Phân tích cấu chính và tình trúc tài hình đầu tư

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp Luận Văn Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH Thủy sản Nam Phương (Trang 36)

I. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

4.1.3Phân tích cấu chính và tình trúc tài hình đầu tư

Theo nguồn số liệu tổng hợp từ Phòng Kế toán thì cấu trúc tài chính và tình hình đầu tư của Công ty những năm qua như sau:

Bảng 4.4: Phân tích cấu chính và tình trúc tài hình đầu tư

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

2010 2011 2012

1. Nợ phải trả Triệu đồng 146.640 153.000 145.016

2. Tài sản cố định & đầu tư dài hạn Triệu đồng 49.253 45.770 41.978 3. Nguồn vốn chủ sở hữu Triệu đồng 25.820 32.661 47.599

4. Tổng tài sản Triệu đồng 172.460 185.662 192.615

Hệ số nợ [(1)/(4)]*100 % 85,03 82,41 75.29

Hệ số tài trợ [(3)/(4)]*100 % 14,97 17,59 24,71

Tỉ suất đầu tư tổng quát [(2)/(4)]*100 % 28,56 24,65 21,79 Tỉ suất tài trợ TSCĐ [(3)/(2)]*100 % 52,42 71,36 113,39

(Nguồn: Phòng Kế toán , 2012)

Hệ số nợ

Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số nợ của Công ty trong 3 năm nay ở mức khá cao và đang có xu hướng giảm dần. Năm 2010 hệ số nợ của Công ty là 85,03%, năm 2011 là 82,41% và đến năm 2012 cón số này giảm còn 75,29%. Điều này có nghĩa là trong 100 đồng tài sản mà công ty bỏ ra năm 2012 thì 75,29 đồng là nợ phải trả. Điều này chứng tỏ nguồn vốn của Công ty chủ yếu là do vay mượn bên ngoài. Trong 3 năm hệ số này vẫn ở mức cao nhưng nhìn chung đang giảm dần, cho thấy Công ty đang dần đi vào vĩ đạo mà chủ động được nguồn vốn cho riêng mình. Ty nhiên Công ty cần có biện pháp giảm tối thiểu số nợ để công ty hoạt động có lợi nhuận cao và ít rủi ro trong quá trình kinh doanh.

Hệ số tài trợ

Qua 3 năm, hệ số tài trợ của Công ty là quá thấp. Năm 2010 hệ số này là 14,97%, 2011 lên đến 17,59% và đến năm 2012 hệ số tài trợ ở mức 21,79%. Hệ số này tăng đáng kể qua đó cho thấy công ty đang cố gắn cải thiện tài chính của mình. Do phần lớn số vốn kinh doanh là vay mượn bên ngoài nên cơ bản Công ty sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro và thach thức, rất nguy hiểm cho sự tồn tại của Công ty trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Do đó, Công ty cần tìm mọi biên pháp tăng tích lũy để tăng nguồn vốn chủ sở hữu hoặc nếu cần thết thực hiện cổ phần hóa để tăng nguồn vốn cho Công ty tránh khỏi những áp lực từ bên ngoài.

Tỉ suất đầu tư vào tài sản cố định và tài sản dài hạn của Công ty ngày càng giảm. Năm 2010, tỉ suất đầu tư là 28,56%, nhưng năm 2011 chỉ còn 24,65% giảm 3,91% so với năm 2010. Còn trong 2012 tỉ suất đầu tư lạ tiếp tục giảm còn 21,79% , giảm 2,86% so với năm 2011. Điều này cho thấy tài sản cố định và đầu tư dài hạn ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ suất đầu tư của Công ty. Khoản mục này giảm kéo theo tỉ suất đầu tư cũng giảm qua từng năm. Công ty mới thành lập nên tài sản cố định của công ty chưa được bổ sung thêm, Công ty không có khả năng chủ động về vốn,và ít chú trọng vào việc đầu tư.

Tỉ suất tài trợ tài sản cố định

Tỉ trọng này có xu hướng càng tăng với tốc độ khá cao. Trong năm 2010, tỉ suất tài trợ tài sản cố định là 52,42%, sang năm 2011 71,36%, con số này tăng lên rất cao ở mức 113,39% năm 2012. Điều này cho thấy việc trang bị tài sản cố định của Công ty chủ yếu là từ nguồn vốn chủ sở hữu. Qua 3 năm tỉ suất tài trợ tài sản của công ty tăng lên rất nhiều, điều này cho thấy khả năng tài chính của Công ty đã bắt đầu được cải thiện rõ rệt, Công ty đang trên đà phát triển .Nhưng không vì thế mà Công ty chủ quan, tài sản cố định có vai trò rất quan trọng với Công ty, việc phải tăng nguồn vốn và trang bị nhiều vào tài sản cố định là hết sức cần thiết.

Hình 4.3: Cấu trúc tài chính và tình hình đầu tư của công ty trong 3 năm 2010 - 2012

(Nguồn: Tổng hợp từ Phòng Kế toán, 2012) 85,03% 14,97% 28,56% 52,42% 82,41% 17,59% 24.65% 71,36% 75,29% 24,71% 21,79% 113,39% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 2010 2011 2012

H? s? n? H? s? tài tr? T? su?t đ?u tư t?ng quát T? su?t tài tr?

Tóm lại, qua các chỉ số trên ta thấy Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu nhờ vào nguồn vốn vay và điều này sẽ đem lại rủi ro lớn cho công ty khi thị trường biến động không ngừng. Trong nền kinh tế khó khăn, Công ty phải chịu nhiều sức ép từ bên ngoài,nếu công ty chủ động được nguồn vốn chủ sở hữu không phải vay mượn từ bên ngoài thì quá trình sản xuất kinh doanh cũng như sử dụng và phân phối nguồn vốn sẽ dể dàng hơn, để đạt được điều này Công ty cần cố gắng nhiều hơn nữa trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp Luận Văn Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH Thủy sản Nam Phương (Trang 36)