1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội - thực trạng và giải pháp

65 940 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 587 KB

Nội dung

Trường Đại học kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành vài viết chuyên đề thực tập với đề tài: “Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội – thực trạng và giả pháp” em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các quý thầy cô khoa Môi trường và Đô thị cùng toàn thể các cô chú,anh chị trong phòng tài nguyên và môi trường quận Hoàng Mai. Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn trân thành nhất đến Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Huyền- người đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo để em có thể hoàn thành chuyên đề. Cho em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong bộ môn Kinh tế và quản lý đô thị các thầy cô không những đã trang bị cho em kiến thức mà còn truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu để trở thành người có ích. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các chú, bác và các anh chị trong phòng tài nguyên và môi trường quận Hoàng Mai đã hết lòng giúp đỡ em trong thời gian em thực tập tại phòng. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2011 Sinh viên thực hiện Hoàng Văn Tuân SV: Hoàng Văn Tuân Lớp: Kinh tế và Quản lý Đô thị K50 Trường Đại học kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập MỤC LỤC PHỤ LỤC SV: Hoàng Văn Tuân Lớp: Kinh tế và Quản lý Đô thị K50 Trường Đại học kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập DANH MỤC BẢNG Biểu 1: Tình hình giáo dục đào tạo trên địa bàn Quận Hoàng Mai. . Error: Reference source not found Biểu 2: Kết quả xét duyệt hồ sơ của các phường tại quận Hoàng Mai từ năm 2008 - 2010 Error: Reference source not found Biểu 3: công tác xét duyệt hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các phường Error: Reference source not found Biểu 4: Kết quả xét duyệt hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2008 – 2010 tại quận Hoàng Mai Error: Reference source not found Biểu 5: Hồ sơ vướng mắc sau khi xét duyệt tại quận Hoàng Mai Error: Reference source not found Biểu 6: Kết quả giao trả giấy chứng nhận QSDĐ trên địa bàn Quận 43 SV: Hoàng Văn Tuân Lớp: Kinh tế và Quản lý Đô thị K50 Trường Đại học kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luật đất đai năm 1993 của nước CHXHCN Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng.” Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, đất đai càng trở thành một nguồn lực quan trọng của mỗi quốc gia, nó giữ vai trò nền tảng cho mọi hoạt động phát triển kinh tế- xã hội, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đất đai là một nguồn tài nguyên có hạn. Quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá kèm theo đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ ở các đô thị hiện nay kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng đã đặt ra vấn đề sử dụng đất một cách tiết kiệm hợp lý như là một nhu cầu cấp thiết hàng đầu. Mặt khác, sự bùng nổ của thị trường bất động sản tại các thành phố lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội cũng đòi hỏi ngày càng cao tính thống nhất, công bằng, nghiêm minh và chính xác của công tác quản lý đất đai. Việc cấp giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất ở là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng nhằm đảm bảo cho việc quản lý của Nhà nước về quỹ đất ở, quỹ nhà ở được tiến hành một cách khoa học và thuận lợi . Tuy nhiên tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đang gặp nhiều khó khăn và tiến độ thực hiện công tác này còn chậm. Do vậy, việc đánh giá đúng thực trạng của công tác này và qua đó tìm ra các giải pháp tháo gỡ các khó khăn là vấn đề cấp thiết trong công tác quản lý đất đai nói riêng và quản lý đô thị nói chung. Xuất phát từ thực trạng này, với vai trò là sinh viên khoa Môi trường và Đô thị, tôi quyết định lựa chọn đề tài: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội - thực trạng và giải pháp. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về đất đai, cơ sở khoa học của việc chứng nhận quyền sử dụng đất …, sử dụng những phương pháp thích hợp để phân tích, đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở quận Hoàng Mai – thành SV: Hoàng Văn Tuân Lớp: Kinh tế và Quản lý Đô thị K50 1 Trường Đại học kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập phố Hà Nội. Từ đó nêu ra các mặt thuận lợi và khó khăn để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở quận Hoàng Mai. 3. Phạm vi nghiên cứu Về không gian lãnh thổ: Địa bàn nghiên cứu là quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội. Về không gian nghiên cứu: Nguồn số liệu được tập hợp thông qua các chương trình nghiên cứu, các website, các cơ quan… và từ nghiên cứu thực tế. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được vận dụng trong đề tài gồm: phương pháp phân tích, so sánh, thống kê và điều tra thực tế trên địa bàn quận Hoàng Mai… 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có ba chương: Chương I: Cơ sở khoa học của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Chương II: Thực trạng công tác chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Hoàng Mai. SV: Hoàng Văn Tuân Lớp: Kinh tế và Quản lý Đô thị K50 2 Trường Đại học kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập CHƯƠNG I : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 1.1 Một số vấn đề lý luận chung về đất 1.1.1 Khái niệm Luật đất đai năm 2003 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng”. 1.1.2 Đặc điểm Đất đai là một tài sản đặc biệt vì thế tài sản đất đai có nhiều đặc điểm khác với nhiều loại tài sản khác đó là: - Đặc tính không thể sinh sản và có khả năng tái tạo của đất đai: Đất đai có vị trí cố định không thể di dời được, với diện tích có hạn trên phạm vi toàn cầu và mỗi quốc gia. Vị trí của đất đai có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế - xã hội trong quá trình khai thác sử dụng đất. Đất đai chỉ có thể tái tạo một phần nhờ được khai thác hợp lý, sử dụng có hiệu quả và được cải tạo tốt. Khả năng phục hồi và tái tạo của đất đai chính là khả năng phục hồi tái tạo độ phì nhiêu thông qua tác động của tự nhiên hoặc tác động của con người. - Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt gắn liền với hoạt động của con người: trong quá trình sản xuất, đất đai trở thành tư liệu không thể thiếu được. Con người tác động vào đất đai bằng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm khai thác triệt để nguồn tài nguyên quý báu này, phục vụ một cách tốt nhất cho lợi ích của mình. - Đặc điểm về sự chiếm hữu và sở hữu đất đai: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định : “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý”. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài theo mục đích quy định. Người sử dụng đất phải đóng thuế cho Nhà SV: Hoàng Văn Tuân Lớp: Kinh tế và Quản lý Đô thị K50 3 Trường Đại học kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập nước. Nhà nước cho thuê đất và người thuê đất phải trả tiền thuê đất theo thời hạn thuê, trên cơ sở mục đích sử dụng đất, vị trí mảnh đất…. - Tính đa dạng và phong phú của đất đai: tính đa dạng và phong phú của đất đai trước hết do dặc tính tự nhiên của đất đai và sự phân bố cố định trên từng vùng lãnh thổ nhất định, gắn liền với điều kiện hình thành đất đai quyết định. Mặt khác, nó còn do yêu cầu và đặc điểm, mục đích sử dụng các loại đất khác nhau, một loại đất có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. - Đất đai có giá trị lớn và khả năng sinh lời cao: khi so sánh với các loại hàng hóa khác, khi mua bán quyền sử dụng đất đai đòi hỏi phải có khoản kinh phí lớn. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ mất rất nhiều thời gian bởi nó đòi hỏi phải điều tra xác minh các chi tiết về quyền sử dụng đất và một số vấn đề phức tạp khác để thiết lập quyền sử dụng cho tất cả nhữn người có liên quan đến tài sản đất đai. Kết quả là là chi phí trong chuyển nhượng tài sản đất tương đối cao. 1.1.3 Vai trò Đất có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội. Mặc dù đối với mỗi ngành kinh tế, đất đai có vai trò khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng đất. • Đối với ngành công nghiệp chế tạo, chế biến…,đất đai đóng vai trò là cơ sở không gian, là nền tảng, là vị trí để thực hiện quá trình sản xuất. • Đối với ngành khai khoáng, ngoài vai trò là cơ sở không gian, đất còn là kho tàng tư liệu quý giá cho con người. • Đối với ngành kinh doanh và dịch vụ: vị trí của đất là vô cùng quan trọng. Chất lượng của quá trình kinh doanh phụ thuộc trước hết vào chính địa thế của đất. • Đối với ngành nông, lâm, ngư nghiệp thì vai trò của đất lại càng quan trọng, nó không đơn thuần chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện vật chất cần cho sự tồn tại của ngành sản xuất này mà còn phụ thuộc nhiều vào độ phì nhiêu, đặc tính sinh hóa hay tính chất vật lý của đất,nhất là trong sản xuất nông nghiệp: - Đất là đối tượng chịu tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất. - Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp nước, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. SV: Hoàng Văn Tuân Lớp: Kinh tế và Quản lý Đô thị K50 4 Trường Đại học kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập • Đối với ngành sản xuất kinh doanh, vị trí vai trò của đất đai là vô cùng quan trọng, nó gắn liền với sự thành đạt nhanh hay chậm của doanh nghiệp. nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: gần đường giao thong, gần thị trường tiêu thụ, gần ga tàu hay bến cảng. nói tóm lại nếu có vị trí thuận lợi thì sẽ tỷ lệ thuận với giá trị và giá trị sử dụng. • Đối với đời sống, đất là nơi để xây dựng nhà cửa, xây dựng các công trình công nghiệp, các công trình công cộng… và tiến hành các hoạt động văn hóa ;đất là nơi phân bố các vùng kinh tế các khu dân cư. Kết luận: “Đất đai là tài sản có tuổi thọ cao của con người, là điều kiện không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất kinh doanh, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm, ngư nghiệp”. 