Nội dung nghiên cứu Qua tìm hiểu tài liệu và thực tế về Công ty Cổ phần nước sạch và vệ sinhNam Định tác giả nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty và trên cơ sở đó đưa ra
Trang 1NGHIỆP NÓI CHUNG VÀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH NƯỚC SẠCH
NÓI RIÊNG 5
1.1 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 5
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh 5
1.1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh 6
1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thực tế của doanh nghiệp 10
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các dự án do doanh nghiệp đầu tư 15
1.2 Sự cần thiết và ý nghĩa nâng cao hiệu quả kinh doanh 20
1.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh 20
1.2.2 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh 21
1.3 Khái quát về lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 22
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh nước sạch 24
1.4.1 Nhân tố thuộc về doanh nghiệp 24
1.4.2 Nhân tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp 26
Chương II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NƯỚC SẠCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH 29
2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Cổ phần nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Nam Định 29
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty 29
2.1.2 Nguồn vốn kinh doanh và tài sản 32
2.1.3 Các nhà máy nước 34
2.1.4 Nguồn nhân lực 35
2.1.5 Dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng – vay vốn World Bank 36
Trang 22.2.2 Công nghệ sản xuất nước 39
2.2.3 Hệ thống phân phối nước 40
2.2.4 Đặc điểm về sản phẩm 40
2.2.4 Vận hành và bảo trì 41
2.2.5 Giá nước 42
2.3 Hiệu quả kinh doanh nước sạch của Công ty Cổ phần nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Nam Định từ năm 2008 đến nay 43
2.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Nam Định từ năm 2008 đến nay 43
2.3.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 51
2.4 Kết luận chung về hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Nam Định 69
2.4.1 Những thành tích đạt được 69
2.4.2 Những khó khăn, hạn chế 70
2.4.3 Lập ma trận SWOT 71
Chương III:NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH 75
3.1 Mục tiêu và kế hoạch của Công ty trong tương lai 75
3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch của Công ty Cổ phần nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Nam Định 75
3.3 Những điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Nam Định 86
Trang 3là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Tác giả luận văn
Vương Thị Thu Hiền
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chiến lược phát triển của nước ta là nhanh, nhưng phải bền vững, phát triểnkinh tế phải đi liền với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường Tất cả phục vụ cho đờisống nhân dân, chất lượng sống của nhân dân Đặc biệt, nước sạch và vệ sinh môitrường là một nhu cầu cơ bản trong đời sống hàng ngày của mọi người và đang trởthành đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện điều kiện sinh hoạtcho nhân dân, cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước.Chính vì vậy, trong những năm qua Đảng và Chính phủ đã rất quan tâm đếnviệc giải quyết nước sạch cho nhân dân, nhất là vùng nông thôn Điều đó được thểhiện ở việc Nhà nước đã xây dựng và cho triển khai thực hiện Chương trình mụctiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Thủ tướng Chính phủ
đã có chỉ thị 200/TTg về đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vớimục tiêu đến năm 2010 đảm bảo 100% số dân nông thôn được cấp nước sạch
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, một chỉ tiêu chất lượng tổnghợp Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra vàkết quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề
cơ bản của nền kinh tế này: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?
Do đó việc nghiên cứu và xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòihỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay
Với chính sách mở cửa cạnh tranh và hội nhập, môi trường kinh doanh nướcsạch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các công ty kinh doanhngành nước và Công ty Cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Địnhcũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó Do đó, nâng cao hiệu quả kinh doanh làđiều kiện tiên quyết đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Công ty Cổ phần nước sạch
và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định trong thời kỳ kinh tế hiện nay
Với những lý do trên, tác giả nhận thấy rằng đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch của Công ty Cổ phần nước sạch
và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định” là rất cấp thiết nên tác giả muốn đi sâu
Trang 5nghiên cứu tìm hiểu, phân tích đánh giá hoạt dộng sản xuất kinh doanh của Công ty
để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nướcsạch của Công ty trong tương lai
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu góp phần hoàn thiện lý luận về hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, hội nhập hiện nay
- Về mặt thực tiễn: Đánh giá đúng thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công
ty Cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định, đề xuất những giải phápchủ yếu mang tính hệ thống và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh củaCông ty Cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định trong tương lai
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
* Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần nước sạch và vệ sinhnông thôn tỉnh Nam Định
*Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Hiệu quả kinh doanh nước sạch của Công ty Cổ phần nước sạch và vệ sinhnông thôn tỉnh Nam Định thời kỳ mà Công ty đã ổn định về mặt tổ chức và hoạtđộng trong nền kinh tế mở cửa, hội nhập hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp điều tra khảo sát;
- Phương pháp phân tích và tổng hợp;
- Phương pháp thống kê, so sánh
5 Nội dung nghiên cứu
Qua tìm hiểu tài liệu và thực tế về Công ty Cổ phần nước sạch và vệ sinhNam Định tác giả nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty và trên
cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công tytrong tương lai
Trang 66 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Làm rõ bản chất hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần nước sạch và
vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định, đưa ra ý kiến nhận xét cá nhân về các quan niệmhiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh NamĐịnh và xem xét toàn diện các đặc điểm sản xuất nước đến hiệu quả kinh doanh củaCông ty Cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty
Cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định
- Tiếp cận quan điểm xác lập chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh và quan điểm hệthống chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần nước sạch và vệ sinhnông thôn tỉnh Nam Định
- Phân tích và đánh giá đúng thực trạng hiệu quả kinh doanh nước sạch tronggiai đoạn từ khi hoạt động kinh doanh đến nay và rút ra những kết luận quan trọnglàm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh doanh củaCông ty Cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định trong giai đoạntới
7 Cơ sở tài liệu
- Các giáo trình Đại học và sau Đại học của các trường ĐH kinh tế ở ViệtNam
- Các văn bản pháp quy về luật doanh nghiệp, luật khoáng sản, luật môitrường,…
- Các tài liệu, báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần nước sạch và vệ sinhnông thôn Nam Định
- Các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phầnnước sạch và vệ sinh nông thôn Nam Định trong những năm qua (2008-2010)
8 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương như sau:
Chương I: Tổng quan về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanhnghiệp kinh doanh nước sạch nói riêng
Trang 7Chương II: Phân tích tình hình hoạt động và kinh doanh nước sạch của Công ty Cổphần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định
Chương III: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch củaCông ty Cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định
Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu lýluận và tích luỹ kinh nghiệm từ thực tế của bản thân Những kiến thức mà các thầy
cô giáo truyền đạt đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả trong suốt quátrình thực hiện luận văn này
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ của rấtnhiều cá nhân cũng như tổ chức Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắctới Ban Giám hiệu nhà trường, phòng Đại học và Sau Đại học cùng toàn thể cácthầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh , trường đại học Mỏ - Địachất, đặc biệt là thầy giáo PGS.TS Đinh Đăng Quang - Trường Đại học Xây dựng,người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn
Trang 8Chương ITỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NÓI CHUNG VÀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH NƯỚC SẠCH NÓI RIÊNG 1.1 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả là chỉ tiêu kinh tế xã hội tổng hợp dùng để lựa chọn các phương ánhoặc các quyết định trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người ở mọi lĩnhvực và mọi thời điểm Chỉ tiêu hiệu quả là tỷ lệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêucủa hoạt động đề ra so với chi phí đã bỏ vào để có kết quả về số lượng, chất lượng
và thời hạn
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng cácnguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn…) các yếu tố cần thiết của doanhnghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh theo mục đích nhất định
Nếu biểu hiện theo mục đích cuối cùng thì "hiệu quả kinh doanh được đobằng hiệu số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó" Nếuxem xét kết quả kinh doanh trên góc độ này thì phạm trù hiệu quả có thể đồng nhấtvới phạm trù lợi nhuận do đó rất khó khăn trong công tác đánh giá và tổ chức quản
lý doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh cao hay thấp là tuỳ thuộc vào trình độ tổchức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý trong doanh nghiệp Quan niệm nàyphản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh doanh Nó đã gắn được kếtquả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng cácchi phí
Hiệu quả không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn
là vấn đề sống còn của bất cứ một doanh nghiệp nào Tuy nhiên, từ những góc độnghiên cứu từ những lĩnh vực khác nhau, xuất hiện các khái niệm khác nhau về hiệuquả kinh doanh
Trang 9Hiệu quả kinh doanh nước sạch là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sửdụng các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh (phương tiện, thiết bị, lao động )của doanh nghiệp kinh doanh nước sạch nhằm đảm bảo kết quả cao nhất (lợi nhuận,chất lượng nước sạch, giá cả… ) với chi phí thấp nhất.
Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch chính là việc thực hiện hàngloạt các biện pháp có hệ thống, có tổ chức, có tính đồng bộ, có tính liên tục tạidoanh nghiệp kinh doanh nước sạch nhằm đạt mục tiêu cuối cùng đó là hiệu quảcao, có lợi nhuận và chất lượng dịch vụ cao Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quảkinh doanh là phải sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý nhằm đạt kết quả tối đa vớichi phí tối thiểu
Tóm lại, cần hiểu phạm trù hiệu quả kinh doanh một cách toàn diện trên cảhai mặt định lượng giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra Nếu xét về tổng lượng,người ta chỉ thu được hiệu quả kinh doanh khi nào kết quả lớn hơn chi phí, chênhlệch này càng lớn hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại Về mặt định tính mức
độ hiệu quả kinh doanh thu được phản ánh sự cố gắng, nỗ lực của mỗi khâu, mỗicấp trong hệ thống doanh nghiệp, phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinhdoanh Hai mặt định tính và định lượng của phạm trù hiệu quả kinh doanh có quan
hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời Hiệu quả kinh doanh là khái niệm phức tạp
và khó đánh giá chính xác
1.1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh
Phân loại hiệu quả kinh doanh theo những tiêu thức khác nhau có tác dụngthiết thực trong công tác quản lý Nó là cơ sở để xác định các chỉ tiêu và mức hiệuquả kinh doanh để từ đó đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp
* Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội.
Trang 10Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh doanh thu được từ hoạt độngsản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp Biểu hiện chung của hiệu quả kinhdoanh cá biệt là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạt được.
Hiệu quả kinh tế xã hội mà ngành Nước sạch đem lại cho nền kinh tế quốcdân là sự đóng góp của hoạt động sản xuất kinh doanh vào việc phát triển sản xuất,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tăng thu cho ngânsách
Giữa hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội có mối quan hệnhân quả và tác động qua lại với nhau Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có thể đạtđược trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp Tuy vậy, có thể cónhững doanh nghiệp không đảm bảo được hiệu quả (bị lỗ) nhưng nền kinh tế vẫnthu được hiệu quả Tuy nhiên, tình hình thua lỗ của doanh nghiệp nào đó chỉ có thểchấp nhận được trong những thời điểm nhất định do những nguyên nhân kháchquan mang lại Các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội vì
đó chính là tiền đề và điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả.Tuy nhiên, để đạt được điều đó, Nhà nước cần có chính sách đảm bảo kết hợp hàihòa lợi ích của xã hội với lợi ích của doanh nghiệp và cá nhân người lao động
* Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp
Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn liền với môi trường và thịtrường của nó Doanh nghiệp cần căn cứ vào thị trường để giải quyết những vấn đềthen chốt: sản xuất và kinh doanh cái gì, sản xuất và kinh doanh như thế nào, kinhdoanh cho ai và với chi phí bao nhiêu?
Mỗi nhà cung cấp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trongđiều kiện cụ thể về nguồn tài nguyên, trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ tổ chức vàquản lý lao động, quản lý kinh doanh Họ đưa ra thị trường đối với sản phẩm dịch
vụ của mình với một chi phí cá biệt nhất định và doanh nghiệp nào cũng muốn tiêuthụ hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cao nhất Tuy vậy, khi đưa hàng hóa dịch vụ
Trang 11của mình ra bán trên thị trường, họ chỉ có thể bán theo mức giá của thị trường, nếusản phẩm của họ có mức giá tương đương.
Sở dĩ như vậy, là vì thị trường chỉ chấp nhận mức trung bình xã hội cần thiết
về hao phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa, dịch vụ Quy luật giá trị đã đặt tất cảcác doanh nghiệp với mức chi phí cá biệt khác nhau trên cùng một mặt bằng traođổi, thông qua một mức giá cả thị trường
Suy đến cùng, chi phí bỏ ra là chi phí lao động xã hội Nhưng tại mỗi doanhnghiệp mà chúng ta cần đánh giá hiệu quả, thì chi phí lao động xã hội đó thể hiệndưới các dạng chi phí cụ thể như giá thành và chi phí ngoài sản xuất
Bản thân mỗi loại chi phí trên lại có thể được phân chia chi tiết, tỷ mỷ hơn.Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì không thể không đánh giá hiệuquả tổng hợp của các loại chi phí trên nhưng cũng cần thiết phải đánh giá hiệu quảcủa từng loại chi phí, giúp cho doanh nghiệp tìm được hướng giảm chi phí cá biệtnhằm tăng hiệu quả kinh doanh
Như vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung được tạo thànhtrên cơ sở hiệu quả các loại chi phí cấu thành Các đơn vị sản xuất kinh doanh là nơitrực tiếp sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh và phải xác định các biệnpháp đồng bộ để thu được hiệu quả toàn diện trên các yếu tố của quá trình đó
* Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh.
Trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, việc xác định hiệuquả nhằm hai mục tiêu cơ bản:
Một là, để thể hiện và đánh giá trình độ sử dụng các dạng chi phí trong hoạtđộng kinh doanh
Hai là, phân tích luận chứng kinh tế của các phương án khác nhau trong việcthực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó, từ đó lựa chọn phương án có lợi nhất
Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụthể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra Chẳng hạn
Trang 12tính toán mức lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí sản xuất (giá thành), hoặc từmột đồng vốn bỏ ra
Người ta xác định hiệu quả tuyệt đối khi phải bỏ chi phí ra để thực hiện mộtnhiệm vụ sản xuất kinh doanh nào đó, để biết được những chi phí bỏ ra sẽ thu đượcnhững lợi ích cụ thể và mục tiêu cụ thể gì, từ đó đi đến quyết định có nên bỏ ra chiphí hay không Vì vậy, trong công tác quản lý kinh doanh, bất kỳ công việc gì đòihỏi phải bỏ ra chi phí dù với một lượng lớn hay nhỏ cũng đều phải tính toán hiệuquả tuyệt đối
Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệtđối của các phương án với nhau Nói cách khác, hiệu quả so sánh chính là mứcchênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án Mục đích chủ yếu của việc tínhtoán này là so sánh mức độ hiệu quả của các phương án, từ đó cho phép lựa chọnmột cách làm có hiệu quả cao nhất
Trên thực tế, để thực hiện một nhiệm vụ nào đó, người ta không chỉ tìm thấymột cách (một phương án, một giải pháp, một con đường) mà có thể đưa ra nhiềucách làm khác nhau Mỗi cách làm đó đòi hỏi lượng đầu tư vốn, lượng chi phí khácnhau, thời gian thực hiện và thời gian thu hồi vốn đầu tư cũng khác nhau Vì vậy,muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao, người làm công tác quản lý và kinh doanhkhông nên tự trói mình vào một cách làm mà phải vận dụng mọi sự hiểu biết để đưa
ra nhiều phương án khác nhau, rồi so sánh hiệu quả kinh tế của các phương án đónhằm chọn ra một phương án có lợi nhất
Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh trong ngành nước sạch có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, song chúng lại có tính độc lập tương đối Trước hết, xác địnhhiệu quả tuyệt đối là cơ sở để xác định hiệu quả so sánh Nghĩa là, trên cơ sở nhữngchỉ tiêu tuyệt đối của từng phương án, người ta so sánh mức hiệu quả ấy của cácphương án với nhau Mức chênh lệch chính là hiệu quả so sánh
Tuy nhiên, có những chỉ tiêu hiệu quả so sánh được xác định không phụthuộc vào việc xác định hiệu quả tuyệt đối, chẳng hạn việc so sánh giữa mức chi phí
Trang 13của các phương án với nhau để chọn ra phương án có chi phí thấp, thực chất chỉ là
sự so sánh mức chi phí của các phương án chứ không phải là việc so sánh mức hiệuquả tuyệt đối của các phương án
1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thực tế của doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các công ty sản xuất là rất phức tạp, do
