết liệt và đã kìm chân bước tiến, đồng thời tiêuhao sinh lực của quân Khmer Các hướng tiến quân của Khmer Đỏ bị chặn lại
và không thể phát triển được
1.1.2 Về mặt văn hóa xã hội
Dân cư chủ yếu của Nam Bộ là dân nhập cư đến đây để lập nghiệp.Hầu hết những người di cư đến “lập nghiệp” trên vùng đất Nam bộ chủ yếu là
từ các miền ngoài vào Họ là những người nông dân bần cùng lưu tán có ócmạo hiểm muốn thoát khỏi cảnh đói nghèo, sưu cao thuế nặng của địa chủphong kiến đặt ra, tránh khỏi chiến tranh liên miên Trịnh Nguyễn đã kéo nhau
Trang 6vào đây mưu sống; hoặc một số người có tiền mộ dân nghèo đi khẩn đất, hoặc
là lớp người tội đồ đi tránh sự trừng phạt của vua quan đã trốn tránh lặn lộivào đây ẩn nấu, hoặc là những người lính cứng đầu bị đẩy vào đây để trấnmiền biên ải hay khai phá lập đồn điền và khẩn hoang vùng biên giới hảiđảo… Đến đây họ đã vượt lên hoàn cảnh của chính mình mà đổi đời, trưởngthành, xây dựng quê mới ngày càng giàu đẹp Chính công cuộc khai phá vùngđất mới, con người đã bền bỉ đấu tranh với thiên nhiên, kiên cường trong laođộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu sinh tồn của mình, và đấu tranh chống lại
áp bức, bất công của triều đình phong kiến, chống thù trong giặc ngoài đãsáng tạo ra cuộc sống của các cư dân Nam bộ và hình thành nên tính cách rấtriêng của con người Nam Bộ
Mặc khác, Dân cư Nam bộ gồm nhiều tộc người như: Việt, Khơme,Hoa, Chăm,… trong đó có người theo đạo Phật, đạo Hoà hảo, đạo Thiên chúa,đạo Cao đài, đạo Hồi,… và cả những người không tôn giáo Do đó, văn hoáNam bộ là đa màu đa sắc và mang dấu ấn nhiều sắc thái dân tộc hết sức đadạng từ cội nguồn, nhưng lại kết cấu trên cơ sở tinh thần bao dung, hoà hợp,đồng nguyên Có thể nói, văn hoá Nam bộ là vùng văn hoá đạo Phật, văn hoáKhơ me, văn hoá ấn độ, văn hoá Hoa kiều, nhưng văn hoá Việt vẫn là chủyếu
1.2 Nguyên nhân ra đời của các tôn giáo ở Nam Bộ
Thứ nhất, thiên nhiên đa dạng, phong phú con người chưa hiểu hết những hiện tượng thiên nhiên.
Nam bộ là nơi có nhiều nét riêng biệt về địa lý, là đồng bằng châu thổlớn nhất nước ta với hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc Có môi trườngsinh thái đa dạng, phong phú về loại hình nhưng lại đồng nhất về phương diệnhình thái học Khí hậu Nam bộ với tính chất cận xích đạo, có sự phân biệt khá
rõ ràng giữa mùa mưa và mùa khô Đây chính là vùng đất có nhiều tài nguyênthiên nhiên gìau có, phong phú dễ dàng khai thác, nhưng cũng đầy hiểm nguy.Chính những đặc điểm địa lý- sinh thái nhiều thuận lợi nhưng không ít khókhăn của vùng đất Nam bộ này ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hoá và tâmlinh của người dân Nam bộ Người dân nơi đây quan niệm rằng những ngọnnúi trong Thất sơn cùng với sông Cửu Long hợp thành nơi chung tụ khíthiêng của đất trời Từ xa xưa cư dân Nam bộ gọi vùng đất này đã xuất hiệnnhững nhân vật hiển linh “cứu đời” Do đó, mà nơi đây phù hợp cho sự hìnhthành và phát triển của tôn giáo
Trang 7Thứ hai, những biến động về mặt xã hội khiến cho cư dân Nam bộ bị bế tắt và tìm cách giải thoát.
