Phân tích cơ cấu sự biến động của nguồn vốn

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp Luận Văn Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH Thủy sản Nam Phương (Trang 33)

I. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

4.1.2 Phân tích cơ cấu sự biến động của nguồn vốn

Phân tích cơ cấu sự biến động của nguồn vốn cho chúng ta thấy khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của Công ty qua 3 năm, qua đó thấy được những khó khăn còn tồn tại trong công ty. Nguồn vốn của công ty rất quan trọng nó là cơ sở để công ty có mặt trên thị trường và có thể doạt động sản xuất. Do đó việc tìm hiểu nguồn vốn của công ty là cần thiết vì nó sẽ thể hiện phần nào khả năng tài chính của Công ty và từ đó Công ty có những giải pháp thích hợp cho nguồn vốn của mình.

Qua bảng số liệu (bảng 4.3) ta thấy nguồn vốn Công ty tăng đều qua các năm. Năm 2011 tăng 7,66% tương đương 13.202 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 tăng 3,74% tương đương 6.953 triệu đồng so với năm 2011. Điều này chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của Công ty đang có xu hướng tăng tuy mức tăng không lớn nhưng đây cũng là một khởi đầu tốt, Công ty đang có điều kiện mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh của mình. Nhìn chung qua 3 năm khoản mục nợ phải trả của công ty luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn, nguyên nhân là do Công ty đang sủ dụng khoản vay vốn bên ngoài nhiều, vấn đề này sẽ làm cho Công ty gặp nhiều khó khăn nếu lãi suất ngân hang luôn tăng và nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.

Tuy nhiên để có thể thấy rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong thời gian qua hay những biến động trong nguồn vốn của công ty qua từng năm ta phải tiến hành phân tích và xem xét từng khoản mục trong tổng nguồn vốn của công ty thời gian qua và qua đó ta sẽ đi tìm những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Để có thể làm được điều này ta tiến hành phân tích từng khoản mục trong tổng nguồn vốn cụ thể là khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của công ty, trong nợ phải trả ta phải xem xét cụ thể nợ ngắn hạn và nợ dài hạn vì đây là 2 khoản mục ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán hay khả năng chi trả của Công ty trong giai đoạn này. Nếu tất cả các khoản mục trong tổng nguồn vốn của Công ty được sử dụng một cách hiệu quả thì các hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty sẽ rất khả quan và bền vững, vị trí của Công ty trên thị trường càng được nâng cao, có vị thể cạnh tranh mạnh mẽ hơn.

Bảng 4.3: Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Triệu đồng Tỷ lệ (%) Triệu đồng Tỷ lệ (%) Triệu đồng Tỷ lệ (%) Triệu đồng Tỷ lệ (%) Triệu đồng Tỷ lệ (%) A. NỢ PHẢI TRẢ 146.640 85,03 153.000 82,41 145.016 75,29 6.360 4,34 (7.984) (5,22) I. Nợ ngắn hạn 118.950 68,97 133.839 72,09 128.123 65,51 11.889 10 (5.761) (4,3) 1. Vay và nợ ngắn hạn 99.646 57,78 103.299 55,64 110.030 57,12 3.583 3,60 6.731 6,52 2. Phải trả người bán 16.497 9,57 25.593 13,78 14.347 7,45 9.096 55,14 (11.246) (43,94) 3.Người mua phải trả tiền trước 541 0,31 202 0,11 229 0,12 (339) (62,66) 27 13,37 4. Thuế và các khoản phải nộp

khác

103 0,06 427 0,23 4 0,002 324 314,56 (423) (99,06)

5. Phải trả cho người lao động 1.335 0,77 1.630 0,88 1.263 0,66 295 22,1 (367) (22,52)

6. Chi phí phải trả 751 0,44 977 0,53 409 0,21 226 30,09 (568) (58,14)

7. Các khoản phải trả phải nộp khác 76 0,04 2.510 1,35 2.680 1,39 2.434 3202,63 170 6,78 II. Nợ dài hạn 27.690 16,06 19.161 10,32 16.893 8,78 (8.529) (30,8) (2.268) (11,84) 1. Vay nợ dài hạn 27.690 19,06 19.161 10,32 16.893 8,78 (8.529) (30,8) (2.268) (11,84) B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 25.820 14,97 32.661 17,59 47.599 24,71 6.841 26,49 14.938 47,74 I. Vốn chủ sở hữu

1. Vốn đầu tư của CSH 25.340 14,69 25.642 13,81 37.153 19,29 302 1,19 11.511 44,89 2. LN sau thuế chưa phân phối 480 0,28 7.019 3,78 10.446 5,42 6.539 1,362 3.427 48,82

TỔNG NGUỒN VỐN 172.460 100 185.662 100 192.615 100 13.202 7,66 6.953 3,74

Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty được hình thành từ khi công ty thành lập và được bổ sung trong quá trình hoạt động của Công ty. Nguồn vốn chủ sở hữu phản ánh sức mạnh về vốn, về tài chính và sức mạnh chung của Công ty. Nhìn chung nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty qua 3 năm đều tăng. Năm 2011 tăng 2,495 tương ứng 6.841 triệu đồng so với năm 2010, đến năm 2012 tăng lên 47,74% tương ứng tăng 14,938 triệu đồng so với năm 2011. Đây là một Công ty mới nhưng tốc độ tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu thì khá cao, cho thấy Công ty có một nền tài chính ổn định, tài chính là dòng máu chảy trong mỗi Công ty nếu có được tài chính vững chắc và ổn định chứng tỏ Công ty có nhiều điều kiện để sản xuất kinh doanh và mở rộng qui mô sản xuất bằng chính nguồn vốn sẵn có của mình.