đó không thể sử dụng một chỉ tiêu để đánh giá mà cần phải đưa ra một hệ thống cácchỉ tiêu Để đo lường và đánh giá một cách chính xác, khoa học hệ thống các chỉtiêu này phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Phải có chỉ tiêu đánh giá tổng hợp phản ánh chung tình hình sản xuất kinh doanh,các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh ở từng mặt từng khâu lao động,vốn và chi phí các chỉ tiêu bộ phận là cơ sở cho việc tìm ra mặt mạnh mặt yếutrong quá trình sử dụng từng yếu tố trung gian vào quá trình sản xuất kinh doanh.+ Trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phải đảm bảo tính hệ thống và toàndiện tức là các chỉ tiêu hiệu quả phải phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất kinhdoanh
+ Hệ thống các chỉ tiêu phải được hình thành trên cơ sở những nguyên tắc chungcủa hiệu quả Nghĩa là phải phản ánh được trình độ lao động sống và lao động vậthóa thông qua việc so sánh giữa kết quả và chi phí Trong đó các chỉ tiêu kết quả vàchi phí phải có khả năng đo lường được thì mới có thể so sánh và tính toán được.+ Các chỉ tiêu hiệu quả phải có sự liên hệ và so sánh với nhau, có phương pháp tínhtoán cụ thể và có phạm vi áp dụng phục vụ cho lợi ích nhất định của công tác đánhgiá hiệu quả sản xuất kinh doanh
+ Hệ thống đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả phải đảm bảo phản ánh được tính đặc thùcủa ngành nghề
A Chỉ tiêu đánh giá tổng hợp
Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có thể đượctính theo hai cách
Trang 14+ Tính theo dạng hiệu số :
Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Kết quả đầu ra - Chi phí đầu vào
Chi phí đầu vào bao gồm : lao động tư liệu lao động và vốn kinh doanh, kết quả đầu
ra được đo bằng các chỉ tiêu như khối lượng sản phẩm, doanh thu và lợi nhuận Cách tính này đơn giản thuận lợi nhưng không phản ánh hết chất lượng kinh doanhcũng như tiềm năng nâng cao hiệu quả kinh doanh
+ Tính theo dạng phân số
Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Kết quả đầu ra/ Chi phí đầu vào
B Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chi tiết
Dựa trên nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu bằng cách so sánh kết quảđầu ra và chi phí đầu vào ta sẽ lập bảng chỉ tiêu và lựa chọn những chỉ tiêu cơ bảnnhất sao cho số chỉ tiêu là ít nhất, thuận lợi nhất cho việc tính toán và phân tích
Hệ thống các chỉ tiêu chi tiết đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố tham giavào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
a Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Lao động là một trong những yếu tố tạo nên sản phẩm dịch vụ, là nhân tốquan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh Do vậy trong công tác quản lý , sửdụng lao động, người lãnh đạo phải có những tiêu thức cách tuyển dụng đãi ngộ đốivới người lao động vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh
Nhóm chỉ tiêu này bao gồm : Sức sản xuất của lao động và sức sinh lợi củalao động
+ Sức sản xuất của lao động được tính theo công thức:
Hn = Tổng doanh thu trong kỳ/Tổng lao động trong kỳ
Trang 15Chỉ tiêu này phản ánh : một lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trịdoanh thu vì thực chất đây chính là chỉ tiêu năng xuất lao động.
+ Sức sinh lợi lao động ( Rn)
Rn = L/NTrong đó :
L- Lợi nhuận trong kỳ
N- Tổng số lao động trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi người lao động trong doanh nghiệp tạo ra đượcbao nhiêu đồng lợi nhuận trong một kỳ sản xuất kinh doanh
b Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng Tài sản cố định
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính bằng nhiều chỉ tiêu nhưng chủyếu là loại chỉ tiêu sau:
+ Sức sản xuất của tài sản cố định:
Sức SX của TSCĐ= Tổng doanh thu thuần/Tổng TSCĐ và đầu tư bình quân
Biểu hiện cứ một đồng tài sản cố định bình quân bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồngdoanh thu thuần
+ Sức sinh lời của TSCĐ:
Sức sinh lời của TSCĐ= Lợi nhuận/ Nguyên giá TSCĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng TSCĐ bình quân đem lại bao nhiêu đồng lợinhuận
c Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài chính
* Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định
+ Sức sản xuất của TSCĐ
Sức SX của TSCĐ= Tổng doanh thu thuần/Tổng giá trị TSCĐ bình quân
Trang 16Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản cố định trong kỳ bỏ ra thu được bao nhiêuđồng doanh thu.
+ Sức sinh lời của TSCĐ
Sức sinh lời của TSCĐ= Lợi nhuận trong kỳ/Tổng giá trị TSCĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận
* Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
+ Sức sản xuất của tài sản lưu động:
Sức sản xuất của TSLĐ= Doanh thu thuần/Tổng TSLĐ bình quân
Sức sản xuất của tài sản lưu động cho biết cứ một đồng vốn lưu động bìnhquân đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thùân trong kỳ
+ Sức sinh lời của tài sản lưu động:
Sức sinh lời của TSLĐ= Lợi nhuận thuần / Tổng TSLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng Tài sản lưu động đem lại bao nhiêu đồng lợinhuận trong kỳ
d Thời gian một vòng luân chuyển tài sản lưu động
Vốn lưu động vận động không ngừng qua các giai đoạn của quá trình tái sảnxuất (dự trữ sản xuất) đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn là sẽ góp phần nâng caohiệu quả sử dụng vốn để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động người tathường sử dụng các chỉ tiêu sau:
+ Số vòng quay của tài sản lưu động:
Số vòng quay củaTSLĐ= Tổng doanh thu thuần/ TSLĐ bình quân
+ Thời gian của một vòng quay của tài sản lưu động:
Thời gian của một vòng quay củaTSLĐ= 365/ Số vòng quay TSLĐ
Trang 17Ngoài hai chỉ tiêu trên khi phân tích còn có thể tính ra các chỉ tiêu : Hệ sốđảm nhiệm của tài sản lưu động Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng tàisản càng lớn, số vốn tiết kiệm đuợc càng nhiều
Qua chỉ tiêu này biết đựợc để có một đồng luân chuyển thì cần mấy đồng tàisản lưu động
Hệ số đảm nhiệm TSLĐ = TSLĐ bình quân / Tổng doanh thu thuần
Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao
Ngoài việc phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng TSCĐ vàTSLĐ khi phân tích ta cần phải xét cả hiệu quả sử dụng tài sản ở góc độ sinh lợi.Đây là một nội dung phân tích được các nhà đầu tư quan tâm đặc biệt vì nó gắn liềnvới lợi ích của họ
Để đánh giá chỉ tiêu sinh lời người ta còn sử dụng nhiều chỉ tiêu sau:
Sức sản xuất của VCSH = Doanh thu / Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đem lại bao nhiêuđồng doanh thu
Sức sinh lợi của VCSH = Lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra để kinh doanh đem lại mấy đồng lợinhuận
Hệ số doanh lợi doanh thu thuần = Lợi nhuận / Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết cức một đồng doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đồng lợinhuận
đ Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của chi phí sản xuất
+ Sức sản xuất của chi phí được tính:
Sức sản xuất của chi phí = Doanh thu / Tổng chi phí sản xuất
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra cho mấy đồng doanh thu
Trang 18+ Sức sinh lợi chi phí được
Sức sinh lợi của chi phí = Lợi nhuận / Tổng chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí sản xuất bỏ ra tạo được mấy đồng lợinhuận
Có thể nói đánh giá một cách chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh củamột doanh nghiệp cần phải xem xét và đánh giá tất cả các chỉ tiêu, phải xác định rõ
sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu đó như thế nào đối với kết quả sản xuất kinh doanhchung của doanh nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực của cácdoanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trình
độ sử dụng các nguồn lực thể hiện bằng cách sử dụng tiết kiệm nguồn lực
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các dự án do doanh nghiệp đầu tư
a Giá trị hiện tại thu nhập ròng: chỉ tiêu này được ký hiệu là NPV (Net Prisent
value) và được xác định bằng công thức:
n t t n
) (
) 100 1
t = 1: n: Là chỉ số năm theo đời dự án;
n: Số năm hoạt động đầu tư theo dự án (gọi tắt là đời dự án), năm;
i: lãi suất thị trường vốn ( còn gọi là tỷ suất chiết khấu), %năm;
at: Hệ số chiết khấu tại năm t;
Bt: Khoản thu nhà đầu tư ở năm t, đồng;
Ct: Khoản thu chi của nhà đầu tư ở năm t, đồng;
Nội dung khoản thu, khoản chi phụ thuộc vào tính chất dự án và các quy địnhcủa nhà nước Thực chất của hiện giá thu nhập ròng đối với đầu tư xây dựng công
Trang 19trình với mục đích sản xuất kinh doanh chính là hiện giá của tổng lợi nhuận và khấuhao tài sản cố định trong đời dự án xét tại thời điểm đầu năm thứ nhất.
