0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Phân tích cơ cấu sự biến động của tài sản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LUẬN VĂN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH THỦY SẢN NAM PHƯƠNG (Trang 28 -28 )

I. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

4.1.1 Phân tích cơ cấu sự biến động của tài sản

Vốn doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tài sản hiện có của cơ vị đang tồn tại qua các giai đoạn, các khâu của quá trình sản xuất và kinh doanh. Trên bảng cân đối kế toán ta có 2 loại tài sản là: tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn; tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn. Trong đó, tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn do tài sản lưu động phải đảm bảo cho việc thanh toán của công ty trong ngắn han nên nó rất quan trọng.

Qua bảng 4.2 ta thấy tổng giá trị tài sản của Công ty tăng đều qua các năm. Năm 2011 tăng 13.202 triệu đồng, tương đương 7,66% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 3,74% tương đương với 6.953 triệu đồng so với năm 2011. Điều này cho thấy Công ty đang cố gắn từng bước mở rộng quy mô tài sản của mình và qua 3 năm tuy giá trị tài sản tăng lên không đáng kể nhưng đã chứng tỏ Công ty đang rất chú trọng cho việc mở rộng quy mô kinh doanh để nâng cao sản lượng sản phẩm tiêu thụ trong thời gian tới.

Tuy nhiên, do tài sản của Công ty gồm nhiều loại khác nhau nên để có thể thấy được sự biến động của tài sản trong gia đoạn 2010 – 2012 thì chúng ta phải đi sâu vào phân tích từng loại tài sản của Công ty trong thời gian này. Vì qua quá trình phâm tích này ta sẽ thấy rõ hơn những nguyên nhân dẫn đến sự biến động tài sản của Công ty thời gian vừa qua thong qua các báo cáo tài chính. Từ đó mới có thể đưa ra những đánh giá chính xác về tài sản của công ty trong thời gian qua hay có thể đánh giá chính xác quy mô hoạt động của Công ty từ đó tìm ra được giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hoạt động và tài sản công ty trong thời gian tới làm cơ sở cho sự phát triển bền vững trong tương lai của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Triệu đồng Tỷ lệ (%) Triệu đồng Tỷ lệ (%) Triệu đồng Tỷ lệ (%) Triệu đồng Tỷ lệ (%) Triệu đồng Tỷ lệ (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 123.207 71,44 139.892 75,35 150.637 70,21 16,685 13,54 10.745 7,68 I. Vốn bằng tiền 2.837 1,67 2.268 1,22 1.977 1,03 (605) 21,06 (291) (12,83) 1. Tiền 2.837 1,67 2.268 1,22 1.977 1,03 (605) 21,06 (291) (12,83) II. Các Khoản ĐTTC ngắn hạn - - 10.000 5,39 20.000 10,38 10.000 - 10.000 100 1. Đầu tư ngắn hạn - - 10.000 5,39 20.000 10,38 10.000 - 10.000 100

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 39.031 22,63 41.078 22,13 34.818 18,08 2.047 5,24 (6.260) (15,24) 1. Phải thu khách hang 26.708 15,49 33.170 17,87 26.626 13,82 6.462 24,19 (6.544) (19,73) 2. Trả trước cho người bán 90 0,05 2.240 1,21 1.122 0,58 2.150 2288,9 (1.118) (49,91)

3. Phải thu nội bộ - - - - 892 0,46 - - 892 -

4. Các khoản phải thu khác 12.232 7,18 5.667 3,05 6.178 3,21 (6.656) (53,67) 551 9,72

IV. Hàng tồn kho 77.766 45,09 84.068 45,28 89.312 46,27 6.302 8,1 5.244 6,24

V. Tài sản ngắn hạn khác 3.537 2,05 2.479 1,34 4.530 2,35 (1.058) (29,91) 2.051 82,74

1. Chi phí trả trước dài hạn 2.744 1,59 - - 4.090 2,12 (2.744) (100) 4.090 -

2. Thuế GTGT được khấu trừ 553 0,32 600 1,32 207 0,11 47 8,50 (393) (65,5)

3. tài sản ngắn hạn 240 0,14 1.879 1,01 133 0,12 1.639 682,92 (1.656) (88,13)

