Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thông qua các tỷ số tài chính

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp Luận Văn Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH Thủy sản Nam Phương (Trang 65)

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

4.6.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thông qua các tỷ số tài chính

Hiệu quả sử dụng vốn của công ty thông qya các tỷ số sinh lời

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi đơn vị hoạt động càng có hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều. Nhưng sẽ có sai lầm nếu chỉ căn cứ vào sự tăng hay giảm của lợi nhuận mà đánh giá hoạt động của 1 đơn vị là tốt hay xấu mà phải đạt trong tất cả các mối quan hệ có thể ( doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu...) thì mới có thể đánh giá chính xác hiệu quả toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Bảng 4.19: Các tỉ số khả năng sinh lời của Công ty qua 3 năm

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012

A. Doanh thu thuần Triệu đồng 202.171 322.798 255.852

B.Vốn CSH bình quân Triệu đồng 25.820 32.611 47.599

C. Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 172.460 185.662 192.615

D. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 653 7.534 10.033

1. Tỉ suất LNR/DT ROS % 0,3 2,3 3,9

2 Tỉ suấ LNR/Tổng tài sản ROA

% 0, 4 4,1 5,2

3. Tỉ suất LNR/Vốn CSH ROE % 2,5 2,31 2,11

( Nguồn: Báo cáo Tài Chính 2010 – 2012 của Công ty Thủy sản Nam Phương)

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu tiêu thụ sản phẩm tạo ra trong kỳ. Qua bảng trên ta thấy ROS của Công ty tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2010 tỷ suất này chiếm chiếm 0,3% tức là trong 100 đồng doanh thu tạo ra được 0,3 đồng lợi nhuận; năm 2011 ROS tăng lên 2,3% và tiếp tục tăng đến năm 2012 tỷ suất này là 3,9%. Mặc dù doanh thu thuần năm 2012 giảm hơn so với năm 2011 nhưng nhưng do lợi nhuận Công ty tăng lên làm cho tỉ suất này cũng tăng theo. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy Công ty hoạt động ngày một có hiệu quả. Tuy nhiên tỉ suất này vẫn chưa được đánh giá là thích hợp, vì vậy Công ty cần cải thiện nhiều hơn nữa để Công ty họat động tốt hơn và phát triển bền vững trong nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất này cho biết với 1 đồng tài sản được sử dụng trong sản xuát kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho công ty. Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ Công ty sử dụng vốn có hiệu quả.

Năm 2011 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của công ty là 0,41% tăng lên rất nhiều so với năm 2010, do cả 2 khoản mục doanh thu thuần và tổng tài sản của công ty đều tăng trong giai đoạn này. Và tỷ suất này tiếp tục tăng ở năm 2012 nhưng với tốc độ tăng không cao đạt 5,2%. Sự tăng nhanh của ROA qua các năm cho thấy công ty đang có biện pháp và sử dụng tài sản ngày một có hiệu quả hơn. Công ty cần tiếp tục mở rộng quy mô, tăng cường hoạt động kinh doanh nhưng phải chú trọng đến việc sử tài sản có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao hơn.

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gán liền với hiệu quả đàu tư của họ, tỷ số này cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Ta thấy lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu qua các năm có xu hướng giảm.

Năm 2010 tỉ suất này là 2,5%, đến năm 2011 giảm còn 2,3% và cở mức 2,11% năm 2012, tức là 100 đồng vốn chủ sở huux chỉ tạo ra 2,11 đồng lợi nhuận ròng. Tỉ suất này ở mức quá thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm,cho thấy Công ty sử dụng nguồn vón chưa hiệu quả, lợi nhuận của nó mang lại không cao và có xu hướng giảm. Công ty cần có biện pháp và cố gắn hơn nữa để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn.

Hinh 4.12: Sơ đồ Dupont Nhân (ROA) 0,4% 4,1% 5,2% (ROS) 0,32% 2,3% 3,9% Vòng quay tổng TS 1,17 1,74 1,33 Tổng TS/VCSH 6,26 5,6 4,05 (ROE) 2,5% (2010) 23,1% (2011) 21,1% (2012) LN Ròng 653 7.534 10.033 Doanh thu 202.171 322.798 255.852 Chia Doanh Thu 202.171 322.798 255.852 Chia TS bình quân 172.460 185.662 192.615 Nhân Doanh thu 202.171 322.798 255.852 Trừ Tổng chi phí 201.518 315.264 245.819 TS Cố định 49.253 45.770 41.978 TS lưu động 123.207 139.892 150.637 Cộng