Với ý nghĩa đó, một hoạt động đầu tư được đánh giá có hiệu quả theo chỉ tiêuNPV khi NPV >0, đó là khi mà doanh nghiệp thu đủ các khoản bù đắp chi phí vàsinh lời Nếu phải chọn một phương án đầu tư tốt nhất trong tập hợp nhiều phương
án có thể so sánh xét theo NPV thì đó là phương án có NPV lớn nhất
NPVopt = max {NPVPACTSS>0}
Khi tính NPV đối với dự án đầu tư công trình phục vụ sản xuất kinh doanh thìkhoản thu chi có thể xuất hiện ở những năm công trình đi vào khai thác cho mụcđích kinh doanh, coàn khoản chi lại có thể xuất hiện ngay từ năm đầu tiên Trong dự
án đầu tư thường không chính xác ngày, tháng xuất hiện các khoản chi cũng nhưcác khoản thu nên công thức dã có sự quy ước thời điểm đó đều là ngày cuối năm,còn thời điểm hiện tại được hiểu là ngày đầu năm thứ nhất của đời dự án
b.Suất hiện giá thu nhập ròng: thường ký hiệu là PVR (Net prisent value rate)
được xác định bằng công thức:
PVR = NPV ITrong đó:
PVR: Suất hiện giá thu nhập ròng, đồng/đồng
NPV: Hiện giá thu nhập ròng, đồng;
I: Hiện giá của tổng mức đầu tư, đồng
Thực chất của PVR là chỉ tiêu tương đối cho biết hiện giá thu nhập ròng đượctạo ra bởi 1 đồng vốn chi ra cũng tính theo hiện giá PVR được dùng để so sánhhiệu quả đầu tư cho những phương án so sánh khác nhau về NPV Một phương ánđầu tư tôt nhất xét theo chỉ tiêu này là phương án có NPV > 0 đồng thời là phương
án có NPV lớn nhất
PVRopt = max {PVRPACTSS>0}
c Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (internal rate of return)
Trang 20Là tỷ suất lợi nhuận mà nếu được sử dụng để tính chuyển các khoản thu chicủa toàn bộ quá trình đầu tư về mặt thời gian ở hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng vờitổng chi, hay nói cách khác hệ số hoàn vốn nội bộ chính là tỷ lệ hiện đại hoá để saocho giá trị NPV=0.
j n
j j j
n j j
IRR
CI IRR
CO
) 1
(
1 )
1 (
Khác với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu IRR không có một công thức toán học nàocho phép tính trực tiếp, mà IRR được tính thông qua phương pháp nội suy, tức làphương pháp xác định giá trị gần đúng giữa hai giá trị đã chọn
Theo phương pháp này cần tìm 2 tỷ suất chiết khấu i1 và i2 sao cho ứng với tỷsuất nhỏ hơn giả sử là i1 ta có giá trị NPV tương ứng, còn tỷ suất kia sẽ làm cho giátrị NPV âm IRR cần tính ứng với NPN=0 sẽ nằm giữa 2 tỷ suất i1 và i2, việc nội suygiá trị thứ ba giữa hai tỷ suất trên được thực hiện theo công thức:
IRR=i1 + (i2+i1) 2 1 2
i i
i
NPV NPV
NPV
Trong đó:
i1 : Tỷ suất chiết khấu thấp hơn.NPVi1>0
i2: Tỷ suất chiết khấu cao hơn NPVi2>0
NPVi1: Giá trị hiện tại tương ứng với i1
NPVi2: Giá trị hiện tại tương ứng với i2
Nếu khoảng cách giữa giá trị IRR với i1 và i2 còn lớn thì tiếp tục nội suy vớiIRR và i1 với cặp IRR và i2 để xác định chính xác hơn IRR
Khi sử dụng phương pháp nội suy, không nên nội suy quá rộng, cụ thể làkhoảng cách giữa hai tỷ suất chiết khấu được chọn (i1 và i2) không nên vượt quá
Trang 210,5%, ngoài ra cần thận trọng khi chọn tỷ suất ban đầu (i1 và i2), tỷ suất này cànggần IRR bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Nguyên tắc sử dụng phương IRR trong phân tích hiệu quả: dự án đầu tư cólợi khi lãi suất tính toán (itt) nhỏ hơn mức lãi suất nội tại IRR Có itt<IRR Tức là cáichuẩn để chấp nhận hay gạt bỏ một dự án khi phân tích hiệu quả theo IRR là giá trị
itt Trong số những dự án đầu tư độc lập, dự án nào có IRR cao hơn sẽ có vị trí caohơn về khả năng sinh lợi
Trong công thức tính toán tỷ suất hoàn vốn nội bộ cũng bộc lộ một số ưunhược điểm như sau:
Ưu điểm: chỉ tiêu IRR chỉ rõ mức độ lãi suất mà dự án có thể đạt được Qua
đó có thể xác định được mức lãi suất tính toán (in) tối đa mà dự án có thể chịu đựngđược Đây là ưu điểm đặct hù của phương pháp Việc sử dụng phương pháp nàythích hợp với trường hợp mà lý do nào đố người phân tích muốn trách hoặn kho xácđịnh được chính xác tỷ suất chiết khấu (in) dùng trong phương pháp hiện giá
Vì những ưu điểm này mà dự án ở các nước chỉ tiêu IRR được dùng rất phổbiến, ở nước ta khi lập và đánh giá thì chỉ tiêu IRR cũng là một chỉ tiêu cơ bản Tuynhiên so với các phương pháp khác, phương pháp IRR cũng còn hạn chế nhất định
Nhược điểm: Việc áp dụng nó có thể không chắc chắn nếu tồn tại các khoản
cân bằng thu chi thực âm đáng kể trong giai đoạn vận hành của dự án, tức là đầu tưthay thế lớn Trong trường hợp ấy có thể xảy ra giá trị hiện tại thực của dự án đổidấu nhiều lần khi chiết khấu káhc nhau Khi tồn tại nhiều IRR và khó xác địnhchính xác IRR nào làm chỉ tiêu đánh giá Thứ 2 việc tính toán tỷ suất IRR là mộtcông việc phức tạp Ngoài ra việc áp dụng IRR có thể dẫn đến quyết định khôngchính xác khi lựa chọn các dự án loại trù khác nhau Những dự án có IRR caonhưng quy mô nhỏ, có thể có NPV nhỏ hơn dự án khác tuy có IRR thấp nhưng NPVlại cao hơn Bởi vậy khi lựa chọn một dự án có IRR cao rất có thể đã bỏ qua cơ hộithu một giá trị hiện tại lớn hơn, trong trường hợp này cần sử dụng phương pháp
Trang 22NPV Ngoài ra phương pháp này cũng không cho phép xác định những thông tin vềmức độ sinh lợi của một đồng vốn bỏ ra ban đầu, thời gian hoàn vốn.
