Hiệu quả kinh tế là kết quảtổng hợp của một loạt các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các yếu tố bộ phận, trong đó hiệu quả sử dụng tài sản lưu động gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp c
Trang 1NGUYỄN LỆ THỦY
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính ngân hàng
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THỊ KIM NHÃ
Hà nội, Năm 2011
Trang 2DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trang 3TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
VTI Công ty Viễn thông Quốc tế
VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam
Trang 4I BẢNG
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh của VTI Giai đoạn 2008 - 2010 Error: Reference source not foundBảng 2.2 Tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản Error: Reference source not foundBảng 2.3 Tỷ trọng từng bộ phận trong TSLĐ Error: Reference source not foundBảng 2.4 Tỷ trọng từng bộ phận trong khoản mục Tiền .Error: Reference source notfound
Bảng 2.5 Tỷ trọng từng bộ phận trong khoản mục Các khoản phải thu Error:Reference source not found
Bảng 2.6: Tỷ trọng từng bộ phận trong khoản mục Hàng tồn kho Error: Referencesource not found
Bảng 2.7: Tỷ trọng từng bộ phận trong khoản mục TSLĐ khác Error: Referencesource not found
Bảng 2.8: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSLĐ Error: Reference sourcenot found
Bảng 2.9: Nhóm hệ số về khả năng thanh toán Error: Reference source not foundBảng 2.10: Nhóm hệ số về khả năng hoạt động Error: Reference source not foundBảng 2.11: Tình hình công nợ phải thu khó đòi Error: Reference source not found
Trang 6NGUYỄN LỆ THỦY
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính ngân hàng
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Hà nội, Năm 2011
Trang 71 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì vấn
đề sống còn doanh nghiệp cần quan tâm là tính hiệu quả Hiệu quả kinh tế là kết quảtổng hợp của một loạt các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các yếu tố bộ phận, trong
đó hiệu quả sử dụng tài sản lưu động gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp cũng
nh-ư hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó các doanh nghiệp phảiluôn tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Cùng với các doanh nghiệp khác, ngành Viễn thông nói chung và Tập đoànBưu chính Viễn thông nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, chịu ảnhhưởng trực tiếp của suy giảm kinh tế thế giới Công ty Viễn thông Quốc tế thành lậpngày 31/3/1990 là một đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễnthông Việt Nam nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Với một môi trường kinhdoanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, tài nguyên viễn thông của ViệtNam không phải là vô tận, đòi hỏi Công ty không ngừng nâng cao chất lượng dịch
vụ, mở rộng mạng lưới kinh doanh, đồng thời phải có chiến lược sử dụng hiệu quảtài sản mình, trong đó tài sản lưu động đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Trên cơ sở đó đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Viễn thông Quốc tế” được
lựa chọn để nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng tài sản lưuđộng của doanh nghiệp
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công tyViễn thông Quốc tế
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công tyViễn thông Quốc tế
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh được sử dụng trong quá trìnhthực hiện luận văn
Trang 8CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về Tài sản lưu động trong doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm Tài sản lưu động
Theo Giáo trình Tài chính doanh nghiệp của trường Đại học Kinh tế quốc
dân, “Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển
trong quá trình sản xuất kinh doanh Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho”.
Đặc điểm tài sản lưu động trong doanh nghiệp
Đặc điểm đầu tiên có thể thấy của TSLĐ là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản
xuất kinh doanh
Thứ hai, TSLĐ thay đổi hình thái ban đầu để cấu tạo nên thực thể sản phẩm.
TSLĐ khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ luân chuyển không ngừng
và mang nhiều hình thái khác nhau
Thứ ba, giá trị luân chuyển một lần vào giá thành sản phẩm làm ra Trong
quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, TSLĐ chuyển hoá toàn bộgiá trị ngay một lần và được hoàn lại toàn bộ sau khi doanh nghiệp tiêu thụ sảnphẩm, hàng hoá và thu tiền bán hàng
Trên đây là những đặc điểm của TSLĐ nói chung, tuy nhiên ở các doanhnghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau TSLĐ lại có thêm những đặc điểmriêng khác Nắm rõ được đặc điểm của TSLĐ thì các nhà quản lý mới đưa ra đượcnhững biện pháp hữu hiệu quả nhất trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ.TSLĐ tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Viễn thông có những đặc điểmriêng như sau:
Thứ nhất, do doanh nghiệp Viễn thông hoạt động phạm vi hoạt động rộng
trong và ngoài nước, khách hàng đa dạng, nên việc quản lý tập trung TSLĐ thườnggặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc thu hồi nợ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đếnhiệu quả sử dụng TSLĐ của đơn vị
Thứ hai, do hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nên TSLĐ của
doanh nghiệp Viễn thông luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tỷ trọng của TSCĐ trongtổng tài sản TSLĐ của loại hình doanh nghiệp này thường bao gồm: tiền, các khoảnphải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác
Trang 9Thứ ba, TSLĐ của doanh nghiệp Viễn thông chiếm phần lớn là các khoản
phải thu, tỷ trọng của tiền mặt nhỏ, còn tỷ trọng hàng tồn kho và tài sản lưu độngkhác chiếm tỷ trọng không đáng kể
1.1.2 Phân loại tài sản lưu động
Phân loại theo vai trò của TSLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh
TSLĐ gồm 3 loại :TSLĐ trong quá trình dự trữ sản xuất; TSLĐ nằm trongquá trình trực tiếp sản xuất bao gồm: giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, cáckhoản chi phí chờ kết chuyển; TSLĐ trong quá trình lưu thông
Phân loại theo hình thái biểu hiện của TSLĐ
TSLĐ được phân chia thành: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoảnphải thu, hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản lưu độngkhác
1.1.3 Nội dung quản lý tài sản lưu động trong doanh nghiệp
Quản lý tiền mặt và các chứng kh ản thanh kh oản cao
Quản lý các khoản phải thu
Quản lý dự trữ hàng tồn kho
1.2 Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tếphản ánh trình độ khai thác và quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp, đảm bảolợi nhuận tối đa với số lượng tài sản lưu động sử dụng với chi phí thấp nhất Nângcao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là yêu cầu tất yếu khách quan của mỗi doanhnghiệp trong nền kinh tế
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động
Quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là quá trình hìnhthành và sử dụng vốn kinh doanh Ngày nay các doanh nghiệp hoạt động trongnền kinh tế thị trường yêu cầu về TSLĐ là rất lớn, có thể coi TSLĐ là nhựa sốngtuần hoàn trong doanh nghiệp Việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ là yêu cầumang tính bắt buộc và thường xuyên đối với doanh nghiệp
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động thường xuất phát từ: vaitrò quan trọng của TSLĐ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; ý nghĩanâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp; thực trạng hiệu quả sử dụngTSLĐ còn thấp ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Trang 101.2.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động (Hiệu suất sửdụng TSLĐ (vòng quay TSLĐ); Hiệu quả sử dụng TSLĐ; Mức đảm nhiệm TSLĐ)
Nhóm hệ số về khả năng thanh toán( Hệ số thanh toán ngắn hạn; Hệ số thanhtoán nhanh)
Nhóm hệ số về khả năng hoạt động( Vòng quay dự trữ tồn kho; Vòng quaycác khoản phải thu; Kỳ thu tiền bình quân)
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
Ở CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ 2.1 Khái quát về Công ty Viễn thông Quốc tế
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Viễn thông Quốc tế được thành lập ngày 31/3/1990, là một đơn vịthành viên trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam nay là Tậpđoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Công ty có trụ sở đặt tại số 97 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội, ViệtNam với các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu như: Tổ chức, xây dựng, vận hành, khaithác mạng viễn thông quốc tế; Cung cấp các dịch vụ viễn thông quốc tế; Tư vấn,khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên ngành thông tin liên lạc; Xuất khẩu, nhập khẩu,kinh doanh thiết bị chuyên ngành viễn thông; Bảo trì các trang thiết bị chuyênngành thông tin liên lạc
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý
Trang 11Tổ chức bộ máy của Công ty gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc, Phòng tổ chức
lao động tiền lương, Phòng Viễn thông, Phòng Tin học, Phòng Kế hoạch, Phòng Tài chính kế toán thống kê; Phòng Hành chính quản trị; Phòng Đầu tư phát triển; Phòng
Dự án; Phòng Tiếp thị bán hàng
2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của VTI ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp.