Từ sơ đồ Dupont, ta có thể có được cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của Công ty qua các năm. Để thấy mức độ tác động của các nhân tố ROA, ROS và đòn bẩy kinh tế đến khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của Công ty. Theo số liệu tổng hợp từ sơ đồ Dupont qua các năm ta thấy doanh lợi vốn (ROE) của công ty có xu hướng tăng qua các năm và tăng mạnh trong giai đoạn 2010 – 2011 từ 2,5% tăng lên 23% nhưng sau đó có biến động nhẹ giảm còn 31% năm 2012. Nguyên nhân tăng lên của ROE là do suất sinh lời tài sản của Công ty tăng lên. Tỉ suất ROA của Công ty tăng qua các năm tuy vẫn chưa cao nhưng đây cũng là một dấu hiệu tốt cho công ty. ROA của công ty năm 2010 chỉ ở mức 0,4% nhưng đến năm 2011 thì có bước tiến đáng kể tăng gấp 10 lần, và đạt tỉ lệ 4,1% so với năm 2010. Đến năm 2012 tỷ suất này tiếp tục tăng lên đạt mức 5,2% nguyên nhân là do suất sinh lời trên doanh thu trong giai đoạn này tăng và số vòng quay tài sản của công ty tuy có biến động nhưng nhìn chung cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn năm 2011 đến 2012. Ngoài ra nguyên nhân chủ yếu là do sức ánh hưởng mức tăng của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu.

Như vậy tình hình tài chính của Công ty thể hiện qua sơ đồ Dupont cho thấy suất sinh lời của vốn chủ sở hữu và suất sinh lời của tài sản đều tăng qua các năm tuy nhiên vẫn chưa được đánh giá ở mức thích hợp, còn chiếm tỉ trọng quá thấp. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do lợi nhuận ròng của công ty tăng dần qua các năm trong khi đòn bẫy tài sản lại có xu hướng giảm. Suất sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu không cao, điều này cho thấy Công ty chưa sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và tài sản của mình, Công ty phải tăng cường tài sản trong năm, cố định vốn chủ sở hữu và đề ra những biện pháp để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, tốc độ tăng của doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng của đồng tài sản bình quân nhằm tăng vòng luân chuyển của tổng tài sản để rút ngắn thời gian hoàn vốn để tái đầu tư góp phần tăng hiệ quả sử dụng vốn và để doanh thu thuần tăng khi tốc độ của doanh thu bán hàng phải lớn hơn tốc độ tăng của các khoản giảm trừ doanh thu. Để thực hiện được điều này thì Công ty phải làm cho tốc độ tăng của hàng hóa và giá trị bán ra trong năm phải nhanh hơn giá trị và khối lượng hàng hóa bị trả lại. Đòi hỏi Công ty cần kiểm soát khắt khe hơn trong quá trình sản xuất, khâu thu mua, bảo quản và chế biến nguyên liệu để sản xuất ra dược sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và có vị thế cạnh tranh trên thị trường.

4.7 Giải pháp

Phân tích SWOT là một trong những kỹ năng hữu ích nhất. Nhờ công cụ này, mà những người quản lý trong Công ty có thể làm việc hiệu quả hơn, cải tiến khả năng quyết định, tối đa hóa hiệu quả cá nhân và còn nhiều hơn nữa.

Bảng 4.20 Phân tích SWOT

SWOT

Cơ hội (O)

O1. Nước ta gia nhập WTO, Thị trường xuất khẩu có nhiều tiềm năng

O2. Nhu cầu tiêu dùng thủy sản ngày càng cao

O3. Được sự hỗ trợ xúc tiến thương mại của nhà nước O4. Tiềm năng thủy sản dồi dào, nhiều điều kiện để phát triển

Đe dọa (T)

T1. Giá cả và khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào không ổn định.

T2.Chất lượng nguyên liệu không đồng bộ

T3. Cạnh tranh gay gắt giữ các doanh nghiệp trong ngành T4. Rào cản thương mại quốc tê

Điểm mạnh (S)

S1. Vị trí thuận lợi

S2. Đội ngũ quản lý có nhiều kinh nghiệm, năng động S3. Quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, uy tín đối với khách hàng ngày càng cao S4. Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Chiến lược S-O

S2+S3+S4→O1+O2+O4: Phát huy mặt hàng chủ lực để thâm nhập thị trường.

Tận dụng năng lực Công ty tăng cường xây dựng và phát triển thương hiệu.

Chiến lược S-T S3+S4+S5→T3+T4: Chiến lược cạnh tranh bằng uy tín và chất lượng. Tận dụng các quan hệ sẵn có tăng cường ký kết các hợp đồng mới Điểm yếu W W1: Chưa có quy trình khép kín để chủ động nguyên liệu W2. Chưa chú trọng thị trường nội địa W3. Hoạt động marketting còn yếu

W4. . Thiếu nguồn cá nguyên liệu tốt và sạch bệnh.

W5. Nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ cao

Chiến lược W – O

W2+W4+W5→O2+O3+O4: Chiến lược tiếp thị và đa dạng hóa sản phẩm.

Huy động nguồn vốn cho Công ty.

Tận dụng sự hỗ trợ và nhu cầu tiêu thụ thủy sản của con người, tăng cường chất lượng và sản lượng sản phẩm

Chiến lược W – T

W1+W2+W4→T1+T2+T3 Xây dựng vùng nuôi liên kết để chủ động được nguồn nguyên liệu, giảm mức phụ thuộc vào nông dân.

Nghiên cứu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường cạnh tranh.

Trên cơ sở phân tích ma trận SWOT, chúng ta có thể đưa ra một số chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty:

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp Luận Văn Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH Thủy sản Nam Phương (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w