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 49.253 28,56 45.770 24,65 41.978 21,79 (3.483) (7,07) (3.783) (8,27)

I. Tài sản cố định 46.586 27,01 45.447 24,48 41.978 21,79 (1,139) 2,44 (3.460) (7,61) 1. Tài sản cố định hữu hình 46.586 27,01 45.447 24,48 41.978 21,79 (1,139) 2,44 (3.460) (7,61)

- Nguyên giá 48.751 28,27 50.564 27,23 50.911 26,43 1,813 3,72 347 6,87

- Giá trị hao mòn lũy kế (2.165) (1,62) (5.117) (2,76) (8.933) (4,64) (2.952) 136,35 (3.816) 74,57

II. Tài sản dài hạn khác 2.667 1,55 323 0,17 - - (2.334) (87,51) (323) (100)

TỔNG TÀI SẢN 172.460 100 185.662 100 192.615 100 13.202 7.66 6.953 3,74

Bảng 4.2: Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản (Nguồn: Phòng Kế toán , 2012)

4.1.1.1Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Nhìn chung 3 năm, tài sản này có sự biến động tăng, giảm không ổn định. Năm 2011 tăng 16.685 triệu đồng tương đương 13,54 % so với năm 2010 và chiếm tỉ trọng 75,35 so với tỉ trọng tài sản năm 2010. Và năm 2012, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lại tăng chậm lại với 7,68 % so với năm 2011 và tỉ trọng tài sản năm 2012 là 70,21 %. Nguyên nhân làm cho tài sản lưu động và đàu tư ngắn hạn tăng chậm lại là do các khoản mục trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có sự biến động, cụ thể như sau:

Vốn bằng tiền (chủ yếu là tiền mặt)

Vốn bằng tiền có xu hướng giảm cả về giá trị lẫn tỉ trọng. Năm 2011 vốn bằng tiền của công ty giảm 605 triệu đồng tương đơng mức giảm 21,06 % so với năm 2012 và chiếm tỉ trọng 1,22 % trên tổng tài sản. Đến năm 2012 vốn bằng tiền tiếp tục giảm them 291 triệu đồng tương đương 12,83 % so với năm 2011. Điều này ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán bằng tiền mặt của công ty. Trong 3 năm, khoản mục vốn bằng tiền không ngừng giảm, Công ty cần có giải pháp bổ sung vốn bằng tiền mặt để giải quyết việc thanh toán bằng tiền mặt cho người bán.

Nguyên nhân làm cho vốn bằng tiền của công ty giảm về giá trị lẫn tỉ trọng là do trong giai đoạn này tình hình kinh tế trong và ngoài nước đều rất khó khăn, dó ảnh hướng trầm trọng của khủng hoảng kinh tế làm cho giá cả trong nước có nhiều biến động, thêm vào đó nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình sản xuất kinh doanh lúc thừa lúc thiếu nên việc thu mua nguyên liệu của Công ty gặp ngiều khó khăn. Vì vậy, Công ty phải sử dụng tiền mặt xây dựng vùng nuôi riêng cho mình và thu mua trực tiếp nguyên liệu để hoàn thành các hợp đồng. Tỉ trọng vốn bằng tiền giảm qua các năm cho thấy khả năng huy động vốn của Công ty không hiệu quả. Vốn bằng tiền rất quan trọng nên Công ty nên chú trọng kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn bằng tiền của mình để đảm bảo đủ khả năng thanh toán bằng tiền mặt khi người bán yêu cầu, góp phần nâng cao uy tín cho Công ty.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Do Công ty chỉ mới hoạt động trong thời gian ngắn nên năm 2010 công ty chưa có đủ điều kiện để đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Điến khoản năm 2011 – 2012 khoản mục này đã phát sinh, năm 2011 khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty là 10.000 triệu đồng chiếm tỉ trọng 5,39 %, năm 2012 thì đã tăng lên 20.000 triệu đồng vớ trỉ trọng 10,38 % (chủ yếu là đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn). Tuy nhiên chứng khoán là khoản đầu tư mang nhiều rủi ro đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay tỉ lệ rủi ro lại càng cao. Nếu Công ty muốn đầu tư vào chứng khoán để sinh lời thì phải xem xét cẩn thận, chỉ nên đầu tư vào những chứng khoán có tỉ lệ rủi ro thấp để khoản sinh lời từ chứng khoán của Công ty được đảm bảo.

