1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn cơ sở hình thành và những nội dung tổng quát của truyền thống việt nam

82 449 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 404,5 KB

Nội dung

Ở Việt Nam, trong muôn vàn những yếu tố địa lý tác động đến cuộc sống hằng ngày, môi trường sông - nước phảiđược coi là một yếu tố đặc biệt quan trọng, đã có tác động không nhỏ tớiviệc h

Trang 1

Chương 1

CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG NỘI DUNG TỔNG QUÁT

CỦA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Với quan niệm về truyền thống như đã xác định trong chương mởđầu, chúng ta có hai cách tiếp cận truyền thống: thứ nhất là nghiên cứu vàtổng hợp những biểu hiện của nó, thứ hai là nghiên cứu truyền thống từnhững cơ sở hình thành và phát triển của nó

Truyền thống không phải là bẩm sinh, cũng không phải là "nhấtthành bất biến", nó nảy sinh và phát triển do tác động của những nhân tốthường xuyên đến cuộc sống của con người Do phải ứng phó và thích nghivới những tác động đó, những thói quen, tập quán, những tính cách, lốisống, cách ứng xử và lối tư duy dần dần được định hình trong một cộngđồng người nhất định và di tồn cho thế hệ sau Truyền thống của một cộngđồng cư dân thực chất là sự thích ứng vô thức và hữu thức đối với tác độnglặp đi lặp lại của cuộc sống cộng đồng trong những điều kiện tự nhiên vàhoàn cảnh lịch sử nhất định Vì vậy, cách tiếp cận của chúng tôi để tìm ranhững nội dung của truyền thống là xem xét những nhân tố hằng xuyên tácđộng đến mọi mặt của đời sống xã hội để từ đó tìm ra những hệ quả đượccoi là truyền thống Những hệ quả này không phải là sản phẩm của nhữngtác động đơn lẻ của yếu tố này hay yếu tố khác mà là kết quả có tính chấttổng hợp Tuy nhiên, để dễ nhận diện, có thể xem xét nội dung của truyềnthống theo từng nhân tố có tác động chính trong việc hình thành nên truyềnthống đó

Tất nhiên trong khi chọn phương pháp tiếp cận thứ hai này, chúngtôi cũng kết hợp với phương pháp thứ nhất, luôn luôn liên hệ với nhữngbiểu hiện của nó trên cơ sở những tư liệu đã được thu thập và xử lý

Trang 2

1 TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ

1.1 Môi trường tự nhiên và điều kiện địa lý là một cơ sở hằng xuyên của cuộc sống con người Ở Việt Nam, trong muôn vàn những yếu

tố địa lý tác động đến cuộc sống hằng ngày, môi trường sông - nước phảiđược coi là một yếu tố đặc biệt quan trọng, đã có tác động không nhỏ tớiviệc hình thành một số truyền thống của người Việt Tất nhiên, lãnh thổviệt nam bao gồm nhiều địa hình khác nhau từ đồng bằng ven biển đếntrung du, cao nguyên và núi rừng, nhưng vùng đồng bằng sông nước là nơitập trung cư dân đông nhất với mật độ cao nhất và cũng là địa bàn sinh tụchủ yếu của dân tộc đa số là người Kinh

Dựa vào những chứng cứ khảo cổ học, chúng ta có thể biết đượctrong thời cổ đại, địa bàn sinh tụ chủ yếu của các cư dân Việt là lưu vực haicon sông lớn: sông Hồng và sụng Mó Cỏc mũi khoan thăm dò địa chất đãthấy dấu vết trầm tích biến tuổi chừng 2 - 3000 năm ở nhiều nơi thuộc đồngbằng Bắc Bộ Sự vắng bóng hoàn toàn các di tích khảo cổ thời đại đồ đámới ở vùng Thái Bình, Nam Định cùng với sự tồn tại nhiều di tích cồn sòđiệp ở ven biển Quỳnh Lưu cách xa bờ biển hiện nay tới 10km cho phépnghĩ rằng thời bấy giờ, biển còn ăn rất sâu vào đất liền

Địa bàn cư trú chủ yếu của tổ tiên người Việt là một vùng đất mớiđược bồi lấp, nằm giữa một bên là đồi núi cao và một bên là biển cả Địabàn đó là nơi giáp tiếp giữa núi và biển thông qua mưa lũ hằng năm

Điều kiện tự nhiên đú đó tạo nên một hệ thống sông ngòi thoátnước dày đặc, có dạng hình nan quạt, xòe ra ở phía hạ nguồn Khi những

cư dân sinh sống ở đây chưa có khả năng đắp đê ngăn nước thì mùa mưa lũhằng năm nước tràn ra khắp mọi chỗ trũng, tạo nên vô số đầm, hồ quanhnăm đọng nước

Những cứ liệu địa lý trên cho chóng ta hình dung khái quát về địahình mà tổ tiên người Việt đã từng sinh sống, làm ăn suốt nhiều thiên

Trang 3

niên kỷ là một địa hình chi chít sông ngòi, đầm hồ dày đặc Địa hình đú

đó tác động đến cuộc sống hàng ngày của con người Các di tích khảo cổhọc cho chóng ta biết rằng tất cả các địa điểm cư trú thời cổ đều nằmtrờn cỏc gũ bói cao có nước bao quanh Nước tạo nên biên giới thiênnhiên quy định cụ thể từng vùng đất Sông - nước là môi trường sinhsống chủ yếu của người Việt Nam

Từ xa xưa, khái niệm về quê hương xứ sở, tổ quốc của người Việtđược thể hiện bằng tên của môi trường gắn chặt với cuộc sống của mình:nước Dấu vết của môi trường sông nước đã in khá đậm lờn cỏch tư duycủa người Việt Có thể thấy rất nhiều từ, hình ảnh về nước hoặc liên quanđến nước được sử dụng trong tiếng Việt để khái quát cho những tìnhhuống, trạng thái hoặc những ứng xử phổ biến Chẳng hạn như người Việt

có thể khái quát cho tất cả những hiện tượng không biết lo xa, chuẩn bịtrước, đến khi tình huống xảy đến thì phải xử lý một cách gấp gáp, vộivàng bằng một thành ngữ quen thuộc "nước đến chân mới nhảy" Hoặc đểdiễn đạt mọi trường hợp cố gắng đến mức cao nhất nhằm làm một việc gì

đó mặc dù khả năng làm được rất mong manh, người ta có thể dùng ngạnngữ "còn nước còn tát" Nhiều truyền thống đã được hình thành do tácđộng của hoàn cảnh địa lý này

Biểu hiện của những truyền thống đó có thể tìm thấy trong hầu hếtcác mặt của đời sống xã hội, những giá trị văn hóa và ngay cả trong một số

sở trường của người Việt Nếu như ăn, mặc, ở, đi lại là những nhu cầu tốicần thiết của con người và cũng chính ở những lĩnh vực này bản sắc vănhóa truyền thống được biểu hiện rõ nhất thì có thể thấy ngay rằng đối vớingười Việt, chất đạm chủ yếu trong thức ăn truyền thống là thủy sản Cóthể tìm thấy trong các di chỉ khảo cố học vô số những dấu tích của cácđộng vật ở nước như vỏ sò, vỏ ốc, xương cá v.v , trong khi đó xương độngvật thường rất hiếm hoi Nhà ở truyền thống của người Việt là nhà sàn, chủyếu là để phòng nước ngập Ngoài ra, rất đông người Việt còn có thói quen

Trang 4

ở thuyền Những điểm tụ cư như vậy về sau này gọi là vạ Đến tận thế kỷXVIII - XIX, hiện tượng cư trú trên thuyền, coi thuyền là nhà còn rất phổbiến Người phương Tây từng đó cú nhận xét: "Họ (chỉ người Việt - TG)rất thích ở nước, thích ở trên nước hơn là ở trên cạn Cho nên phần nhiềusông ngòi thì đầy thuyền Những thuyền đó thay cho nhà cửa của họ.Thuyền rất sạch sẽ, ngay cả khi họ nuôi gia sóc trong đó"1 Giao thông thời

cổ - trung đại ở Việt Nam chủ yếu là giao thông đường thủy Sông ngòi trởthành những con đường đi lại chính Phương tiện đi lại truyền thống củangười Việt là thuyền, bè

Về phương diện văn hóa tinh thần, người Việt có vô số những tínngưỡng, lễ nghi liên quan đến sông nước như thờ thủy thần, tục xăm mình,

lễ hội đua thuyền Đặc biệt múa rối nước, một nghệ thuật độc đáo đến naychỉ mới tìm thấy ở Việt Nam, là một nghệ thuật sân khấu của cư dân sông -nước Có thể nói người Việt có một truyền thống văn hóa sông - nước vàquen với sông nước, thạo nghề sông nước, có tư duy của một cư dân sôngnước là một nội dung quan trọng của truyền thống Việt Nam Nhờ cótruyền thống này mà người Việt có khả năng đối phó rất linh hoạt với mọitình thế và có lối ứng xử mềm dẻo phù hợp với hoàn cảnh sống gần/trờnsông nước Điều hiếm thấy ở những cư dân thuần túy nông nghiệp

Việt Nam là một nước bán đảo, ở vào góc đông nam đại lục châu Á,nhìn ra đại dương với bờ biển dài 3.260 km Nhưng là một cư dân nôngnghiệp, sinh sống chủ yếu trờn vựng đất - nước ven sông, ven biển, Ýt cókhả năng vươn ra đại dương, nên thiếu tầm nhìn đại dương và Ýt hoạt độngđại dương Đây lại là mặt hạn chế trong truyền thống của nhân dân ta màphải đến thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay chóng ta mới cóđiều kiện dần dần khắc phục, phát huy một ưu thế của vị trí địa lý và điềukiện thiên nhiên Việt Nam

Trang 5

1.2 Khi xét đến yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên, có thể thấy

rõ Việt Nam là một xứ sở có những điều kiện thuận lợi cho sự phỏt triển của nông nghiệp

Trước hết và chủ yếu phải nói đến tiềm năng dồi dào của đất đai

Độ phì của đất cao và diện tích đất canh tác có điều kiện để phát triển.Ngoài các đồng bằng nhỏ ven biển miền trung, chóng ta có hai đồng bằngchâu thổ lớn của sông Hồng và sông Cửu Long Khác với các quốc giavùng Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc là những nước quỹ dự trữ đất đaigiành cho nông nghiệp bị cạn kiệt từ rất sớm, ở Việt Nam chỉ riêng sôngHồng với hàng trăm tỷ m3 nước chở nặng phù sa đổ ra biển đã khiến chođồng bằng ngày càng được mở rộng Do còn có điều kiện để khai hoangtăng thêm diện tích canh tác, nông nghiệp Việt Nam dễ tìm thấy lối thoáttrước áp lực của tăng trưởng dân số và mỗi khi khủng hoảng xuất hiện.Cùng với đất đai, khí hậu nhiệt đới gió mùa cho độ nóng và độ Èm cao.Mỗi năm số giờ nắng Ýt nhất là 1200 giờ, nơi nhiều nhất có thể trên 2000giờ Cân bằng bức xạ quanh năm dương khiến tổng số nhiệt hoạt động (trên

100C) rất cao Lượng mưa trung bình hàng năm ở vùng đồng bằng là 1500

mm, miền núi có thể lên đến trên 2000 - 3000 mm Lượng nước mưa vượtquá khả năng bốc hơi, nơi thừa Ýt nhất là 500 - 700 mm, nơi nhiều đến

