Hành trình tìm kiếm những câu trả lời cho trẻ thơ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự hát của trái tim người mẹ trong thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh (qua phần tuyển thơ trong tập Bầu trời trong quả trứng) (Trang 43 - 48)

2. Vai trò của tình cảm và dấu ấn cá nhân của tác giả trong thơ

2.2.4. Hành trình tìm kiếm những câu trả lời cho trẻ thơ

Cuộc sống là một kho những bí ẩn, mà bí ẩn nhiều hơn với trẻ thơ. Đối với ngời lớn chúng ta, sống là chiến đấu (“to live is to fight”) còn đối với trẻ em, sống là khám phá (“to live is to study”). Tạo hoá ban cho các em một đôi mắt tròn to để mà ngỡ ngàng trớc cuộc sống. Thâu nhận vào đôi mắt ấy tất cả

những gì đợc coi là bí ẩn (mà với các em thì còn điều gì là không bí ẩn!) trẻ em mang về nhà hỏi mẹ - những câu hỏi khiến ngời lớn chúng ta giật mình:

Mùa đông nắng ở đâu? Tại sao gà con sinh ra? Má ơi ai sinh cá

Ai làm ra cái kem Đêm sao lại màu đen Ban ngày sao màu trắng?

Trả lời làm sao đây? Không thể mang những định lí định luật ra với trẻ đợc. Bỏ qua những lí lẽ khoa học của đời sống, Xuân Quỳnh đã có một cuộc hành trình ngoạn mục tìm kiếm những câu trả lời cho trẻ thơ - những lời lí giải thật thông minh, phi lí mà hợp lí.

Ngay từ khi còn nằm trong trứng, gà con đã cảm nhận đợc gà mẹ mong chờ mình nh thế nào:

Cục.. cục ta, cục tác

Ngày này qua ngày khác Gà mái cứ gọi hoài Đi kếm ăn đây đó Rồi trở về ổ rơm Đẻ trứng, lại gọi con Cục cục ta, cục tác… … …

Tình yêu gà mẹ dành cho gà con thể hiện trớc hết ở tiếng gọi con. Tiếng gọi cất lên triền miên từ ngày này qua ngày khác, mang theo sự khắc khoải, hồi hộp, đợi chờ, cả sự âu yếm, vỗ về. Gà mẹ nh chạy đua cùng thời gian để chào đón những đứa con của mình. Cuộc sống của gà mẹ chỉ xoay quanh

chiếc ổ rơm, nơi những đứa con của nó còn cha thành hình. Không gì có thể kéo gà mẹ ra khỏi những quả trứng hồng, kể cả sự đói khát của bản thân nó.

Thân xác xơ gày mòn , cứ nằm liền ổ rơm , không ăn mà mãi thức

“ ” “ ” “ ”… Sự

hy sinh quên mình cao cả ấy, gà mẹ chẳng nề hà, đó còn là niềm vui, niềm hạnh phúc - hạnh phúc đợc làm mẹ. Nhng với gà con thì “thấy gà mẹ khổ quá”. Và vì thơng mẹ nên nên nó “đạp vỏ trứng” sinh ra. Vậy là gà con sinh ra vì lòng mẹ chờ con và lòng con thơng mẹ. Chính tình yêu thơng đã toả ra hơi ấm làm trứng nở chứ không phải do đủ tháng đủ ngày. Và với tình mẫu tử thiêng liêng thì thời gian trở thành vô nghĩa.

Vì gà mẹ mong chờ Nên có gà con đó.

Lời giải thích không theo một triết lí tự nhiên nào nhng không ai có thể phản bác. Đôi khi trong cuộc sống, có những điều không thể soi sáng đợc bằng chân lí khoa học mà phải giải thích bằng quy luật của trái tim. Đặc biệt là giải thích cho trẻ em, hãy lấy tình yêu làm điểm tựa và điểm quy chiếu cho mọi chân lí.

Với Minh Vũ, cậu bé hay hỏi, một loạt câu hỏi của bé không làm cho Xuân Quỳnh lúng túng:

Má ơi, ai sinh cá Ai làm ra cái kem Đêm sao lại màu đen Ban ngày sao màu trắng?

Nghệ thuật liệt kê và những câu thơ năm chữ không ngắt nhịp làm cho nhịp thơ trở nên dồn dập. Đôi mắt trẻ thơ hẳn đang mở to, tò mò, háo hức và chờ đợi. Vợt quá sự mong đợi, những câu trả lời của ngời mẹ đủ sức làm hài lòng bất cứ một em bé khó tính nào:

Ban ngày làm bằng nắng Màu xanh làm bằng cây Qủa ớt làm bằng cay Tiếng ồn sinh tàu điện

Trẻ em nghe xong thì thoả mãn, ngời lớn nghe xong thấy phi lí mà vẫn đồng tình. Trong lời lí giải, mọi trật tự đã bị đảo lộn hết cả: nguyên nhân thành ra kết quả, kết quả thành ra nguyên nhân. Nhng với trẻ em lên ba, lên năm thì chỉ cần thế thôi. Cây - xanh, ớt - cay, tàu điện - ồn ào, gió trong ốc biển thì thào Chỉ cần một chút hiện thực, một chút đặc tr… ng, một chút liên hệ logic thế thôi cũng đủ là hợp lý, cũng đủ để các em tự hào rằng mẹ là ngời giỏi nhất trên đời.