1.2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 1.2.1 Quyền sở hữu và sử dụng đất 1.2.1.1 Quyền sở hữu Theo Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì quyền sở hữu đối với tài sản là tập hợp của ba quyền năng đối với tài sản đó, và người có quyền sở hữu tài sản chính là chủ sở hữu tài sản. Ba quyền năng được tập hợp để trở thành quyền sở hữu là: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Trong đó: + Quyền chiếm hữu tài sản: là quyền nắm giữ toàn bộ tài sản đó không hạn chế về mặt không gian, thời gian. + Quyền sử dụng tài sản: là quyền lợi dụng các tính năng của tài sản để phục vụ cho mục đích kinh tế hoặc đời sống của chủ tài sản. + Quyền định đoạt: là quyền quyết định số phận pháp lý của tài sản như cho, bán, tặng, để thừa kế, cho thuê cho người khác, thậm chí huỷ bỏ tài sản nếu không vi phạm pháp luật. 1.2.1.2 Quyền sử dụng Điều 6, Luật đất đai 2003 quy định : “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy SV: Hoàng Văn Tuân Lớp: Kinh tế và Quản lý Đô thị K50 5 Trường Đại học kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất”. Như vậy,Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu, có quyền chiếm hữu và quyền định đoạt đối với đất đai, còn nhân dân thì có quyền sử dụng thông qua quá trình giao hay cho thuê đất của Nhà nước. Sở dĩ nước ta vừa phân định rõ ràng quyền sở hữu và quyền sử dụng, lại vừa có sự thống nhất hai quyền này là do các yêu cầu sau đây: + Quỹ đất đai bao gồm cả số lượng và chất lượng đất đai ngày nay có được là thành quả đấu tranh cách mạng của bao thế hệ hy sinh xương máu, nhân dân ta bao đời nay đã tốn nhiều công sức để khai phá, cải tạo, bảo vệ đất đai. Đất đai lại là nguồn lực hữu hạn nhưng vô giá, và đặc biệt cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của đời sống con người. Vì vậy đất đai không thể là của riêng cá nhân nào, mà phải là tài sản chung của toàn xã hội. Nhà nước - với tư cách là người đại diện cho nhân dân có quyền sở hữu để thống nhất quản lý đất đai. + Các quan hệ đất đai phải phù hợp với chế độ kinh tế xã hội. Ở nước ta đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướngi xã hội chủ nghĩa thì đòi hỏi quan hệ đất đai cũng phải phù hợp.Với việc phát triển đa dạng hoá các thành phần kinh tế và nhu cầu sử dụng đất gia tăng, đặc biệt ở thành phần kinh tế tư nhân không cho phép việc Nhà nước chỉ tồn tại duy nhất hình thức sử dụng đất của Nhà nước, mà đòi hỏi Nhà nước phải giao quyền sử dụng triệt để về đất đai cho các đối tượng sử dụng đất để phục vụ tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của họ. Do vậy, phải phân tách quyền sử dụng nhưng sự phân tách này vẫn đảm bảo chịu sự quản lý cao nhất của Nhà nước. + Đất đai phải được sử dụng tiết kiệm, hợp lý và đạt hiệu quả cao. Để tránh tình trạng đất bị bỏ hoang vô chủ, sử dụng lãng phí, Nhà nước giao quyền sử dụng cho các tổ chức, cá nhân để đảm bảo đất đai có chủ quản lýcụ thể và hiệu quả. + Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý còn đảm bảo cho việc thay đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất đai một cách thuận tiện và có căn cứ pháp lý để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, đời sống xã hội, vì lợi ích quốc gia và nhân dân. Như vậy chế độ quản lý và sử dụng đất đai hiện hành của nước ta là sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước thống nhất quản lý, nhân dân được trực tiếp sử dụng SV: Hoàng Văn Tuân Lớp: Kinh tế và Quản lý Đô thị K50 6 Trường Đại học kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập và có quyền sử dụng. Để quy định, bảo vệ và thực thi chế độ này Nhà nước ta đã đưa ra các văn bản pháp luật, pháp lý quy định cụ thể. Đó là Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1980 (điều 19), Hiến pháp 1992 (điều 17,18,84), là Luật Đất đai năm 1993, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai năm 1998, năm 2001 quy định về quyền sử hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai, chế độ quản lý đất đai thống nhất của Nhà nước cũng như quy định rõ quyền hạn trách nhiệm, các công tác quản lý đất và quyền hạn trách nhiệm của người sử dụng đất. Để cụ thể hoá các chính sách trên Chính phủ còn ban hành nhiều văn bản dưới luật, các nghị định, nghị quyết … về việc quản lý và sử dụng đất như: ♦Nghị định số 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ và bản quy định kèm theo quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp. ♦Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 và mới đây là Nghị định số 163/CP ngày 16/11/1999 kèm theo bản quy định thay thế cho Nghị định 02/CP trên về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. ♦Nghị định số 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị. ♦Nghị định số 88/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất đô thị. ♦Chỉ thị số 364-Ttg ngày 5/7/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện các Nghị định của Chính phủ về "quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị" và "mua bán kinh doanh nhà ở". ♦Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất ngày 14/10/1994. ♦Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt nam ngày 14/10/1994. Tóm lại, quyền sử dụng đất đai chỉ là một bộ phận của quyền sở hữu về đất đai, nó quy định người sử dụng đất vào mục đích gì? sản xuất, kinh doanh hay để ở. SV: Hoàng Văn Tuân Lớp: Kinh tế và Quản lý Đô thị K50 7 [...]