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của VTI
Công ty Viễn thông Quốc tế là đơn vị kinh doanh dịch vụ, không có hoạtđộng sản xuất sản phẩm Hoạt động kinh doanh của Công ty không chỉ giới hạntrong nước mà còn vươn xa ra quốc tế, tới khắp các châu lục Đặc điểm đó ảnhhưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty do khách hàng của công typhân bố rộng khắp, nên việc thu hồi công nợ sẽ gặp nhiều khó khăn Một đặc điểmnữa có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty đó là phần lớnnguồn vốn tài trợ cho các hoạt kinh doanh là nguồn vốn cấp của Tập đoàn Bưuchính Viễn thông do đó Công ty rất bị động trong việc tự huy động vốn tài trợ chotài sản lưu động
Đặc điểm TSLĐ của VTI
Có thể thấy rằng đặc điểm của TSLĐ của VTI cũng mang đầy đủ những đặcđiểm TSLĐ trong các doanh nghiệp nói chung Tuy nhiên, với đặc thù sản xuất kinhdoanh riêng của mình, TSLĐ của Công ty cũng có rất nhiều đặc điểm riêng
Thứ nhất, TSLĐ của VTI là sự tổng hợp của TSLĐ tại văn phòng công ty tại
Hà Nội, Trung tâm Viễn thông Quốc tế Khu vực 1 tại Hà Nội, Trung tâm Viễnthông Quốc tế Khu vực 2 tại Thành phố Hồ Chính Minh, Trung tâm Viễn thôngQuốc tế Khu vực 3 tại Đà Nẵng và Trung tâm Vinasat tại Hà Nội Với việc phân bổcác chi nhánh rộng khắp cả nước, việc quản lý tập trung TSLĐ gặp rất nhiều khókhăn nên Công ty phải đặc biệt chú trọng tới việc kiểm soát chặt chẽ TSLĐ
Thứ hai, do hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nên TSLĐ của VTI
luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tỷ trọng của TSCĐ trong tổng tài sản TSLĐ của Công
ty bao gồm: tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác TổngTSLĐ của Công ty khá ổn định qua các năm, ít có sự đột biến
Thứ ba, TSLĐ của Công ty chiếm phần lớn là các khoản phải thu, tỷ trọng
của tiền mặt nhỏ, còn tỷ trọng hàng tồn kho và TSLĐ khác chiếm tỷ trọng khôngđáng kể Điều đó là do sản phẩm của doanh nghiệp là dịch vụ chứ không phải hànghóa thông thường nên hầu hết các khoản tồn kho là nguyên vật liệu, công cụ dụng
Trang 12cụ, thiết bị máy móc…xuất dùng cho sản xuất kinh doanh Hơn nữa, là doanhnghiệp nhà nước, hạch toán phụ thuộc VNPT nên chủ yếu Công ty chú trọng đếnviệc kinh doanh dịch vụ, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hầu như không có.
Thứ tư, VTI chuyên cung cấp các dịnh vụ viễn thông quốc tế nên khách hàng
chủ yếu của Công ty là các doanh nghiệp nước ngoài, lại phân bổ rộng khắp trên thếgiới, do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hồi nợ, từ đó ảnh hường trực tiếp đến hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty
Thứ năm, TSLĐ của VTI ty được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn cấp của
VNPT, nguồn vốn tự bổ sung chiếm tỷ trọng nhỏ, VTI không có nguồn vốn vay Dokhông có nguồn vốn vay nên Công ty không phải trả chi phí lãi vay, tuy nhiên hoạtđộng sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào Tập đoàn, Công ty rất bị động trongviệc tự huy động vốn
2.1.4 Kết quả kinh doanh của VTI trong những năm gần đây
Căn cứ vào bảng số liệu tài chính, ta có thể thấy hoạt động kinh doanh củaCông ty đang phát triển rất tốt Doanh thu và lợi nhuận của Công ty không ngừnggia tăng qua các năm Đặc biệt năm 2010, lợi nhuận của công ty tăng mạnh (tăng47.45%) so với năm 2009
2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của VTI
2.2.1 Thực trạng tài sản lưu động của Công ty
Về tổng tài sản lưu động
Qua số liệu tài chính ta thấy tài sản của Công ty tăng đều qua các năm Tỷtrọng TSLĐ của Công ty luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tỷ trọng của TSCĐtrong tổng tài sản Trong tổng TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản phải thu,sau đó đến tiền, khoản mục hàng tồn kho và tài sản lưu động khác chiếm tỷ trọng
ít nhất trong tổng TSLĐ
Về tiền mặt
Tiền mặt của Công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tiền trong đó chủ yếu
là tiền gửi ngân hàng, còn tiền mặt tại quỹ chiếm tỷ trọng không đáng kể Có thểthấy cơ cấu tiền của Công ty khá hợp lý, đáp ứng đúng yêu cầu của Tập đoàn Bưuchính Viễn thông trong việc hạn chế nắm giữ tiền mặt tại quỹ tăng cường tiền gửingân hàng, tránh gây thất thoát tiền
Về các khoản phải thu
Ta có thể thấy phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản mụccác khoản phải thu Khoản phải thu giảm dần qua các năm nhưng khá cao, điều đó
Trang 13cho thấy khả năng thu hồi công nợ của Công ty rất kém Năm 2008 Công ty phảitrích lập dự phòng phải thu khó đòi lên tới 42.56 tỷ đồng.
Do Công ty là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên còn có khoản phải thu nội bộgiữa các đơn vị thành viên trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Tuy khoản phảithu nội bộ giảm dần qua các năm nhưng nó vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổngtài sản, năm 2010 là 11.05%
Về hàng tồn kho
Có thể thấy, hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổngTSLĐ Hàng tồn kho tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng hiện nay việc quản lý hàng tồnkho của Công ty còn thiếu chặt chẽ
Về tài sản lưu động khác
Tài sản lưu động khác của Công ty chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng TSLĐbao gồm các khoản: chi phí trả trước, thuế GTGT được khấu trừ, thuế và các khoảnphải thu Nhà nước, TSLĐ khác
2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty
Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Qua phân tích cho thấy hiệu suất sử dụng TSLĐ năm 2010 có sự tăng lênđáng kể so với năm 2008 và 2009, tuy nhiên hiệu suất sử dụng TSLĐ còn thấp, mỗiđơn vị TSLĐ chỉ đem lại hơn 2 đơn vị doanh thu
Cùng với sự tăng lên của hiệu suất sử dụng TSLĐ, khả năng sinh lời TSLĐcủa Công ty cũng tăng lên đáng kể
Phân tích nhóm hệ số về khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty khá thấp, thấy khả năng thanh toáncủa Công ty kém, TSLĐ của Công ty để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn cònthấp
Tuy nhiên hệ số thanh toán nhanh và thanh toán ngắn hạn của Công ty quáthấp so với các doanh nghiệp khác là bởi đặc thù riêng do Công ty trực thuộc Tậpđoàn nên phần nợ ngắn hạn của Công ty chủ yếu là khoản nợ phải trả Tập đoàn
Phân tích nhóm hệ số về khả năng hoạt động
Vòng quay các khoản phải thu của Công ty tăng đều qua các năm, tuy nhiênvòng quay các khoản phải thu của Công ty vẫn rất thấp Tương ứng với sự tăng lêncủa vòng quay các khoản phải thu là sự giảm dần của kỳ thu tiền bình quân Trungbình công ty phải mất đến hơn 5 tháng mới thu hồi được một khoản nợ điều này
Trang 14chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của Công ty rất chậm, Công ty bị chiếmdụng một khoản vốn rất lớn.