Cư dân ở đất Nam bộ chủ yếu là người dân từ nươi khác nhập cư đến,đứng trước cái thiên nhiên xa lạ ấy, con người không trách khỏi những e dè,
sợ hãi Thêm vào đó, vùng đất này chịu sự xâm lược đô hộ của thực dân Phápsau đó tới Mỹ gần 1,5 thế kỷ Chính sự áp bức, bốc lột của bọn thực dân và sựnhu nhược yếu hèn của Triều đình phong kiến khiến cho người dân bị bế tắt,
họ không còn tin tưởng vào Triều đình, vào sự quản lý của nhà nước
Mặc khác, phần lớn ruộng đất nằm trong tay các địa chủ, người nôngdân (tá điền) không có đất và phải làm thuê cho các địa chủ, chịu nhiều ápbức, nạn xâm lược, thuế khóa, thiên tai… Tất cả đã khiến người dân tìm đếntôn giáo để xoa dịu, để an ủi và để tìm quên
Thứ ba, các sĩ phu yêu nước lẫn tránh sự truy bắt của bọn thực dân phong kiến
Chứng kiến cảnh thực dân đô hộ, xâm lược bờ cõi, áp bức đồng bào,nhân dân làm than cơ cực Nhiều phong trào yêu nước đã diễn ra sôi nỗinhưng đều thất bại Trước tình cảnh đó, nhiều nhà yêu nước đã dựa vào tôngiáo để lẫn tránh sự
Trang 8CHƯƠNG 2: CÁC TÔN GIÁO NỘI SINH Ở NAM BỘ
2.1 Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương
2.1.1 Người sáng lập
Đoàn Minh Huyên còn gọi là Đoàn Văn Huyên (sinh ngày 14 tháng 11năm 1807, mất 10 tháng 9 năm 1856) đạo hiệu: Giác Linh quê ở Tòng Sơn,Cái Tàu thượng, tổng An Thạnh thượng, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh ĐồngTháp)
Năm 1849, ở Nam Kỳ, xảy ra vụ mất mùa và đại dịch (kéo dài đến1850), đã làm nhân dân lâm vào cảnh cùng cực, khổ đau và chết chóc Tronghoàn cảnh ấy, ông Đoàn Minh Huyên từ Tòng Sơn vào Tràm Dư, rồi đếnvùng Kiến Thạnh (nay là làng Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) trổtài trị bệnh cho dân Từ chỗ chữa trị bệnh có kết quả, ông dìu dắt được nhiềubệnh nhân và người thân của họ nghe theo những điều dạy khuyên của ông.Thấy người dân tin và theo ông Đoàn Minh Huyên nên chính quyền nghi ngờông làm chính trị và bắt giam ông và không có bằng chứng nên ông được thả
ra Cuối năm 1849, Đoàn Minh Huyên khai lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương vớitôn chỉ và phương pháp hành đạo rất đơn giản tại Cốc ông Đạo Kiến (nay làTây An cổ tự, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) Ngoài vai trò
là một tu sĩ, ông còn là một nhà yêu nước, nhà dinh điền đã có công khaihoang nhiều vùng đất ở Nam Bộ như Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp), ThớiSơn (Tịnh Biên), Láng Linh và Cái Dầu (đều thuộc Châu Phú)
Ngày 10/9/1856, Đoàn Minh Huyên mất tại Châu đốc- An Giang
2.1.2 Quá trình hoạt động và truyền bá
Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương lấy “học phật-tu nhân” làm sở sở, có nghĩa là
tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương phải noi theo gương đức Phật, học theo lời dạy củaphật và tu niệm, việc học phật là nền tảng mang tính định hướng cho tín đồ tudưỡng đạo đức, rèn luyện tâm tính và tiến tới tu nhân Điều đó giúp cho conngười loại trừ những cái xấu xa và hướng thiện, tự rèn sửa tâm tính, làm lànhlánh dữ, tích đức để giúp con người ta luôn sống đúng với đạo làm người,giúp ích gia đình, xã hội, có luân thường đạo lý, có đầy đủ Nhân, Nghĩa, Lễ,