... cấp giấy chứng nhận SV: Hoàng Văn Tuân Lớp: Kinh tế và Quản lý Đô thị K50 Trường Đại học kinh tế Quốc dân 29 Chuyên đề thực tập 2.2 Tình hình sử dụng đất và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Hoàng Mai – Hà Nội 2.2.1 Hiện trạng quản lý và quỹ đất sử dụng trên địa bàn quận Hoàng Mai Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn quận Hoàng Mai. .. cho công tác quản lý Nhà nước mà GCN QSDĐ ra đời Theo luật đất đai 2003 thì: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất “ Ta có thể hiểu rằng: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất một cách hợp pháp, xác lập mối quan hệ giữa Nhà... Chuyên đề thực tập 1.2.2 Khái niệm về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 1.2.2.1 Khái niệm về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Pháp luật nước ta quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diên chủ sở hữu, Nhà nước trao quyền sử dụng cho người dân và quyền sử dụng đó được thừa nhận trên cơ sở pháp lý Để chứng nhận cho người sử dụng đất là họ được quyền khai thác, sử dụng mảnh đất và cũng phục... của Nhà nước và lợi ích chung của toàn xã hội trong việc sử dụng đất Thông qua việc lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước về quản lý đất đai và sử dụng đất trong việc chấp hành pháp luật về đất đai Hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cung cấp thông tin đầy đủ nhất và là cơ sở pháp lý chặt chẽ để xác định các quyền. .. đề thực tập CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI - HÀ NỘI 2.1 Giới thiệu chung về quận Hoàng Mai 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1Vị trí địa lý Quận Hoàng Mai được thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6/11/2003 của Chính Phủ và đi vào hoạt động chính thức từ ngày 01/01/2004 trên cơ sở sáp nhập 5 phường cũ của quận Hai Bà Trưng và. .. phối hợp với Cục thuế Hà Nội và Kho bạc Nhà nước Thành phố tổ chức cho các hộ nộp các khoản thu theo quy định tại địa điểm thuận tiện cho người dân trên địa bàn quận Sau khi nộp, chủ nhà tới Sở Địa chính - Nhà đất để đăng ký xác nhận "đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính" vào Giấy chứng nhận và sổ đăng ký quản lý + Sở Địa chính - Nhà đất, phòng Địa chính - Nhà đất quận, huyện và UBND cấp phường có trách... dân cư và không có tranh chấp 1.2.2.4 Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm: + Tờ khai đăng ký đất trong đó sơ đồ thửa đất được chủ sử dụng đất tự vẽ và các chủ liền kề ký (theo mẫu) SV: Hoàng Văn Tuân Lớp: Kinh tế và Quản lý Đô thị K50 Trường Đại học kinh tế Quốc dân 13 Chuyên đề thực tập + Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở... Giấy chứng nhận nộp đủ chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thu giấy tờ gốc về đất, tài sản gắn liền với đất, vào sổ cấp Giấy chứng nhận và trao Giấy chứng nhận cho người được cấp 1.2.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Nhân tố về vị trí địa lý: vị trí địa lý của mảnh đất có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình và. .. đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện, thị xã thực hiện các công việc sau: - Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được chứng nhận về quyền sử dụng đất, chứng nhận quyền sở hữu tài sản và xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Thời gian giải quyết không quá mười (10) ngày làm việc; - Trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận. .. + Sở Địa chính- Nhà đất có trách nhiệm lưu trữ và quản lý toàn bộ các hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận và bảo lưu Giấy chứng nhận đã được ký - Bước 5: Phương thức giao Giấy chứng nhận: + Các trường hợp hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận sẽ được Sở Địa chính- Nhà đất giao giấy chứng nhận cho chủ nhà ngay tại Văn phòng Sở Trường hợp chủ nhà nộp ngay các khoản thu theo quy định, Sở Địa chính- Nhà đất sẽ có thông . đề thực tập LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành vài viết chuyên đề thực tập với đề tài: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội – thực trạng và giả pháp . việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Chương II: Thực trạng công tác chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác. thực trạng này, với vai trò là sinh viên khoa Môi trường và Đô thị, tôi quyết định lựa chọn đề tài: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:14

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w