Từ những phông nền cơ bản đó, luận văn đã chỉ ra những kỹ thuật cơ bản trong nghề rèn; những nét riêng và nổi bật để giúp cho nghề rèn Lý Nhân phát triển và đi vào cuộc sống của mọi ngườ
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam Việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc không phải là vụ mùa chính Theo thời gian, nhiều nghề phụ này đã thể hiện được vai trò to lớn của nó trong việc phát triển kinh tế, mang lại lợi ích thiết thực cho cư dân Nghề phụ từ chỗ chỉ phục
vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi và mang lại giá trị kinh tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trong chờ vào các vụ lúa
Nhìn nhận lại toàn cảnh nông thôn Việt Nam ta thấy, nhiều nghề thủ công truyền thống của cha ông vẫn được lưu giữ trong cộng đồng làng Việt Tại mảnh đất Vĩnh Phúc có sự xuất hiện rất nhiều nghề, trong đó phải kể đến Vĩnh Tường Vĩnh Tường là mảnh đất địa linh, nhân kiệt và là nơi hội tụ của rất nhiều nghề thủ công truyền thống như nghề nuôi Rắn ở Vĩnh Sơn, nghề Mộc ở An Tường, nghề mộc ở Bích Chu, nghề rèn ở Lý Nhân và nhiều nơi
đã được công nhận là làng nghề Thời gian ra đời của các nghề thủ công ở nơi đây đều rất sớm Những nghề ấy có những thời kỳ là nguồn thu nhập chính;
là nơi hội tụ những bàn tay nghệ thuật, tinh hoa và sáng tạo của con người Tuy nhiên, trong một thời gian dài, nghề thủ công truyền thống ở Vĩnh Tường do thiếu sự quan tâm đúng mức của người dân cũng như của chính quyền nên sản xuất có phần chững lại và không mang lại hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, với sự quan tâm trở lại của Nhà nước, các nghề thủ công ở địa phương đã hưng khởi và góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng đất nước
Nghề rèn ở Lý Nhân đang có những bước chuyển mình dưới sự tác động của nền sản xuất hàng hóa Điều này đã đưa đến việc sản xuất nghề rèn
Trang 2biến đổi không ngừng từ năm 1990 đến năm 2010 Việc tìm hiểu về nghề rèn
ở Lý Nhân trong giai đoạn này có vai trò quan trọng trong việc định hướng chính quyền địa phương đề ra kế hoạch phát triển làng nghề và cân đối cơ cấu kinh tế vùng trong những năm tiếp theo
Với tính cấp thiết trên mà tôi đã chọn đề tài: “Nghề rèn ở Lý Nhân (xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) từ năm 1990 đến năm 2010” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Vấn đề nghiên cứu về các nghề thủ công và làng nghề thủ công truyền thống đã được rất nhiều tác giả đề cập đến cũng như tham gia nghiên cứu Mỗi một vùng đất lại mang trong mình một mảnh hồn quê, một nét văn hóa riêng, một lợi thế riêng Chính sự ưu ái của thiên nhiên và tài hoa của con người đã vun đắp nên nhiều vùng quê trù phú và tươi đẹp Trong một tổng thể chung ấy, cái riêng ngày cái khởi sắc và ngày càng khẳng định mình đối với chính vùng quê mà nó tồn tại
Về vấn đề này, giáo sư Trần Quốc Vượng và phó tiến sĩ Đỗ Thị Hảo có
tác phẩm nghiên cứu:” Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề”, NXB Văn hóa dân tộc, 1996 Tác phẩm đã đưa ra một cách khái quát
các định nghĩa liên quan đến nghề thủ công và qua đó trình bày một số nghề thủ công tiêu biểu trên khắp mọi miền đất nước Đây là một công trình mang tính tổng hợp cao và có giá trị tham khảo rất lớn
Tác phẩm:” Một số chính sách về phát triển nghề thủ công ở nông thôn”, NXB Nông nghiệp, 1999 Tác phẩm đã đưa ra phương hướng chung
cho việc chỉ ra phương hướng phát triển cho làng nghề nói chung Qua đó, giúp người nghiên cứu có thể chỉ ra được bước đi mới cho nghề thủ công ở chính địa phương mình Đây thực sự là một tài liệu bổ trợ có giá trị
Tác phẩm :” Một số làng nghề thủ công ở Vĩnh Phúc” của Trần Văn
Xuân, H :Sở văn hóa thông tin Vĩnh phúc, 2000 Tác phẩm đã đề cập khá cụ
Trang 3thể một số nghề và làng nghề thủ công của Tỉnh trong đó có nghề rèn ở Lý Nhân của huyện Vĩnh Tường Tuy nhiên, đây chỉ là những cái nhìn sơ lược nhất, chưa đi sâu nghiên cứu những đặc trưng của nghề rèn nơi đây.
“Nghị quyết về khôi phục và phát triển làng nghề thủ công” đăng trên
báo Vĩnh Phúc số 3, 2000 Nghị quyết đã đưa ra một số số liệu về sự đóng góp của nghề rèn Lý Nhân trong cuộc kháng chiến của dân tộc Nhìn nhận lại những thành tựu, đồng thời nghị quyết còn đưa ra những giải pháp để phát triển làng nghề nói chung Đây thực sự là một tư liệu quý để người nghiên cứu có thể áp dụng vào địa phương Vĩnh Tường – một vùng quê có nhiều làng nghề truyền thống trong đó có nghề rèn
Làng rèn với với những thăng trầm và những khó khăn và giải pháp để
phát triển được tác giả Quang Nam trình bày khái quát trong bài báo:” Lý Nhân, tiếng vọng làng rèn” số 508 ra ngày 26/5/2000 và số báo ngày 30/6/1998 với tiêu đề: "Nghề rèn Lý Nhân" do tác giả Đặng Quang Giới viết
bài Đây thực sự là những trăn trở của người viết, lo lắng cho tương lai của một nghề truyền thống có thể bị mai một Những bài viết tuy là những phác họa sơ sài nhưng đó thực sự là những tư liệu quý báu để chính quyền địa phương có những bước đi phù hợp để duy trì làng nghề
“Vĩnh Tường trên hành trình đổi mới và phát triển” do Đào Xuân
Hiển, Đoàn Mạnh Phương biên soạn, xuất bản năm 2006 là một cái nhìn toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội trên con đường đổi mới theo chủ trương của Đảng Trong tất cả nội dung ấy thì có đề cập đến một số ngành nghề thủ công, sự nhận thức của người dân và những
nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc duy trì và phát triển nghề trên con đường hội nhập
Qua những công trình trên ta có thể thấy được, các nhà nghiên cứu qua nhiều thế hệ đã đưa ra được bức tranh khái quát về nghề thủ công Việt Nam nói chung cũng như là nghề và làng nghề ở Vĩnh phúc, trong đó có nghề rèn
Trang 4Lý Nhân Tuy nhiên, việc đề cập đến nghề rèn với những kĩ thuật cổ truyền của cha ông để làm nên thương hiệu Lý Nhân; sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường đến sự biến đổi làng nghề thì ít tác giả đề cập đến Muốn làm được điều đó đòi hỏi người nghiên cứu phải đi sâu nghiên cứu để tìm ra cái hay, cái đẹp, cái riêng của nghề Trải qua quá trình tìm hiểu, các tư liệu qúy trên đây đã cung cấp cho người nghiên cứu nhiều gợi ý, phương hướng để tôi nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
3 Nhiệm vụ của nghiên cứu
Nhiệm vụ của nghiên cứu là tìm hiểu quá trình phát triển của nghề rèn
Lý Nhân ở Vĩnh Tường từ năm 1990 đến năm 2010 Qua đó còn thấy được nét khái quát về nguồn gốc ra đời nghề rèn Lý Nhân; những kỹ thuật rèn với đầy đủ các công đoạn của nghề rèn nói chung Mặt khác, người nghiên cứu còn có nhiệm vụ chỉ ra được ảnh hưởng của nền sản xuất hàng hóa đến tất cả quy trình sản xuất của nghề rèn Lý Nhân Đồng thời chỉ ra được sản phẩm tiêu biểu của nghề, thấy được mối quan hệ giao lưu buôn bán để chỉ ra được
sự phát triển cũng như là các giải pháp phát triển làng nghề
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Vấn đề nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình chuyển biến của làng rèn Lý Nhân trong bối cảnh mới; những khó khăn cũng như thành tựu đạt được của làng nghề này trong xu hướng hội nhập và đòi hỏi những kĩ thuật cao hơn trong sản xuất
Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: luận văn chỉ nghiên cứu từ năm 1990 đến năm 2010 (Năm 1990 là năm các hợp tác xã rèn ở Lý Nhân bị phá sản và bước đầu đi vào con đường làm ăn theo kinh tế hộ gia đình Mốc 2010 là mốc đánh dấu hoàn thành chương trình 5 năm thực hiện chương trình khôi phục và phát triển làng nghề và đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới
Trang 5Về không gian: bao gồm toàn bộ khu vực xã Lý Nhân, trong đó tập trung chủ yếu vào làng Bàn Mạch - cái nôi của nghề rèn.
