Dự báo biến động xu thế môi trường và thị trường sản phẩm TCMN

Một phần của tài liệu Phát triển kênh phân phối xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á sang thị trường Nhật Bản (Trang 33 - 35)

sản phẩm TCMN của công ty TNHH Đầu tư Né tÁ sang thị trường Nhật Bản 4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

4.2.1. Dự báo biến động xu thế môi trường và thị trường sản phẩm TCMN

Mặc dù Nhật Bản là thị trường tiềm năng đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhưng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đã và đang tốn khá nhiều công sức vẫn chưa thể đặt chân được vào. Xu hướng tiêu dùng của người Nhật Bản ưa chuộng các sản phẩm thân thiện với môi trường và sản phẩm làm bằng nguyên liệu gỗ ép, gốm sứ kết hợp sơn mài, gỗ kết hợp kim loại... nên doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật sở thích và thị hiếu để xâm nhập vào thị trường khó tính này. Hàng năm nhu cầu nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Nhật Bản rất lớn (khoảng 2 tỷ USD/năm) vì người

Nhật có thói quen tặng quà vào các dịp lễ. Không những thế, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung có ưu thế là giá không cao do chi phí thấp, sản phẩm tương đối phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản còn khá khiêm tốn bởi việc giữ chữ tín, am hiểu luật lệ và thủ tục nhập khẩu hạn chế cùng với sự nghèo nàn về kiểu dáng.

Thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản rất đa dạng nhưng cũng khá độc đáo. Do đó, muốn kinh doanh thành công ở thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu tập quán tiêu dùng của người Nhật, nhu cầu thị trường và cách tiếp cận thị trường có hiệu quả. Để chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản, thời gian tới doanh nghiệp cần tập trung sản xuất những sản phẩm có chất lượng tốt, hợp sở thích của người Nhật và phải có giá trị sử dụng cao trong cuộc sống hàng ngày. Các doanh nghiệp Việt cần phải chứng minh rõ nguồn gốc hàng của mình từ nhãn mác, các quy trình sản xuất cũng như sản phẩm chủ yếu làm từ nguyên liệu nào.

Cũng như nhiều doanh nghiệp khác công ty TNHH Đầu tư Nét Á cũng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn do sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh. Do vậy công ty TNHH Đầu tư Nét Á cần phát triển được một hệ thống kênh phân phối đủ rộng và đủ mạnh để chiếm lĩnh thị trường và khẳng định vị trí của mình.

Do quy mô là loại hình doanh nghiệp nhỏ nên công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động của mình.Trước những khó khăn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để hỗ trợ họ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này. Công ty Nét Á cũng được hưởng những ưu đãi đó và công ty nên nắm bắt những cơ hội đó để phát triển công ty.

Với nền kinh tế phát triển, cùng với đặc điểm một thị trường khó tính như Nhật Bản thì yêu cầu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, các dịch vụ cung cấp hàng hóa, xúc tiến…sẽ ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn. Công ty TNHH Đầu tư Nét Á cần phải liên tục đổi mới, cải tiến các quy trình, phương thức phân phối, các dịch vụ cung cấp…để tăng cường khả năng cạnh tranh so với đối thủ. Vấn đề đặt ra cho công ty hiện tại cũng như trong tương lai đó là phải giải quyết các vấn đề còn tồn tại gây ảnh hưởng xấu đến hoạt

động phân phối sản phẩm của công ty để xây dựng và phát triển được một hệ thống kênh hợp lý để đáp ứng những nhu cầu cá biệt của khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển kênh phân phối xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Đầu tư Nét Á sang thị trường Nhật Bản (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w