d Thời gian hoàn vốn(T): Là thời gian để các khoản thu nhập từ khấu hao và lợi
nhuận sau thuế đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu Hay chính là thời gian cần thiết
đề cho mức thu nhập vừa đủ đề hoàn vốn đầu tư ban đầu, được xác định bởi côngthức:
T= LR Đ KH
Trong đó:
T: Thời gian hoàn vốn;
LR: Lợi nhuận ròng hàng năm, đồng;
KH: Mức khấu hao tài sản cố định hàng năm, đồng;
Thời gian thu hồi vốn đầu tư càng ngắn thì dự án đầu tư càng hấp dẫn chủdoanh nghiệp và hấp dẫn với giới kinh doanh
Ngoài ra thời gian thu hồi vốn đầu tư còn được xác định bởi phương trình:
i
C B
100 1
Như vậy thực chất củ chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư là thời hạn để thựchiện giá các khoản thu vừa để trang trải cho hiện giá các khoản chi trong đầu tư.Một hoạt động đầu tư được coi là hiệu quả xét theo chỉ tiêu T nếu T ≤To, trong đó
To là thời hạn tối đa để hoàn vốn theo yêu cầu đặt ra bởi chính nhà đầu tư ( xuấtphát từ hoàn cảnh, từ kinh nghiệm, …) Nếu phải chọn một phương án tốt nhất trongtập hợp nhiều phương án theo chỉ tiếu thời gian thu hồi vốn T≤To đồng thời là nhỏnhất tức là:
Tch = min{TPACTSS≤T0}
Trang 23Trong thực tiễn thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định từ công thức xácđịnh NPV khi đó ta xác định được thời gian thu hồi vốn đầu tư như sau:
T = n1 +
2 1
1
n n
n
NPV NPV
t t
n t
t t n
a B i
C
i B
)1001(
)1001(
Tỷ lệ thu chi cho biết cứ một đồng thu chi theo hiện giá thì nhà đầu tư thubao nhiêu đồng theo hiện giá Một hoạt động đầu tư được coi là hiệu quả theo chỉtiêu tỷ lệ thu chi khi B/C > 1 đ/đ, tức là thu đủ bù đắp cho chi và có lãi Nếu phảichọn một phương án tốt nhất trong tập hợp nhiêuf phương án đầu tư theo chỉ tiêu B/
C thì phải chọn phương án có B/C>1 đ/đ đồng thời phải là lớn nhất
(B/C)opt= max{(B/C)PACTSS>1}
1.2 Sự cần thiết và ý nghĩa nâng cao hiệu quả kinh doanh
1.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh được coi như là một trong những công cụ để các nhàquản trị thực hiện chức năng của mình Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinhdoanh không những chỉ cho biết việc sử dụng đạt được ở trình độ nào đó mà còncho phép các nhà quản trị phân tích và tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện phápnhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh có thểđược hiểu là tạo ra kết quả cao hơn trong cùng một nguồn lực đầu vào hoặc làm
Trang 24tăng kết quả lớn hơn so với tốc độ tăng việc sử dụng các nguồn lực đầu vào.
Chúng ta đều biết rằng các nguồn lực xã hội là một phạm trù khan hiếm:càng ngày người ta càng sử dụng nhiều các nguồn lực sản xuất vào các hoạt độngsản xuất phục vụ các nhu cầu khác nhau cuả con người Các nguồn lực sản xuất xãhội ngày càng giảm thì nhu cầu của con người lại ngày càng đa dạng và tăng lên.Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất, kinh doanh phải biết tận dụng và sử dụng tiếtkiệm tối đa các nguồn lực đầu vào để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất Để làmđược điều đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn và trả lời chính xác ba câu hỏi:sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai Bởi vì, thị trường chỉ chấpnhận các doanh nghiệp nào quyết định sản xuất đúng loại sản phẩm (dịch vụ) với sốlượng và chất lượng phù hợp Nếu doanh nghiệp làm tốt ba điều trên thì sản phẩm
sẽ tiêu thụ được trên thị trường, không lãng phí các nguồn lực sản xuất Trong điềukiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là cực kỳquan trọng và không thể không đặt ra với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào
Nó thực sự là vấn đề sống còn đối với mọi doanh nghiệp
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, môi trường cạnh tranh ngày càng gaygắt Muốn chiến thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải luôn tạo ra và duy trìcác lợi thế cạnh tranh đó là: chất lượng và sự khác biệt hóa Để duy trì lợi thế về giá
cả doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất hơn các doanhnghiệp khác cùng ngành Doanh nghiệp càng tiết kiệm sử dụng các nguồn lực nàybao nhiêu sẽ càng có lợi để thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu Hiệu quả kinhdoanh là phạm trù phản ánh tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sảnxuất xã hội nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanhnghiệp Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là đòi hỏi khách quan để doanhnghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận
1.2.2 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
Đối với nền kinh tế quốc dân thì việc nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung vàhiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại nói riêng là một phạm trù kinh tế đặcbiệt quan trọng, phản ánh yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, phản ánh trình độ
Trang 25sử dụng lực lượng sản xuất dưới chế độ chủ nghĩa xã hội trong cơ chế thị trường.Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao thì quan hệ sản xuất ngày cànghoàn thiện, càng nâng cao hiệu quả sử dụng Càng nâng cao hiệu quả sử dụng thìcàng hoàn thiện quan hệ sản xuất, yêu cầu của quy luật kinh tế ngày càng được thỏamãn.
Đối với bản thân doanh nghiệp thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu
cơ bản của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Nó giúp doanh nghiệpbảo toàn và phát triển vốn, hay nói cách khác nó là cơ sở để doanh nghiệp thực hiệntái sản xuất mở rộng, cải tạo, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sảnxuất kinh doanh góp phần tái sản xuất mở rộng, để cải thiện đời sống nhân dân, tíchluỹ cho ngân sách, tăng uy tín và thế lực của doanh nghiệp trên thương trường
Đối với cá nhân thì nó là động cơ thúc đẩy, kích thích người lao động hăngsay lao động giúp cho năng suất lao động ngày một nâng cao Qua đó hiệu quả kinhdoanh cũng sẽ được nâng cao
1.3 Khái quát về lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Nước sạch và vệ sinh nông thôn là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọngtrong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặcbiệt quan tâm Trong những năm qua, vị trí, vai trò, ý nghĩa và các mục tiêu củacông tác này đã liên tục được đề cập đến trong nhiều loại hình văn bản quy phạmPháp luật của Đảng,Nhà nước, Chính phủ như: Nghị quyết TW VIII, Nghị quyết
TW IX,Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, Chiến lượcQuốc gia nước sạch và VSNT giai đoạn 2000 – 2020…
Để tăng nhanh tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch và số hộ giađình có nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện mục tiêu cải thiện điều kiện sống và sứckhoẻ của người dân nông thôn , nhằm góp phần cải thiện công cuộc xoá đói giảmnghèo và từng bước hiện đại hoá nông thôn từ năm 1999, Việt Nam đã triển khaithực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và Vệ sinh môi trường nôngthôn giai đoạn 1999 – 2005 theo Quyết định số 237/QĐ-TTG ngày 03/12/1998 củaThủ tướng Chính phủ
Trang 26Tính đến năm 2005, trên địa bàn cả nước đã có khoảng 62% số dân nôngthôn được cấp nước sinh hoạt, khoảng 50% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh,70% tổng số trường học, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, 50% tổng số trạm xá, 17% tổng sốchợ ở khu vực nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt và có công trình vệ sinh đủtiêu chuẩn Mục tiêu đến năm 2010 có 85% dân số được sử dụng nước sạch vớimức tối thiểu 60 lit/người/ngày; 70% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh; tất cảcác nhà trẻ, trường tiểu học, trường mầm non, trạm xá, trụ sở xã ở nông thôn có đủnước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh; từng bước giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở cáclàng nghề đặc biệt là làng nghề chế biến lương thực - thực phẩm quy mô thôn, xã.