1000 - 2000 mm Hai yếu tố nhiệt và Èm cao tạo nên tính chất nhiệt đới Èmcủa khí hậu Việt Nam, cho phép trồng trọt quanh năm và nhiều khả năngxen canh, tăng vụ

Chính vì vậy mà người Việt đã sớm lựa chọn nông nghiệp làm nghềsống chính của mình suốt mấy nghìn năm Nghề nông nguyên thủy đã xuấthiện từ đầu thời đại đồ đá mới và trong thời đại văn hóa Đông Sơn, đãchuyển sang dùng lưỡi cày đúc bằng kim loại và sức kéo của trâu bò Trongnhững thế kỷ đầu công nguyên, vùng đồng bằng Bắc Bộ đã biết trồng lúahai vụ và trồng dâu nuôi tằm mỗi năm tám lứa Việt Nam đã từng tạo dựngnên một văn minh nông nghiệp trồng lúa nước có thời tỏa sáng khắp khu

Trang 6

vực Đông Nam Á Và cũng chính vì vậy mà người Việt bị trói chặt vàokinh tế nông nghiệp Cho đến nay, ba hằng số lớn của lịch sử dân tộc: kinh

tế nông nghiệp, cư dân nông dân, xã hội nông thôn vẫn là những chỉ sốquan trọng để nhận diện người Việt Nam Do đó, những căn tính nông dân,những đặc trưng của một xã hội nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tất

cả mọi truyền thống Việt Nam bao gồm mặt tích cực và cả mặt hạn chế khi

đi vào công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

1.3 Bên cạnh những thuận lợi, thiên nhiên Việt Nam luôn đặt

ra cho con người muôn vàn những thử thách hiểm nghèo, hay gây ra những tai biến bất thường được gọi chung là thiên tai, nhất là lũ lụt, hạn hán, bão tố, và nhiều loại sâu bệnh tàn hại mùa màng Đây là mặt khắc nghiệt, mặt thử thách gay gắt của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.

Nguồn nước dồi dào, hệ thống sông ngòi dày đặc, dọc bờ biển trungbình 25 km có một cửa sông Nhưng địa hình dốc, nhất là miền Bắc vàmiền Trung, mưa lớn tập trung trong một thời gian ngắn trong năm, lànguyên nhân của nạn lũ lụt trờn cỏc triền sông Mùa lũ bắt đầu từ tháng 5

và kết thúc vào tháng 11, nhưng mạnh nhất là vào tháng 7, 8, 9 Theo sốlượng thủy văn thì lượng nước chảy mùa lũ của cỏc sụng ở Bắc Bộ nhưsông Đà, sụng Lụ, sụng Thao, sông Hồng, sông Cầu, sông Lục Nam chiếm

từ 72 đến 89% lượng nước cả năm của các dòng sông đó Sử biên niên cònghi lại những nạn lũ lụt nghiêm trọng qua các thời kỳ lịch sử Để chống lũlụt, từ trước công nguyên, nhân dân ta đã phải đắp đê và đến nay, riờng đờsụng của miền Bứac đã dài gần 3000 km Nắng mưa thất thường còn gây rahạn và úng đe dọa mùa màng Ngay giữa mùa mưa, do phân bố không đều

và địa hình khác nhau, nờn cú nơi ngập ỳng, cú nơi hạn hán Vì vậy từ cuốiđời Hùng Vương, nhân dân ta đã phải làm thủy lợi để tưới tiêu cho đồngruộng

Trang 7

Vùng biển nước ta nằm vào một trong những trung tâm phát sinhbão nhiệt đới Hàng năm trung bình có khoảng 4-5 cơn bão, có khi đến trêndưới 10 cơn bão đổ bộ vào vùng ven biển nước ta, nhất là vùng ven biểnBắc Bộ và Bắc Trung Bộ Bão gây ra những tàn phá ghê gớm nhà cửa, mùamàng và cuộc sống con người.

Sâu bệnh ở xứ nhiệt đới hàng năm có thể sinh sôi nảy nở đến sáubảy lứa, cũng là kẻ thù nguy hiểm của mùa màng và gia sóc

Cuộc đấu tranh gần như thường xuyên chống thiên tai là một cuộcvật lộn vô cùng ác liệt với thiên nhiên, vừa đòi hỏi con người phải liên kếtlại trong cộng đồng, tạo nên sức mạnh để vượt qua thử thách, vừa rèn luyệntinh thần lao động cần cù, kiên nhẫn kết hợp với lòng dũng cảm, trí thôngminh

1.4 Nói tới vai trò của điều kiện tự nhiên Việt Nam không thể không nói những tác động đặc biệt của vị trí địa lý Nằm ở khu vực tiếp

xúc giữa nhiều nền văn hóa và có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, ViệtNam luôn luôn bị xô đập bởi các biến cố khu vực và của thế giới Tínhcách dễ thích ứng và nhạy cảm phần nhiều được hình thành do tác động củayếu tố này Đó cũng có thể coi là một nội dung của truyền thống Việt Nam

Còng do nằm ở vị trí giao tiếp, nơi gặp gỡ của nhiều luồng thiên di,

từ lâu Việt Nam đã là một quốc gia có nhiều cộng đồng sắc tộc với nhữngđặc trưng văn hóa khác nhau Theo sự xác minh của các nhà dân tộc học,Việt Nam có 54 tộc người thường gọi chung là 54 dân tộc Trong số đú cúnhững dân tộc bản địa có mặt từ rất sớm trên lãnh thổ Việt Nam và cónhững dân tộc di cư vào trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau Về mặtngôn ngữ, họ thuộc ngôn ngữ Nam Á như nhóm Việt-Mường, nhúm Mụn-Khơ Me, nhóm Tày - Thỏi, nhúm Khai Đa; ngôn ngữ Nam Đảo như nhómChăm, Ra Giai, Chu Ru, Ê Đê; ngôn ngữ Hán - Tạng như nhóm Tạng -Miến, nhúm Hỏn Về văn hóa, mỗi dân tộc cũng có sắc thái và vốn văn hóa

Trang 8

riêng Nhưng mặc dù vậy, dân tộc Kinh (Việt) luôn luôn đóng vai trò trungtâm vì chiếm số lượng đông và đạt trình độ phát triển kinh tế xã hội caohơn so với các dân tộc anh em khác Đặc điểm trên đây đã tạo nên truyềnthống đa dạng trong văn hóa nhưng hướng tâm vào văn hóa Việt Đó là sựthống nhất trong tính đa dạng của cộng đồng dân tộc Việt Nam và nền vănhóa Việt Nam.

2 TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KếT CẤU KINH TẾ - XÃ HỘI

Đối với bất kỳ một nền văn hóa nào, sản xuất ra của cải vật chấtbao giờ cũng được coi là thành tố quan trọng nhất Nó quy định đặc điểm,tính cách của một cộng đồng cư dân và nội dung của những truyền thống

cơ bản Ở Việt Nam hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất chủyếu là nông nghiệp trồng lúa nước Do hoàn cảnh tự nhiên, lao động nôngnghiệp ở Việt Nam rất cần tới sức liên kết cộng đồng Để thích ứng vớicuộc sống sản xuất đó, một loại hình công xã nông thôn đã xuất hiện vàtồn tại rất lâu dài trong lịch sử Sau lũy tre làng biết bao nhiêu truyềnthống đã được hình thành

2.1 Trước hết đó là truyền thống cộng đồng mà mặt tích cực của nó

là tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống hằng ngàycũng như trong lúc gặp khó khăn, hoạn nạn Khởi nguyên của truyền thốngnày là sự nương tựa vào nhau của các thành viên cộng đồng và của mỗithành viên với tập thể để làm ăn và sinh sống Đồng bằng các con sông củaViệt Nam có độ phì cao, đất đai màu mỡ những rất khó khai thác Lũ lụthằng năm, hạn hán hay xảy ra và muôn vàn bất trắc của thiên nhiên nhưbão tố, dịch bệnh của một xứ sở nhiệt đới gió mùa khiến con người phải

cố kết nhau lại Chứng cứ lịch sử cho thấy người Việt đã khai phá ruộngđất theo phương thức tập thể và vì vậy, đất đai canh tác trong suốt một thờigian lịch sử rất dài thuộc về sở hữu tập thể Thêm vào đó là yêu cầu đắp đê

Trang 9

sông, đê biển, khơi đào kênh mương, làm thủy lợi mà từng con người vàgia đình riêng lẻ không thể nào đảm đương nổi.

Do đặc điểm của loại hình nông nghiệp trồng lúa nước, ngay từ thờiđại kim khí hình thức sản xuất theo gia đình nhỏ đã được xác lập như một

mô hình tổ chức lao động hợp lý Những đặc điểm này của sản xuất nôngnghiệp đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành các truyền thống Đoànkết, tương trợ nhau và nguyên tắc cá nhân tồn tại trong sự liên kết và cóphần phụ thuộc vào cộng đồng dần trở thành một tập tục có cơ chế kinh tế -

xã hội bảo đảm

Mét trong những chỉ báo quan trọng giúp ta có thể hình dung đượctruyền thống là những tổng kết dân gian, được sàng tuyển qua nhiều thế hệ.Trong ý nghĩa đó, số lượng những câu ca dao tục ngữ nói về một vấn đềnào đó cũng phản ánh mức độ quan tâm và ý thức của con người đối vớilĩnh vực đó Công trình nghiên cứu gần đây2 nhằm phân tích định lượng cadao, tục ngữ cho thấy trong sè 4.075 câu ca dao, tục ngữ do Nguyễn VănNgọc tập hợp 3 có 1.634 câu có thể xếp vào loại hình "nói về các quan hệ

xã hội" Trong số đó chỉ riêng về quan hệ cộng đồng đó cú tới 641 câu, chiếm79,23% Điều đú hẳn nói lên rằng trong muôn vàn các khía cạnh của quan

hệ xã hội, tâm thức của người Việt chủ yếu giành cho các quan hệ cộngđồng

Nét đặc biệt của truyền thống cộng đồng Việt Nam là bên cạnh mốiquan hệ giữa cá nhân với các cộng đồng lớn như làng, nước, cộng đồng giađình, dòng họ đóng vai trò hết sức quan trọng Theo phân tích thống kê,những câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ gia đình, dòng họ chiếm tới trên77% toàn bộ những câu nói về quan hệ xã hội Không phải ngẫu nhiên mànhững người phương Tây đến Việt Nam vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ này