Trí, Tín Tức là rèn sửa bản thân mình theo hình thức tu tại gia, vừa tu vừa lao
động sản xuất, được tự do để tóc, râu, được dựng vợ gả chồng, đều có giađình riêng và tự làm ăn, sinh sống Đặc biệt là khai khẩn đất hoang và phảitham gia đánh giặc khi đất nước cần
Trang 9Về nghi lễ và cách thờ cúng: trong những chùa Bửu Sơn Kỳ Hương doông Đoàn Minh Huyên dựng lên trước đây, không bài trí hình ảnh hay cốttượng Phật giáo, mà chỉ cho thờ một tấm vải màu đỏ, gọi là Trần Điều đượctreo trước tường chính điện Trên bàn thờ bày hoa, nước lã, nhang, đèn, không
có chuông, mõ Theo quan niệm của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương thì tấm TrầnĐiều thể hiện tấm lòng từ bi, bác ái, đoàn kết, yêu mến đồng bào, nhân loại
Ngoài ra, tín đồ còn lập bàn thờ tại gia đình bàn thờ gia tiên có thờ Trần Điều,
ngoài sân có bàn thờ Thông Thiên Cúng lạy 2 lần trong ngày (sáng sớm vàchiều tối), cúng lạy gia tiên trước, cúng Tam bảo và sau cùng là cúng lạy tạibàn thờ Thông Thiên
Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương trong quá trình hình thành và phát triển, tín đồcủa đạo luôn có truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc đóng góp nhiềucông lao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Hiện nay, theo thống
kê của Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố đạo Bửu Sơn Kỳ Hương
có khoảng 15.000 tín đồ sinh sống tập trung ở các tỉnh: An Giang, ĐồngTháp, Bà Rịa- Vũng Tàu, Long An, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tiền Giang vàBến Tre
2.1.3 Cơ sở hoạt động
Do đặc điểm không có chức sắc, không hình thành tổ chức Giáo hộinên đạo Bửu Sơn Kỳ Hương phát triển theo phương pháp truyền thừa, truyềngiảng giáo lý của Thày tổ cho các đệ tử thân tín, hết lớp trước truyền lại cholớp sau, tùy thuộc vào khả năng truyền giảng và uy tín của các ông Đạo Vìvậy, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương chỉ có chức việc quản tự tại các chùa, khôngphân chia đơn vị tín đồ làm cơ sở của đạo
Chùa Bửu Sơn Kỳ Hương là tổ chức độc lập, là nơi thờ tự chung củacộng đồng cư sĩ, tín đồ sinh hoạt lễ nghi tôn giáo ở mỗi địa phương do ôngĐoàn Minh Huyên hoặc đệ tử của ông dựng lên Chùa còn là đầu mối điềuhành, tổ chức và quản lý mọi hoạt động nghi lễ tôn giáo
2.1.4 Các ngày lễ trong năm
Cũng như các Phật giáo, Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương lấy các ngày Rằmtháng giêng; Lễ Phật đản; Lễ Vu Lan (Rằm tháng bảy); Rằm tháng mười, tếtĐoan Ngọ (5/5 âm lịch ) và lễ giỗ Phật Thầy Tây Ân (12/8 ÂL) là những ngày
lễ lớn trong năm Vào những ngày này, người tín đồ ăn chay, không sát sanh,trên bàn thờ cúng hoa, trái cây, chè, nước sạch
Trang 102.2 Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa
2.2.1 Người sáng lập
Ngô Lợi còn có tên gọi khác là Ngô Viện hay Ngô Hữu sinh 1831 tại