Tuy đã đạt được nhiều chỉ tiêu đáng khích lệ, nhưng việc cấp nước sinh hoạt
và vệ sinh môi trường nông thôn vẫn gặp phải một số khó khăn đó là:
Chất lượng nước và chất lượng xây dựng các công trình cấp nước nhìn chungcòn thấp chưa đạt yêu cầu đặt ra Nhiều vùng đang diễn ra tình trạng ô nhiễm nguồnnước do sự xâm nhập mặn, do chất thải chăn nuôi, chất thải làng nghề, hoá chất sửdụng trong nông nghiệp… ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt, sứckhoẻ của nhân dân Bên cạnh đó, nhiều khu vực đồng bằng đã phát hiện hàm lượngAsen trong nước ngầm khá cao so với tiêu chuẩn cho phép đang là một trong nhữngthách thức lớn đối với công nghệ xử lý và nguồn lực đầu tư
Tính đồng đầu trong việc cấp nước sạch ở các vùng miền còn nhiều hạn chế.Nhiều nơi tình trạng khan hiếm nước diễn tra từ 5 đến 6 tháng trong năm như NamTrung Bộ, Tây Nguyên
Tính bền vững xủa các thành quả đã đạt được chưa cao Số lượng và chấtlượng nước cung cấp ở nhiều nơi hiện đang bị giảm sút , việc giám sát và kiểm trachất lượng nước chưa đúng quy định, đặc biệt là đối với các công trình cấp nướcnhỏ lẻ
Phương pháp, công nghệ xử lý rác thải, nước thải tập trung ở nông thôn, đặcbiệt là vùng làng nghề đang là vấn đề bức xúc, chưa có giải pháp hữu hiệu
Thị trường nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn chưa hình thành rõràng, các chính sách khuyến khích đầu tư và cơ chế tín dụng hiện có chưa thu hútđược sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội đặc biệt là khu vực tưnhân
Trang 271.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh nước sạch
Trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, việc nghiên cứu vàđánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp làrất cần thiết Với các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch thì hiệu quả kinh doanhđồng nghĩa với việc nâng cao sức khoẻ cộng đồng, giảm thiểu các bệnh do nướcmang lại Sự hiểu biết các nhân tố này sẽ giúp họ có kinh nghiệm đưa ra các biệnpháp phòng ngừa những nhân tố gây ảnh hưởng tiêu cực, kích thích những nhân tố
có tác động tích cực để nhằm mục đích đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh, tạo tiền đềcho sự tăng trưởng của doanh nghiệp
Trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh, các đại lượng kết quả (đầura) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) đều chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu
tố khác nhau Có thể phân chia các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanhnước sạch của doanh nghiệp thành các nhóm sau:
1.4.1 Nhân tố thuộc về doanh nghiệp
a Nhân tố quản trị doanh nghiệp
+ Nhân tố quản trị đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh của đơn vị , muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệuquả doanh nghiệp phải xác định cho mình một hướng đi đúng, mọi chiến lược kinhdoanh của doanh nghiệp đều phải được xác định một cách đúng đắn
+ Chiến lược là cơ sở đầu tiên quyết định sự thành bại của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua các hoạt độngquản trị của bộ máy quản trị doanh nghiệp, ảnh hưởng của các nhân tố này tùythuộc rất lớn vào việc tạo ra cơ cấu sản xuất cũng như trình độ tổ chức sản xuất của
-bộ máy quản trị doanh nghiệp
b Lực lượng lao động
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất là điều kiện tiên quyết đểnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Nhưng chỉ trang thiết bị máy móc hiện đạicho sản xuất thì chưa đủ mà một vấn đề không kém phần quan trọng là lao động
Trang 28Ta biết máy móc dù có hiện đại đến đâu thì cũng do con người chế tạo ra nếukhông có sự năng động sáng tạo của con người thi sẽ không có được máy móc thiếtbị.
Máy móc dù có hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức,trình độ kỹ thuật và đặc biệt là trình độ người lao động trực tiếp sử dụng thiết bị thìmới phát huy được hết vai trò tác dụng và như vậy mới có hiệu quả cao
Thực tế cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp trước đây do chạy đua với cáctiến bộ khoa học nên đã nhập rất nhiều các dây chuyền công nghệ mới, hiện đại củanước ngoài về nhưng cũng không có tác dụng nâng cao hiệu quả mà còn ngược lại
do trình độ sử dụng của người lao động không có do đó không thể sử dụng được
Như vậy để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có đầy đủ lựclượng lao động máy móc thiết bị, nguyên vật liệu , các yêú tố này phải đựoc sửdụng cân đối hài hòa trong quá trình sản xuất thì mới đem lại hiệu quả sản xuất cao,chi phí sản xuất thấp và như vậy hiệu quả kinh tế mới cao
c Vật tư, nguyên vật liệu
+ Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào đều cần có đầy đủ
03 yếu tố là lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động, trong đó vật tư,nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu đựợc trong sản xuất kinh doanh Dovậy số lượng, chủng loại, cơ cấu, tính đồng bộ trong việc cung ứng nguyên vật liệu,chất lượng nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng nguyên vậtliệu và do đó có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
+ Chất lượng nguyên vật liệu cao sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hútkhách hàng, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp tạo ra hiệu quả cao trong quá trìnhsản xuất kinh doanh
+ Ngoài ra chất lượng hoạt động của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vàoviệc thiết lập hệ thống cung ứng nguyên vật liệu trên cơ sở tạo dựng mối quan hệlâu dài, hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa người cung ứng và người sản xuất.Đảm bảo khả năng cung ứng vật tư nguyên vật liệu kịp thời, chính xác đúng nơi cầnthiết tránh tình trạng không có vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, hoặc ứ đọngquá nhiều gây tồn đọng vốn
d Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin
Trang 29Thông tin là một yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hoạtđộng sản xuât kinh doanh đặc biệt là trong công tác quản lý Để kinh doanh có hiệuquả nhất là trong môi trường cạnh tranh doanh nghiệp cần rất nhiều thông tin chínhxác về thị trường, giá cả, các đối thủ cạnh tranh, về tình hình cung cầu Nhữngthông tin chính xác, kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác địnhphương hướng và chiến lược kinh doanh
1.4.2 Nhân tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh nước sạch không chỉ chịutác động của các nhân tố bên trong doanh nghiệp mà còn chịu tác động lớn từ cácyếu tố thuộc về môi trường bên ngoài Các nhân tố này tạo ra cả cơ hội lẫn nguy cơđối với mỗi doanh nghiệp, nó gắn bó chặt chẽ với môi trường nội bộ tạo nên môitrường kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường kinh doanh tồn tại một cáchkhách quan, gây ra những khó khăn cũng như tạo ra những điều kiện thuận lợi tácđộng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trước hết các doanh nghiệp phải thiếtlập mối quan hệ kinh tế với bạn hàng, phải thực hiện theo các quy trình của hệthống pháp luật, giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan
Do vậy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có sự ảnhhưởng lớn từ môi trường bên ngoài đó là sự tổng hợp các nhân tố khách quan ảnhhưởng đến hoạt động của doanh nghiêp
a Môi trường pháp lý
Bao gồm luật, các văn bản pháp luật, các quy trình quy phạm sản xuất, các quyđịnh pháp luật về mặt hàng sản xuất kinh doanh Môi trường pháp lý lành mạnhvừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướngkhông chỉ chú ý đến hiệu quả của riêng mình mà còn chú ý đảm bảo lợi ích kinh tếcủa mọi thành viên trong xã hội với tư cách doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinhdoanh
Trang 30Các chính sách kinh tế của nhà nước cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quảsản xuất kinh doanh như:
Chính sách thuế có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp, nếuthuế cao lợi nhuận sẽ giảm và ngược lại
Thuế tài nguyên
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế xuất nhập khẩu phải nộp
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chính sách lãi xuất cung ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất kinh doanh vànhư vậy sẽ tác động trực tiếp đến hiệu qủa của quá trình SXKD
b Môi trường văn hóa xã hội
Các yếu tố của môi trường văn hóa xá hội cũng có những ảnh hưởng khôngnhỏ tới kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh : tình trạng thiếu việc làm, trình
dộ văn hóa giáo dục, điều kiện xã hội, phong cách, lối sống sẽ tạo điều kiện thuậnlợi cho việc tiếp nhận và đào taọ đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao, phongcách lối sống theo tác phong công nghiệp cũng có tác động tích cực trong việc thựchiện nghiêm túc kỷ luật lao động đó là động lực thức đẩy quá trình sản xuất tạo rasản phẩm của doanh nghiệp và giảm chi phí sản xuất
c Môi trường chính trị
Tình hình chính trị trong nước và quốc tế ổn định với một môi trường pháp lý
ổn định luôn là tiền đề cho mọi hoạt động đầu tư với quy mô lớn như vậy sẽ có tácđộng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
d Môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng
Vấn đề môi trường và các quy định về môi trường đều có ảnh hưởng đến quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một môi trường trong sạchtrong sạch thoáng mát sẽ làm giảm chi phí để cải thiện môi trường và tạo điều kiệnnâng cao năng xuất lao động làm tăng hiệu quả kinh tế và ngược lại
Cơ sở hạ tầng cũng đóng một vai trò rất quan trọng có tác động rất lớn đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: cơ sở hạ tầng tốt sẽ tạo điều kiện
Trang 31thuận lợi cho quá trình quản lý và sử dụng lao động, tạo tâm lý ổn định cho ngườilao động, cơ sở để bảo đảm quản lý và sử dụng tốt các vấn đề về nguyên vật liệu và
do đó sẽ có tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh
e Điều kiện tự nhiên và thời tiết
Điều kiện địa chất tự nhiên và thời tiết có ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Vấn đề thời tiết cũng có tác động không nhỏ đến quá trình hoạt động củadoanh nghiệp, thời tiết mưa nhiều cũng gặp nhiều khó khăn và như vậy sẽ tác độngrất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
f Môi trường quốc tế
Có tác động không nhỏ đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có mối liên hệ lớn với bên ngoài
g Môi trường kinh tế
Các chính sách kinh tế của chính phủ, tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự biếnđộng của tiền tệ, luôn tác động mạnh mẽ đến các hoạt động của doanh nghiệp Nhìn chung các nhân tố của môi trường bên ngoài tạo ra cả những cơ hội và nguy
cơ làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
và như vậy sẽ có tác động đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị
Tóm lại, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiềuyếu tố Các yếu tố đó tác động đến hiệu quả kinh doanh theo hai hướng: thúc đẩy vàcản trở Điều quan trọng phải làm đó là làm sao để phát huy tối đa các nhân tố thúcđẩy hiệu quả kinh doanh và hạn chế tới mức thấp nhất các nhân tố cản trở nó
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chính là mục tiêu cao nhất mà doanhnghiệp hướng tới Vì vậy, nó đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn phải nỗ lực, phấnđấu, phát huy hết khả năng để đạt được mục tiêu đó
Trang 32Chương IIPHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NƯỚC SẠCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI
TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH 2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Cổ phần nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Nam Định.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty
a Quá trình phát triển Công ty
Công ty CP Nước sạch & VSNT Nam Định được thành lập ngày 31/12/2007trên cơ sở văn bản số 383/TB-UBND của UBND Tỉnh ngày 28/12/2007 theo sốđăng ký kinh doanh số: 0703000956 do Sở Kế hoạch & Đầu tư ND cấp, với số vốnđiều lệ là: 10.159.130.000 đồng Trong đó cổ đông Nhà nước chiếm 81,8%, còn lại
là cổ đông cấp xã chiếm 18,2% vốn điều lệ
Ngày 01/3/2008, thực hiện Quyết định số 406/QĐ-UBND của UBND tỉnhngày 19/2/2008 Công ty tiếp nhận Ban QLDA Nước sạch & VSNT vay vốn WB –thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT để tiếp tục thực hiện Dự án theo Hiệp định ký giữaChính phủ Việt Nam và WB Đồng thời tiếp nhận, quản lý khai thác 2 nhà máynước ở xã Đại Thắng và Xuân Phú thuộc Dự án đầu tư xây dựng
Ngày 19/2/2008, thực hiện Quyết định số 407/QĐ-UBND của UBND tỉnh,Công ty tiếp nhận nguyên trạng toàn bộ khối tự trang trải thuộc Trung tâm nướcSH&VSMT Nông thôn Nam Định (gồm Cửa hàng, đội thi công; 3 nhà máy nước:Xuân Trường, Mỹ Lộc và Nam Dương), với 40 cán bộ CNV và toàn bộ tài sản trịgiá 19,27 tỷ đồng (theo QĐ số 1118/QĐ-UBND ngày 03/6/08)
Hiện nay Công ty đang thực hiện cấp nước cho khoảng 15.000 hộ dân trên địabàn 4 huyện (Vụ Bản, Mỹ Lộc, Nam Trực, Xuân Trường), đến năm 2013 khi toàn
bộ các Nhà máy do Dự án cấp nước sạch & VSNT vay vốn Ngân hàng thế giới đivào hoạt động và cùng với việc phát triển mở rộng các nhà máy nước hiện có sangcác khu dân cư của xã lân cận thì số lượng khách hàng sẽ khoảng 53.610 hộ ở trên
40 xã thuộc 6 huyện của tỉnh Nam Định
Trang 33Lĩnh vực được hoạt động kinh doanh:
Công ty được phép hoạt động và cung cấp các dịch vụ liên quan đến đầu tưxây dựng, khai thác, sản xuất và phân phối nước sạch và các dịch vụ khác, cụ thểnhư sau:
Khai thác, xử lý và phân phối nước sạch
Xây lắp các công trình hạ tầng kỹ thuật ngành cấp thoát nước và vệ sinh môi trườngKhảo sát, lập dự án và tư vấn thiết kế, giám sát thi công các công trình hạ tầng kỹthuật ngàn cấp thoát nước và vệ sinh môi trường
-Tư vấn quản lý dự án, đầu tư, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngành cấpthoát nước và vệ sinh môi trường
Sản xuất kinh doanh vật tư thiết bị ngành cấp thoát nước và vệ sinh môi trường
b Cơ cấu tổ chức Công ty
Trang 34Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức cúa Công ty
(Nguồn Công ty Cổ phần Nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định) Phòng tổng hợp:
-Tổ chức tiếp nhận công văn, giấy tờ và phát hành công văn đi, đến, quản lý condấu, lưu trữ công văn, hồ sơ
-Tổ chức quản lý và sửa chữa tài sản, thiết bị…của các phòng ban
-Thực hiện công tác đối ngoại, phúc lợi xã hội, tổ chức giao dịch, đón tiếp khách.-Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ cơ quan Công tác an ninh quốc phòng,phòng cháy chữa cháy
-Tham mưu giám đốc về công tác kiện toàn bố trí nhân lực
-Lập kế hoạch sử dụng lao dộng, tuyển dụng lao động
Phòng Kế toán:
-Xây dựng và vận hành quy chế trả lương, trả thưởng trong Cty theo quy định Nhànước Thực hiện các chính sách đối với người lao dộng theo bộ Luật lao động taynghề, nâng bậc lương, bảo hiểm lao động, chấm dứt hợp đồng lao động…
Hội đồng quản trịGiám đốc
Nhà máy nước 1 Đội thi công Cửa hàng
Trang 35-Đề xuất với ban Giám đốc các biện pháp quản lý tài chính theo đúng pháp luật hệthống kế toán.