đã đưa ra nhận xét: "Tinh thần gia đình là đặc tính cơ bản nhất của con

người Việt Nam thuộc tất cả mọi tầng lớp Đối với họ, gia đình là tất cả"4

Trang 10

Hoặc "Gia đình là cơ sở, là hạt nhân của xã hội An Nam Đó là một trục

trung tâm mà mọi lợi Ých, mọi ý nghĩ đều quay xung quanh nã"5

Có thể nhận thấy rằng trong truyền thống cộng đồng Việt Nam, Ýtthấy những quan hệ trực tiếp giữa cá nhân với các cộng đồng lớn màthường là quan hệ trách nhiệm giữa các cấp cộng đồng Mét gia đình (hayrộng ra là một gia tộc) có trách nhiệm với xóm làng, làng có trách nhiệmvới nước và ngược lại Do đó, suy cho cùng, một cá nhân bình thường chỉ

có vai trò trong khuôn khổ gia đình họ mà thôi, còn ra đến cộng đồng lớn,

cá nhân không được coi là chủ thể độc lập mà luôn luôn phải đặt mìnhtrong mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng Cũng chính vì thế mà nói đếntruyền thống tương trợ, giúp đỡ nhau cũng thường thể hiện ở cấp gia đìnhtrở lên Cùng với đặc điểm này, tính chất của cộng đồng cư dân Việt đã gópphần làm nên nhiều truyền thống tín ngưỡng liên quan đến gia đình, dòng

họ mà tiêu biểu nhất là truyền thống thờ cúng tổ tiên P.Ory đã rất có lý khi

"Đối với người dân An Nam, cái có tính chất truyền thống nhất và thiêngliêng nhất chính là đạo thờ cúng tổ tiên"6

Cơ sở kinh tế - xã hội chủ yếu của truyền thống cộng đồng là làng

xã và gia đình mà người Việt quen gọi là làng - nhà

Nguồn gốc của làng xã Việt Nam thuộc loại hình công xã nông thônkiểu Á châu mà đặc trưng cơ bản nhất là lúc ban đầu, toàn bộ ruộng đất đềuthuộc quyền sở hữu và quản lý của công xã Công xã có thể giành một phầnruộng đất để cày cấy chung nhằm cung cấp sản phẩm cho những hoạt độngcộng đồng và phần lớn ruộng đất được phân chia cho các gia đình thànhviên sử dụng

Mỗi làng là một đơn vị tự cư bao gồm một số gia đình sinh sốngtrên một khu vực địa lý nhất định Quan hệ láng giềng, sự gắn bó với nhautrên cùng một địa bàn cư trú, sinh sống gần gũi nhau, cần liên kết với nhau

Trang 11

trong cuộc sống là đặc điểm chung của công xã nông thôn Trong làng, giađình là đơn vị sinh hoạt và sản xuất, lại còn liên kết với nhau theo quan hệhuyết thống thành họ Làng Việt Nam vì thế là một thứ làng - họ, trong đóquan hệ láng giềng liên kết với quan hệ huyết thống.

Trải qua tiến trình lịch sử, công xã dần dần biến đổi, từ bên tronglàng, chế độ tư hữu ruộng đất xuất hiện và càng ngày càng lấn át ruộng đấtcông xã, sự phân hóa xã hội gia tăng Công xã bị phong kiến hóa, trở thànhđơn vị xã hội - hành chính của nhà nước phong kiến với tên gọi phổ biến là

xã và ruộng đất công xã thuộc quyền sở hữu của Nhà nước đứng đầu là nhàvua Do quá trình lịch sử và hoàn cảnh khai hoang, vào thế kỷ XVIII - XIX,làng xã miền Bắc, Trung và Nam cũng như giữa cỏc vựng của mỗi miền cónhững đặc điểm khác nhau Tuy nhiên, mẫu chung của nông thôn Việt Nam

là sự bảo tồn lâu dài kết cấu kinh tế - xã hội của công xã nông thôn với tínhcộng đồng cao và quyền tự trị tương đối của làng xã

Bên trong làng xã là cả một hệ thống cộng đồng liên kết các thànhviên lại với nhau bằng nhiều hình thức tổ chức theo quan hệ địa lý (thụn,xúm, ngừ ), huyết thống (họ gồm đại tông, tiểu tông và các chi ), đẳngcấp xã hội (quan viên, tư văn, tư võ ), nghề nghiệp (hội, phường, phe của người đi buôn, làm nghề thủ công ), tuổi tác (giáp, đồng niên, đồngmôn ), tương trợ (hội hiếu, hội hỷ, hội chơi họ, hội ăn tết ) Cấu trúccộng đồng bên trong làng xã hết sức đa dạng, phong phú, gắn bó các thànhviên trong nhiều tổ chức cộng đồng theo cấp độ và loại hình khác nhau

Tế bào của làng xã và của xã hội nói chung là gia đình Gia đìnhViệt Nam thuộc loại gia đình nhỏ hay còn gọi là gia đình hạt nhân, gồm củayếu hai thế hệ cha mẹ và con cái Loại gia đình này ra đời rất sớm tronglịch sử và tồn tại cho đến tận ngày nay

Hiện nay, gia đình Việt Nam đang trải qua nhiều biến động, nhưngtrước sau gia đình là tế bào cơ sở của xã hội, dựa trên quan hệ huyết thống

Trang 12

và tình cảm, ràng buộc mọi thành viên trong ý thức trách nhiệm và quyềnlợi mang ý nghĩa bền chặt và thiêng liêng gắn với tục thờ cúng tổ tiên Giađình Việt Nam giữ một vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, vănhóa, xã hội, trong kế thừa văn hóa và giáo dục truyền thống Gia đình làđơn vị kinh tế trong nền sản xuất tiểu nông truyền thống Gia đình là đơn vịsản sinh và nuôi dạy con cái, tái sản xuất con người và phát triển nòi giống,

là nơi hình thành nhân cách ban đầu của thế hệ trẻ, bảo tồn và phát huy disản văn hóa dân tộc Trong cuộc sống làng xã, chính từ gia đình, ngườinông dân, người thợ thủ công tích lũy kinh nghiệm, trau dồi nghề nghiệp vàtruyền lại cho con cháu

Với một cộng đồng đa dạng, phong phú của làng xã như vậy, đểđảm bảo cho sự vận hành của cơ chế, hầu như làng nào cũng có những quyđịnh riêng gọi là lệ làng hay hương ước Làng thực sự là mét đơn vị có tổchức khá chặt chẽ và đóng vai trò chính yếu trong việc bảo vệ và củng cốmối quan hệ cộng đồng Trong ý nghĩa nguyên khai, cộng đồng làng xã là

tổ chức bảo vệ lợi Ých của các thành viên và vì vậy nó được mọi ngườithừa nhận và góp phần củng cố Tinh thần đoàn kết, tương trợ cũng đượcthể hiện chủ yếu và đậm nét trong phạm vi làng Có thể thấy tình làng,nghĩa xóm của người Việt là sự mở rộng quan hệ gia đình Người ta quanniệm làng như một gia đình lớn mà mỗi thành viên có trách nhiệm quantâm giúp đỡ nhau, bênh vực nhau trong những lúc cần thiết Do đó mỗithành viên trong làng đều có ý thức bảo vệ danh dự của cộng đồng làng xã

Từ một truyền thống được hình thành trong cuộc sống lao động vàsản xuất, đoàn kết, tương trợ được nhân lên, trở thành một chuẩn mực đạo lý,một giá trị thiêng liêng của dân tộc khi người Việt luôn phải đối mặt với thảmhọa xâm lăng của ngoại bang, phải cố kết nhau lại để bảo tồn giống nòi

2.2 Gắn liền với truyền thống cộng đồng là truyền thống dân chủ làng xã Để duy trì những quan hệ cộng đồng, cách ứng xử được coi

Trang 13

như chuẩn mực là cá nhân phải hòa mình vào tập thể là ngược lại cơ chếquản lý làng xã phải được tổ chức sao cho đảm bảo được sự hài hòa vềquyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng.

Biểu hiện rõ nét của truyền thống này là quyền được tham gia bầuchọn ra những người đại diện, tham gia vào bộ máy quản lý làng xã Theonguyên lý, những người thay mặt tập thể để điều hành công việc chungphải là những người có uy tín, tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết, được tậpthể kính trọng và tin yêu Trước những quyết định hệ trọng, dân làng đượchỏi ý kiến Thời cổ đại, đứng đầu mỗi công xã (chiềng, chạ) là một "giàlàng" ("Po Chiêng" phiên âm chữ Hán là "Bồ Chính") có uy tín và kinhnghiệm Trong thời kỳ phong kiến, bộ máy quản lý làng xã bao gồm hai bộphận Hội đồng kỳ mục (hay hào mục, chức sắc) gồm những người có thếlực và uy tín trong làng, giữ vai trò đại diện cho cộng đồng và chỉ đạo mọihoạt động của làng Chức dịch đứng đầu là xã trưởng, sau đổi là lý trưởng,

là những người điều hành công việc trong làng và chịu trách nhiệm hoànthành mọi nghĩa vụ đối với chính quyền cấp trên Chức dịch do Hội đồng

kỳ mục giới thiệu để dân làng cử và cấp trên xét duyệt, chấp nhận Bộ máyquản lý làng xã chuyển hóa dần thành đơn vị hành chính cơ sở, nhưng vẫnduy trì tính tự trị tương đối của làng xã và trong giới hạn đó, vẫn mang tínhđại diện cộng đồng

Chính kết cấu kinh tế - xã hội của làng xã và cơ chế vận hành của

bộ máy quản lý làng xã đã sản sinh ra (truyền thống dân chủ làng xã đượcbiểu thị tập trung trong lệ làng và hương ước) Mỗi làng có một hệ thốngphong tục, tập quán riêng tồn tại dưới dạng tập quán pháp rất có hiệu lựcđược gọi là lệ làng Từ thế kỷ XV và nhất là từ thế kỷ XVIII - XIX, tậpquán pháp truyền miệng được biên soạn lại thành văn bản gọi là hươngước Đó là những quy ước nhằm bảo vệ lợi Ých của cộng đồng, điều hòamối quan hệ giữa các thành viên trong làng và giữa làng với nước tức giữa

"lệ làng" với "phép vua" Vì thế hương ước thường được điều chỉnh, bổ

Trang 14

sung cho phù hợp với những biến đổi của những mối quan hệ trên vừa bảođảm đời sống cộng đồng và tính tự trị tương đối của làng xã, vừa thích nghi

và tôn trọng phép nước Nói chung "lệ làng" phải phục tùng "phép vua",nhưng cũng cú lỳc "phép vua thua lệ làng"

Kết quả nghiên cứu và thống kê định lượng một số hương ước cổ(trước Pháp thuộc) và 78 hương ước cải lương thời Pháp thuộc cho thấy cómột số thay đổi nhưng không nhiều (ví dụ như tên gọi một số chức dịchtrong bộ máy quản lý, nghĩa vụ đối với nhà vua và chính quyền thực dân, lệphạt đánh đập và đuổi ra khỏi làng bị bãi bỏ trong hương ước cải lương ).Nội dung cơ bản của hương ước trước hết là bảo vệ lợi Ých chung củacộng đồng như trật tự trị an, sản xuất nông nghiệp, đê điều, thủy lợi, đường

sá và các công trình công cộng (đình làng, đền, chùa, cầu cống ), nêu caotrách nhiệm và nghĩa vụ của các hạng chức dịch cũng như của các thànhviên đối với cộng đồng, quy định nghĩa vụ nộp tô thuế đối với cấp trên, bảo

vệ phong tục tập quán và các thứ bậc trong làng, quy định các tế lễ, hội hè

và các hình phạt vi phạm lệ làng Những quy định của hương ước, nhất làcác hình thức khen thưởng và xử phạt phản ánh rõ hướng giá trị của đờisống cộng đồng làng xã7

Lệ làng giữ vai trò công cụ điều chỉnh hành vi của cá nhân trongcộng đồng, được thực hiện tự nguyện chủ yếu qua dư luận cộng đồng, quanhững lời khen chê, thái độ khích lệ hay phê phán của dân làng Trongtrường hợp cần thiết, làng áp dụng biện pháp phạt vạ hoặc những hình thứcbêu xấu, làm nhục người vi phạm nghiêm trọng lệ làng Ngày xưa, hìnhphạt cao nhất của làng là đuổi ra khỏi làng