Mỏ Cày (Bến Tre) mất 1890 Ông tu tại chùa Tam Bửu ở miền núi Thất Sơn,huyện Tri Tôn, tỉnh Châu Đốc, nay là huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang Trongđạo tôn ông là Đức Bổn Sư Ngoài ra, ông còn có tên gọi khác là ông NămThiếp (người ta cho rằng ông thường đi thiếp) hay Ngô Tư Lợi Ông là giáochủ của Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa và là thủ lĩnh của phong trào chống pháp tạiMiền Nam Việt Nam cuối thế kỹ thứ 19
Ông thành lập tôn giáo để dể dàng trong việc tổ chức các phong tràochống pháp, bảo vệ đất nước, khuyên người dân khai hoang lập ấp Vì thếĐạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của người dân.Ngô Lợi lấy đạo Phật làm gốc tín ngưỡng và đem đức Hiếu Nghĩa làmphương châm ở đời mà truyền dạy tín đồ
Phong trào chống Pháp do ông lãnh đạo nhanh chống lan nhanh, thuhút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và tạo tiếng vang trongvùng Long Châu Hà gọi tắt của Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên Về sau liệutình thế không ổn định được, lại bị giặc Pháp theo dõi khủng bố, ông lẩn tránhnơi núi sâu vùng Thất Sơn lập làng, khai khẩn đất hoang nhằm giúp đỡ chúngsinh và dân nghèo
Năm Canh Dần 1890, ông mất tại núi Dài hay còn gọi là Ngoạ LongSơn, một ngọn trong miền núi Thất Sơn thuộc huyện Tri Tôn, hưởng thọ 60tuổi
2.2.2 Quá trình hoạt động và truyền bá
Khi mới ra đời, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa được ông Ngô Lợi gọi là đạoThờ cúng ông bà, sau này tín đồ gọi đạo của mình là đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.Năm 1870 Ngô Lợi chính thức nhận danh hiệu Đức Bổn Sư và phát thẻ tín đồ(lòng phái) cho những người theo đạo đồng thời hướng dẫn họ khai khẩn đấthoang lập thôn, ấp, xây dựng chùa, miếu để truyền đạo Năm 1876 lập thôn
An Định tại núi Tượng, 1882 lập thôn An Hòa giữa núi Dài và núi Tượng,
1883 lập thôn An Thành Đây chính là cơ sở hậu phương vững mạnh để ôngchuẩn bị thời cơ nổi dậy đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược
Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa lấy tôn chỉ học Phật tu nhân làm gốc Học phật
là học những điều Phật dạy, thành tâm phụng thờ và trì niệm Phật để cầuđược giảm “tội, nghiệp”, được cứu độ và giải thoát Tu nhân là tự rèn sửa
Trang 11mình trở thành người có đạo đức, có hiếu nghĩa và đền đáp tứ ân (ân tổ tiên,
ân đất nước, ân tam bảo, ân đồng bào và nhân loại)
Đạo có chức sắc gọi là giáo phẩm gồm ông Trò và ông Gánh (các đại
đệ tử của Ngô Lợi gọi là ông Trò, rồi đệ tử của các ông Trò gọi là ông Gánh).Trong đạo chia làm 24 Gánh nội thôn và 15 Gánh ngoại thôn, chỉ có ôngGánh mới có quyền thu nhận giáo dân (tín đồ)