2.3 Đánh giá về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại VTI
2.3.1 Những kết quả đạt được
Doanh thu và lợi nhuận của Công ty không ngừng tăng qua các năm Đặcbiệt năm 2010 lợi nhuận của Công ty tăng mạnh Cùng với sự gia tăng của doanhthu và lợi nhuận, tài sản của Công ty cũng tăng lên Vòng quay TSLĐ và hiệu suất
sử dụng TSLĐ tăng mạnh Công tác quản lý tiền mặt của Công ty khá được chútrọng, hiện Công ty chưa để xảy ra hiện tượng thất thoát quỹ Về công tác quản lýcác khoản phải thu, năm 2010 Công ty cũng đã rất nỗ lực trong việc thu hồi nợ xấu,khiến cho nợ tồn đọng giảm đi đáng kể
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Công tác quản lý tiền mặt còn nhiều hạn chế Công ty tồn đọng lượng tiềnmặt và tiền gửi khá cao dao động trong khoảng 16-17% so với tổng giá trị tài sảnlưu động, trong đó chủ yếu là tiền gửi ngân hàng Công tác quản lý các khoản phảithu còn yếu kém Hơn nữa công tác quản lý hàng tồn kho chưa được chặt chẽ, một
số lượng hàng tồn kho bị hỏng, cũ, thất thoát gây lãng phí cho doanh nghiệp Bêncạnh đó việc phát huy nhân tố con người còn nhiều hạn chế Hiện tại một số cán bộchủ chốt có năng lực chuyên môn cao đã chuyển sang Công ty khác do chế độ đãingộ chưa được hợp lý Điều đó gây khó khăn rất nhiều cho Công ty khi phải đào tạolại cán bộ, xắp xếp lại các phần hành công việc, cũng như việc tuyển dụng nhânviên mới
Nguyên nhân chủ quan
Việc dự trữ tiền mặt của Công ty chủ yếu là để đáp ứng các yêu cầu thanhtoán tức thời, Công ty chưa có phương pháp để xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý,cũng như mô hình dự báo tiền mặt Công ty chưa chú trọng đến công tác quản lýhàng tồn kho Bên cạnh đó, công tác quản lý các khoản phải thu còn yếu kém Côngtác quản lý nguồn nhân lực còn nhiều bất cập Bất cập trong đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực
Nguyên nhân khách quan
Rủi ro của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2010 đã ảnh hưởng rấtlớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoàinước, trong đó có Công ty Viễn thông Quốc tế Hơn nữa, Công ty Viễn thông Quốc
Trang 15tế là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam, vì vậy mọi hoạtđộng đều chịu sự quản lý của Tập đoàn
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ 3.1 Định hướng phát triển của VTI giai đoạn 2011-2015
3.1.1 Thuận lợi và khó khăn của Công ty trong hiện tại và sắp tới
Với sự phát triển mạnh mẽ mạng lưới viễn thông quốc tế đã đem lại rất nhiều
cơ hội cho Công ty Viễn thông Quốc tế, bên cạnh đó Công ty cũng phải đối mặt vớirất nhiều thách thức
3.1.2 Định hướng phát triển chung của Công ty đến năm 2015
Định hướng phát triển chung của VTI đến năm 2015 là phát triển toàn diện,bền vững, trở thành một tập đoàn kinh tế - kỹ thuật chủ đạo, xây dựng một cơ sở hạtầng vững chắc; kinh doanh đa dạng các dịch vụ viễn thông quốc tế
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại VTI
3.2.1 Xác định dúng đắn nhu cầu tài sản lưu động
Việc xác định nhu cầu TSLĐ trong năm là hết sức cần thiết Để xác định nhucầu TSLĐ thì Công ty cần lập kế hoạch và căn cứ vào thống kê TSLĐ của các nămtrước Ngoài ra cần phải kết hợp với sự tính toán cụ thể, chi tiết về nhu cầu TSLĐtrong năm có thể là từng tháng, quý hay năm
Với việc khai thác thêm nhiều dịch vụ viễn thông mới Công ty cần phải dựtoán được các nguồn vốn tài trợ, các nguồn vốn đang vận động cũng như các nguồnvốn đang ứ đọng để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp trong công tác quản lý và sửdụng TSLĐ, cũng như tìm các nguồn tài trợ hợp lý cho TSLĐ của Công ty
3.2.2 Nâng cao công tác quản lý và sử dụng ngân quỹ
Để nâng cao công tác quản lý và sử dụng ngân quỹ Công ty cần phải cónhững biện pháp xác định và quản lý lưu lượng tiền mặt, đông thời xây dựng vàphát triển mô hình dự báo tiền mặt Lượng tiền mặt dự trữ tối ưu của Công ty phảithỏa mãn được 3 nhu cầu chính: chi cho các khoản phải trả phục vụ hoạt động sảnxuất - kinh doanh hàng ngày của Công ty như trả cho nhà cung cấp hàng hóa hoặcdịch vụ, trả người lao động, trả thuế; dự phòng cho các khoản chi ngoài kế hoạch;
dự phòng cho các cơ hội phát sinh ngoài dự kiến khi thị trường có sự thay đổi độtngột
3.2.3 Quản lý chặt chẽ công tác thu hồi công nợ
Trang 16Để quản lý chặt chẽ công tác thu hồi công nợ Công ty cần phải quản lý chặtchẽ ngay từ khi ký hợp đồng, cần có chính sách tín dụng phù hợp đối với từng đốitượng khách hàng, công ty cần phải thiết lập tiêu chuẩn bán chịu, đồng thời xâydựng quy trình thu hồi công nợ đối với từng nhóm khách hàng
Đối với các khoản phải thu nội bộ, Công ty cần phải quan tâm hơn nữa đếncông tác thu hồi công nợ nội bộ, làm tăng thêm nguồn vốn hoạt động kinh doanhcủa Công ty Trong quá trình thu hồi công nợ nội bộ nếu gặp nhiều khó khăn Công
ty có thể đề nghị Tập đoàn giúp đỡ, là đơn vị chủ quan Tập đoàn sẽ đưa ra nhữngbiện pháp hiệu quả nhất để thanh toán bù trừ công nợ giữa các đơn vị trực thuộc
3.2.4 Tăng cường quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho
Để quản lý tốt hàng tồn kho, Công ty cần phải việc tính toán, theo dõi, xemxét sự đánh đổi giữa lợi ích và phí tổn của việc duy trì tồn kho đồng thời đảm bảomức dự trữ hợp lý nhất Hay Công ty cần tính lượng tồn kho tối ưu sao cho phí tổnkho là nhỏ nhất Hơn nữa, Công ty cũng phải định kỳ tiến hành kiểm kê vật tư hànghóa, đối chiếu tình hình nhập xuất tồn trên sổ sách kế toán của các đơn vị trựcthuộc
3.2.5 Chú trọng phát huy nhân tố con người
Một trong những yếu tố quan trọng để phát triển nguồn nhân lực là bảo đảmcho người lao động có việc làm và thu nhập ổn định Do vậy, Công ty phải cónhững chính sách quản lý sử dụng lao động và các chính sách khuyến khích nhằmphát huy tối đa năng lực của đội ngũ CBCNV Công ty cần hình thành một cơ chếđãi ngộ thỏa đáng thông qua chính sách phân phối thu nhập để giữ chân người laođộng có trình độ
3.2.6 Quản lý chặt chẽ việc tuân thủ các quy trình quản lý TSLĐ trong cơ chế
quản lý tài sản của VTI
Công ty cần yêu cầu các đơn vị trực thuộc xử lý ngay những hàng hoá kémphẩm chất, lạc hậu kỹ thuật, ứ đọng, chậm luân chuyển để thu hồi vốn Đồng thờicông ty phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo hướng dẫn của Bộ tàichính
Công ty cần xử lý kịp thời các khoản nợ phải thu khó đòi Đó là các khoản
nợ quá hạn thanh toán theo quy định ghi trên hợp đồng hoặc các cam kết khác hoặcchưa đến hạn thanh toán nhưng khách nợ khó có khả năng thanh toán Công ty cầnphải trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định của Bộ tàichính
Trang 17Công ty phải tổ chức kiểm kê TSLĐ, đối chiếu các khoản phải thu khi khoá
sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm Đối với tài sản thừa thiếu, nợ không thu hồiđược, nợ quá hạn cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của những người liênquan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định
Đối với những hàng hoá, thiết bị bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng, kém phẩmchất, lạc hậu kỹ thuật, tồn kho ứ đọng trong kiểm kê định kỳ và kiểm kê đột xuất,Công ty cần yêu cầu các đơn vị trực thuộc xác định giá trị đã bị tổn thất, nguyênnhân, trách nhiệm và xử lý kịp thời
3.2.7 Có các biện pháp phòng ngừa những rủi ro trong kinh doanh
Định kỳ kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ các khoản vốn tài trợ cho TSLĐ đểxác định giá trị TSLĐ hiện có của Công ty tại thời điểm hiện tại Trên cơ sở đó kịpthời điều chỉnh phần chênh lệch sao cho hợp lý Theo dõi sát, thường xuyên tìnhhình biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường để từ đó có các biện pháp ứng phókịp thời, tránh tình trạng do sự biến động của tỷ giá gây ra những thiệt hại lớn choCông ty Mua bảo hiểm hàng hóa đối với những hàng hóa đang đi đường cũng nhưhàng hóa nằm trong kho với giá trị lô hàng lớn Trích lập quỹ dự phòng tài chính,quỹ nợ phải thu khó đòi
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước
Thứ nhất, cần hoàn thiện và đồng bộ chính sách khuyến khích các doanh
nghiệp viễn thông trong nước chủ động tham gia vào huy động vốn và đầu tư vốnvào thị trường nước ngoài
Thứ hai, xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành.
Nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình cho ngành viễn thông
Thứ ba, nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh,
giảm bớt những thủ tục rườm rà không đáng có
Thứ tư, Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển trị trường tài chính, đặc biệt là thị
trường tiền tệ
3.3.2 Kiến nghị với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam
Thứ nhất, VNPT cần giao quyền mạnh cho các đơn vị trực thuộc nói chung
và Công ty Viễn thông Quốc tế nói riêng
Thứ hai, VNPT cần linh hoạt trong việc cấp vốn, đảm bảo nguồn vốn cấp kịp
thời giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị được thông suốt
Thứ ba, thành lập trung tâm thanh khoản để thanh toán bù trừ công nợ giữa
các đơn vị trực thuộc Tập đoàn
Trang 18Thứ tư, có chế độ khen thưởng kịp thời đối với CBCNV
Thứ năm, VNPT cần tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội
nhập quốc tế
KẾT LUẬN
Từ khi thành lập đến nay, Công ty Viễn thông Quốc tế đã đạt được nhiềuthành tựu đáng kể Doanh thu và lợi nhuận của Công ty không ngừng tăng qua cácnăm, cùng với đó hiệu quả sử dụng TSLĐ cũng được nâng cao đáng kể Tuy nhiên,công tác quản trị TSLĐ của Công ty vẫn còn một số tồn tại, hạn chế Với tầm quantrọng của TSLĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tìm ra giải pháp giúpCông ty nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ là điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng
Với đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Viễnthông Quốc tế”, tác giả vận dụng những kiến thức đã học để nghiên cứu thực tế tìnhhình sử dụng TSLĐ, phân tích những kết quả đạt được và những khó khăn cần khắcphục để tìm ra nguyên nhân những hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng.Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng TSLĐ tại Công ty
Tuy nhiên với sự hạn chế về trình độ lý luận nên trong bài viết không thểtránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đónggóp của các thầy cô giáo và những người quan tâm đến đề tài này
Trang 19NGUYỄN LỆ THỦY
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính ngân hàng
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THỊ KIM NHÃ
Hà nội, Năm 2011
Trang 20LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh doanh nói chung, hiệu quả sửdụng TSLĐ nói riêng luôn được các doanh nghiệp quan tâm đặc biệt Nhiều nhàphân tích tài chính đã ví TSLĐ của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trườngnhư dòng máu tuần hoàn trong cơ thể con người TSLĐ là điều kiện vật chấtkhông thể thiếu được của quá trình sản xuất , giúp cho doanh nghiệp vận hànhđược trơn tru, hiệu quả Tuy nhiên do sự vận động phức tạp và trình độ quản lýtài chính còn hạn chế ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam, TSLĐ chưa được quản lý,
sử dụng có hiệu quả dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao
Do đó các doanh nghiệp phải luôn tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sửdụng TSLĐ
Cùng với các doanh nghiệp khác, ngành Viễn thông nói chung và Tập đoànBưu chính Viễn thông Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều khókhăn, chịu ảnh hưởng trực tiếp của suy giảm kinh tế thế giới Để hạn chế ảnhhưởng của suy giảm kinh tế, giữ vững vai trò chủ lực trong lĩnh vực Bưu chính -Viễn thông và công nghệ thông tin, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Namcùng với các đơn vị trực thuộc Tập đoàn luôn luôn nỗ lực hết mình hoàn thànhnhững mục tiêu đã đề ra
Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) thành lập ngày 31/3/1990 là một đơn vịthành viên trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam nay là Tậpđoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Với một môi trường kinh doanh cạnhtranh ngày càng khốc liệt, tài nguyên viễn thông của Việt Nam không phải là vôtận, đòi hỏi VTI không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lướikinh doanh, đồng thời phải có chiến lược sử dụng hiệu quả các tài sản của doanhnghiệp, trong đó TSLĐ đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty Trên cơ sở đó đề tài “Nâng cao hiệu quả
sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Viễn thông Quốc tế” được lựa chọn để
nghiên cứu
Trang 212 Mục tiêu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng tài sản lưuđộng của doanh nghiệp
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công
ty Viễn thông Quốc tế
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công tyViễn thông Quốc tế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanhnghiệp
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của
Công ty Viễn thông Quốc tế 2008-2010; giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tàisản lưu động của Công ty giai đoạn 2011-2015
- Góc độ nghiên cứu: Nghiên cứu trên giác độ doanh nghiệp
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh được sử dụng trong quátrình thực hiện luận văn
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài mục lục, danh mục chữ cái viết tắt, lời mở đầu, kết luận, danh mụctài liệu tham khảo, phụ lục…luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tài sản lưu động và hiệu quả sử dụng tài sản lưuđộng trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty Viễnthông Quốc tế
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công
ty Viễn thông Quốc tế
Trang 22CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.2 Tổng quan về Tài sản lưu động trong doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm Tài sản lưu động
1.2.1.1 Khái niệm Tài sản lưu động
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanhđều cần phải trả lời ba câu hỏi: Sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất nhưthế nào để đạt lợi nhuận tối đa Trong nền kinh tế thị trường, dưới áp lực của sựcạnh tranh gay gắt, cùng với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp, nhiềuthành phần kinh tế, các doanh nghiệp đều bằng cách này hoặc khác để tìm ra lờigiải đáp trên Muốn vậy, trước hết doanh nghiệp phải có nguồn lực vật chất làvốn - yếu tố đầu tiên, không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất kinh doanh
Vốn là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đangnắm giữ Tài sản và vốn là hai mặt hiện vật và giá trị của một bộ phận nguồn lựcsản xuất mà doanh nghiệp huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh Do vậy,quản lý vốn và tài sản trở thành một trong những nội dung quan trọng của côngtác quản trị tài chính Mục đích quan trọng nhất của công tác quản lý vốn và tàisản là làm cho tài sản, vốn phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng của nó, đảm bảoquá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tếcao nhất
Tài sản trong doanh nghiệp bao gồm TSCĐ và TSLĐ Đây là hai trong bayếu tố cơ bản của mọi quá trình sản xuất ra của cải vật chất nói chung, trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng Trong phạm vi nghiên cứu củaluận văn này, tác giả chỉ đề cập tới nội dung là TSLĐ
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm TSLĐ tùy theo giác độ củangười nghiên cứu Có quan điểm cho rằng, TSLĐ là những tài sản sử dụng cho
Trang 23quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp có thời gian sử dụng, luânchuyển, thu hồi trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh Khái niệm này chỉ
rõ TSLĐ là các tài sản có thời gian sử dụng dưới 1 năm hoặc chỉ trong 1 chu kỳkinh doanh; tài sản này có sự luân chuyển trong quá trình sản xuất từ hình tháinày sang hình thái khác
Theo Giáo trình Tài chính doanh nghiệp của trường Đại học Kinh tế quốc
dân, “Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển
trong quá trình sản xuất kinh doanh Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho”.