Các khoản thu ngắn hạn

Các khoản thu ngắn hạn của công ty tăng lên từ năm 2010 – 2011 nhưng lại giảm mạnh ở năm 2012. năm 2010, khoản thu này chiếm 22,63 % với số tiền là 39.031 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 41.078 triệu đồng nhưng đến năm 2012 ,con số này giảm chỉ còn 34.818 triệu đồng chiếm tỉ trọng 18.08 % trên tổng giá trị tài sản của Công ty . Nguyên nhân các khoản thu này tăng, giảm không ổn định là do năm 2010 – 2012, vào thời điểm cuối năm, Công ty tiêu thị nhiều sản phẩm nhưng phải có thời gian khách hàng mới thanh toán tiền làm cho khoản thu ngắn hạn của Công ty tăng lên. Đến năm 2012 tình trạng này đã dần được khắc phục, hiện tại Công ty cần phải đưa ra nhiều biện pháp phù hợp để không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn ngắn hạn của mình. Trong các khoản thu ngắn hạn thì phải thu khách hang chiếm tỉ trọng cao nhất trêm tổng giá trị tài sản của Công ty nhưng vần đang có xu hướng giảm. Năm 2010 khoản thu này là 20.708 triệu đồng chiếm tỉ lệ 15,49 % đến năm 2012 giảm còn 13,82 % tương đương 26.627 triệu đồng.

Hàng tồn kho

Hàng tồn kho của Công ty có xu hướng tăng lên về cả só tuyệt đối lẫn tỉ trọng. Năm 2010, tỉ trọng hàng tồn kho của Công ty là 45,09% trong tổng tài sản, đến năm 2011 con số này là 45,28 % với số tiền tăng lên là 6.302 triệu đồng so với năm 2010. Và đến năm 2012, tỉ trọng hang tồn kho lại tiếp tục tăng lên 46,37% trong tổng tài sản, đồng thời số tiền trong năm này tăng lên 5.244 triệu đồng tăng tương đương mức tăng 6,24% so với cũng kì năm trước. Hàng tồn kho của Công ty tăng mạnh qua các năm chủ yếu là do thành phẩm tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và nguyên vật liệu tồn kho tăng. Hàng tồn kho tăng, chứng tỏ tình hình tiêu thụ hang dóa của Công ty chậm nhưng Công ty kinh doanh chủ xuất khẩu thủy sản nên hang tồn kho nhiều, điều này cho thấy Công ty đang thực hiện nhiều hợp đồng và đang chờ ngày xuất hang. Tuy nhiên Công ty cần quản lí chặt chẽ để không mất mát, hao hụt và có giải pháp xúc tiến nhanh quá trình tiêu thụ để giảm tối thiểu các chi phí có liên quan.

Tài sản ngắn hạn khác

Tài sản ngắn hạn khác thường chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng tài sản. Năm 2010, tài sản ngắn hạn khác của Công ty chiếm 2,05%, và chiếm 1,34% năm 2011 trong tổng tài sản của Công ty mỗi năm. Đến năm 2012, tỉ trọng tài sản này tăng lên 2,35% do số tiền trong tài sản này tăng lên 2.051 triệu đồng so với năm 2011. Trong khoản mục này, chi phí trả trước ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao nhất 2,12% năm 2012 trên tổng tài sản của Công ty.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LUẬN VĂN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH THỦY SẢN NAM PHƯƠNG (Trang 28 -28 )

×