Nhng trái tim ngời mẹ không chỉ dừng lại ở đó, cái mối liên hệ nguyên nhân - kết quả kia chỉ là cái cớ để mẹ gửi đến con tình yêu thơng:

Con làm bằng yêu thơng Của cha và của mẹ Của bà và của ông Của má nữa biết không Con làm bằng tất cả

Màu xanh chỉ đợc làm từ cây, quả ớt chỉ đợc làm từ cay, nhng riêng con đợc làm bằng yêu thơng, mà yêu thơng là tất cả. Không phải bất cứ khi nào tình yêu cũng đợc thể hiện bằng một tiếng yêu hay một vòng tay ôm mà nhiều khi nó đợc giấu kín đáo trong từng lời thủ thỉ, trò chuyện. Trong thơ Xuân Quỳnh, bất cứ bài thơ nào cũng có thẻ “lẩy” ra đợc tình yêu. Nh trong “Vì sao gà con sinh ra” gà mẹ chờ mong trứng nở hay cũng chính là tâm trạng của ngời mẹ trong suốt chín tháng mời ngày mang nặng đẻ đau. Hay trong “Mẹ và con” (Viết cho Tuấn Anh) lý giải tất cả là của con “cả mẹ cũng của con

để rồi cuối cùng cũng lại xoay về tình yêu - tình yêu cháy lên thành chiếm hữu:

ừ , của con nhiều quá Nhng mẹ lại nhiều hơn Vì tất cả của con Mà con là của mẹ

Chuyện cổ tích về loài ngời” là một trong những sáng tạo mới mẻ và kì diệu nhất của Xuân Quỳnh - một sự lí giải đi ngợc lại mọi học thuyết tiến hoá của nhân loại:

Trời sinh ra trớc nhất Chỉ toàn là trẻ con Trên trái đất trụi trần Không dáng cây ngọn cỏ Mặt trời cũng cha có Chỉ toàn là bóng đêm

Trớc khi trẻ em sinh ra, cuộc sống thật ảm đạm và tăm tối. Để sắp xếp nên thế giới, trời sinh ra trẻ con trớc tiên, sau đó vạn vật và loài ngời dần xuất hiện để đáp ứng từng nhu cầu của trẻ. Mặt trời, cây cỏ sinh ra cho trẻ em nhìn ngắm. Hoa sinh ra cho trẻ em ngửi hơng thơm. Chim sinh ra cho trẻ nghe tiếng hót. Mẹ sinh ra để chăm sóc. Bà sinh ra để nuôi dỡng tâm hồn. Bố sinh ra để phát triển trí tuệ Nh… vậy trẻ em là khởi nguồn của cuộc sống và là trung tâm của cuộc sống, là điểm hội tụ của sự yêu thơng, chăm sóc của toàn xã hội. Với lí giải này tình yêu mẹ dành cho con đã đợc nâng lên thành thứ tình cảm vĩ đại hơn: tình cảm cả xã hội dành cho trẻ thơ.

Loài ngời sinh ra từ đâu? Đã có bao thuyết tiến hoá đợc đặt ra. Và

Truyện cổ tích về loài ng

ời” xứng đáng là một học thuyết thú vị nhất, lãng mạn nhất, nhân bản nhất. Với giả thuyết này không một nhà nghiên cứu, nhà khoa học uyên bác nào có thể phát hiện ra mà chỉ có thể do trái tim một ngời mẹ giản dị, bình thờng hát lên đợc mà thôi.

Giải thích cuộc sống cho trẻ thơ khó mà dễ. Dễ vì không cần vận dụng đến những kiến thức sâu xa, nhng cái khó cũng từ đó mà ra. Làm sao để lấy một điều bình thờng để lí giải cho những câu hỏi không hề đơn giản. Chỉ cần thổi vào điều bình thờng ấy hơi ấm của tình yêu thơng, tình yêu sẽ làm cho mọi cái phi lý trở thành có lý. Chẳng thế mà trong mọi lý giải của Xuân Quỳnh đều có một hằng số chung, không thay đổi: đứa con là trung tâm của mọi chân lý và mọi chân lý đều có thể quy chiếu đợc về tình yêu.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự hát của trái tim người mẹ trong thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh (qua phần tuyển thơ trong tập Bầu trời trong quả trứng) (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w