Khái niệm này cũng chỉ rõ 2 đặc tính cơ bản của TSLĐ là tài sản ngắn hạn
và thường xuyên luân chuyển trong quá trình sản xuất Đặc tính ngắn hạn củaTSLĐ được thể hiện là TSLĐ chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh,hoặc thời gian sử dụng dưới 1 năm Đặc tính luân chuyển thường xuyên củaTSLĐ được thể hiện trong một chu kỳ sản xuất TSLĐ thường được luân chuyểnqua các hình thái khác nhau như hình thái dự trữ (nguyên, nhiên, vật liệu…),hình thái sản xuất (sản phẩm dở dang, thành phẩm vừa chế tạo xong), hình tháilưu thông (sản phẩm trong kho, đang đi tiêu thụ)… Chính 2 đặc điểm này đểngười ta phân biệt một tư liệu lao động khi nào được tính là tài sản cố định, khinào được tính là tài sản lưu động (công cụ, dụng cụ) Từ khái niệm trên ta thấyTSLĐ có các đặc tính trái ngược hẳn với Tài sản cố định (TSCĐ) trong doanhnghiệp ở điểm: TSCĐ có thời gian hoạt động dài, tham gia nhiều chu kỳ kinhdoanh, không thay đổi hình thái ban đầu trong suốt quá trình sử dụng
Giá trị các loại TSLĐ của doanh nghiệp kinh doanh sản xuất thườngchiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng Quản lý sử dụng hợp lýcác loại TSLĐ có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụchung của doanh nghiệp Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hệquả của nhiều yếu tố, chứ không phải chỉ do quản trị vốn lưu động tồi Nhưngcũng cần thấy rằng sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch định và kiểm
Trang 24soạt một cách chặt chẽ các loại TSLĐ và các khoản nợ ngắn hạn hầu như là mộtnguyên nhân dẫn đến thất bại cuối cùng của họ.
1.2.1.2 Đặc điểm Tài sản lưu động
Từ khái niệm TSLĐ ta nhận thấy TSLĐ có những nét rất khác biệt vớiTSCĐ và có những đặc điểm chính sau đây:
Đặc điểm đầu tiên có thể nhận thấy của TSLĐ là chỉ tham gia vào một
chu kỳ sản xuất kinh doanh TSLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu
kỳ sản xuất Đó là đặc điểm khác biệt của TSLĐ so với TSCĐ (tham gia vàonhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh)
Thứ hai, TSLĐ thay đổi hình thái ban đầu để cấu tạo nên thực thể sản
phẩm TSLĐ khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ luân chuyểnkhông ngừng và mang nhiều hình thái khác nhau TSLĐ bằng tiền ban đầu, ởdạng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương tiền…; khi doanhnghiệp sử dụng tiền mua sắm nguyên, vật liệu, phụ tùng, hàng hoá… tài sảnbằng tiền chuyển sang tài sản lưu động vật chất; đến khi tiêu thụ hàng hoá,TSLĐ vật chất trở về hình thái TSLĐ bằng tiền ban đầu kết thúc một vòng luânchuyển TSLĐ và bắt đầu vòng luân chuyển mới Quá tình trên được diễn ra liêntục và thường xuyên lập lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn vàchu chuyển của TSLĐ
Trong thực tế, quá trình vận động của TSLĐ diễn biến phức tạp hơn nhiềubởi vì ngoài các giai đoạn cơ bản như trên, TSLĐ có khi phải chuyển hoá quamột hoặc nhiều giai đoạn trung gian như: công nợ phải thu của người mua vật tưhàng hoá chưa trả tiền, công nợ phải trả của người bán đã nhận tiền nhưng chưagiao hàng, các khoản tiền tạm ứng cho công nhân viên chưa được thanh toán, cáckhoản tài sản phải thu khác
Vì vậy chu kỳ vận động của TSLĐ cũng là chu kỳ sản xuất kinh doanh vàsau mỗi chu kỳ đó lại là phần tạo ra lợi nhuận, do đó vấn đề then chốt trong côngtác quản trị tài chính doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận thì phải rút ngắn chu
kỳ vận động của TSLĐ hay tăng số vòng chu chuyển của nó
Trang 25Thứ ba, giá trị TSLĐ được luân chuyển một lần vào giá thành sản phẩm
làm ra Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, TSLĐchuyển hoá toàn bộ giá trị ngay một lần và được hoàn lại toàn bộ sau khi doanhnghiệp tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và thu tiền bán hàng Như vậy TSLĐ hoànthành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh Hay nói cách khác, TSLĐchuyển toàn bộ giá trị của chúng vào lưu thông và từ trong lưu thông toàn bộ giátrị của chúng được hoàn lại một lần sau một chu kỳ kinh doanh
Trên đây là những đặc điểm của TSLĐ nói chung, tuy nhiên ở các doanhnghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau TSLĐ lại có thêm những đặcđiểm riêng khác Nắm rõ được đặc điểm của TSLĐ thì các nhà quản lý mới đưa
ra được những biện pháp hữu hiệu quả nhất trong việc nâng cao hiệu quả sửdụng TSLĐ TSLĐ tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Viễn thông cónhững đặc điểm riêng như sau:
Thứ nhất, do doanh nghiệp Viễn thông có phạm vi hoạt động rộng trong
và ngoài nước, khách hàng đa dạng, nên việc quản lý tập trung TSLĐ thườnggặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc thu hồi nợ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đếnhiệu quả sử dụng TSLĐ của đơn vị Do vậy các doanh nghiệp này phải đặc biệtchú trọng tới việc kiểm soát chặt chẽ TSLĐ
Thứ hai, do hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nên TSLĐ của
doanh nghiệp Viễn thông luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tỷ trọng của TSCĐ trongtổng tài sản TSLĐ của loại hình doanh nghiệp này thường bao gồm: tiền, cáckhoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác Tổng TSLĐ của doanhnghiệp khá ổn định qua các năm, ít có sự đột biến
Thứ ba, TSLĐ của doanh nghiệp Viễn thông chiếm phần lớn là các
khoản phải thu, tỷ trọng của tiền mặt nhỏ, còn tỷ trọng hàng tồn kho và tài sảnlưu động khác chiếm tỷ trọng không đáng kể Điều đó là do sản phẩm củadoanh nghiệp là dịch vụ chứ không phải hàng hóa thông thường nên hầu hếtcác khoản tồn kho là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thiết bị máy móc…xuất dùng cho sản xuất kinh doanh
Trang 26Nắm rõ được đặc điểm của TSLĐ nói chung và đặc điểm riêng của TSLĐtại doanh nghiệp Viễn thông giúp cho các nhà quản lý tìm ra những giải phápphù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ.