5 Những đóng góp của luận văn.
Luận văn khôi phục, phục dựng một cách hệ thống sự ra đời, quá trình hình thành và phát triển của nghề rèn Lý Nhân Từ những phông nền cơ bản
đó, luận văn đã chỉ ra những kỹ thuật cơ bản trong nghề rèn; những nét riêng
và nổi bật để giúp cho nghề rèn Lý Nhân phát triển và đi vào cuộc sống của mọi người dân trên khắp mọi miền của Tổ Quốc Qua đó, góp phần tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử địa phương Từ đó phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường phổ thông
Đóng góp vào việc tìm hiểu các ngành nghề thủ công trên đất Vĩnh Tường nói riêng và cả nước nói chung
6 Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn tập trung sử dụng các phương pháp chuyên ngành như: phương pháp lịch sử và phương pháp logic
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu liên ngành như: điền dã, phân tích, tổng hợp…
7 Bố cục của khóa luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục Nội dung chính của khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về làng Lý Nhân.
Chương 2: Nghề rèn Lý Nhân từ 1990 – 2010.
Chương 3: Vai trò của nghề rèn đối với kinh tế, văn hóa, xã hội ở làng
Lý Nhân
Trang 7NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ LÀNG RÈN LÝ NHÂN
1.1 Điều kiện tự nhiên.
Làng Lý Nhân (còn gọi là làng Thùng Mạch) xưa kia nằm trong châu Tam Đới thuộc lộ Đông Đô Đời Nguyễn năm Minh Mệnh thứ 3 (1882) thuộc phủ Vĩnh Tường tỉnh Sơn Tây Từ năm 1899 thành lập tỉnh Vĩnh Yên, phủ Vĩnh Tường thuộc về Vĩnh Yên Thời kỳ này phủ Vĩnh Tường có 8 tổng (78 làng), làng Lý Nhân thuộc tổng Đông Phú Đến tháng Tám năm 1945, Quốc hội đã họp và quyết định xóa bỏ đơn vị hành chính cấp Tổng, mở rộng các xã Xã nhỏ hơn tổng nhưng lớn hơn làng trước kia, xã bao gồm một số thôn xóm nhất định Chính làng Lý Nhân được đổi thành xã Lý Nhân Từ đó,
xã Lý Nhân có ba làng: làng Đọ, làng Vân và làng Thùng Mạch
Trải qua quá trình phát triển tên gọi các làng đã thay đổi Hiện nay, người ta biết đến Lý Nhân với ba thôn: Văn Giang, Văn Hà và Bàn Mạch Trong đó, Bàn Mạch là thôn lớn nhất xã và nghề rèn chính là nghề chính của thôn và người ta thường quen gọi là làng rèn Lý Nhân
Xã Lý Nhân nằm ở phía Tây Bắc huyện Vĩnh Tường của tỉnh Vĩnh Phúc Phía Bắc giáp xã Tân Cương, phía Nam giáp xã Tuân Chính, phía Tây giáp xã An Tường, phía Đông giáp làng Phú thuộc xã Thượng Trung Xã có 282,6 ha diện tích đất tự nhiên và diện tích đất canh tác là 141,7 ha Đi vào cụ thể hơn ta thấy, làng rèn Lý Nhân nằm trong chân đê Trung ương, bên tả ngạn sông Hồng Tuyến đê trung ương chạy qua này được cứng hóa đã đạt chuẩn đường cấp đường 40km/h Nhờ con đường đê dài và uốn éo lượn quanh làng đã tạo ra một con đường đi khác, phục vụ cho cư dân nằm xa con đường quốc lộ chính Con đường đó đã tạo ra mối giao lưu xung quanh làng, kết nối tất cả các vùng và các địa phương xung quanh Làng bám theo chân
Trang 8đê dài 1,5km, chiều rộng của làng vào khoảng 400m Giữa làng có trục đường xương cá Từ xa nhìn vào ta thấy, làng là một vạt xanh hình chữ nhật Bên phải làng là con đê cao, bên trái làng là con đường liên xã từ Tân Cương
đi xuống Các cụ già thường giải nghĩa cho con cháu là đất làng ta ở thế có
“Long ngăn xà đón” “Long” tức là rồng – chỉ con đê to cao, dài tựa con rồng ngăn nước sông Hồng mùa mưa lũ “Xà đón” tức là con đường cái dài liên
xã, liên huyện, uốn lượn đón đưa người làng đi làm ăn ở mọi nơi Đó phải chăng là do lòng yêu quê hương mà người dân đã hình tượng hóa Tuy nhiên,
nó cũng phản ánh một phần nào đó địa thế của làng cũng như hoạt động giao thông thủy bộ ở nơi đây
Nhìn xa hơn ta thấy, làng này có vị trí gần thị xã Sơn Tây - là trung tâm thương mại lớn của tỉnh Hà Tây, cách chợ Thổ Tang hơn 1km Địa bàn thị xã Sơn Tây là một khu vực năng động với nhiều loại mặt hàng kinh doanh Nơi đây nổi tiếng với nhiều ngành nghề thủ công đa dạng và nhiều khu vực chợ sầm uất Đó thực sự là điểm thuận lợi để nghề rèn tiêu thụ một lượng sản phẩm lớn đi ra các vùng lân cận
Địa bàn còn có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi gần đường quốc lộ 2A, 2C cộng với 2km đường sông đã nối liền các địa phương lại với nhau Điều kiện ấy đã tạo ra mối quan hệ thương mại thuận lợi cho các vùng Sản phẩm thủ công dễ dàng luân chuyển đến các vùng miền
Vị trí địa lý như vậy giúp làng Lý Nhân tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế của làng phát triển Vì vậy, khu vực này đã thu hút đông đảo các nhà buôn từ khắp nơi đổ về tiến hành trao đổi sản phẩm và buôn bán
Với vị trí địa lý thuận lợi như trên đã góp phần thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa khu vực với các địa bàn xung quanh như Sơn Tây, Phú Thọ, Tuyên Quang…Chính điều này không chỉ mang lại thuận lợi cho phát triển kinh tế mà còn góp phần làm cho văn hóa của làng ngày càng trở nên đa dạng
và nhiều điều mới mẻ hơn
Trang 91.2 Dân cư và đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội làng Lý Nhân.
1.2.1 Dân cư.
Xã Lý Nhân hiện có 4.397 người với tổng số hộ là 1133 hộ Trong đó
số người đến độ tuổi lao động là 2.980 người Đây thực sự là nguồn lao động dồi dào, là lực lượng vàng trong vai trò phát triển kinh tế của xã nói chung và làng nói riêng Với tổng số 1133 hộ thì có tới 559 hộ làm nghề thủ công truyền thống với 394 hộ làm nghề rèn và 265 hộ làm nghề mộc, chiếm tới 60% tổng số gia đình tham gia các làng nghề Với tỉ lệ số hộ tham gia nghề rèn đông đảo như vậy đã chứng tỏ nghề rèn nơi đây đã có từ lâu đời, cư dân sống gắn bó với nghề và thực sự nghề là một nguồn lợi nuôi sống cư dân tại làng Lý Nhân
Số lượng người đang trong độ tuổi lao động ở làng chiếm tỉ lệ rất lớn Vì vậy mà bên cạnh nghề nông, nghề rèn đã thu hút được đông đảo lực lượng tham gia sản xuất Với lượng người trong độ tuổi lao động như vậy, chính quyền địa phương cần có chính sách và các bước đi phù hợp để phát huy nội lực; đồng thời tránh chi phí cho việc mướn lao động bên ngoài tham gia sản xuất
1.2.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội.