Trong những năm qua, Công ty hoạt động nhờ vào nguốn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay chưa phát sinh các nguồn vốn quỹ, trong đó chủ yếu là đầu tư của chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2010 – 2011 nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhưng tốc độ không cao, đến năm 2012, khoản mục này tăng lên 37.153 triệu đồng với mức tăng 44,89% so với năm 2011 trong khi năm 2010 vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 14,69% tương đương 25.340 triệu đồng. Bên cạnh đó lợi nhuận chưa phân phối tăng lên làm cho nguồn vốn tăng. Cụ thể năm 2010 khoản mục này chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn chỉ với 0,28% tương ứng 480 triệu đồng và qua năm 2011 là 3,78% với số tiền là 7.019 triệu đồng tăng 13 lần so với năm 2010. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Công ty lại tiếp tục tăng 3.427 triệu đồng tương đương với mức tăng 44,89% so với năm 2011. Công ty đang cố gắng bổ xung nguồn vón qua các năm.

Nợ phải trả

Nợ phải trả của Công ty phản ánh khả năng tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, Công ty cần mở rộng và phát triển để nâng cao vị thế của mình trên thị trường, sử dụng nguồn vốn bên ngoài có hiệu quả hơn. Nếu thực hiện được những điều trên cho thấy công ty có kinh nghiệm, nghệ thuật trong kinh doanh biết tận dụng và nắm bắt cơ hội để phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Tại Công ty 3 năm qua, nợ phải trả tăng, giảm không ổn định. Năm 2011, nợ phải trả tăng lên 4,34% tương ứng mức tăng 6.360 triệu đồng so với năm 2010. Nhưng giai đoạn năm 2011 – 2012, khoản mục này lại có xu hướng giảm xuống 7.984 triệu đồng tương ứng mức giảm 5,22% so với năm 2011. Nợ phải trả của công ty có xu hướng giảm, song tổng nguồn vốn lại tăng điều này cho thấy Công ty đang hoạt động có hiệu quả giải quyết được phần nào các khoản vay trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm phần lớn tỉ trọng . Năm 2010, nợ ngắn hạn chiếm 68,97% trong tổng nguồn vốn gấp 4 lần nợ dài hạn (16,06%) sang năm 2011 nợ ngắn hạn lại tiếp tục tăng lên 72,09% với mức tăng 11.889 triệu đồng trong khi nợ dài hạn giảm xuống rất nhiều (10,32%) so với năm 2010. Đến năm 2012, nợ ngắn hạn giảm còn 128.123 triệu đồng chiếm tỉ trọng 65,51% trên tổng nguồn vốn.Qua bảng trên ta thấy nợ ngắn hạn của Công ty chủ yếu là vay ngắn hạn. Nguyên nhân vay ngắn hạn của Công ty ngày càng tăng và chiếm tỉ trọng khá cao là do Công ty cần nguồn vốn xoay vòng trong ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh và đây là Công ty mới nên rất cần nguồn vốn để mua nguyên liệu cho hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó phải trả cho người bán cũng chiếm tỉ trọng cao trong tổn nguồn vốn, năm 2010 chiếm 9,57%, năm 2011 chiếm 13,78%, và chỉ còn 7,45% năm 2012.

Do năm 2012 là năm có nhiều biến động trên thị trường, bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước nên các chủ nợ đòi hỏi phải thanh toán nhanh chóng dẫn đến các khoản trả cho người bán năm nay giảm đáng kể nên tỉ trọng phải trả người bán giảm đáng kể. Ngoài ra các khoản phải trả phải nộp khác cũng đang có xu hương tăng lên, vì vậy Công ty phải đề ra các biện pháp để nâng cao vốn chủ sở hữu và giảm dần các khoản nợ phải trả để Công ty động có hiệu quả đêm lại nguồn lại nhuận cao trong tương lai.

Nhìn chung vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn của Công ty chiếm tỉ lệ không cao nhưng đang có xu hướng tăng lên về tỉ trọng lẫn giá trị. Các khoản mục nợ ngắn hạn lại có xu hướng giảm. Điều này cho thấy Công ty đã tiến hành một số biện pháp làm giảm những khoản nợ ngắn hạn tối đa hóa. Nợ ngắn hạn có ảnh hưởng rất lớn đến Công ty và kết quả kinh doanh, nếu khoảng mục này tăng liên tục ở các năm và không có biện pháp khắc phục Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới uy tín của Công ty trên thị trường.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp Luận Văn Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH Thủy sản Nam Phương (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w