1.2.2 Phân loại Tài sản lưu động
Có rất nhiều cách phân loại TSLĐ tuỳ mục đích sử dụng mà người ta phânchia theo từng tiêu thức sao cho phù hợp và hiệu quả nhất Dưới góc độ một nhàtài chính người ta thường xem xét những cách phân chia chủ yếu sau:
Phân loại theo vai trò của TSLĐ trong quá trình sản xuất kinh
o TSLĐ nằm trong quá trình trực tiếp sản xuất: Bao gồm giá trị sản phẩm
dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển
o TSLĐ trong quá trình lưu thông: Bao gồm thành phẩm, hàng hoá, vốnbằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, các khoản thế chấp, kýquỹ, ký cược ngắn hạn
Cách phân loại TSLĐ theo tiêu thức này giúp cho việc xem xét đánh giátình hình phân bổ TSLĐ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, từ đó đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ramột kết cấu TSLĐ hợp lý và tăng được tốc độ chu chuyển của TSLĐ
Phân loại theo hình thái biểu hiện của TSLĐ
TSLĐ có đặc điểm chu chuyển nhanh, thời gian chu chuyển ngắn do vậy
nó được bù đắp nhanh chóng Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, TSLĐ thường tồn tại dưới hình thức tiền, các khoản đầu tư tài chính
Trang 27ngắn hạn, các khoản phải thu, dự trữ tồn kho, tài sản lưu động khác Căn cứ theohình thức biểu hiện này TSLĐ được chia ra:
a) Tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền là một bộ phận cấu thành của TSLĐ, là tài sản dễ dàng chuyển đổithành các loại tài sản khác hoặc để thanh toán nợ Trong hoạt động sản xuất kinhdoanh bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải nắm giữ một lượng tiền mặt nhất định
để đảm bảo khả năng giao dịch hàng ngày của doanh nghiệp, đầu tư ngắn hạn đểđem lại những cơ hội đầu tư kiếm lời cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu dựphòng trong những trường hợp biến động không lường trước được của các khoảntiền vào và ra
Trong lĩnh vực tài chính - kế toán, tài sản bằng tiền của doanh nghiệp baogồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển
Tài sản tương đương tiền bao gồm vàng bạc, đá quý, kim loại quý, cáctài sản tài chính có khả năng chuyển đổi cao như: các loại chứng khoán, cácgiấy tờ thương mại ngắn hạn (hối phiếu ngân hàng, kỳ phiếu thương mại, bộchứng từ hoàn chỉnh …)
Việc xác định lượng tiền hợp lý phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của doanhnghiệp ở từng thời điểm để đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng nhu cầu kinhdoanh là vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm Điều đó đòihỏi mỗi doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ tiền sao cho đem lại hiệu quảcao nhất
Trang 28b) Các khoản phải thu
Các khoản phải thu của doanh ngiệp chủ yếu là các khoản phải thu củakhách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quátrình mua bán hàng hoá, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau Trong một sốtrường hợp mua sắm hàng hoá, doanh nghiệp còn phải ứng tiền cho người cungứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng
Mua bán chưa trả tiền ngay giữa các doanh nghiệp là hoạt động thườngxuyên xảy ra vì vậy hình thành nên các khoản phải thu của doanh nghiệp Ngoài
ra các khoản phải thu còn là các khoản thanh toán giữa các đơn vị trực thuộc gọi
là các khoản phải thu nội bộ
Khi các doanh nghiệp là khách hàng nợ gặp những rủi ro có thể dẫn tớitình trạng phá sản khiến cho tình hình thanh toán với doanh nghiệp chủ nợ gặpkhó khăn và phát sinh các khoản phải thu khó đòi Vì vậy để đảm bảo hoạt độngsản xuất kinh doanh bình thường và để bảo toàn tài sản, các doanh nghiệp phảilập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi
c) Hàng tồn kho
Hàng tồn kho là các loại hàng hoá (có thể là nguyên vật liệu, sản phẩm dởdang hoặc thành phẩm) đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu thụ củadoanh nghiệp Hàng tồn kho là dự trữ tạo sự an toàn cho hoạt động của doanhnghiệp, nhất là các doanh nghiệp mà hoạt động kinh doanh mang tính thời vụ
Hàng tồn kho có vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Nó giúpcông ty chủ động trong dự trữ và sản xuất, tiêu thụ; giúp cho quá trình sản xuất,tiêu thụ được điều hoà và liên tục; giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạch địnhsản xuất, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm Tuy nhiên, duy trì tồn kho cũng có mặttrái là làm phát sinh các chi phí liên quan như: chi phí kho bãi, bảo quản và cảchi phí cơ hội do vốn đầu tư vào tồn kho Đối với hàng tồn kho, nếu dự trữ quálớn sẽ tốn kém chi phí dự trữ, ứ đọng vốn và ngược lại, nếu dự trữ quá ít sẽ
Trang 29không đủ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, làm gián đoạn quá trình sản xuất,ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
Dự trữ và tồn kho đối với mỗi doanh nghiệp là không thể tránh khỏi Điềuquan trọng là các nhà quản lý tài chính phải tính toán, theo dõi, xem xét sự đánhđổi giữa lợi ích và phí tổn của việc duy trì tồn kho để đảm bảo dự trữ hợp lýnhất
d) Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Trong quá trình sản xuất kinh doanh muốn tăng thêm lợi nhuận, doanhnghiệp có thể đầu tư tài chính ngắn hạn như mua bán chứng khoán, từ đó hìnhthành nên các khoàn đầu tư tài chính ngắn hạn
e) Tài sản lưu động khác
Tài sản lưu động khác một bộ phận của TSLĐ trong doanh nghiệp, thườngbao gồm: các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sảnthiếu chờ xử lý, các khoản thế chấp ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Cách phân loại theo tiêu thức này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệptrong việc phân tích hoạt động kinh doanh, xem xét đánh giá khả năng thanh toán củamình, từ đó có các biện pháp quản lý hiệu quả đối với từng bộ phận cấu thành TSLĐ
1.2.3 Nội dung quản lý tài sản lưu động trong doanh nghiệp
Có thể nói rằng mục tiêu lâu dài của mỗi doanh nghiệp là tối đa hoá lợinhuận Việc quản lý sử dụng tốt TSLĐ sẽ góp phần giúp doanh nghiệp thực hiệnđược mục tiêu đã đề ra Bởi vì quản lý TSLĐ không những đảm bảo TSLĐ được
sử dụng hợp lý, tiết kiệm mà còn có ý nghĩa đối với việc hạ thấp chi phí sản xuất,thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm và thu tiền bán hàng, từ đó sẽ làm tăng doanh lợi
và lợi nhuận cho doanh nghiệp Vì vậy, muốn sử dụng TSLĐ có hiệu quả cao đòihỏi các doanh nghiệp phải biết cách quản lý tốt TSLĐ Nội dung quản lý TSLĐtập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
1.1.3.1 Quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao
Trang 30Tiền mặt của doanh nghiệp thông thường là tài sản không sinh lời hoặc có
tỷ suất sinh lời rất thấp, do vậy trong quản lý cần tối thiểu hóa lượng tiền mặtphải giữ là mục tiêu quan trọng nhất Tuy nhiên, việc giữ tiền mặt trong kinhdoanh cũng là vấn đề cần thiết buộc các nhà quản trị tài chính phải có chính sách
và chiến lược hiệu quả để dung hòa giữa mục tiêu sinh lời và mục tiêu thanhkhoản trên bước đường tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Các loại chứng khoángần như tiền mặt giữ vai trò quan trọng vì các loại chứng khoán này cho hiệusuất sinh lời cao và lúc cần cũng dễ dàng chuyển sang tiền mặt Vì thế trongquản trị tài chính, người ta thường sử dụng chứng khoán có tính thanh khoản cao
để duy trì tiền mặt ở mức độ mong muốn, giúp doanh nghiệp tăng cường khảnăng thanh khoản trong việc đáp ứng các dòng tiền đi ra khỏi doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn có nhu cầu dựtrữ tiền mặt ở một quy mô nhất định và phải được quản lý một cách chặt chẽ hơncác loại tài sản khác vì nó rất dễ bị tham ô, lợi dụng, mất mát
Tuỳ theo điều kiện và đặc điểm của từng doanh nghiệp mà các nhà tàichính có thể đa ra các quyết định giữ tiền mặt khác nhau Ta xem xét mô hình dựtrữ tiền mặt đơn giản dưới đây:
Đó là mô hình của Baumol, theo mô hình này thì khi lãi suất càng cao thì
mức dự trữ tiền mặt càng thấp Nói chung khi lãi suất cao thì người ta muốn giữtiền mặt ít hơn, mặt khác nếu nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp nhiều hoặc chiphí cho một lần bán chứng khoán có tính thanh khoản cao lớn thì doanh nghiệp
sẽ có xu hướng giữ nhiều tiền mặt hơn Mô hình của Baumol hoạt động tốt vớiđiều kiện doanh nghiệp thực hiện dự trữ tiền mặt một cách đều đặn
Trang 31Tuy nhiên điều này không thường xảy ra trong thực tế vì nhu cầu chi tiêutiền mặt của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đều nhau, mà phụ thuộc vàochu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chính vì thế các nhà khoa họcquản lý đã xây dựng mô hình sát với thực tế hơn tức là có xét đến khả năng tiền