lo chơi cờ bạc, rượu chè nên đời sống vật chất của nhân dân rất khó khăn Cho đến khi làm thêm nghề thủ công (nghề rèn, nghề mộc) bộ mặt làng mới
có những chuyển biến
Trang 10Về kinh tế nông nghiệp: vào những ngày mùa vụ, người dân trong làng chú trọng tăng gia sản xuất, trồng lúa, hoa màu để đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ cho người dân Với chất đất là đất đồng bằng, có lượng phù sa đáng
kể của con sông Hồng chảy qua nên nơi đây diện tích trồng lúa và hoa màu cũng chiếm tỉ lệ lớn Mặc dù vậy, sản lượng lương thực tạo ra chỉ đủ đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người dân
Từ giữa thế kỷ XVIII, nghề rèn du nhập vào làng, mọi nhà đều hăng say học nghề, làm nghề Từ đó, hoạt động kinh tế thứ hai của làng là sản xuất thủ công nghiệp (làm nghề rèn) Lúc đầu nghề rèn chỉ là nghề thủ công được làm thêm lúc nông nhàn, thu nhập bổ trợ cho sản xuất nông nghiệp Về sau, ngành kinh tế này đã phát triển hơn và có quan hệ mật thiết phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Khi nghề thủ công phát triển mạnh, hiệu quả lao động đạt cao hơn sản xuất nông nghiệp, hầu hết các gia đình đều mở lò rèn và cả làng làm nghề rèn Vì vậy mà kinh tế thủ công nghiệp dần dần đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế làng Xuất phát từ truyền thống cha truyền con nối, nghề rèn tồn tại và phát triển ở Lý Nhân cho đến ngày nay và đã trở thành một nghề có tiếng một vùng Chính vì vậy, trong những năm trở lại đây nguồn thu nhập chủ yếu của người dân là do nghề rèn và nghề mộc mang lại
Có thể nói, với việc hỗ trợ đắc lực của máy móc, sản phẩm làm ra nhiều và
có chất lượng nên được mọi người tin dùng
Mức thu nhập bình quân trên đầu người hiện nay của địa bàn xã Lý Nhân lên tới 4.4 triệu đồng/người/tháng, trong đó, riêng các hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công nghiệp thu nhập bình quân trên 7 triệu/người/tháng Nhiều
hộ gia đình thu nhập hàng năm trên 100 triều đồng Năm 2009 doanh thu từ làng nghề đạt sấp xỉ 15 tỉ đồng
Ngoài hai hoạt động kinh tế trên, do thủ công nghiệp được đẩy mạnh nên Lý Nhân còn phát triển cả hoạt động thương nghiệp Khi nói đến hoạt động này ta phải nhắc đến hoạt động buôn bán ở chợ Thùng Mạch Tuy đây
Trang 11là chợ vùng quê nhưng thực sự nó đã phát huy được vai trò của mình trong việc kết nối hoạt động buôn bán giữa vùng với vùng Thông qua hoạt động chợ này, các sản phẩm mới của làng rèn được đem trao đổi, bán lẻ cho các hộ gia đình để phục vụ cho hoạt động nông nghiệp Mặt khác, những nhà buôn nhỏ của làng cũng hoạt mạnh, đảm bảo cung cấp đủ các sản phẩm, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân Phối hợp các hoạt động kinh tế, các hoạt động dịch vụ ở địa phương cũng phát triển mạnh như: cho thuê cho chở nông
cụ hoặc trực tiếp vận chuyển các sản phẩm đến nơi cần giao hàng để hưởng lợi nhuận…
Qua đó ta thấy được kinh tế của làng rèn Lý Nhân ngày càng khởi sắc
mà phần lớn là bắt nguồn từ hoạt động tiểu thủ công Nền kinh tế ngày càng phát triển góp phần vào việc ổn định đời sống Theo đà phát triển kinh tế thì nhiều lĩnh vực khác cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể
1.2.2.2 Xã hội.
Từ xưa đến nay, người dân Lý Nhân vẫn lưu truyền truyền thống, phong tục tập quán của làng xã nông nghiệp với tinh thần đoàn kết tương thân tương ái trong tình làng nghĩa xóm, mối quan hệ “ bán anh em xa, mua làng giềng gần”
Bên cạnh mối quan hệ làng xóm thì trong làng còn có mối quan hệ huyết thống giữa các dòng họ Ở làng Lý Nhân có 7 dòng họ cùng chung sống đó là : họ Nguyễn, họ Lê, họ Trần, họ Vũ, họ Phùng, họ Lữ, họ Hoàng Các dòng họ định cư tại làng do quá trình tiếp nhận nhập cư, quá trình xáo trộn, li tán, chạy giặc giã, chạy thiên tai qua hàng ngàn năm mà hợp thành như ngày nay Theo các cụ cao niên kể lại: Ở Lý Nhân xưa kia có ba nhà thờ
họ lớn có từ lâu đời nhưng đến thời Pháp thuộc đã bị Pháp đốt phá hết Đó là nhà thờ họ Lê, Trần, Vũ Theo sử sách và tương truyền lại thì họ Lê nhập cư đến từ những năm 980 đến 1005 do vua Lê Đại Hành cho con thứ tư là Ngư Nam Vương Long Đỉnh lên trấn giữ vùng Phong Châu, cùng đoàn thê tử giai
Trang 12nhân quân binh đi theo mà ngụ cư lại [13; 9] Họ Trần nhập cư đến từ thế kỷ XIII – XIV do thời Trần nhiều vương hầu, công chúa nên được phong đất ở khắp nơi Trần Nguyên Đán đã đem con cháu, nô tỳ, nông nô lên lập điền trang ở hương Bạch Hạc, Vĩnh Tường.
Các dòng họ ở Lý Nhân đều có xuất xứ du nhập đến làng khác nhau nhưng đều có truyền thống cha truyền con nối, đều làm nghề rèn, lấy nghề rèn làm nghề chính để lập nghiệp
Xuất phát từ đặc điểm kinh tế là hoạt động tiểu thủ công nghiệp phát triển nên ở làng lý Nhân còn xuất hiện mối quan hệ giữa chủ - thợ Mặc dù mối quan hệ này khá thân thiết nhưng sự phân chia địa vị ấy là sự minh chứng cho trình độ của mỗi người Mối quan hệ này dần dần bị xóa nhòa bởi
cơ chế thị trường, bởi sự chuyên môn hóa trong nền sản xuất hiện đại
Mối quan hệ trong cộng đồng làng xã là mối quan hệ có từ lâu đời với nhiều sợi dây liên kết Dung hòa các mối quan hệ ấy sẽ thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển Đây chính là mục đích hướng tới của cộng đồng dân
cư Lý Nhân trong quá trình phát triển của mình
1.2.2.3 Văn hóa:
Là một vùng quê bắt nguồn từ kinh tế nông nghiệp nên nơi đây vẫn phổ biến tín ngưỡng thờ mẫu, thờ tổ nghề và thờ thành hoàng làng với những kiến trúc đình, chùa, miếu, chợ, tục cầu mưa, tục cúng cơm mới…
Về tín ngưỡng thờ tổ nghề ta có thể nhận thấy: đây là một tín ngưỡng
từ lâu đã đi vào tiềm thức của người dân Vĩnh Phúc, nhất là trong các vùng quê có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa Khi nói đến ông tổ của nghề ta
có thể hiểu đó là những nhân vật có thật hoặc thần thoại hóa, dân gian hóa
Họ chính là những người đã có công gây dựng hoặc đem nghề đến nơi khác truyền đến cho dân chúng ở một miền nào đó, để nhân dân nơi ấy mở mang phát triển, được người sau ghi nhớ công ơn và lập đền thờ Trên nền tảng chung của tín ngường thờ tổ nghề tại Vĩnh Phúc, tín ngưỡng tổ nghề được
Trang 13phát huy một cách rộng rãi ở Lý Nhân Vị tổ nghề được coi là hóa thân của cuộc sống, cho nên nơi thờ các vị bao giờ cũng được đặt ở một vị trí trọng đại trong làng – nhà thờ tổ Về sau nhà thờ tổ bị phá nát do chiến tranh loạn lạc Hiện nay, người làng chỉ biết rằng gò đất đầu làng chính là nơi nhà thời tổ Hàng trăm năm nay, người dân có tục lệ thờ tổ nghề tại lò rèn của nhà mình Hàng năm vào ngày 14 tháng Giêng các gia đình sắm lễ vật, lập ban thờ tại lò rèn của gia đình tập trung khấn vái, cúng bái tổ nghề, thổ lò, tổ tiên để tưởng nhớ đến người khai nghề và cầu mong một năm lò luôn đỏ lửa [ 21; 29] Tấm lòng của người dân Lý Nhân đối với vị Quận Công đã thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, tôn sư trọng đạo, biết ơn những người có công với làng xóm Đây chính là truyền thống tốt đẹp của cha ông
đã được kế thừa và phát huy trong suốt quá trình lịch sử, góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
Lễ hội: Khi nhắc đến làng Lý Nhân còn có lễ hội đình Kim – đình thờ
“Bạch Hạc Thống Chế Quan Đại Vương” Đình đã bị giặc Pháp đốt và phá mất nhưng trên bãi đất nền đình cũ, người dân đã dựng miếu nhỏ và vẫn duy trì tổ chức lễ hội đình vào ngày 16 tháng Giêng hàng năm
“Dù ai rèn ngược rèn xuôi Đừng quên lễ hội đình Kim quê nhà”
(Ca dao làng rèn Lý Nhân)
Trong ngày lễ hội, các dòng họ sắm lễ vật đến tế lễ ở miếu, sau đó tổ chức các trò chơi dân gian như: chơi đu, đánh cờ, kéo co và hát ghẹo…Đây cũng là dịp các dòng họ họp mặt đông đủ con cháu để trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm làm ăn trong các năm qua Những người đi trước truyền đạt kinh nghiệm cho con cháu với hi vọng con cháu của dòng họ đều trở thành thợ giỏi, thành chủ lò trong tương lai
Lý Nhân là một vùng đất giàu tiềm năng; một vùng quê có bề dày văn hóa Ở đó, những con người mang trong mình tinh thần học hỏi, tính cần cù,
Trang 14chịu thương chịu khó Tất cả hội tụ lại, tạo cho Lý Nhân phát triển không chỉ nền kinh tế nông nghiệp đơn thuần mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế thủ công nghiệp với tiềm năng của một nền sản xuất hàng hóa trong tương lai.