Trong truyền thống dân chủ làng xã Việt Nam có những biểu hiệnkhá độc đáo Thông thường dưới thời phong kiến phụ nữ và người nghèo lànhững lớp người bị coi thường và hầu như không có quyền hành gì tronggia đình và xã hội Thế nhưng qua một số công trình nghiên cứu địa bạ gần

Trang 15

đây có thể thấy rằng trong bộ máy quản lý làng xã có những người hoàntoàn không có ruộng đất tư hữu là hiện tượng khá phổ biến ở đồng bằngBắc Bộ đầu thế kỷ XIX Theo số liệu thống kê của 140 địa bạ năm 1805của vùng Hà Đông cũ, trong sè 834 chức sắc của các làng xã vùng này có

558 người chiếm 66,91% tổng số chức sắc, có ruộng đất tư hữu và 276người chiếm 33,09% không có ruộng đất tư hữu8

Còng theo số liệu thống kê địa bạ trên, trên dưới 20% chủ sở hữu làphụ nữ Quyền sở hữu ruộng đất và tài sản nói chung của phụ nữ Việt Nam

đã được Bộ luật Hồng Đức từ thế kỷ XV xác nhận Theo bộ luật này, tronggia đình con gái được quyền kế thừa tài sản bình đẳng như con trai, ruộngđất của cha mẹ trừ phần ruộng hương hỏa để thờ cúng cha mẹ, còn lại chiađều cho các con, trai cũng như gái Tài sản của một gia đình được pháp luậtquan niệm gồm ba bộ luật tạo thành: tài sản của vợ do cha mẹ vợ chia cho,tài sản của chồng do cha mẹ chồng chia cho và tài sản do hai vợ chồng gâydựng nên Khi vợ chồng li dị, tài sản của gia đình phân chia theo nguyêntắc: tài sản của vợ trả về cho vợ, tài sản của chồng trả về cho chồng, tài sản

do vợ chồng tạo lập nên trong thời gian chung sống chia đôi, mỗi ngườimột nửa9 Đó là những nội dung rất độc đáo trong luật Hồng Đức mà cácnhà nghiên cứu luật học chỉ tìm thấy trong bộ luật Hồng Đức ở Việt Namthời kỳ phong kiến, không tìm thấy ở các nước Á Đông khác như TrungQuốc, Nhật Bản, Triều Tiên thời bấy giờ

Tuy nhiên cũng phải thấy rằng dân chủ làng xã nói tới ở đây là mộthình thức dân chủ sơ khai Thực chất của thiết chế dân chủ này là một hìnhthức tự quản nờn cỏc thành viên giám sát lẫn nhau trở thành một yêu cầu tựnhiên và là biện pháp quan trọng để duy trì kỷ cương Phương thức nàychứa đựng tiềm tàng hai khuynh hướng cực đoan Khuynh hướng thứ nhất

là tạo ra tâm lý giám sát thái quá biến thành sự can thiệp của tập thể vàoquá trình phát triển của cá thể, nhất là trong hoàn cảnh bình quân chi phốimọi quan hệ trong làng xã Khuynh hướng thứ hai là khi dư luận không còn

Trang 16

được coi trọng thì những hành vi tù do, tùy tiện (vô chính phủ) rất dễ nảysinh Về một phương diện khác, truyền thống dân chủ làng xã cũng chứađựng tinh thần bình quân chủ nghĩa và tính cục bộ địa phương của từngdòng họ, từng làng xã.

2.3 Cuộc sống gắn bó nhiều đời với sản xuất nông nghiệp khiến

cho người Việt luôn luôn gần gũi với thiên nhiên, hòa nhập với thiên nhiên,thích nghi với thiên nhiên, tạo nên truyền thống giản dị, chất phác, ưa đơngiản, ghét cầu kỳ, xa hoa Trải qua nhiều thế hệ gắn bó với thiên nhiêncùng với những giá trị vật chất và tinh thần do sức sáng tạo của cộng đồngsản sinh ra là những yếu tố quan trọng góp phần dung dưỡng tâm hồn vàtình cảm của người Việt Nam Cũng nhờ đặc điểm này mà người Việt cótấm lòng cởi mở và giàu cảm xúc, sống hòa đồng với cộng đồng và vớithiên nhiên Trong một công trình nghiên cứu về tài năng trẻ Việt Nam, các

số liệu thống kê cho thấy trong sè 11 lĩnh vực mà các tài năng trẻ đã biểuhiện thì văn hóa là lĩnh vực có tần số xuất hiện cao nhất10

2.4 Những mặt khác, sản xuất nông nghiệp với cơ sở kinh tế tiểu

nông và những điều kiện lao động thô sơ đòi hỏi con người phải lao độngvất vả, cực nhọc Đặc biệt là trong điều kiện của thiên nhiên Việt Namnắng lắm, mưa nhiều, Èm thấp, có nhiều hạn hán, lũ lụt và dịch bệnh Quátrình vật lộn với những khó khăn thử thách đó để lao động sản xuất và tạodựng cuộc sống đã rèn đỳc nờn truyền thống cần kiệm, chịu thương chịukhó, giỏi chịu đựng gian khổ Thậm chí chịu khổ còn trở thành một lốinghĩ, một triết lý sống được nhiều người chấp nhận Có thể bắt gặp không

Ýt những thành ngữ dân gian như "đói sạch, rách thơm" hay triết lý "anbần, lạc đạo" trong ngôn ngữ của người Việt

2.5 Trước khi bước vào thời kỳ định cư lấy trồng lúa nước làm

nghề sản xuất chính, tổ tiên của người Việt hoàn toàn không trải qua hìnhthức kinh tế du mục như nhiều dân tộc ở châu Âu và bắc Á Đây cũng là

Trang 17

đặc điểm chung của cả khu vực Đông Nam Á Do đó gần như thiếu hẳnmột truyền thống kén chọn thủ lĩnh theo lối đọ sức, đua tài kiểu du mục.

Đặc trưng nổi bật của nông nghiệp trồng lúa là tính ổn định của quytrình sản xuất và phẩm chất được đề cao là dạy dạn kinh nghiệm, thôngthạo thời tiết, mùa màng Phẩm chất này chỉ thường có ở những người lớntuổi Do đó có vai trò lớn trong sản xuất và trong đời sống xã hội ở các làngquê là cỏc "lóo nụngười tri điền", những người "sống lâu lên lão làng".Tryền thống kinh nghiệm, trọng tuổi tác, trọng người già được hình thànhchủ yếu là do vậy Nhưng cũng xuất phát từ truyền thống này lại nảy sinhvấn đề quyền lực người già mà các nhà nghiên cứu thường gọi là "lãoquyền" Ảnh hưởng của loại quyền lực này nhiều khi có ảnh hưởng tiêu cựcđến sự phát huy vai trò và vị trí xã hội của tầng lớp những người trẻ tuổi

2.6 Còng do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp truyền thống lấy

kinh tế tiểu nông mang nặng tính tự cung tự cấp làm đơn vị và cơ sở, ngườisản xuất không quen hạch toán kinh tế Đối với kinh tế nông nghiệp truyềnthống hầu như mọi tư liệu vật chất phục vụ cho sản xuất đều có sẵn trongtay người nông dân Giống má thì dành từ mùa thu hoạch trước cho vô sau,phân bón thì có sẵn trong chuồng lợn và đặc biệt không bao giờ họ tínhtoán đến công sức của mình bỏ ra Sù lo toan chủ yếu chỉ tập trung vào chutrình sinh trưởng và chăm sóc của cây lúa theo thời vụ

Từ đõy đó hình thành một tập tính kém hạch toán, không quenlường tính xa Hơn thế, sự thành bại của nông nghiệp hoàn toàn bị phụthuộc vào thiên nhiên nên dễ tạo ra tâm lý cầu an, cầu may và "ăn xổi"

2.7 Di tồn dưới dạng tập quán của sản xuất nông nghiệp theo lốikinh tế tiểu nông - một loại hình lao động tương đối tự do, còn được biểuhiện ở tác phong tùy tiện, tản mạn, kỷ luật không chặt chẽ Sự thực là vìsản xuất nông nghiệp tiểu nông không cần tới những tính toán chuẩn xác và

sự hiệp đồng thật chặt chẽ

Trang 18

Hầu hết các cư dân nông nghiệp trên thế giới đều có chung đặc tínhnày Nhưng quá trình công nghiệp hóa với những đòi hỏi khắt khe của sảnxuất nông nghiệp, lối sống tùy tiện, thiếu kỷ luật chặt chẽ dần dần đượcthay thế bằng tác phong chuẩn xác, có kỷ luật thường được gọi là tác phongcông nghiệp Việt Nam chưa trải qua thời kỳ công nghiệp hóa nên ảnhhưởng của lối sống nông nghiệp còn rất đậm nét trong mọi mặt của đờisống xã hội.

3 TÁC ĐỘNG HẰNG XUYấN CỦA HOÀN CẢNH LỊCH SỬ

Vị trí địa lý chiến lược của Việt Nam và hoàn cảnh lịch sử của dântộc Việt Nam sinh ra và lớn lên bên cạnh đế chế Trung Hoa lớn mạnh đãtrở thành nhõn tố quan trọng tạo ra những điều kiện lịch sử thường xuyêntác động đến lịch sử, cuộc sống và truyền thống Việt Nam

Từ khi đế chế Tần (221 - 206 Tcn) thành lập cho đến đế chế Thanh(1644 - 1911), không một triều đại phong kiến Trung Quốc nào không Ýt

ra một lần xâm lược Việt Nam và có những thời kỳ đất nước bị đô hộ kéodài hàng chục, hàng trăm năm như thời Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ, thời Minhthuộc 20 năm

Tiếp theo đó, trong thời kỳ cận đại và hiện đại, khi chủ nghĩa thựcdân bành trướng sang phương Đông thì Việt Nam lại phải đương đầu vớinhững cường quốc đế quốc chủ nghĩa trên thế giới Đó là những cuộckháng chiến và đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kéo dài trên một thế kỷ,chống đế quốc Pháp rồi phát xít Nhật, đế quốc Mỹ

Kể từ kháng chiến chống Tần thế kỷ 3 Tcn đến những cuộc chiếntranh vừa kết thúc trong thế kỷ 20 này, tính ra thời gian cống ngoại xâm,bao gồm cả kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống đô hộ, đã lên đến trên

12 thế kỷ, chiếm quá nửa thời gian lịch sử Đặc điểm đáng lưu ý ở đây là

độ dài thời gian và tần số xuất hiện, số lượng các cuộc kháng chiến và khởinghĩa, chiến tranh giải phóng quá lớn so với các quốc gia, dân tộc khỏc