-Lập thủ tục và theo dõi tình hình xuất-nhập vật tư, kiểm kê vật tư tồn kho
-Quản lý khách hàng và theo dõi tình hình phát triển khách hàng
-Kiểm tra khối lượng xây dựng cở bản đã được nghiệm thu với hồ sơ thanh quyếttoán các đơn vị thi công
-Theo dõi đôn đốc công nợ, thu tiền nước, thu hồi các khoản tạm ứng
Phòng Kỹ thuật-kế hoách-kinh doanh:
-Tham mưu giup giám đốc trong việc lưa chọn các đơn vị tư vấn và xây dựng cáccông trình cấp nước
-Đôn đốc về tiến độ, kiểm soát khối lượng, giám sat chất lượng các sản phẩm tư vấn
và thực hiên trình duyệt qua các cấp có thẩm quyền
-Kiểm soát các hồ sơ thiết kế, dự toán trước khi trình duyệt
-Quản lý hệ thống kỹ thuật, cận hành tại các nhà máy nước, tổ chức các lớp tậphuấn bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ cho các nhân viên nhà máy
-Giám sát thức hiện các quy định về kỹ thuật, kỹ thuật an toàn ( hệ thống điện, máy
vi tính, mạng nội bộ internet…)
-Xây dưng kế hoạch sản xuất-kinh doanh
-Xây dựng tài liệu truyền thông, phối hợp với các cơ quan đoàn thể tổ chức các buổitruyền thông về nước sạch
-Quản lý chất lượng nước và công suất sản xuất-dịch vụ nước sạch tại các nhà máy.-Kiểm soát áp lực và cân bằng mang toàn bộ tuyến ống, nghiên cứu và đề xuất giảipháp hạ thấp tỷ lệ thất thoát nước, tiêu hao điện, hóa chất tại các nhà máy, phát hiện
và kiểm tra khi có sự cố
-Kiểm tra lưu giữ hồ sơ các công trình cấp nước hợp đồng cung cấp và sử dụngnước máy.Tổ chức khai thác dữ liệu và lưu giữ theo quy định của nhà nước
2.1.2 Nguồn vốn kinh doanh và tài sản
Là một doanh nghiệp thương mại nên vốn lưu động là vô cùng quan trọngcho hoạt động kinh doanh Đây là một khó khăn đối với Công ty bởi vì Công ty có
Trang 36số cổ đông không nhiều và ít cổ đông lớn nên số vốn còn nhỏ, do vậy hiệu quả kinhdoanh của Doanh nghiệp bị hạn chế rất nhiều do vốn ít và bị giới hạn Trong 100%vốn sở hữu của Công ty, thì cơ cấu vốn sở hữu sẽ là:
- Nhà nước nắm giữ 81,8% (tương ứng với tỷ lệ 45/55)
- Ngừời sử dụng nước (thông qua cổ đông cấp xã) nắm giữ 18,2% (tươngứng 10/55)
Phần vốn vay
(Công ty có trách nhiệm hoàn trả)
Vốn sở hữu Nhà nước 81,8%
Vốn sở hữu của người sử dụng nước 18,2%
(thông qua đại diện cổ đông cấp xã)
Ngay sau khi thành lập, từ tháng 3/2008 công ty đã tiếp nhận quản lý 5 nhàmáy nước (trong đó có 3 nhà máy nước từ Trung tâm nước sạch chuyển giao với giátrị tài sản 19.536 triệu đồng và 2 nhà máy đầu tư từ nguồn vốn vay WB) Dự kiếnđến quý I năm 2013 khi Công ty hoàn thành công tác đầu tư xây dựng các nhà máynước từ vốn vay Ngân hàng thế giới,thì tổng giá trị tài sản cố định của Công ty sẽđược xác định ở bảng sau:
Bảng 2.1: Dự kiến giá trị tài sản của Công ty từ khi thành lập đến năm 2012
Trang 371 03 NM của TTNS chuyển giao T3/2008 45.000 45.000 19.536.274.905
1 Năm 2007 Năm 2008 Đại Thắng 10.300 10.300 8.699.000.000
Trang 38STT Nhà máy nước Huyện Số xã được
cấp nước Công suất thiết kế
(m 3 /ng.đ)
Số dân vùng cấp nước
(Nguồn Công ty Cổ phần Nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định)
2.1.4 Nguồn nhân lực
Nếu chỉ nhìn cục bộ vào lực lượng lao động tại Công ty thì quy mô còn quá
ít về số lượng và yếu kém về trình độ chuyên môn
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty
(Nguồn Công ty Cổ phần Nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định)
Do vậy để có thể vững vàng kinh doanh trong môi trường cạnh tranh hiệnnay thì vấn đề đào tạo, nâng cao đội ngũ cán bộ của công ty từ cấp lãnh đao,chuyênviên, kỹ sư, thợ kỹ thuật phải là vấn đề trọng tâm và chiến lược dài hạn của Công ty
2.1.5 Dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng – vay vốn World Bank
Công ty CP Nước sạch & VSNT Nam Định là chủ đầu tư các dự án cấp nước
& VSNT sử dụng vốn vay Ngân hàng thế giới, nên Công ty tham gia quản lý, điều
Trang 39phối toàn bộ quá trình xây dựng kế hoạch và triển khai các bước thực hiện dự án từkhâu: Lập báo cáo dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, kế hoạch đấu thầu thiết kế thi công,giám sát quản lý hợp đồng Sau khi Công trình xây dựng xong sẽ tiếp tục chuyểngiao cho Công ty quản lý vận hành khai thác cung cấp nước sạch cho các hộ dùngnước Đồng thời Công ty có trách nhiệm tiếp nhận và hoàn trả toàn bộ vốn vay choNgân hàng thế giới theo các điều khoản nêu trong Hiệp định tín dụng 4115 – VN.
Sau đây là một số kế hoạch hành động chính trong tiến trình tiếp nhận quản
lý vận hành khai thác các hệ thống cấp nước được đầu tư xây dựng từ nguồn vốnvay của Ngân hàng thế giới:
Bảng 2.4: Các dự án Công ty đang thực hiện
(dự kiến)
1 Tiếp nhận quản lý vận hành 3 nhà máy nước từ Trung tâm nước
chuyển sang (theo Quyết định của UBND tỉnh)
01/3/2008
Trang 402 Tiếp nhận quản lý vận hành các nhà máy nước
+ Nhà máy nước Đại Thắng
+ Nhà máy nước Xuân phú
01/3/200801/01/2009
3 Nối mạng cấp nước cho xã Xuân bắc từ nhà máy nước Xuân
5 - Tiếp nhận quản lý vận hành hệ thống cấp nước liên 4 xã huyện
6 - Tiếp nhận quản lý vận hành hệ thống nối mạng cấp nước xã
Nam Hùng từ nhà máy nước liên 5 xã huyện Nam Trực
- Tiếp nhận quản lý vận hành hệ thống cấp nước liên 7 xã huyện
Giao Thủy, Xuân Trường
30/2/201130/4/2010
(Nguồn Công ty Cổ phần Nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định)
2.2 Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty
2.2.1 Đặc điểm về nguồn nước
Trên địa bàn tỉnh Nam Định có 4 con sông lớn chảy qua gồm: Sông Đào,sông Ninh Cơ, sông Đáy, sông Hồng với trữ lượng nước rất dồi dào, chất lượngnguồn nước ổn định Ngoài ra còn có các sông nhỏ hơn sông Láng, sông ChâuGiang, sông Sắt…cơ bản đáp ứng được đủ nguồn nước cho đầu tư phát triển cácnhà máy nước tuy nhiên cần lưu ý đến công nghệ xử lý do chất lượng nguồn nướcthường không ổn định
a Nguồn nước sông Đào: hiện đã và đang được sử dụng cho sản xuất nước sạch
cho nhiều nhà máy nước: Nhà máy nước Nam Định, Nam Dương, Đại Thắng,