1.3 Quá trình hình thành và phát triển nghề rèn ở Lý Nhân.
Nghề rèn đã gắn kết con người, gắn kết văn hóa làng để tạo ra những giá trị bền vững ngự trị trong từng thôn xóm Việt Tuy nhiên mốc ra đời của nghề còn có nhiều bàn cãi Nghề rèn Lý Nhân chưa rõ thời kỳ ra đời nhưng
có người cho rằng nó có cách đây khoảng 500 năm Trong tiến trình phát triển của mình, nghề rèn nơi đây đã được Tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống Tuy nói là làng rèn nhưng chỉ có thôn Bàn Mạch mới là cái nôi của nghề rèn thủ công
Ở Vĩnh Tường, nhất là ở Lý Nhân, mọi người đều quen thuốc với câu
ca dao từ xưa truyền tụng lại:
“Muốn ăn cơm trắng cá kho Lên đây kéo bệ kéo lò cùng anh”
Đã là người dân Vĩnh Tường, ai ai cũng biết đến làng Lý Nhân nổi tiếng với nghề rèn Theo truyền thuyết kể lại, xưa thôn Bàn Mạch rất nghèo, con người chỉ biết tìm đến nông nghiệp, trồng lúa và hoa màu nhưng đều không có năng suất Trong khi đó, tiềm lực đất đai của Bàn Mạch lại rất lớn Con người Bàn Mạch chưa có những công cụ sản xuất đắc lực phục vụ cho nông nghiệp nên họ nản chí không biết canh tác để phục vụ đời sống Chính điều đó đã làm cho thôn xóm tiêu điều, xơ xác, đời sống của cư dân vùng này gặp nhiều khó khăn Đối mặt với cái nghèo đói, một vụ Quận Công đã về đây, thấy phong thủy và đất đai tốt đã lập ra kế sách giúp người dân có cơ hội đổi đời Vị Quận Công này đã cho một đội ngũ thợ giỏi khắp nơi về dạy nghề
và truyền nghề cho bà con để tạo dựng công ăn, việc làm cho vùng đất đói nghèo và nghề rèn ra đời từ đó
Trang 15Truyền thuyết thứ hai: Theo các cụ già cao niên kể lại, nghề rèn du nhập vào Lý Nhân theo con đường di dân của gia đình người họ Vũ quê ở Thanh Hóa Tương truyền vào thời Lê Mạt bốn phương loạn lạc, Trịnh Cán, Trịnh Tông là con của Trịnh Sâm tranh ngôi thứ đưa đến loạn kiêu binh ở Kinh thành dẫn đến loạn bốn phương, nhân dân khốn khó, chạy loạn, ly tán các nơi
Có gia đình người họ Vũ mãi tận Thanh Hóa chạy loạn đi tìm đất sống, đến Lý Nhân thấy đất hẹp, dân lành nhưng không có nghề, lúc nông nhàn chỉ biết ăn chơi nên xin định cư lại và mở lò rèn dạy nghề cho người dân
Truyền thuyết thứ ba: Có tài liệu cho rằng: ở nước ta có một số làng rèn cổ truyền như Nho Lâm (Nghệ An), Vân Chàng (Hà Nam), Đa Sĩ (Hà Đông), Đa Hội (Bắc Ninh) và Lý Nhân (Vĩnh Phúc) Cả năm làng đều thờ chung một vị tổ nghề của mình là ông Đùng (có tên thật là Lư Cao Sơn) Ông Đùng sống ở thời Hùng Vương dựng nước, vốn quê Nga Sơn Bấy giờ quân Thục có nhiều khí giới, ông muốn học kỹ nghệ rèn sắt song quân Thục không
mở lò rèn ở nước ta Chính vì vậy mà ông Đùng nảy ra ý nghĩ giả làm tù binh
để quân Thục mang về nước và ở liền bên nước Thục bảy năm, quyết chí học thành thạo nghề Về nước, ông Đùng đến Nho Lâm (Diễn Châu, Nghệ An)
mở lò lập nghề Tương truyền lúc đầu chưa có đe, búa, ông vốn có sức khỏe nên thường đặt thanh sắt tì vào đùi mà uốn cong, dùng nắm tay nện sắt thay búa Thấy ông giỏi nghề nên dân làng kéo đến xin học Khi ông mất, dân làng tôn ông làm tổ nghề Về sau này,nhiều người làm nghề rèn ở Nho Lâm đã kéo ra Bắc, lập nghề và truyền nghề
Dù có nhiều luận giải khác nhau về sự xuất hiện cũng như là ông tổ nghề của nghề rèn ở Lý Nhân nhưng ta có thể nhận thấy những nét tương đồng trong các tương truyền trên đó là: Hiện nay dân làng Lý Nhân giỗ tổ nghề tại lò rèn nhà mình vào ngày 14 tháng Giêng hàng năm cũng trùng với ngày giỗ của họ Vũ vào ngày 14 tháng Giêng có quê gốc từ Thanh Hóa Sự xuất hiện của nghề rèn đã mang lại diện mạo mới cho làng xóm nơi đây
Trang 16Nghề rèn Lý Nhân bắt đầu từ khoảng thế kỷ XVIII, cứ thế tồn tại, phát triển cùng với lịch sử hình thành và phát triển của làng Lý Nhân Nhưng làng rèn Lý Nhân phát triển chỉ khoảng hơn 300 năm nay Đầu tiên người ta làm thủ công, làm ở nhà; sau có điều kiện thì người ta phát triển lên làm tiểu thủ công.
Đến Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ XIV, khóa II (11/1958 – 1960)
đã xác định:” Đảng chủ trương đưa họ vào hợp tác xã thủ công nghiệp, cung cấp nguyên liệu và dụng cụ, thiết bị cho các hợp tác xã đó, giúp cho ngành thủ công nghiệp từng bước cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm, góp phần thực hiện kế hoạch hóa Nhà nước” Xuất phát
từ chủ trương đó nên từ tiểu thủ công phát triển lên hợp tác xã cao cấp Thành quả đạt được của hợp tác xã là rất lớn Trong năm 1959, sản lượng thu được đạt 853.363 con dao và đến 1960, giá trị tổng sản lượng đạt 383.894 sản phẩm Mặc dù có sự giảm đi nhưng nó đã thể hiện được lối làm ăn mới, đạt hiệu quả trong thời gian thực nghiệm
Trải qua một thời gian dài tồn tại, từ làm thủ công phát triển lên hợp tác xã bậc cao; từ hợp tác xã cao cấp biến chuyển theo cơ chế mở cửa Quá trình đó là làm từ thô sơ(tất cả các hoạt động đều làm bằng tay, kể cả quay búa…) đến hiện đại với sự hỗ trợ của máy búa, máy cán và máy dập Hoạt động theo cơ chế tự tiêu, tự sản với thương hiện là các sản phẩm nông cụ chủ yếu là dao, quốc, xẻng để phục vụ cho toàn thể nhân dân trong hoạt động nông nghiệp
Nhìn nhận lại quá trình ra đời và phát triển của nghề rèn Lý Nhân ta thấy có những bước thăng trầm nhất định Tuy vậy, mỗi lần thất bại là mỗi bước thử nghiệm nghề Trở lại những năm gần đây, với sự tác động của cơ chế mới, nghề rèn đã chứng tỏ được thương hiệu của mình và ngày càng được chú ý đầu tư để nghề trở thành nguồn thu, là niềm tự hào của cư dân làng rèn