ra vào ngân quỹ Một trong những mô hình đó là mô hình do Miller và Orr xây
dựng, đây là mô hình kết hợp chặt chẽ giữa mô hình đơn giản và thực tế
Theo mô hình này, doanh nghiệp sẽ xác định mức giới hạn trên và giớihạn dới của tiền mặt, đó là thời điểm doanh nghiệp bắt đầu tiến hành mua hoặcbán chứng khoán có tính thanh khoản cao để cân đối mức tiền mặt dự kiến
Nhìn vào đồ thị ta thấy rằng mức giao động tiền mặt lên xuống không thể
dự đoán được Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có các nhu cầutiền mặt khác nhau, có khi lên đến giới hạn trên và cũng có khi nhu cầu tụtxuống giới hạn dưới Chính vì những biến động không thể lường trước được thếnên các doanh nghiệp đều băn khoăn không biết dự trữ tiền mặt theo mức nào làhợp lý Mô hình Miller và Orr chỉ ra rằng khoảng giao động của mức cân đốiphụ thuộc vào ba yếu tố Nếu mức giao động của thu chi ngân quỹ hàng ngày lớnhoặc chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán ngày càng cao thì doanhnghiệp nên quy định khoản dao động tiền mặt lớn Ngược lại, nếu như lãi suấtcao, thì doanh nghiệp nên thu hẹp khoảng dao động tiền mặt Khoảng giao độngtiền mặt được xác định theo công thức sau:
Trang 32Mô hình Miller-Orr trên đây đã chỉ ra rằng: Nếu doanh nghiệp luôn duy trìđược một mức cân đối tiền mặt như thiết kế ban đầu thì doanh nghiệp sẽ tối thiểuhoá được chi phí giao dịch và chi phí do lãi suất gây ra Tuy nhiên trong thực tế,
có những khi doanh nghiệp cần nhiều tiền mặt tạm thời trong một khoản thờigian ngắn, khi đó thì việc bán đi các chứng khoán có tính thanh khoản cao có thể
là không có lợi bằng việc doanh nghiệp đi vay ngân hàng mặc dù lãi suất vayngân hàng cao hơn
1.1.3.2 Quản lý các khoản phải thu
Trong nền kinh tế thị trường việc mua chịu, bán chịu là điều khó tránhkhỏi Doanh nghiệp có thể sử dụng các khoản phải trả chưa đến kỳ hạn thanhtoán như một nguồn vốn bổ sung để tài trợ cho các nhu cầu TSLĐ ngắn hạn vàđương nhiên doanh nghiệp cũng bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn Việcbán chịu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiêu thụ được sản phẩm đồng thời gópphần xây dựng môí quan hệ làm ăn tốt đẹp với khách hàng Tuy nhiên nếu tỷtrọng các khoản phải thu quá lớn sẽ gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp vàlàm giảm hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp
Quản trị các khoản phải thu tốt làm hạn chế mức tối thiểu lượng tài sảnlưu động bị chiếm dụng sẽ làm giảm số ngày của chu kỳ thu tiền bình quân, thúcđẩy vòng tuần hoàn của TSLĐ, đồng thời sẽ làm giảm các chi phí quản lý nợphải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro Trong chính sách tín dụng thươngmại doanh nghiệp cần đánh giá kỹ ảnh hưởng của chính sách bán chịu đối với lợi
Mức cân bằng
tiền mặt = Mức tiền mặt giới hạndưới +
3 Khoảng dao động tiền mặt
Trang 33nhuận của doanh nghiệp Trước khi doanh nghiệp cấp tín dụng cho khách hàngthì công việc đầu tiên phải làm là phân tích tín dụng khách hàng Nếu kháchhàng đáp ứng được các tiêu chuẩn như có uy tín qua các lần trả nợ trước, có tinhthần trách nhiệm trong việc trả nợ đối với doanh nghiệp và các doanh nghiệpkhác, có khả năng thanh toán … thì có thể được mua chịu
Để giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu hạnchế rủi ro và các chi phí không cần thiết phát sinh làm giảm hiệu quả sử dụng tàisản lưu động, doanh nghiệp cần coi trọng các biện pháp chủ yếu sau:
- Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanhnghiệp và thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn
- Có biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán (lựa chọn kháchhàng, giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc )
- Tiến hành xác định và trích lập dự phòng phải thu khó đòi vào chi phísản xuất kinh doanh Quỹ này có thể được sử dụng trong trường hợp có khoảnphải thu của doanh nghiệp nhưng không thể thu hồi đợc thì doanh nghiệp sẽ trích
từ quỹ ra để bù vào với mục đích bảo toàn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp
- Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt quá thờihạn thanh toán theo hợp đồng sẽ bị phạt hoặc được thu lãi suất như lãi suất quáhạn của ngân hàng Hiện nay ở nước ta còn chưa có luật rõ ràng về vấn đề này.Tuy nhiên đối với các nước phát triển thì họ đã có luật để bảo vệ quyền lợi chodoanh nghiệp trong trường hợp không đòi được nợ Các doanh nghiệp Việt Namcũng cần quan tâm đến vấn đề này để khi có luật có thể áp dụng được ngay hoặctrong trường hợp làm ăn với các đối tác nước ngoài có thể áp dụng
- Phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ để
có biện pháp xử lý thích hợp như gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ, xoá một phần nợcho khách hàng, hoặc yêu cầu toà án giải quyết
Trang 341.1.3.3 Quản lý dự trữ hàng tồn kho
Việc quản lý tồn kho dự trữ đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệuquả sử dụng tài sản lưu động vì nhờ có dự trữ tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúpcho doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu sản phẩm hànghoá để bán, đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý tài sản lưu động
Về cơ bản mục tiêu của việc quản lý tồn kho dự trữ là nhằm tối thiểu hoácác chi phí dự trữ tài sản tồn kho với điều kiện vẫn đảm bảo cho các hoạt độngsản xuất kinh doanh được tiến hành bình thờng Nếu các doanh nghiệp có mứctồn kho quá lớn thì sẽ làm phát sinh thêm các chi phí như chi phí bảo quản, lưukho đồng thời doanh nghiệp không thể sử dụng số vốn này cho mục đích sảnxuất kinh doanh khác và làm tăng chi phí cơ hội của số vốn này
Để tối thiểu hoá chi phí tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thìdoanh nghiệp phải xác định được số lượng vật tư, hàng hoá tối ưu mỗi lần đặtmua sao cho vẫn đáp ứng được nhu cầu sản xuất Ngoài ra doanh nghiệp cũngcần phải có những biện pháp quản lý hữu hiệu để bảo đảm nguyên vật liệu trongkho không bị hư hỏng, biến chất, mất mát
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để xác định mức dự trữ tối ưu, côngthức chung để tính quy mô dự trữ tối ưu cho doanh nghiệp là:
Trong đó:
Q: Mức dự trữ tối ưu
D: Toàn bộ lượng hàng hoá cần sử dụng
C1: Chi phí lưu kho hàng hoá (Bốc xếp, bảo hiểm, bảo quản…)
C2: Chi phí cho một lần đặt hàng
Khi xác định mức tồn kho dự trữ, doanh nghiệp nên xem xét, tính toánảnh hưởng của các nhân tố Tuỳ theo từng loại tồn kho dự trữ mà các nhân tố ảnhhưởng có đặc điểm riêng
Trang 35Tóm lại, nếu thực hiện tốt công tác quản trị vốn tồn kho dự trữ, doanh
nghiệp có thể tăng khả năng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế mà không cầntăng thêm nhu cầu về TSLĐ cho sản xuất kinh doanh
1.2 Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của mộtdoanh nghiệp, người ta sử dụng thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp đó Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai góc độ làhiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Hiệu quả kinh tế là kết quả tổng hợp của mộtloạt các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các yếu tố bộ phận, trong đó có hiệu quả
sử dụng TSLĐ gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp cũng như với hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng TSLĐ có vai trò quantrọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, là một trongnhững căn cứ đánh giá năng lực sản xuất, chính sách dự trữ tiêu thụ sản phẩmcủa doanh nghiệp - đây là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinhdoanh cuối cùng của doanh nghiệp
Vậy hiệu quả sử dụng TSLĐ là gì?
Có quan điểm cho rằng, hiệu quả sử dụng TSLĐ là một phạm trù kinh tếphản ánh tình hình sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhấttrong kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất Theo quan điểm này, hiệu quả sửdụng TSLĐ được biểu hiện trên các mặt sau:
- Khả năng sử dụng tiết kiệm, hợp lý TSLĐ của doanh nghiệp cao hơnmức sử dụng chung của ngành và so thời kỳ trước
- Tốc độ luận chuyển cao của TSLĐ trong quá trình sản xuất, làm tăngnhanh khả năng thu hồi vốn, chớp được cơ hội kinh doanh, tăng khả năng cạnhtranh
- Khả năng sinh lời và khả năng sản xuất của TSĐ phải cao, tăng so vớingành và so với các thời kỳ ĐIều đó có nghĩa là một đồng giá trị TSLĐ phải
Trang 36đem lại một khoản doanh thu cao (khả năng sản xuất) và một khoản lợi nhuậncao (khả năng sinh lời).