Trang 19

trờn thế giới Hơn nữa, hầu hết các cuộc kháng chiến lại diễn trong so sánhlực lượng rất chênh lệch, trong điều kiện chiến đấu rất ác liệt Trong lịch

sử, dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với nhiều đế chế lớn mạnh ởphương Đông thời cổ - trung đại và nhiều cường quốc đế quốc chủ nghĩathời cận - hiện đại Vì vậy, con đường sống còn và chiến thắng của dân tộc

ta là phải huy động cao độ sức mạnh mọi mặt của đất nước, sức mạnh vậtchất và tinh thần của cả cộng đồng dân tộc Lịch sử chống ngoại xâm vớinhững đặc điểm như thế đã tác động đến toàn bộ tiến trình lịch sử ViệtNam, đến cuộc sống của cộng đồng các dân tộc và để lại dấu Ên đậm néttrong nhiều truyền thống Việt Nam Đó là chủ nghĩa yêu nước, tinh thầnđoàn kết dân tộc, ý chí quật cường bất khuất, niềm tự tôn dân tộc, trí thôngminh sáng tạo

Trờn cái nền rộng lớn của những truyền thống nói trên, rất nhiềutruyền thống khác cũng đã được hình thành Một trong những biểu hiện dễthấy là truyền thống sùng bái và thờ cúng anh hùng Hầu như ở bất cứ đõutrờn đất nước Việt Nam cũng có thể tìm thấy những đền thờ các nhân vậtlịch sử có công lao với dân tộc Họ được nhân dân suy tôn thành những vịthần linh quanh năm được thờ cúng Sự cúng tế các vị thần này ngoài ýnghĩa trân trọng công lao còn hàm ý cầu mong những vị thần - anh hùngche chở cho dân làng thoát khỏi những hiểm họa chiến tranh và giặc giãvốn xảy ra rất thường xuyên trên đất nước Việt Nam

Còng do tác động của truyền thống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, ở ViệtNam đã hình thành nên truyền thống thượng võ khá đặc sắc của dân tộc

4 TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI

4.1 ói tới tác động văn hóa khu vực, trước hết phải nói tới cơ tầng văn hóa Đông Nam Á Tuy ở mỗi nước đều có biến thái riêng nhưng

tất cả các nước Đông Nam Á đều có một mẫu số chung về văn hóa Đây làmét khu vực tiếp xúc giữa đại lục và hải đảo, nằm trong vùng nhiệt đới gió

Trang 20

mùa, nơi đầu mối của các đường giao thông tự nhiên nối liền với lục địa vàtỏa ra các hải đảo qua những con đường hàng hải nối liền Ên Độ Dươngvới Thái Bình Dương Do điều kiện tự nhiên đó, Đông Nam Á là nơi giaothoa gặp gỡ của nhiều tộc người trờn cỏc đường thiên di, nơi giao lưu rộngrãi của các nền văn hóa trong khu vực và với những nền văn hóa lớn trên thếgiới.

Trước đây, Đông Nam Á không được coi là một khu vực văn hóa,

mà chỉ được coi như khu vực nằm giữa hai nền văn minh Trung Quốc, Ên

Độ và thuộc phạm vi của vựng "ấn Độ húa" (hindouisộ) hay "Trung Quốchóa" (sinisộ) Từ quan niệm này, xuất hiện các tên gọi như bán đảo Trung -

Ên hay Ên Độ - Chi Na (Indochine/Indochina) và ba nước Việt Nam, Lào,Cămpuchia thời thuộc Pháp gọi là "ấn Độ China thuộc Pháp (hay ĐôngDương thuộc Pháp, Indochine francaise) Tên gọi Indonesia cũng có nghĩa

là Ên Đảo (Indonesia = Inde (ấn Độ) + esia (đảo)) Những kết quả nghiêncứu về khảo cổ học, cổ nhân học, lịch sử, văn hóa của những thập kỷ gầnđây đã cho phép bác bỏ quan niệm đó Từ thời tiền sử và sơ sử xa xưa,Đông Nam Á đã là một khu vực văn hóa khá phát triển và có một cơ tầngvăn hóa chung Vào những thế kỷ trước và đầu công nguyên, văn minhTrung Quốc và Ên Độ bắt đầu mở rộng ảnh hưởng vào khu vực này và mỗinước trong khu vực tiếp thu những ảnh hưởng văn hóa của hai trung tâmvăn minh lớn này dưới nhiều phương thức và mức độ khác nhau, nhưngvẫn bảo tồn được bản sắc văn hóa riêng của mỗi nước

Về phương diện lịch sử và kinh tế, Đông Nam Á là một trongnhững khu vực xuất hiện sớm của con người, một trong những cái nôi của

"cách mạng đá mới" với sự ra đời sớm của nghề trồng trọt, nghề nôngnguyên thủy và nằm trong địa bàn quê hương của nghề trồng lúa nước

Về phương diện địa lý - văn hóa, địa - lịch sử, Việt Nam gắn bó vớikhu vực Đông Nam Á, có mẫu số chung với văn hóa khu vực dựa trên nền

Trang 21

tảng văn minh nông nghiệp trồng lúa nước của xứ nhiệt đới, một xã hộixóm làng với kết cấu cộng đồng cao, một quốc gia nhiều tộc người vớinhiều lối sống và quan hệ ứng xử gần gũi Dĩ nhiên trên cơ tầng văn hóachung đó, Việt Nam cũng như mỗi nước Đông Nam Á có những bản sắcvăn hóa riêng do điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sử cụ thể quy định.

4.2 Việt Nam ở vào một khu vực giao tiếp của nhiều nền văn hóalớn trên thế giới, trước hết và quan trọng nhất là hai nền văn minh lớn củanhân loại: Trung Hoa và Ên Độ

Dưới ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, nhiều yếu tố văn hóamới đã được du nhập vào Việt Nam, trong đó ảnh hưởng rõ nét nhất là Nhogiáo Những chuẩn mực Khổng giáo được hòa trộn và điều chỉnh bởi cácgiá trị vốn có của người Việt đã tạo nên một số truyền thống, trong đó hiếuhọc là một nội dung quan trọng Trong các phẩm chất được đề cao, đối vớingười Việt Nam, đạo hiếu và chữ nghĩa là quan trọng nhất Cũng do ảnhhưởng của văn minh Trung Hoa, ở Việt Nam đã hình thành truyền thốngtrọng tước, thích làm quan và coi quan tước là một thang bậc đánh giá sựtiến bộ của một cá nhân

Ảnh hưởng đáng kể nhất của văn minh Ên Độ ở Việt Nam là Phậtgiáo Tuy nhiên, Phật giáo Việt Nam có khác biệt với Phật giáo Ên Độ Sựtruyền bá rộng rãi tư tưởng Phật giáo đã góp phần cùng với những tínhcách của cư dân bản địa tạo nên truyền thống nhân ái, vị tha và bao dungcủa người Việt

Chính do sù giao lưu và tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóaTrung Quốc và Ên Độ mà Việt Nam vừa thuộc cơ tầng văn hóa Đông Nam

Á, vừa mang những đặc điểm gần với văn hóa Đông Á và Nam Á, và cũng

vì vậy có người muốn xếp Việt Nam vào văn hóa Đông Á cùng với TriềuTiên, Nhật Bản11

Trang 22

Từ thế kỷ XVI - XVII, Việt Nam bắt đầu tiếp xúc với văn minhphương Tây qua hoạt động của một số thương nhân v à giáo sĩ người BồĐào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp Qua sự tiếp xúc và giao lưuvăn hóa này, Việt Nam tiếp nhận một số ảnh hưởng văn hóa và kỹ thuậtphương Tây mà sản phẩm tiêu biểu nhất là sự xuất hiện chữ quốc ngữ trên

cơ sở dùng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt Dưới thời Pháp thuộc,nhân dân Việt Nam kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Pháp,nhưng cũng tiếp nhận nhiều ảnh hưởng tích cực của văn hóa Pháp, nhất lànhững quan niệm mới về tự do, bình đẳng, bác ái

Cũng từ đầu thế kỷ xét xử, qua những hoạt động của Nguyễn ÁiQuốc, chủ nghĩa Mác - Lờnin dần dần truyền bá vào Việt Nam Tiếp theo

đó, sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và những cao trào cách mạng doĐảng lãnh đạo dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, hệ tưtưởng mới này trở thành hệ tư tưởng chỉ đạo trong việc hoạch định đườnglối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam và từ đó cũng dần dần tácđộng đến những truyền thống Việt Nam, làm biến đổi một số truyền thống

cổ và nảy sinh những truyền thống mới

Sù giao lưu và tiếp biến văn hóa rộng rãi và lâu dài vừa làm phongphú, đa dạng nền văn hóa dân tộc Việt Nam, vừa tạo cho con người ViệtNam một thái độ không đóng kín, thu mình lại đối với thế giới bên ngoài,

và tương đối cởi mở, dễ dàng tiếp nhận những cái hay, cái mới của nướcngoài, dễ dàng hội nhập với cộng đồng khu vực và thế giới

Những nội dung của truyền thống Việt Nam được nêu trên đây chưathể coi là đầy đủ, bởi vì đi sâu vào truyền thống còn phải nghiên cứu kỹtừng mặt, từng lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như phải xem xét kỹ từngloại hình và cấp độ của tổ chức cộng đồng

Trên đây, theo chúng tôi, mới chỉ là những nét khái quát chủ yếucủa truyền thống Việt Nam, được hình thành bởi những tác động cơ bản và

Trang 23

thường xuyên nhất Mặc dù vậy, những nội dung truyền thống này có ýnghĩa chi phối các nội dung truyền thống khác Những vấn đề nêu ra ở đâycũng chưa nhằm đánh giá, nhận định những mặt tích cực hoặc tiêu cực củacác truyền thống, mà mới là chỉ ra các truyền thống cơ bản cùng với một sốluận giải về nguồn gốc, cơ sở hình thành và nội dung chủ yếu của cáctruyền thống đó.

Chúng tôi thấy cũng cần phải nhắc lại trong kết luận này là truyềnthống cùng với những nội dung xác định của nó hình thành không phải chỉ

do tác động của một nhân tố riêng biệt nào đó mà luôn luôn là kết quả củanhững tác động của đa nhân tố Nhưng dù thế nào thì trong quá trình hìnhthành đó cũng có những nhân tố đóng vai chủ đạo Cách tiếp cận của chúngtôi ở đây, một mặt muốn làm đơn giản sự nhận diện nội dung của cáctruyền thống, mặt khác cũng là muốn nhấn mạnh các yếu tố đóng vai tròchủ đạo trong việc hình thành nội dung của một truyền thống nào đó

1994, tr 72-107

3 Nguyễn Văn Ngọc: Tục ngữ phong dao Việt Nam, Nxb tác phẩm HồChí Minh, 1991

4 J Boissiere: L' Indochine avec les francaises, Paris 1890, tr 58

5 J.L.Lanessan: Le Tonkin et la mốra Paris 1890, tr.266

6 P Ory: La commune Anamite au Tonkin, Paris 1894 Bản dịch, HàNội, 1992, tr.25

Trang 24

7 Bựi Xuõn Đớnh: Truyền thống Việt Nam qua tư liệu hương ước,Trong Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, T.I,

10 Quốc triều hình luật, Hà Nội, 1991, điều luật 388, 391, 374, 375

11 Vò Minh Giang: Một số suy nghĩ về tài năng trẻ trong lịch sử ViệtNam Thông báo khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo số I/1993