Trang 17CHƯƠNG 2 NGHỀ RÈN LÝ NHÂN TỪ 1990 – 2010
2.1 Bối cảnh lịch sử.
Nghề rèn Lý Nhân từ năm 1960 – 1989 vẫn là hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình hợp tác xã thủ công Hợp tác xã thủ công tồn tại và phát triển trong vòng ba mươi năm Đến năm 1990, trong thời kỳ chuyển đổi, hợp tác xã thủ công giải thể Tuy nhiên, những mầm mống của sự khủng hoảng đã xuất hiện từ năm 1989 khi tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến chuyển
Vào thời gian này, nhà nước chủ trương bao cấp đối với nền kinh tế Nhà nước lo cung cấp nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị, đầu ra cho các hợp tác xã… Để thực hiện điều đó, nước ta nhận sự trợ giúp của các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó chủ yếu là Liên Xô trên nhiều phương diện Sự phụ thuộc nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế Liên Xô đã khiến cho kinh tế nước ta bị suy yếu khi Liên xô lâm vào khủng hoảng (1989) Sự khủng hoảng ấy làm cho ngành tiểu thủ công ở các địa phương đi vào suy yếu và không có nguồn vốn để duy trì hoạt động Đặc biệt, thị trường đầu ra của sản phẩm cũng gặp rất nhiều khó khăn (thời kỳ trước đó, vào năm 1962, mười vạn dao Lý Nhân đã vượt Thái Bình Dương sang Cu Ba tham gia thu hoạch mía cũng là thị trường tiêu thụ lớn) Nguồn vốn bị cắt nên kĩ thuật sản xuất lạc hậu đã ngày càng lạc hậu hơn
Năm 1986 nước ta tiến hành Đại hội đổi mới với trọng tâm là đổi mới nền kinh tế Nhà nước với chủ trương: phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, có sự quản lý của nhà nước vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Sự phát triển bước đầu của kinh tế thị trường đã làm cho các làng nghề không nắm bắt được thị trường, sản xuất không tập trung, công nghệ sản xuất lạc hậu Bên cạnh đó, thủ công không có hợp đồng lớn,
Trang 18không chủ động trong kế hoạch sản xuất hàng năm, sự cạnh tranh quyết liệt của các sản phẩm công nghệ cao, không thay đổi được mẫu mã sản phẩm nên tiêu thụ chậm.
Sự giải thể của Hợp tác xã đã đánh dấu bước phát triển mới của làng rèn Lý Nhân Kinh tế hộ gia đình ngày càng thích nghi và phát huy được vai trò của mình trong thời kỳ mới Hàng vạn công cụ cầm tay của Lý Nhân tiếp tục tìm đường đi đến khắp miền của Tổ quốc Với hướng phát triển mới này, nghề rèn Lý Nhân ngày càng phát triển, công cụ, thiết bị, dụng cụ được đổi mới, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động
Từ sau năm 1990 đến nay, nghề rèn đã có những bước phát triển nhanh, mạnh với việc áp dụng các trang thiết bị hiện đại vào trong sản xuất, sản phẩm làm ra nhiều, đa dạng và chất lượng tốt Hiện nay, nghề rèn đã trở thành nguồn thu nhập chính cho người dân
Phân tích bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước để thấy được con đường phát triển của ngành tiểu thủ công ở nước ta nói chung và ở các địa phương nói riêng Mặt khác, qua những biến động ấy còn giúp ta nhận thấy được khả năng nắm bắt thời cơ của cư dân để duy trì nghề cha ông và nâng cao cuộc sống cư dân
2.2 Tổ chức sản xuất và phân công lao động.
2.2.1 Tổ chức sản xuất.
Về trình độ sản xuất: Trong các giai đoạn trước, trình độ sản xuất chủ yếu là lao động bằng chân tay Lao động chân tay đã làm cho năng suất lao động được hiệu quả không cao Mặt khác, hàng hóa sản xuất hạn chế mà sức lực của người dân bỏ ra là rất lớn Thành phẩm tạo ra có yếu kém về kiểu dáng và mẫu mã Chính vì vậy mà sản phẩm chủ yếu chỉ bán cho nhân dân trong vùng để phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân: liềm, cày, cuốc…
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các khâu trung gian cũng như các khâu đòi hỏi sức lao động lớn đã bị giảm hẳn: như khâu dập phôi Sự trợ
Trang 19giúp của máy càn thép, búa máy thì công việc đe và đập của người thợ đã được thay thế.
Trang bị sản xuất: về Lý Nhân hôm nay ta sẽ thấy một diện mạo nông thôn đổi khác Cùng với các chính sách hỗ trợ, phát triển làng nghề thì mô hình xây dựng: điện – đường – trường - trạm đã được chú ý phát triển Ở Lý Nhân, hệ thống điện đã được điện khí hóa, xây dựng các trạm biến áp Theo quyết định của Ủy ban nhân dân về phát triển làng nghề đã xây dựng ở đây
hệ thống thủy điện nhỏ, sử dụng năng lượng mới và năng lượng tái tạo có công suất lắp đặt dưới 10.000KW để cung cấp điện cho làng
Áp dụng công nghệ bằng cách đầu tư hàng loạt các trang thiết bị máy móc hiện đại như: Máy gọt kim loại, những búa máy hạng nặng 100 – 200 thay thế sức người, máy cán thép (5 cái trong quy mô toàn xã), máy dập phôi (4 chiếc trong quy mô toàn xã), máy cắt hiện đại, lò nung điện, búa tự động,
hệ thống máy mài…Với các trang thiết bị hiện đại này, sản phẩm cũng như chất lượng được nâng lên đáng kể Thu nhập của người dân từng bước được cải thiện và mức sống của họ cũng tăng nhiều hơn so với các thời kỳ trước
Không chỉ sản xuất trong quy mô hộ gia đình mà nghề rèn nơi đây đã được chính quyền địa phương quan tâm đúng mức bằng rất nhiều biện pháp, trong đó có chương trình liên kết với các trường dạy nghề ở Vĩnh Phúc Với chương trình hoạt động như vậy, nghề rèn ở Lý Nhân đã được rất nhiều người biết đến và nỗi lo về sự mai một nghề đã vơi đi trong lòng mỗi nghệ nhân làng nghề
Hình thức tổ chức sản xuất: Trước năm 1990, nghề rèn Lý Nhân phát triển trong khuôn khổ hợp tác xã Do đặc điểm chung của mô hình này là được nhà nước tìm kiếm nguồn vốn, nguyên vật liệu và cả đầu ra nên sản xuất mang tính thụ động; người dân thì kém nhạy bén…
Năm 1990, với sự giải thể của hợp tác xã, những người là thành viên
cũ của hợp tác xã đã trở về với kinh tế hộ gia đình Kinh tế hộ gia đình là một
Trang 20mô hình kinh tế nhỏ (từ 4 - 5 người), gọn, tự điều chỉnh vốn và tự tìm kiếm thị trường…Chính vì vậy mà nó rất nhạy bén, có những thay đổi để phù hợp với nền kinh tế thị trường Mặc dù nguồn huy động vốn ít nhưng hoạt động của các lò rèn gia đình này đã góp phần nhiều vào sự ổn định trong đời sống của nhân dân trong nhiều năm liền Lúc này, vai trò của người thợ cả (người chủ lò) có vai trò quan trọng hơn cả bởi họ là người đứng ra tìm đầu ra cho các sản phẩm Người chủ lò là người đại diện đứng ra kí các hợp đồng sản xuất để tìm kiếm việc làm cho những người trong lò.
Trong những năm gần đây, các ngành chức năng của huyện Vĩnh Tường phối hợp với trung tâm khuyến nông và tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh triển khai chương trình hỗ trợ phát triển khuyến nông quốc gia cho 3 cơ
sở sản xuất, trong đó có làng rèn Lý Nhân Xuất phát từ chủ trương trên mà làng rèn Lý Nhân đã có riêng một khu vực tập trung sản xuất lớn Khu tập trung này chiếm 50ha được quy hoạch dành cho các hộ có vốn lớn ở đó ra mở rộng quy mô sản xuất Ở đây, trình độ chuyên môn hóa được tăng cường với những trang thiết bị hiện đại Khu sản xuất này thu hút 30 hộ dân tham gia với hơn 100 lao động thường trực Sản xuất mang tính chuyên môn hóa cao (mỗi người làm một công đoạn) nên nơi đây trung bình mỗi ngày làm được
8000 đến 10.000 sản phẩm mỗi ngày
Khi sản xuất theo hộ gia đình, nguồn vốn huy động sản xuất chủ yếu là gia đình tự có cộng thêm vốn vay tín dụng của xã Trong khi đó, người dân làng nghề trông chờ vào nguồn vốn đầu tư thì cả xã cũng chỉ có khoảng vài chục hộ với vốn đầu tư trên dưới 100 triệu đồng Số còn lại chỉ vài ba chục triệu đồng và thậm chí thấp hơn Việc thành lập khu sản xuất lớn cho nghề rèn Lý Nhân đã không chỉ thu hút đầu tư của chính quyền xã mà còn thu hút
sự quan tâm của các ngân hàng Với sự năng động vốn có, họ dễ thuyết phục được đối tác tăng cường đầu tư bởi nguyên liệu đầu vào được đảm bảo và đầu
ra cũng an toàn Đặc biệt, ở rèn Lý Nhân đã thành lập được hợp tác xã cơ khí
Trang 21Anh Đức – hình thức tồn tại như một công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên cung cấp phôi sản xuất sẵn cho các hộ gia đình rèn nông cụ Đây là một bước tiến mới để từ đó tính chuyên môn hóa sẽ được phát huy rộng rãi trong quy
mô toàn làng Trong tương lai, các mô hình dịch vụ này sẽ ngày càng phát triển và đạt được hiệu quả kinh tế cao