Sau khi ông Ngô Lợi viên tịch tại núi Tượng (1890), đạo Tứ Ân HiếuNghĩa không có người kế vị, các mối đạo đều giao cho ông Trò, ông Gánhphụ trách Không lâu sau, một số ông Gánh rời vùng Thất Sơn đi các nơi kháctruyền đạo Vì vậy, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa hình thành hai hệ thống: Một hệthống được duy trì ở các làng được coi là thánh địa của đạo Tứ Ân HiếuNghĩa như: An Định, An Hoà, An Thành, An Lập thuộc vùng Thất Sơn - AnGiang Tín đồ ở các làng này được gọi là tín đồ nội thôn Hệ thống thứ hai làtín đồ ở những nơi mà các ông Gánh đi truyền đạo như Kiên Giang, Bến Tre,Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu hệ thống này đượcgọi là ngoại thôn
2.2.3 Cơ sở hoạt động
Cơ sở hoạt động của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa là hệ thống các chùa, đình,miếu, Tam Bửu gia và bàn thờ tại gia đình Chùa Tứ Ân Hiếu Nghĩa khác vớichùa Phật giáo, vì đây không phải là nơi tu hành của những người cắt ái ly gia
mà là nơi thờ cúng các đối tượng tôn giáo và thực hiện các lễ nghi của đạo Tứ
Ân Hiếu Nghĩa Chùa Tứ Ân Hiếu Nghĩa còn là nơi để chữa bệnh cho tín đồ
và để tín đồ thể hiện mối quan hệ với thân bằng của mình Hiện nay, chùa Tứ
Ân Hiếu Nghĩa tập trung nhiều nhất ở vùng Thất Sơn, tại các làng: An Định,
An Hoà, An Lập và An Thành
Bên cạnh hệ thống chùa, tại các làng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa còn có cácđình, miếu là nơi diễn ra các sinh hoạt tôn giáo của tín đồ và là một bộ phậntrong hoạt động tôn giáo do các Trưởng Gánh trực tiếp phụ trách
Chùa Tam Bửu tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giangđược xem là Tổ Đinh của đạo Hiếu Nghĩa Hàng năm và các ngày lễ lớn củađạo các tính đồ hành hương về đây để tưởng niệm Vào ngày 10 tháng 7 năm
1980, chùa Tam Bửu công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia
2.2.4 Các ngày lễ lớn
Hàng năm chùa Tứ Ân Hiếu Nghĩa có rất nhiều lễ lớn, thu hút hàngngàn người tham dự:
Trang 12Tháng giêng có sáu lễ: Chánh Đán (ngày 2-3), Ra mắt (ngày 7), NgọcHoàng (ngày 9), Thập nhị công nghệ (ngày 12-13), Thượng nguyên (ngày 14,
15 và 16), Khai kinh đầu năm (ngày 24)
Tháng 3 có hai lễ: Vía Phật Trùm (ngày 12-13), Thái Dương (ngày 19).Tháng 4 có hai lễ: Vía Phật Thích Ca Đản sanh (ngày 8), Phật Vương(ngày 23-24)
Tháng 5 có hai lễ lớn trùng ngày là lễ sinh nhật Đức Bổn Sư và Đoanngọ (ngày 5)
Tháng 6 có lễ Vía Tam giáo hỏa lầu (hai ngày 11 và 12)
Tháng 7: lễ Trung nguyên (ngày 14-15)
Tháng 8 có ba lễ: Phật Táo (ngày 3), Vía Phật Thầy Tây An (ngày 13), Vía Thái Âm (rằm tháng 8, Tết Trung thu)
Âm lịch cũng theo tuần tự như trên mỗi làng (mỗi làng 2 ngày từ mồng 9 đến16) Nghi thức Kỳ yên, Lạp miếu cơ bản giống nhau với các bước cúng lễ:Thỉnh Sắc, Cúng Tiên, Khai Kinh, Lục Cúng, Ngọ Khuya Trong khi cúngngười ta cũng đọc sớ điệp và kinh Tứ Ân Hiếu Nghĩa như ở chùa
2.3 Đạo Hòa Hảo
2.3.1 Người sáng lập
Người sáng lập đạo Phật Giáo Hòa Hảo (gọi tắc là Hòa Hảo) là ôngHuỳnh Phú Sổ Ông sinh ngày 15 tháng 01 năm 1920 nhằm ngày 25 tháng 11năm Kỷ Mùi tại làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, (nay thuộchuyện Phú Tân, tỉnh An Giang) Cha là Huỳnh Công Bộ
Thuở nhỏ Huỳnh Phú Sổ rất thông minh, học hết bằng sơ học yếu lược Pháp Việt nhưng hay bị đau ốm nên đành bỏ dở việc học