12 Arnold Toynbee: A Study of History Oxford University Press,London 1972

Leon Vandermeersch: Le nouveau monde sinisộ Paris 1986

Trang 25

Chương 2

NHỮNG TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU CÁI CHUNG

VÀ CÁI RIấNG CỦA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC

1 CÁI CHUNG VÀ CÁI RIấNG TRONG DƯ ĐỊA CHÍ VÀ ĐỊA PHƯƠNG CHÍ XƯA VÀ NAY

1.1 Thế kỷ XV Nguyễn Trãi viết Dư địa chí và những bạn của ông

là Lý Tử Tấn, Nguyễn Thiờn Tớch, Nguyễn Thiờn Tỳng viết cẩn án vàthông luận cho sách này chắc chắn đã nhận rõ cái chung và cỏi riờng trongtruyền thống các cộng đồng cư dân Đại Việt qua quá trình phát triển lịch sử

và điều kiện địa lý nhân văn Các ông không chỉ phân biệt phạm vi khu vựchành chính các trấn xứ, đặc điểm kinh tế mà cũng phân biệt phong tục tậpquán từng địa phương Khi bàn về đất Bắc Giang (Hà Bắc) Lý Tử Tấn viết:

"Người vùng Kinh Bắc hay oán giận hung tợn, đầu thời thái bình cũngthường ngang ngạnh Thần trước làm chức hành khiển ở đạo Êy, tâu bàyviệc nơi biên cảnh, có xin tăng quân số phòng thủ" Khi nói về đất HảiDương, ông viết: "Đạo Hải Dương đất tốt, người hung hãn Thời thái bìnhthì thuận tòng, thời loạn thì cường ngạnh, từ Đinh Lê đến giờ vẫn thế".Hoặc khi nói đến Nghệ An, ông viết: "Ở Nghệ An, lòng người nham hiểmhung hãn hơn người Châu Ái Đường sá xa xôi thủy thổ thường quen, cáctriều đại lấy nơi đó để chế ngự những man di ở phía Tây Nam"1 Lý Tử Tấncũn nờu một số đặc điểm phong tục tập quán, tính nết con người cỏc vựngSơn Tây, Sơn Nam, Thuận Hóa, Quảng Nam, có tốt, có xấu, có ưu điểm vànhược điểm, theo con mắt của nhà cai trị lúc bấy giờ

Thế kỷ XVII Dương Văn An viết Ô châu cận lục, thế kỷ XVIII Lê Quý Đôn viết Phủ biên tạp lục, Trần Danh Lâm viết Hoan châu phong thổ

chí, Bùi Dương Lịch viết Nghệ An ký Sang thế kỷ XIX, hàng loạt sách dư

địa chí được biên soạn cẩn thận, chi tiết và đa dạng Các tác giả Lê Quang

Trang 26

Định, Trịnh Hoài Đức, Phan Huy Chú, Nguyễn Văn Siêu cho ra đời các bộ

Hoàng Việt dư địa chí, Gia Định thành thông chí, Phương Đình dư địa chí.

Và đặc biệt là các sử thần của Quốc sử quán thời Tự Đức (1847 - 1883) đã

biên soạn bộ Đại Nam nhất thống chí (28 quyển) Ngoài ra còn có thể kể một số địa chí viết về địa phương miền núi như Hưng Hóa phong thổ lục của Hoàng Bỡnh Chớnh, Hưng Hóa ký lược của Phạm Thận Duật, Cao

Bằng thực lục của Bế Hữu Cung v.v

Cái chung và cỏi riờng trong sách dư địa chí và địa phương chí củacác tác giả trên được nhận thức khá sâu sắc, đặc biệt là những biến đổi diờncỏch địa lý hành chính; về đặc điểm kinh tế (nông lâm sản, các nghề thủcông); về địa hình sông ngòi núi non; về các nhân vật chính trị nổi tiếng;các anh hùng có công với nước với dân và cả về phong tục tập quán và tính

cách con người Phan Huy Chó trong sách Dư địa chí (trong bé Lịch triều

hiến chương loại chí) có nhận xét về người Nghệ An như sau: "Nói cao

sụng sõu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có danhtiếng hơn cả ở Nam Châu Người thuần mà chăm học, súc vật thì nhiều thúquý của lạ Được khí tốt của núi sông nên sinh ra nhiều bậc danh hiền".Sỏch trờn cũng cho rằng người Sơn Nam "tụ khí anh hoa, tục gọi là vănnhã", còn người Sơn Tây "Phong khí và nhân vật gần giống như đời cổ, cóthói quen theo tính thật thà"2

Sách Đại Nam nhất thống chí viết nói về người Hà Nội: "Đàn ông

chăm học, phụ nữ siêng dệt may, công nghệ tinh khéo, Thành thị là nơi tụhọp công thương, có lẫn cả người nước Thanh, tập tục thích xa hoa, dânthôn quê tằn tiện chất phác" Hoặc bàn về người Hưng Yờn, sỏch này viết:

"Kẻ sĩ gắng học, nhà nông chăm cày ưa tiết kiệm, tránh xa xỉ, cũng giốngnhư phong tục Nam Định Dân huyện Hưng Nhõn giỏn hoặc có người điêutoa ngoa ngoắt, trai huyện Kim Động phần nhiều lười biếng chơi bời"3

Trang 27

Nhận xét về tính cách của người Bắc Ninh, Đại Nam nhất thống chí

viết: "Tập tục văn vẻ mà cần kiệm, gần giống như Hà Nội Đến như làngPhù Đổng thì nổi tiếng trung nghĩa; làng Đằng Yờn khụng cẩu thả về mặthôn thú, làng Trần Xá chuộng tiết nghĩa, biết lễ phép"4 Mỗi tỉnh chí của bộsách này đều có mục phong tục chuyên bàn luận về phong tục tập quán, vềtính cách con người Chẳng hạn người Sơn Tõy thỡ "thô lỗ, hung hãn cóhọc thì mới thoát khỏi tập tục", người Thừa Thiờn thỡ "tập tục thuần hậu, sĩphu chăm học hành, dân tứ siêng cấy, dệt, kỹ nghệ tinh khéo, văn vật sángtươi"; người Khỏnh Hũa thỡ "phong tục thuần hậu, tập quán quê mùa Kẻ sĩchất phác mà trầm tĩnh, nhân dân kiệm mà lành"5

Ngày nay xem lại những nhận xét như trên có lời bàn chưa hẳn đãchính xác, nhưng biểu thị một khuynh hướng của các tác giả là cố gắng tìm

ra những đặc tính con người trong từng địa phương, từng tỉnh

1.2 Trong thời Pháp thuộc cho đến năm 1945, địa phương chí được

biên soạn nhiều hơn Các tác giả có người Việt, người Pháp, có người làhọc giả, có người là quan chức địa phương Trong cả nước, tỉnh nào cũng

có một vài bộ địa chí, bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Pháp Nổi tiếng làcác bộ sách Le Thanh Hóa của C.Robequin, Les paysans du delta

Tonkinois (những người nông dân châu thổ Bắc Bộ) của P.Gourou, Địa chí

Hưng Yên của Trịnh Như Tấu, Địa chí Hà Đông của Hoàng Trọng Phu Số

lượng địa chí của các tỉnh thuộc Nam Kỳ cũng rất phong phú Các tỉnh BếnTre, Biờn Hũa, Cần Thơ, Chợ Lớn, Gia Định, Long Xuyên, Mỹ Tho, TràVinh, Vĩnh Long đều có những chuyên khảo công phu

Các địa chí được biên soạn trong thời Pháp thuộc trình bày về nhiềumặt như địa lý tự nhiên, địa lý nhân văn, sự phát triển kinh tế, chính trị, xãhội v.v Nhưng về mặt nhân học (dưới góc độ nhân cách, lối sống) lại khá

sơ lược hoặc không đề cập Mục đích viết địa chí của các tác giả thời kỳcận đại đến năm 1945 là chú trọng đến nội dung kinh tế - chính trị Cỏi

Trang 28

riờng của địa phương được tác giả trình bày chủ yếu là những ưu, nhượcđiểm về kinh tế.

2 NHỮNG TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU

Qua quá trình lịch sử lâu dài, cùng sinh ra và lớn lên trong một môitrường thiên nhiên, đặc điểm sinh thái của xứ nhiệt đới gió mùa, cùng trảiqua những các hình thái kinh tế xã hội, cùng tồn tại và phát triển trong côngcuộc dựng nước và giữ nước chung, cựng cú một nền văn hóa chung, conngười Việt Nam với tư cách là những thành viên của một cộng đồng thốngnhất của nhiều dân tộc, có chung một số truyền thống tiêu biểu của dân tộcViệt Nam Có thể nêu lên những truyền thống chung và tiêu biểu sau đây

2.1 Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã hình thành từ trong thời kỳ

dựng nước đầu tiên và liên tục phát triển trong lịch sử xây dựng và bảo vệđất nước, trong quá trình tồn tại với biết bao gian nan thử thách của dântộc

Trải qua thời kỳ dài hơn nghìn năm Bắc thuộc, người Việt đứngtrước nguy cơ đồng hóa và diệt vong mà bao nhóm người Việt khác trongkhối Bách Việt đã không vượt qua được, đã bị Hỏn húa và đất đai bị sápnhập thành quận huyện của các đế chế Hán, Đường, Minh, Thanh Tronghơn nghìn năm Bắc thuộc, người Việt tuy mất nước nhưng vẫn giữ đượclàng như "thế giới riêng" của mình để bảo tồn tiếng nói và văn hóa củacộng đồng và từ đó biết tiếp nhận nhiều yếu tố tích cực của văn hóa Hánlàm phong phó cho văn hóa, ngôn ngữ dân tộc, phát triển cuộc sống kinh tế

- xã hội, tăng thêm sức mạnh cho dân tộc Qua giao lưu văn hóa và cả quacưỡng bức văn hóa của kẻ xâm lược, Việt Nam tiếp nhận nhiều ảnh hưởngvăn hóa Trung Quốc, nhưng điều cẩn khẳng định là Việt Nam vẫn giữ đượcvốn văn hóa cùng bản sắc văn hóa của mình và cuối cùng, tự mình đấutranh giành lại được độc lập dân tộc Đây là một trường hợp thành công

Trang 29

duy nhất trong cỏc nhúm Bách Việt và cũng là trường hợp hiếm có tronglịch sử thế giới.

Từ năm 938 về sau, Việt Nam mới thực sự bước vào một kỷ nguyênđộc lập mới Song từ bấy giờ đến cuối những năm 70 của thế kỷ này, nhândân Việt Nam vẫn phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến toàn dân khốcliệt; chống Tống, chống Mụng Nguyờn, chống Minh, chống Thanh, chốngPháp, chống Mỹ Mỗi lần kháng chiến, tinh thần yêu nước của dân tộcViệt Nam lại trải qua những thử thách mới và càng được rèn luyện, nâng cao

Bài thơ Nam quốc sơn hà Nam đế cư đời Lý; bài Hịch tướng sĩ của

Quốc công Tiết chế Trần Quốc Tuấn cùng biết bao lời nói và việc làm củacác vị Hoàng đế, tướng soái cho đến những người dân yêu nước bìnhthường trong kháng chiến chống Tống, chống Mụng - Nguyờn, đều lànhững biểu thị của tinh thần xả thân vì nước

Tới thế kỷ XV, tinh thần yêu nước lại được nâng lên với lòng tựhào dân tộc và một nhận thức mới về lịch sử, về văn hóa mang tính hệ

thống và khái quát cao qua Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi sau khi đánh

đuổi quân Minh ra khỏi nước

Cuối thế kỷ XVIII, đất nước đang bị phân liệt Đàng Trong - ĐàngNgoài và các chính quyền Trịnh, Nguyễn đã thoái hóa, giặc ngoại xâm đedọa từ hai phía Nam, Bắc Thế mà phong trào Tây Sơn dưới sự lãnh đạocủa Nguyễn Huệ đã dương cao ngọn cờ yêu nước "đỏh cho sử tri Nam quốcanh hùng chi hữu chủ", đã đánh tan kẻ thù từ hai phía, bảo vệ thành côngchủ quyền đất nước

Trong Cách mạng tháng Tám 1945 rồi trong kháng chiến chốngPháp, chống Mỹ, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lại được phát huy và nânglên ngang tầm thời đại Trong 30 năm liên tục dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam, toàn quân, toàn dân Việt Nam đã thực hiện thắng lợilời thề độc lập thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thà hy sinh tất cả,

Trang 30

nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", "Toàn thểdân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và củacải để giữ vững quyền tự do và độc lập Êy" (Tuyên ngôn độc lập).

Quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa yêu nước và tinhthần dân tộc Việt Nam còn gắn liền với quá trình hình thành và phát triểnsớm của cộng đồng dân tộc Việt Nam Đây là một vấn đề lớn đã được giới

sử học và khoa học xã hội Việt Nam và cả một số nhà Việt Nam học nướcngoài nêu lên và thảo luận từ năm 1955 cho đến nay Trước đây có một xuhướng nghiên cứu sự hình thành dân tộc Việt Nam theo quan niệm "dântộc" (nation) như các nước châu Âu, ở đó "dân tộc" không thể ra đời trướcchủ nghĩa tư bản và coi "dân tộc" như một phạm trù lịch sử hình thành trên

cơ sở phát triển của chủ nghĩa tư bản Và như thế, không chỉ ở Việt Nam vànói chung ở phương Đông, vào thời kỳ tiền thực dân chưa có khả năng hìnhthành và tồn tại của "dân tộc" Nhưng càng ngày càng có nhiều nhà khoahọc cho rằng quá trình hình thành dân tộc ở Việt Nam và nhiều nước phươngĐông diễn ra không hoàn toàn như phương Tây và quan điểm cho rằng dântộc Việt Nam hình thành sớm được nhiều người chấp nhận Đó là một quátrình cố kết cộng đồng diễn ra trên cơ sở liên kết cộng đồng nhà (gia đình) -làng (công xã nông thôn) - nước (quốc gia, dân tộc) trong những điều kiện

tự nhiên, xã hội và hoàn cảnh lịch sử cũng như sự phát triển của các hìnhthái kinh tế - xã hội của phương Đông có khác với phương Tây6

Quá trình thống nhất quốc gia và hình thành sớm của dân tộc ViệtNam cũng góp phần quan trọng thúc đẩy sự cố kết dân tộc và sự trưởngthành của ý thức dân tộc

Yêu nước là tình cảm và ý thức phổ biến của mọi dân tộc Nhưng ởdân tộc Việt Nam do hoàn cảnh lịch sử riêng, do những thách thức mà dântộc phải trải qua, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hình thành sớm, phát triểnsâu sắc và mang những nội dung riờng Đú không những là tình yêu quê

Trang 31

hương xứ sở, mà còn là ý thức dân tộc, tinh thần độc lập, ý chí tự lập tựcường cao mà nội dung cơ bản là coi độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia,toàn vẹn lãnh thổ là lợi Ých tối cao, là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.Người Việt Nam coi chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc đó là chuẩnmực cao nhất của đạo lý Việt Nam, là tiêu chí chi phối mọi giá trị, hành vi

và ứng xử xã hội

2.2 Tinh thần cộng đồng là một nét nổi trội, phổ biến và đặc sắc

của truyền thống Việt Nam Hiện nay hơn 80% dân số Việt Nam vẫn sốngtrong các cộng đồng làng, Êp, bản, buôn ở nông thôn và miền núi Giữanhững con người trong các làng, Êp, bản, buôn Êy còn bảo lưu nhiềuquan hệ cộng đồng chồng xếp lên nhau

Loại hình cộng đồng xuất hiện sớm trong lịch sử là cộng đồnghuyết thống của công xã thị tộc, rồi tiếp theo đó, là cộng đồng gia đình vàdòng họ bảo tồn lâu dài cho đến tận ngày nay và giữ vai trò quan trọngtrong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội

Gia đình Việt Nam phổ biến là loại gia đình hạt nhân, tuy mét sốdân tộc miền núi ở Tây Bắc và Tõy nguyờn còn tồn tại loại hình đại giađình Nhưng nền kinh tế nông nghiệp lúa nước truyền thống đã khiến chogia đình nhỏ sớm trở nên đơn vị kinh tế và từ đó càng củng cố vị trí, vai tròcủa gia đình và sự liên kết các thành viên của gia đình

Theo thống kê của nhà Tiền Hán, vào thế kỷ I Tcn, quận Giao Chỉ(Bắc Bộ) có 92.440 hộ với 746.232 nhân khẩu, bình quân mỗi hộ có 8,07người; quận Cửu Chân (bắc Trung Bộ) có 35.743 hộ với 160.013 nhânkhẩu, bình quân mỗi hộ có 4,61 người; quận Nhật Nam (trung Trung Bộ)

có 15.460 hộ với 69.480 nhân khẩu, bình quân mỗi hộ có 4,49 người7 Nhưvậy ở Việt Nam thời đó, bình quân mỗi g có 6,83 người

Trang 32

Vào đầu thế kỷ XV, thống kê dân số của nhà Minh năm 1417 chobiết, số hộ của cả quận Giao Chỉ (tức Việt Nam thời thuộc Minh) là120.412 và số nhân khẩu là 500.264, bình quân mỗi hộ có 4,15 người8.

Kết quả điều tra dân số năm 1989 cho biết chính xác tổng dân số là62.656.941 người với 12.958.041 hộ, bình quân mỗi hộ có 4,84 người9

Tất nhiên ngày xưa, không chỉ miền núi mới có đại gia đình mà ngaymiền đồng bằng cũng có hiện tượng gia đình "ba thê bảy thiếp", gia đình

"tam đại đồng đường", "tứ đại đồng đường", cú lỳc "ngũ đại đồng đường" J.Boissiốre cho biết đến thế kỷ XIX "khi 5 đời của cùng một gia đình cùngsống quây quần mà không có xích mích gì, quan phủ huyện hàng năm phảitâu trình lên nhà vua để được ban thưởng"10 Điều đó chứng tỏ đấy là hiệntượng hiếm có và phần nhiều thuộc tầng lớp quý tộc, tầng lớp trên Cònđơn vị gia đình phổ biến trong dân chúng là gia đình nhỏ và ngày nay,trong một số gia đình có sự chung sống của ông bà và cháu thường chỉtrong một thời gian nhất định khi con cháu làm nghĩa vụ nuôi dưỡng ông

bà, cha mẹ

Do sự gắn bó lâu đời trong tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và con cáicủa tế bào xã hội, cùng chia sẻ nỗi vui buồn, sướng khổ của cộng đồng,cùng lao động sinh sống, cùng nuôi dạy con cái , tình cảm gia đình rất sâuđậm trong tâm lý con người Việt Nam và là cơ sở đầu tiên có ý nghĩa nềntảng của tính cộng đồng

Những gia đình cùng huyết thống họp nhau lại thành họ Cộng đồng

họ tồn tại phổ biến và ở nông thôn, những thành viên cùng dòng họ thườngsống quy tô trong một xóm hay một địa bàn cư trú nhất định, có nhà thờ họchung, có gia phả và có họ cũn cú tộc ước quy định những điều lệ giúp đỡnhau trong khó khăn hoạn nạn, trong hiếu hỷ và những nghĩa vụ đối vớiviệc họ, việc thờ cúng tổ tiên chung Quan hệ dòng họ mở rộng và củng cốthêm quan hệ huyết thống lấy gia đình làm đơn vị Tục ngữ Việt Nam cú

Trang 33

cõu "giọt máu đào hơn ao nước lã" Người Kinh có khoảng 300 họ, riờngvựng đồng bằng Bắc Bộ có khoảng trên 200 họ11 Theo kết quả thống kêđịa bạ năm 1805 của 5 huyện thuộc Hà Đông cũ thỡ vựng này có 71 họ tínhtheo danh sách những chủ sở hữu ruộng đất12 Tất nhiên rất khó thống kêmột cách chính xác số họ trong cả nước hoặc trong từng vựng vỡ ở ViệtNam, mỗi họ có khi được gọi bằng tên một chữ riêng như họ Lê, Nguyễn,Lý , nhưng có khi được phân biệt bằng tên gọi gồm hai chữ ghép nhưNguyễn Đình, Nguyễn Văn, Nguyễn Huy

Cộng đồng làng xã có nguồn gốc từ công xã nông thôn ra đời từgiai đoạn tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và hình thành nhà nướcđầu tiên trong lịch sử Loại công xã này tồn tại phổ biến và mỗi dân tộc ởViệt Nam đều có tên gọi riêng như chạ, chiềng rổi làng trong dân tộc Kinh(Việt), bản, mường trong dân tộc Mường, Thỏi; buụn, plõy trong các dântộc Tõy nguyờn, phum, srúc trong dân tộc Khơ Me

Nói chung, tùy theo tiến trình lịch sử và đặc điểm của từng dân tộc,từng khu vực, các công xã nông thôn bao gồm những loại hình chính sau đây:

1 Loại chỉ có ruộng đất công, không có ruộng đất tư hữu và ruộngđất cụng đú được phân chia về cho các gia đình thành viên cày cấy

2 Loại vừa có ruộng đất công vừa có ruộng đất tư hữu và phầnruộng đất công tuy thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà vua, nhưng vẫn docông xã quản lý và chia về cho các gia đình sử dụng

3 Loại hầu như chỉ có ruộng đất tư hữu, ruộng đất công không cóhoặc không có bao nhiêu

Có thể nêu lên 3 mô hình của 3 loại công xã nông thôn trên nhưsau:

Trang 34

Loại 1 và 2 còn tồn tại phổ biến ở miền núi Ở đồng bằng, trong dântộc Kinh, loại 1 phổ biến trong thời cổ đại, loại 1 và 2 cùng tồn tại trongthời kỳ thế kỷ X đến XV, loại 2 và 3 cùng tồn tại phổ biến trong thế kỷXVI đến XX, nhưng ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là loại 3.

Cho đến thế kỷ XIX, nói chung trên cả nước, trong tổng số ruộngđất canh tác và nộp thuế (thực trưng) có gần 20% ruộng đất công13 Tuy nhiêntrong từng vùng, tỷ lệ giữa ruộng đất công và ruộng đất tư rất khác nhau

Kết quả khai thác và xử lý 140 địa bạ năm Gia Long 4 (1805) của 5huyện Từ Liêm, Thượng Phúc, Sơn Minh, Đan Phượng và Hoài An, naythuộc miền tây Hà Nội và tây nam Hà Tây, trước đây thuộc tỉnh Hà Đông,cho biết ruộng đất tư chiếm 65,34% tổng diện tích canh tác, trong lúc ruộngđất công chỉ còn 14,59% và công châu thổ 7,53%, ngoài ra là các loạiruộng đất của chùa, đền, nhà thờ họ, thổ cư14

Trang 35

Chñ n÷ Chñ nam

Trang 36

Kết quả khai thác và xử lý 1.637 địa bạ của Nam Kỳ lục tỉnh nămMinh Mạng 17 (1836) lại cho biết ruộng đất công chỉ chiếm 7,57%, tronglúc ruộng đất tư chiếm đến 92,43% tổng diện tích canh tác15.