2.2.2 Phân công lao động.
Nghề rèn Lý Nhân phân công lao động theo từng lò Mỗi lò là một hộ gia đình Sở dĩ có điều này là do sau khi hợp tác xã giải thể, các thợ rèn là xã viên đã trở về với lò rèn của gia đình Lao động trong lò rèn chủ yếu là các thành viên trong gia đình, nếu thiếu lao động thì thuê người làm thợ phụ Sự phân công lao động trong các lò rèn thường được tiến hành như:
Thợ cả: thường cũng là chủ lò, đồng thời cũng là người chủ gia đình, người chồng, người cha, người truyền nghề trực tiếp cho con trai Người thợ
cả là người làm nghề lâu năm và có tay nghề Người thợ cả nhìn ngọn lửa trong lò biết độ nóng ở mức nào; nhìn màu đỏ rực ở thanh sắt nung biết nên dừng hay nên tiếp Người thợ cả cầm búa tay làm hiệu lệnh chỉ huy Búa tay đập vào chỗ nào thì búa tạ đập theo vào đó Búa tay là loại búa dễ điều khiển với đập nhanh, đập chậm, đập nhịp nhàng…Người thợ cả còn dùng cả ánh mắt, lời nói để ra hiệu lệnh cho thợ phụ và thợ kéo bể; đồng thời còn giảng giải các khâu để người thợ phụ nắm bắt được các thao tác kỹ thuật Người thợ
cả luôn đảm trách các khâu quan trọng, yêu cầu kĩ thuật cao như: tạo dáng, tôi luyện, lấy màu cho sản phẩm…
Thợ phụ: chủ yếu làm nhiệm vụ đập búa Yêu cầu đối với người thợ phụ là phải khỏe mạnh và cũng phải biết qua kỹ thuật Đập búa nặng hay nhẹ, nhanh hay chậm, đập vào thời điểm nào, nhất nhất theo búa con của người thợ cả Ngoài việc đập búa, người thợ phụ còn phải biết làm nguội, tức là làm các khâu gọt, giũa, mài, bào, lắp cán cho sản phẩm, hoặc cắt trấu liềm, trấu hái…vừa làm vừa học nghề ở thợ cả
Trang 22Thợ thổi bể: đây là phần việc đơn giản, lao động nữ hoặc lao động phụ cũng có thể tham gia Người kéo bể đứng, hai tay cầm hai cần bể kéo lên thụt xuống tạo gió thổi vào lò than cho cháy đều, lửa đỏ rực để nung sắt thép Tuy vậy, kéo bể cũng phải biết kĩ thuật: khi nhanh lúc chậm, khi mạnh lúc nhẹ, phải luôn quan sát ánh mắt của người thợ cả để xử lý.
Vai trò của người phụ nữ trong nghề khá quan trọng Dù là một nghề nặng nhọc nhưng số lao động nữ tham gia làm rèn vẫn chiếm tỉ lệ cao Họ được ưu tiên những công việc nhẹ nhàng và đòi hỏi sự dẻo dai như: thổi bễ, tra cán dao, vuốt dầu Thói quen nghề nghiệp đã rèn cho họ khá dẻo dai trong công việc nặng nhọc của đàn ông
Như vậy, trong gia đình có đủ lực lượng lao động, cha, con, chồng, vợ…họ vừa làm vừa giảng giải truyền nghề, dạy nghề cho nhau, cứ thế cha truyền con nối:
“Phì phò kéo bể ngắm xem Năm sau khôn lớn búa quai suốt ngày Nhịp nhanh nhịp chậm theo thầy Đập mạnh đập nhẹ mỏng dày dàn ra Bao giờ con được như cha
Được cầm búa bé được là chỉ huy”.
(Ca dao làng rèn Lý Nhân)Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, nhiều búa máy đã thay thế cho búa cầm tay Ở Lý Nhân, những búa máy hạng nặng 100 – 200 khoảng hơn 100 chiếc đã thay thế sức người Tuy nhiên, để trở thành người thợ rèn thực sự không thể không trải qua giai đoạn cầm búa Với những lò rèn đã sử dụng búa máy thì người thợ đỡ vất vả hơn Những công việc cán thép sau khi nung đến việc dàn thép đều do người thợ cả điều khiển búa máy
mà thợ phụ chưa thể làm được
Trang 23Một lò rèn gia đình có trung bình từ 4 – 5 người Mỗi thành viên trong gia đình này thường xuyên giúp đỡ công việc của các thành viên Tuy nhiên, những công việc khó phải đảm bảo tính chuyên chỉ có những người có kinh nghiệm mới có thể làm được Người phụ nữ trong gia đình càng có vai trò quan trọng hơn khi vừa là đối tượng trực tiếp tham gia sản xuất, vừa là người làm các việc khác trong gia đình để đảm bảo được đời sống đi vào quỹ đạo Những lò rèn gia đình rất nhạy bén và nhanh chóng tiếp thu được những chuyển biến của thị trường để có những bước đi phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Trong quá trình phát triển làng nghề, khoa học kĩ thuật dần dần được đưa vào trong sản xuất Song hành với nó chính là lối làm ăn theo hướng chuyên môn hóa trong các khâu sản xuất Nếu như trước kia, một hộ gia đình thường đảm bảo tất cả các khâu trong quy trình sản xuất thì nay có sự phân chia rõ rệt Các xưởng lớn vẫn sản xuất nhiều loại sản phẩm Các hộ nhỏ có vốn ít làm nghề ngay tại gia đình đã mua phôi của Hợp tác xã rèn Cơ khí Anh Đức về chuyên làm một sản phẩm như: nhà làm dao, nhà làm cuốc, nhà làm liềm, nhà làm chuôi…Các sản phẩm này sẽ được một số hộ thu mua thành thành phẩm và mang đi bán Chính nhờ quá trình chuyên môn hóa ấy mà các
hộ gia đình sẽ thành thạo hơn với công việc của mình Sự chuyên môn hóa đã làm cho năng suất lao động tăng nhanh và mức thu nhập theo đó cũng tăng lên đáng kể
2.3 Quy trình rèn.
2.3.1 Chuẩn bị nguyên liệu và nhiên liệu.
Việc chọn và chuẩn bị nguyên liệu sản xuất giữ vai trò quan trọng góp phần quyết định sự thành công sản phẩm Nguyên liệu có tốt, có đảm bảo thì sản phẩm mới đạt chất lượng và ngược lại Nguyên liệu phục vụ cho nghề rèn chủ yếu là sắt và thép các loại Đây là loại nguyên liệu quyết định sự tồn tại
và phát triển của nghề rèn
Trang 24Ngay từ khâu chọn nguyên liệu người Bàn Mạch cũng đã hết sức cẩn thận Theo họ, mỗi một loại sắt thép lại có một tính năng và hiệu quả khác nhau, không phải loại nào cũng cho ra sản phẩm như ý muốn Chính vì vậy, khi chọn mua nguyên liệu, người Bàn Mạch phải dựa vào kích thước và công dụng của sản phẩm mà chọn loại sắt cho phù hợp Thường mỗi gia đình lại chọn sản xuất những loại sản phẩm khác nhau, vì thế mà nguyên liệu cũng khá đa dạng và phong phú.
