2. Vai trò của tình cảm và dấu ấn cá nhân của tác giả trong thơ
2.2.3. a Ngôn ngữ
Cũng nh màu sắc và đờng nét đối với hội hoạ, âm thanh và tiết tấu đối với âm nhạc, ngôn ngữ là công cụ, chất liệu, phơng tiện cơ bản và đặc thù của tác phẩm văn học. Dựa vào vai trò đó, M. Gorki cho rằng: “Ngôn ngữ là yếu tố cơ bản nhất của văn học”. Ngôn ngữ văn học phải xuất phát từ ngôn ngữ toàn dân đồng thời cần phải “cao hơn, chính xác hơn, điêu luyện hơn”. Hơn nữa, phản ánh đặc trng của văn học, ngôn ngữ trong tác phẩm văn học phải giàu sắc thái tình cảm và tính hình tợng.
Chính vì tính chất “giàu sắc thái tình cảm và tính hình tợng” ấy mà ngôn ngữ có lẽ là yếu tố in đậm dấu ấn cá nhân nhất của mỗi thi sĩ.
Dấu ấn cá nhân đó ở Xuân Quỳnh, theo Lê Minh Khuê đó là thứ ngôn ngữ “lạ lùng, chỉ riêng chị mới có - thứ ngôn ngữ cuốn hút, thấm đợm chất dân gian mà mới mẻ .” Thơ Xuân Quỳnh không có chỗ cho những ngôn từ óng chuốt, gọt giũa, chọn lựa công phu mà thô mộc đến nguyên sơ, tự nhiên và đậm chất khẩu ngữ. Đọc thơ Xuân Quỳnh, điều kì lạ là thơ mà cứ nh không phải là thơ, cứ nh những lời ăn tiếng nói, những đối thoại đời thờng cứ thế thẳng đờng mà đi thẳng vào thơ.
Vì thế mà trong 22 bài thơ của “Bầu trời trong quả trứng”, những đại từ nhân xng nh mẹ - con, bố - con, bà - cháu, chú - cháu xuất hiện dày đặc…
trong thơ. Không biết bao nhiêu lần, ta bắt gặp những tiếng gọi thân thơng đến thế: “Mí à , mẹ ơi , à, mẹ ơi , bố ơi , bố này, con bảo , chú ơi , cháu” ” “ ” “ ” “ ” ” ” “
à”… Đến tên của em bé trong bài cũng không phải là tên thật mà là một cái tên tục rất đáng yêu: Mí. Không khí thân mật, gần gũi đầy thân thơng, âu yếm lan toả ra từ từng câu chữ gợi cho ngời đọc cảm nhận đợc d vị ngọt ngào của tình cảm gia đình.
Thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh đầy tràn những lời đối đáp giản dị đến bất ngờ, đến mức ngời ta không nghĩ nổi đó là thơ:
- Tuổi con là tuổi ngựa
(Tuổi ngựa)
Mẹ ơi, bông hoa kia Là của ai hở mẹ
Cái màu xanh trên cửa Kia nữa là của ai?
(Mẹ và con)
ấy vậy mà khi đọc lên, chất thơ vẫn tràn đầy. Có lẽ chỉ ở riêng Xuân Quỳnh, cái tự nhiên, đời thờng mới trở nên một nghệ thuật nh thế.
Trong thơ Xuân Quỳnh, lung linh một thế giới trẻ thơ quen mà lạ: có tình mẹ yêu con, tình con yêu mẹ, có trờng học, có cô giáo, có bông hoa, chiếc lá, có ông trăng, có chú cuội, có câu chuyện cổ, có cả những thứ nhỏ nhặt mà chỉ có trẻ thơ mới để ý đến: cái kem, con dế, con cua, phiếu bé ngoan…
Tuy nhiên, thơ Xuân Quỳnh không vì thế mà tầm thờng đi, ngợc lại chị là một trong số ít ngời đã đi đợc vào thế giới của trẻ thơ, một thế giới tồn tại song song với thế giới của chúng ta, hiện hữu mà không hề dễ thấy. Với thế giới trẻ thơ, chính ngời lớn chúng ta lại là những ngời mò mẫm và háo hức khám phá.
Thế giới ấy có một thứ ngôn ngữ riêng: rất nhiều “thì , là , mà , ” “ ” “ ” rất nhiều quá , lắm , “ ” “ ” nhiều cả này , kia“ ” “ ”…
Nào là “gầy ơi là gầy , tròn ơi là tròn , mát ơi là mát , ấm ơi là ấm .” “ ” “ ” “ ”
Nào là:
Cái cửa sổ cuối vờn Cái cây bàng đỏ lá
Cái màu xanh trên cửa Cái bông hoa cuối vờn Cái mặt ao lặng lặng Cái dòng sông trôi trôi
(Mẹ và con)
Rồi “nhiều lắm , mong lắm , tốt lắm , tài là thế , thế mà , xanh” “ ” “ ” “ ” “ ” ”
đến thế”…
Chị đa những ngôn ngữ hồn nhiên, chất phác ấy vào thơ, và làm nên thơ hay, chứng tỏ thế giới tuổi thơ kì diệu nhng cũng rất bí ẩn kia không xa lạ gì với chị cả. Là một ngời mẹ, chị có chín tháng mời ngày để nhìn thay con, nghe thay con, có cả cuộc đời để chăm sóc, dạy dỗ, để nghe và lí giải những thắc mắc của con. Vì thế chị có khả năng hoá thân tuyệt vời vào những em bé 6, 7 tuổi, thậm chí là cả những chú gà con còn cha chui đợc ra ngoài vỏ trứng. Từ đó, chị nhìn đời bằng con mắt của trẻ thơ và nghĩ bằng lối nghĩ của trẻ thơ, miêu tả cuộc sống bằng một thứ ngôn ngữ trẻ thơ đích thực.