Tỉnh Tổng diện tích RĐ canh tác Ruộng đất công Ruộng đất tư

6,18%

12597.7.07.5 93,82%

7,60%

156645.2.07.0 92,40%

1,13%

134423.3.01.9 98,87%

12,73%

155938.7.14.0 87,27%

4,48%

92239.6.09.1 95,52%

77,10%

717.4.02.8 22,90%

100%

38532.3.04.9 7,57%

552562.1.12.3 92,43%

Tuy tỷ lệ ruộng đất công và tư trong làng xã cỏc vựng khác nhaunhiều như vậy và tuy đặc điểm của làng xã luôn luôn có những thay đổitrong không gian và thời gian, nhưng sự bảo tồn lâu dài của làng xã trên cơ

sở kết cấu kinh tế - xã hội của công xã nông thôn đã tạo nên một nền tảngquan trọng cho tâm lý và tính cách cộng đồng của con người Việt Nam.Bên trong mỗi làng xã là sự tồn tại đan xen rất đa dạng nhiều loại cộngđồng khác nhau Thêm vào đó là những tục lệ, hương ước, những tínngưỡng dân gian và những lễ hội truyền thống càng nâng cao ý thức, tâm lýcộng đồng và thắt chặt quan hệ cộng đồng

Từ gia đình đến dòng họ rồi làng xóm, hàng loạt quan hệ cộng đồngcùng tồn tại và bổ sung cho nhau, tạo nên tính cộng đồng cao trong cuộc

Trang 37

sống hàng ngày, trong các hoạt động văn hóa - xã hội cũng như trong ýthức, tâm lý và cả trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam.

Tính cộng đồng là đặc điểm chung của nhiều nước phương Đông,tuy mỗi nước do những điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử khác nhau

mà mang những sắc thái riêng Những nước Á Đông như Trung Quốc, HànQuốc, Nhật Bản, việt nam đều được nhiều nhà nghiên cứu coi là nhữngnước có tính cộng đồng cao, nhưng rõ ràng nội dung và tính cách cộngđồng lại khác nhau

Tính cộng đồng của người Hoa ở Trung Quốc chủ yếu dựa trên cơ

sở của đại gia tộc với những gia đình lớn và chế độ gia trưởng rất mạnh

Tính cộng đồng của người Nhật được biểu thị tập trung trong nhữngnhóm xã hội gọi là ie (ie là "gia" có nghĩa như một cộng đồng dựa trên thểchế hộ gia đình) với ý thức bảo vệ lợi Ých chung và lòng trung thành cao

độ với cộng đồng Có người định nghĩa "ie là nhóm xã hội được xây dựngtrên nền tảng của một cấu trúc được thiết lập theo sù sinh sống và tổ chứcquản lý"16 Tính cộng đồng này có cội nguồn sâu xa trong lịch sử Nhật Bản,thể chế gia đình, làng xã và văn hóa Nhật Bản, được chế độ Sảmtai củng cốbằng tinh thần kỷ luật, tổ chức cao và lòng trung thành vô hạn, đã được xãhội hóa thành những giá trị xã hội Bên trong nhóm xã hội, quan hệ huyếtthống không quan trọng, mà là ý thức phận sự, quan hệ tình cảm và cấutrúc theo chiều dọc cùng với các thứ bậc phân loại rạch ròi giữ vai trò chiphối Tính cộng đồng đú đó được phát huy cao độ trong đời sống mọi mặtcủa người Nhật, đặc biệt trong các tổ chức kinh tế - xã hội, trong các công

ty, xí nghiệp và trở thành một sức mạnh tinh thần to lớn trong xây dựng đấtnước, trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được các nhà Nhật Bảnhọc đặc biệt quan tâm nghiên cứu và thảo luận

Hàn Quốc là một nước đồi núi, hầu như không có đồng bằng, cáclàng xã vì thế trải rộng trờn cỏc thung lòng hay đồi núi Nền tảng của làng

Trang 38

xã là những dòng họ với những gia đình nhỏ mang tính gia trưởng cao vàgiữ vai trò chi phối cuộc sống cộng đồng17.

Tính cộng đồng của mỗi nước có chỗ mạnh và chỗ yếu, vấn đề làbiết cách phát huy, khai thác sức mạnh đó như thế nào và về phương diệnnày, Nhật Bản là một thành công lớn

2.3 Tinh thần nhân ái, khoan dung và trọng nghĩa khí

Do phải liên kết lại trong cuộc đấu tranh khắc phục thiên tai, khaihoang, đắp đê làm thủy lợi, chống ngoại xâm, do sống gắn bó trong cáccộng đồng gia đình và làng nước, con người việt nam có tinh thần đoàn kếtthương yêu, giúp đỡ, đùm bọc nhau trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn Tinhthần nhân ái đó được phản ánh trong các phong tục tập quán của làng xã,trong các hội, phường mang tính chất tương trợ, ái hữu và được đúc kết lạitrong nhiều ca dao tục ngữ trở thành như câu nói đầu miệng của người ViệtNam:

Thương người như thể thương thân,

Lá lành đựm lỏ rỏchBầu ơi thương lấy bớ cựng,Tuy rằng khác giống nhưng chung một loài

Trong quan niệm truyền thống, người việt nam coi nước, quốc gia,dân tộc cũng như một thứ cộng đồng huyết thống, nhưng con cháu của một

tổ tiên chung từ trong nguồn gốc xa xưa Điều đó biểu thị trong huyền thoại

Bố Lạc Long (Rồng) lấy Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm con,trong đó người con trưởng theo Mẹ lờn nỳi là Vua Hùng lập ra nước VănLang Vì vậy người việt nam coi nhau là con Rồng cháu Tiên, là đồng bàoruột thịt có vị Tổ chung là Vua Hùng Cách xưng hô của người Việt cũng là

sự chiếu rõi quan hệ huyết thống gia đình ra quan hệ toàn xã hội Người Ýt

Trang 39

tuổi tự xưng là con, là cháu, và gọi người cao tuổi hơn là cụ dỡ, chỳ bỏc,ông bà, cụ

Nguyễn Trãi từng nói:

Đồng bào cốt nhục nghĩa càng bền,Cành nam, cành bắc một cội nên

Tục thê cúng tổ tiên phổ biến của người Việt cũng biểu thị tấm lòngtưởng niệm, ghi nhớ công ơn của con cháu đối với tổ tiên, đồng thời cầumong sự chứng giám, phù hộ của tổ tiên Đó là truyền thống "uống nướcnhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ giồng cây" của đạo lý Việt Nam

Trong gia đình, dòng họ có tục thờ cúng tổ tiên, thì trong làng cótục thờ Thành hoàng được coi là vị thần bảo hộ cho cả cộng đồng làng xã.Tục thờ Thành hoàng và ngụi đỡnh làng là nơi sinh hoạt cộng đồng và tiếnhành các nghi lễ tín ngưỡng là một nét độc đáo của làng Việt Trung Quốc

có tục thờ Thành hoàng nhưng chủ yếu ở thành thị Ở ta, Thành hoàngthường là những người có công với dân với nước, những anh hùng dân tộc,những nhà văn hóa, những người có công khẩn hoang lập Êp, truyền bánghề mới và cả những Thiên thần tức những hiện tượng tự nhiên liênquan đến nông nghiệp và cuộc sống cộng đồng như mây, mưa, sấm, chớp

Trong tín ngưỡng Việt Nam cũn cú những tàn dư của đạo Vật tổ,của tín ngưỡng phòng thực, có tục thờ Nữ thần, nhất là thờ Mẫu18 Tínngưỡng dân gian Việt Nam mang tính đa thần Thần của người Việt khôngphải cao xa như một thứ lý trí tuyệt đối siêu nhiên, cũng không phải nhữngChúa cứu thế, Chúa sáng thế sinh ra loài người và cứu vớt linh hồn , mà lànhững Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa, Mẹ Dâu, những lực lượng tự nhiên liênquan đến cuộc sống con người, những vị "sinh vi tướng, tử vi thần", nhữngcon người có nhiệm vụ "hộ quốc bảo dân" như được các vương triều phongtặng trong sắc thần Những vị thần đó được tôn thờ để chứng giám, phù trợ,cứu giúp những con người hiện thế, vì cuộc sống của họ

Trang 40

Trên cơ sở các tín ngưỡng dân gian đó, từ rất sớm, Việt Nam tiếpnhận Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo Tuy có thời Phật giáo toàn thịnh nhưthời Lý, Trần, có thời Nho giáo được các vương triều nâng lên vị trí độc tônnhư thời Lê sơ, thời Nguyễn Nhưng trong thực tế và quan niệm phổ biếncủa nhân dân, các tôn giáo và hệ tư tưởng đó đều hội nhập với tín ngưỡngdân gian và đều "tam giáo đồng tôn", hay thậm chí "tam giáo đồngnguyên" Trong nhiều gia đình, vừa thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu, vừa thờPhật, thờ Khổng Tử Người Việt Nam tiếp nhận nhiều ảnh hưởng sâu xacủa Nho giáo, nhất là qua giáo dục và thi cử Đạo Phật với những tư tưởngbình đẳng, bác ái, cứu nạn cứu khổ, đại từ đại bi, càng dễ hội nhập vào đờisống xã hội, vào nền văn hóa dân gian với những truyền thống đoàn kết,tương thân tương ái của Việt Nam.

Từ thế kỷ XVI - XVII, đạo Thiên chúa từ phương Tây cũng đượctruyền bá vào Việt Nam Sau đó, có đạo Tin lành, trong dân tộc Chăm, Khơ

Me có Hồi giáo, Ên Độ giáo Chỉ có đôi lúc, vì đạo Thiên chúa khôngchấp nhận tục thờ cúng tổ tiên, và nhất là vì chủ nghĩa thực dân cố ý lợidụng tôn giáo này trong mưu đồ xâm lược, nờn cú xảy ra hiện tượng "xungđột lương - giáo" Nhưng đó chỉ là hiện tượng cục bộ và nhất thời, tronglịch sử Việt Nam không có chiến tranh tôn giáo và hận thù tôn giáo Tuyệtđại đa sè con người Việt Nam không có tâm lý cuồng tín tôn giáo Thái độphổ biến của nhân dân Việt Nam là sự khoa dung tôn giáo

Trước kẻ thù xâm lược, nhân dân ta đấu tranh không khoan nhượng

và khi cần thiết, sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh gian khổ Nhưng mỗi khi

kẻ thù đã hạ vũ khí hoặc sau lúc chiến tranh đã kết thúc, truyền thống củadân tộc ta cũng rất bao dung, nhân đạo Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn (1418

- 1427) thắng lợi, Lê Lợi - Nguyễn Trói đó "Tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh,Sữa hòa hiếu cho hai nước, Tắt muôn đời chiến tranh" (Nguyễn Trói, Phỳnỳi Chí Linh) Mùa xuân Kỷ Dậu (1789) sau khi đại phá quân Thanh,Quang Trung Nguyễn Huệ cũng ra lệnh nuôi dưỡng hàng vạn tù binh vì

Ngày đăng: 19/04/2015, 21:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w