- Doanh nghiệp có kết cấu tài sản hợp lý cùng với một kết cấu TSLĐtối ưu
Quan điểm khác cho rằng, hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp làmột phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác và quản lý TSLĐ của doanhnghiệp, đảm bảo lợi nhuận tối đa với số lượng TSLĐ sử dụng chi phí thấp nhất
Với khái niệm trên, quan niệm của việc sử dụng hiệu quả TSLĐ đượchiểu trên hai khía cạnh:
Một là, với số tài sản hiện có có thể sản xuất thêm một số lượng sản phẩm
với chất lượng tốt, giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp
Hai là, đầu tư thêm tài sản một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản
xuất để tăng doanh thu tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phảilớn hơn tốc độ tăng tài sản
Hai khía cạnh này chính là mục tiêu cần đạt được trong công tác tổ chứcquản lý và sử dụng tài sản nói chung và TSLĐ nói riêng
Tóm lại, dù đứng trên quan điểm nào thì khái niệm về hiệu quả sử dụngTSLĐ đều tập trung nội dung cơ bản là: phản ánh trình độ khai thác và quản lýTSLĐ của doanh nghiệp, đảm bảo doanh thu tối đa với chi phí TSLĐ thấp nhất
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động
Quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là quá trình hìnhthành và sử dụng vốn kinh doanh Ngày nay các doanh nghiệp hoạt động trongnền kinh tế thị trường yêu cầu về TSLĐ là rất lớn, có thể coi TSLĐ là nhựa sốngtuần hoàn trong doanh nghiệp Việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ là yêu cầumang tính bắt buộc và thường xuyên đối với doanh nghiệp
Xuất phát từ vai trò quan trọng của TSLĐ trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, muốn hoạt động kinhdoanh cần phải có vốn TSLĐ là một thành phần quan trọng trong tất cả các khâu
Trang 37của quá trình sản xuất kinh doanh Trong khâu dự trữ và sản xuất, TSLĐ đảmbảo cho sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, đảm bảo quy trìnhcông nghệ, công đoạn sản xuất Trong lưu thông, TSLĐ đảm bảo dự trữ thànhphẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ được liên tục, nhịp nhàng và đáp ứng nhu cầutiêu thụ được liên tục, nhịp nhàng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.Thời gian luân chuyển TSLĐ lớn khiến cho công việc quản lý và sử dụng TSLĐluôn luôn diễn ra thường xuyên, hàng ngày Với vai trò to lớn như vậy, việc tăngtốc độ luân chuyển TSLĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp
là một yêu cầu tất yếu
Xuất phát từ ý nghĩa nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh
nghiệp
Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tức là có thể tăng tốc độ luân chuyển tàisản lưu động, rút ngắn thời gian TSLĐ nằm trong lĩnh vực dự trữ, sản xuất vàlưu thông, từ đó giảm bớt số lượng TSLĐ chiếm dùng, tiết kiệm tài sản lưu độngtrong luân chuyển.Tăng tốc độ luân chuyển TSLĐ còn có ảnh hưởng tích cực đốivới việc hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ vốnthỏa mãn nhu cầu sản xuất và hoàn thành nghĩa vụ nộp các khoản thuế cho ngânsách Nhà nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong cả nước
Xuất phát từ thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ còn thấp ở các
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến một doanh nghiệp làm ănthiếu hiệu quả thậm chí thất bại trên thương trường Có thể có các nguyên nhânchủ quan, nguyên nhân khách quan, tuy nhiên một nguyên nhân phổ biến vẫn làviệc sử dụng vốn không hiệu quả Trong việc mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêuthụ sản phẩm Điều này dẫn đến việc sử dụng lãng phí TSLĐ, tốc độ luân chuyểnTSLĐ thấp, mức sinh lợi kém và thậm chí có doanh nghiệp còn gây thất thoátkhông kiểm soát được tài sản lưu động dẫn đến mất khả năng tổ chức sản xuấtkinh doanh, khả năng thanh toán Trong hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam,
Trang 38các doanh nghiệp Nhà nước do đặc thù chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế baocấp trước đây, có kết quả sản xuất kinh doanh yếu kém mà một nguyên nhân chủyếu là do sự yếu kém trong quản lý tài chính nói chung và quản lý TSLĐ nóiriêng gây lãng phí, thất thoát vốn Xét từ góc độ quản lý tài chính, yêu cầu cầnphải nâng cao năng lực quản lý tài chính trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả sửdụng TSLĐ là một nội dung quan trọng không chỉ đảm bảo lợi ích riêng doanh.
Từ những lý do trên, cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tácquản lý và sử dụng TSLĐ trong các doanh nghiệp Đó là một trong những nhân
tố quyết định cho sự thành công của một doanh nghiệp, xa hơn nữa là sự tăngtrưởng và phát triển của nền kinh tế
1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cầnphải có một lượng tài sản nhất định và nguồn tài trợ tương ứng, không có tài sản
sẽ không có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào Song việc sử dụng tài sảnnhư thế nào cho có hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng vàphát triển của doanh nghiệp Vậy làm thế nào để đánh giá hiệu quả sử dụng tàisản nói chung và TSLĐ nói riêng? Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải phântích cụ thể từng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ như: hiệu suất sử dụngTSLĐ, hiệu quả sử dụng TSLĐ, mức đảm nhiệm TSLĐ, nhóm hệ số về khả năngthanh toán, nhóm hệ số về khả năng hoạt động
1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Hiệu suất sử dụng TSLĐ (vòng quay TSLĐ):
Vòng quay TSLĐ =
TSLĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ
Trang 39Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị TSLĐ sử dụng trong kỳ đem lại baonhiêu đơn vị doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụngTSLĐ cao.
TSLĐ bình quân trong kỳ là bình quân số học của TSLĐ có ở đầu vàcuối kỳ
Kỳ tính vòng quay TSLĐ thường là 1 năm Khi đó TSLĐ sử dụng bìnhquân trong kỳ được tính theo công thức:
Trong đó TSLĐ sử dụng bình quân mỗi tháng là bình quân số học TSLĐ
có ở đầu và cuối tháng Đến đây, TSLĐ sử dụng bình quân trong năm tính theocông thức:
∑ TSLĐ sử dụng bình quân các tháng trong năm
Hiệu quả sử dụng
TSLĐ trong kỳ =
Lợi nhuận sau thuế TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Trang 40 Mức đảm nhiệm TSLĐ:
Chỉ tiêu này cho biết để đạt được mỗi đơn vị doanh thu, doanh nghiệpphải sử dụng bao nhiêu phần trăm đơn vị TSLĐ Chỉ tiêu này càng thấp, hiệuquả kinh tế
càng cao vì khi đó tỷ suất lợi nhuận của một đồng tài sản lưu động sẽ tăng lên
1.2.2.2 Nhóm hệ số về khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn:
Một trong những thước đo khả năng thanh khoản của một doanh nghiệpđược sử dụng rộng rãi nhất là khả năng thanh toán ngắn hạn, được xác định dựavào thông tin từ bảng cân đối kế toán bằng cách lấy giá trị TSLĐ chia cho giá trị
nợ ngắn hạn phả trả
Hệ số thanh toán ngắn hạn cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản cóthể chuyển đổi thành tiền mặt nhanh chóng để đảm bảo thanh toán các khoản nợngắn hạn Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì kết luận khả năng thanh toán của doanhnghiệp thấp, doanh nghiệp không có đủ tài sản để đảm bảo chi trả các khoản nợvay Nếu tỷ số này lơn hơn 1 thì có thể kết luận khả năng thanh toán của doanhnghiệp tốt, doanh nghiệp có đủ TSLĐ để đảm bảo trả nợ vay
Khi xác định hệ số thanh toán ngắn hạn chúng ta đã tính cả hàng tồn khotrong giá trị TSLĐ đảm bảo cho nợ ngắn hạn Vì vậy, một doanh nghiệp nếu dựtrữ càng nhiều hàng tồn kho thì sẽ có hệ số thanh toán ngắn hạn càng cao Tuynhiên, trên thực tế hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì phải mất thời gian vàchi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền Vì thế trong nhiều trường hợp hệ
số thanh toán ngắn hạn không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của