Hiện nay ở thời kỳ kinh tế thị trường, nguyên liệu làm sản phẩm do các gia hộ gia đình tự lo nguyên liệu bằng cách tự mua sắt vụn về nấu hoặc để chọn lọc và sử dụng lại Do nguồn sắt thép phế liệu rất phong phú nên các gia đình rất chủ động trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu Trong giai đoạn trước ở Lý Nhân có hẳn một lực lượng lao động đi mua sắt vụn, sắt phế liệu ở các làng xã trong và ngoài huyện Mua phế liệu như dao, cuộc, xẻng…đã bị hỏng; sắt thép phế liệu các loại: sắt thanh, sắt cây, thép tấm…thu gom từ các công trình lớn thải loại về rồi nhập cho các chủ lò Ngoài ra còn có lực lượng buôn bán ở nơi khác đem tận nơi bán cho các chủ lò rèn Nguyên liệu mua về được các thợ chọn và phân loại ra các loại tương ứng với nhiều loại sản phẩm khác nhau Loại sắt thép tốt, dày dùng để rèn dao quắm, dao tông, đục…; loại mỏng như sắt nhíp ô tô dùng để rèn liềm, hái, cuốc, dao…; loại tròn dùng để rèn xà beng; loại cục thỏi dùng để rèn búa chim; đầu kíp, quang nhíp ô tô để rèn búa, rèn rìu; các loại sắt lá, sắt chứ V để rèn cào, rèn kéo…
Qua đó ta thấy, nguồn nguyên liệu sắt để rèn rất đa dạng Tuy nhiên, với kinh nghiệm của người thợ rèn Lý Nhân thì nguyên liệu tốt nhất là thép nguyên chất chưa qua cán, chưa bị ôxi hóa khi đó sản phẩm rèn được đưa vào
sử dụng đỡ hoen rỉ hơn Chính vì vậy, nguyên liệu được chọn là các kim loại càng ít tạp chất, bề mặt càng nhẵn thì khả năng chống gỉ càng tốt, càng thích hợp cho quá trình rèn
Trang 25Về nhiên liệu: Than là nhiên liệu quan trọng trong quy trình rèn Muốn
có thành phẩm thì tất cả các vật rèn đều phải trải qua quá trình nung Đặc biệt, khi rèn thủ công các lò rèn thường duy trì trạng thái mở nên dễ mất nhiệt Vì vậy, nhiên liệu phải có độ sạch cao để đạt được hiệu quả trong quá trình rèn, phát huy được sự khéo léo của người thợ Trước đây người thợ rèn đốt bể than bằng củi gỗ bằng cách lên rừng chặt cây đốt gỗ lấy than Tuy vậy,
do xa rừng, xa núi nên chủ lò chủ yếu mua than của thợ đốt than chuyên nghiệp trong rừng Than gỗ nghiến được chủ lò ưa chuộng nhất vì nó có nhiệt
độ cao, đỡ bị hao trong quá trình đốt Ngoài ra còn dùng than hoa (than của loại củi gỗ khác), than hoa cho nhiệt độ thấp hơn
Ngày nay, dân làng Lý Nhân thổi bể bằng than đá (Quảng Ninh), than này có nhiệt độ cao hơn, rèn khối lượng lớn hơn Có những gia đình chuyên đi mua than từ Quảng Ninh về bán cho các lò rèn trong làng Những lò chuyên rèn hàng to, nặng thì nguồn than thường dùng là than đá đã qua sử dụng ở các nhà máy gọi là than xỉ Đây là loại than sử dụng có hiệu quả nhất bởi than đã cháy hết lớp dầu lúc đầu nên nhiệt lượng lớn Than này khi cháy với ngọn lửa xanh và ngắn hơn than bóng, chỉ cao 10cm nhiệt độ cao Khi đốt có khả năng nâng nhiệt độ lò lên đến 1800 độ
Việc sử dụng than trong quá trình rèn cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định Đó là than đang cháy khó điều chỉnh nhiệt độ trong lò theo ý muốn Mỗi lần đánh xỉ, thêm than, nhiệt độ lò đã bị giảm xuống Vì vậy cần có dụng cụ để
đo và điều chỉnh nhiệt độ trong lò
Than mua nên bảo quản ở nơi khô ráo để đảm bảo cho nhiệt lượng than cháy đều hơn khi đưa vào lò Mặt khác, khi đổ thêm than, người làm không được đổ vào giữa ngọn lửa mà phải đổ ở xung quanh rồi vun vào, như vậy than sẽ được sấy nóng trước khi đốt Khi đốt than phải bật quạt gió nên lượng bụi than và sắt bay ra bên ngoài là rất lớn Khi không sử dụng lò nữa thì phải tắt quạt gió để hạn chế ô nhiễm môi trường
Trang 26Hoạt động của lò rèn cần một lượng than rất lớn nên giá thành của than
sẽ ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm Trước đây, giá một kg than chỉ có 1.500đồng/kg nhưng đến năm 2010 đã tăng cao 4000đồng/kg.Chi phí để có một lò rèn đỏ lửa đã tăng rất nhiều lần so với trước Chính vì vậy, để giảm lượng chi phí, người dân làng nghề đã mua than tích trữ từ trước, bảo quản tốt để đảm bảo chất lượng than Đây là phương pháp dự phòng trong những trường hợp than trở lên khan hiếm, tránh được tình trạng ngưng trệ trong sản xuất vì thiếu than
2.3.2 Chuẩn bị lò rèn và tạo phôi rèn.
2.3.2.1 Chuẩn bị lò rèn.
Lò rèn là một dụng cụ không thể thiếu trong quá trình rèn của bất cứ làng rèn nào Dù kích thước của lò rèn có sự chênh lệch nhưng về cơ bản lò rèn vẫn có những thông số kỹ thuật chung như: lò được đặt ở ngay gian bên cạnh nhà; được đặt ở nơi thoáng mát và thông gió Với mái ngói lợp bằng những tấm tôn nên độ bền lâu hơn hẳn so với mái lá trước kia Diện tích dùng
để đặt một lò rèn ở Lý Nhân từ 5 – 6m2 nên rất thuận lợi cho việc sản xuất của mỗi hộ gia đình
Lò rèn ở Lý Nhân được xây dựng theo hình vuông với kích thước 40cm
Lò rèn được xây đều ba mặt bằng gạch chịu lửa vừa tiện dụng lại sẵn có Ở bên trong lò có khoảng 3 thanh sắt, mỗi thanh cách nhau 0.5cm để giữ than
Đặc biệt, trong những năm gần đây, ở Lý Nhân những lò rèn truyền thống đang được thay thế bởi những lò rèn cao hơn hoặc là lò rèn điện Chiếc
lò mới cao khoảng 2m với kết cấu gồm ba phần: phần dưới cùng là vùng chất nguyên liệu và để các dụng cụ thiết yếu cho công việc rèn Phần thứ hai ngăn cách với phần thứ nhất bằng một lớp gạch được tráng một lớp xi măng ở trên
Ở phần này, người chủ lò xây dựng khá thoáng để có thể chứa được than cũng như là những thác sắt dài Ở đây còn được gắn một chiếc môtơ để quạt
lò Tùy thuộc vào quy mô của lò mà sử dụng loại môtơ nhỏ 100W hay 500W
Trang 27cho phù hợp với công việc rèn Mô tơ điện phải để cố định nên thường được gắn lên bệ gỗ và tùy từng lò rèn tự thiết kế cách điều chỉnh quạt gió cho phù hợp Phần thứ ba là hệ thống ống khói dài vượt qua mái để làm nơi thoát khí than ra ngoài, làm giảm nhiệt độ của lò phả ra xung quanh, bảo vệ sức khỏe của người thợ rèn
Những lò rèn kín này được phổ biến ở khu sản xuất tập trung và những
hộ gia đình thường xuyên rèn những vật rèn to như dao, rựa…bởi việc xây dựng lò cũng tốn khá nhiều chi phí Bên cạnh đó, kiểu lò nung bằng điện đang là một xu hướng được ưa dùng bởi nguồn nhiên liệu than đang ngày càng trở lên đắt đỏ và khan hiếm
Tuổi thọ của lò phụ thuộc vào người thợ sử dụng và tần suất công việc của mỗi lò rèn Số lần rèn càng nhiều thì nhiệt lượng trong lò cao sẽ làm cho tuổi thọ giảm và ngược lại Để đảm bảo được tuổi thọ của lò rèn, người thợ càn có những điều đáng chú ý khi sử dụng:
Lò mới xây thì phải để khô mới được sử dụng để hạn chế những nứt nẻ đáng tiếc có thể xảy ra
Khi làm xong công việc, không được dùng nước để tắt lò và phải lấy hết than ra khỏi lò để lò tự tắt
Với cách sử dụng như trên, lò rèn sẽ có tuổi thọ lâu bền và phát huy được hiệu quả trong việc tạo ra những phôi nóng đủ độ để từ đó tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao, phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng
2.3.2.2 Tạo phôi rèn.
Nguyên liệu mua về được người thợ chọn và phân chia thành các loại tương ứng với các loại sản phẩm rèn khác nhau Việc xác định kích thước phôi ban đầu, trọng lượng thật của sản phẩm và lượng sắt hao trong quá trình rèn là một khâu quan trọng Sau đó người thợ mới pha sắt để tạo phôi thô Để đảm bảo chất lượng vật rèn, người thợ cả phải tính toán cụ thể trong từng sản phẩm
Trang 28Lượng sắt thép nhiều hay ít tùy thuộc vào chất lượng thép và thời gian rèn Rèn lâu thì hao nhiều mà rèn nhanh thì hao ít Sự chuyên hóa trong cung cấp nguyên liệu đã giúp cho các nhà sản xuất giảm được thời gian pha chế sắt Nếu như trước đây, người thợ rèn phải pha chế sắt nguyên khối mất nửa ngày thì nay nguyên liệu đã được các nhà cung cấp các loại kích cỡ tùy theo yêu cầu của sản xuất Khi tạo phôi đòi hỏi độ chính xác cao nên các động tác cắt của người thợ rèn phải mạnh và dứt khoát Tùy theo sản phẩm định làm
mà người thợ định hình độ dài, rộng và trọng lượng của sắt Sau đó, người thợ dùng kéo dẻo để tạo phôi, cắt lựa tạo dáng sản phẩm Công việc tạo phôi thô thường được làm trước khi rèn khoảng một tuần Đến khi định rèn sản phẩm nào thì người thợ sắp lại phôi thô loại ấy từ chiều hôm trước, đồng thời chỉnh lại những phôi chưa đạt yêu cầu
Hiện nay việc làm phôi đã có hẳn những cơ sở chuyên phụ trách Chính vì vậy công đoạn làm ra một sản phẩm đã giảm bớt quy trình, tạo điều kiện làm ra nhiều sản phẩm hơn nữa
Tạo phôi là một quy trình vô cùng quan trọng quyết định đến hình dáng và chất lượng của sản phẩm Phôi có đúng, có đủ và chất lượng phôi có tốt sẽ tạo ra được sản phẩm đúng kiểu dáng và đạt chất lượng
2.3.3 Chuẩn bị dụng cụ để rèn.
Dụng cụ có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra sản phẩm cũng như là tăng năng suất lao động Nó là phương tiện quan trọng để giúp người thợ tài hoa tạo ra những sản phẩm có ý nghĩa để phục vụ cuộc sống Ý thức được vấn đề
đó nên người thợ làng rèn Lý Nhân luôn luôn chú ý để tạo ra được nhiều đồ nghề, những dụng cụ thiết yếu giúp cho các thao tác nghề diễn ra nhanh, gọn
và đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ
Dụng cụ rèn được chia thành hai nhóm:
2.3.3.1 Dụng cụ rèn truyền thống.
Trang 29Dụng cụ rèn truyền thống này bao gồm rất nhiều loại, trong đó phải kể đến các dụng cụ cố định và không cố định.
* Các dụng cụ cố định gồm những bộ phận chính là lò rèn, bể thổi, dàn
đe, bể chứa nước tôi
- Lò rèn: là nơi để tiến hành sản xuất Lò rèn một chiếc lán có diện tích khoảng 12m2 Lò rèn lợp bằng tấm tôn đảm bảo sức bền, có nền đất cứng, mịn, phẳng, nhẵn Người dân Lý Nhân thường dùng lò rèn ở bãi đất rộng rãi, thoáng mắt trước sân cửa nhà Trong lán người ta lắp một cái lò bằng đất sét mịn chịu lửa, cao chừng 80cm, cửa lò gắn một chiếc bể thổi
- Bể thổi: là một mô hình dạng bơm khí sơ khai, nó vận hành theo nguyên tắc hoạt động của pittông trong ống xilanh Bể được cấu tạo gồm hai
Pittông: phía trong ống bể có pittông là bánh xe gỗ tròn, có tiết diện gần khít với thành ống bể Xung quanh bánh xe có gắn lông gà cho vừa khít, vừa êm trong quá trình chuyển động Tâm của bánh xe gỗ được gắn với cán
gỗ tròn chắc, dài 1.5m, có tay cầm để người kéo bể cầm vào kéo đẩy pittông, giữa ống bể có ống dẫn gió thông với đáy lò than
- Dàn đe: là một khối thép hình tròn, đường kính chừng 0.1 đến 0.13m được chôn chặt, cố định tại lò rèn, gần bể lò than để khi rèn búa cái đập
Trang 30xuống đe không bị xê dịch và làm cho vật rèn nhẵn Dàn đe này cao khoảng 0.25m Đây là loại dụng cụ chính được sử dụng trong quá trình rèn thủ công.
Đe có hai loại: loại to là đe rèn (đe rèn nóng): có mặt phẳng, dùng để
kê đập phôi vừa nung đỏ từ lò đưa ra Vì vậy đe này được làm từ sắt già và nặng hơn đe nguội
Loại đe nhỏ có mặt hơi lồi lên gọi là đe dàn (đe làm nguội) Đe này dùng để kê đập những thanh sắt nhỏ dày cho dãn ra và kê đập sửa chữa hoàn thiện sản phẩm
Mỗi hòn đe đều phải có ngôi làm bằng gốc nhãn hay gốc xà cừ được chôn cố định ở dưới đất, đặt xung quan lò rèn Để đe sử dụng được, người thợ đục lỗ trên ngôi gỗ và đặt đe vào để đảm bảo độ an toàn cao trong lò rèn khi thợ phụ quai búa
Nếu lò rèn nào sử dụng búa máy thì tương ứng với nó là dàn đe hình chữ nhật (chia làm ba loại: đe rèn tông, đe rèn nguội và đe đàn) cho phù hợp với thiết kế của búa máy theo các kích cỡ 5kg, 10kg, 30kg, 50kg tùy theo các mặt hàng định rèn Phía dưới đe của búa máy có đe phụ và đế đe chịu lực
Để sử dụng lâu bền, khi rèn xong phải tưới nước lạnh vào đe như tôi để giữ cho thép đe không bị non; khi rèn nhiều thì bộ mặt đe không bị lõm xuống, vẫn phẳng như ban đầu lại giúp cho vật rèn được chính xác
- Bể chứa nước tôi: người ta thường xây bể nhỏ chìm bằng xi măng Miệng bể bằng mặt nền lò rèn Bể nằm ở vị trò gần lò than, bên tay trái chỗ ngồi của người thợ cả, bể dài khoảng 60cm, rộng 50cm, sâu 25cm, dùng để chứa nước tôi khi làm rèn Trung bình bên mỗi lò rèn thường có 3 bể chứa nước tôi để chứa được nhiều dụng cụ rèn
* Dụng cụ không cố định bao gồm hàng loạt các dụng cụ như: búa, kìm, chạm, đá mài…
- Búa: gồm nhiều loại trong đó phải kể đến như:
Trang 31Búa cái (búa tạ): Búa này nặng từ 4 đến 5kg Loại búa này dành cho người thợ phụ hay là người học việc chuyên dùng để quai phần sắt thô ban đầu để tạo hình cho sản phẩm; rèn các loại phôi có kích thước lớn hoặc dùng
để chặt sắt Khi sử dụng búa cái, người thợ phụ dùng hai tay để quai búa Mỗi
lò rèn gia đình thường có hai chiếc búa cái để dập sắt tạo hình Ở những khu sản xuất tập trung búa máy đã được đưa vào sử dụng thay thể cho búa tay
Búa tay: búa tay có kích thước nhỏ hơn, nặng khoảng 1.5kg nên chỉ cần cầm bằng một tay Đây là búa của thợ cả, người thợ cả dùng búa tay để rèn phôi vừa đưa từ lò nung ra rồi chỉnh lại cho hoàn thiện Thợ cả dùng búa này vừa đập nhẹ nhưng chủ yếu là chỉ đạo cho búa tạ đập theo cho sắt dẹp và phác hình dáng sản phẩm định sản xuất Sau đó, thợ cả dùng búa tay gõ vào, thợ phụ đập theo cho đến khi hoàn thành sản phẩm cần rèn
Trong mỗi lò rèn thường có từ 3 – 5 chiếc búa tay và đây thực sự là dụng cụ quan trọng để tạo hình cho sản phẩm Chiếc búa nhỏ, khéo léo là niềm mong ước của người thợ phụ bởi khi được cầm chiếc búa ấy chứng tỏ tay nghề của họ đã được nâng lên Chỉ cần nhìn vào chiếc búa cầm tay là người ta sẽ nhận ra vai trò, vị trí của người thợ trong lò rèn
- Kìm: Kìm là dụng cụ không thể thiếu trong quá trình rèn tay, kìm thông thường có ba loại: kìm đại, kìm chung, kìm tiểu
Kìm đại: kìm mỏ dài, thẳng, thường dùng loại kìm này để kẹp cho chắc thanh sắt Nó dùng búa đập khi bắt đầu tạo dáng sản phẩm và kẹp các sản phẩm rèn có kích cỡ lớn
Kìm trung: mỏ kìm hơi cong xòe như mỏ vịt Loại này thường dùng khi rèn dao, liềm, hái, kéo cắt và các sản phẩm có kích cỡ nhỏ vừa phải
Kìm tiểu: loại này thường dùng khi rèn các sản phẩm có chi tiết nhỏ.Với mỗi loại như trên thì kìm to là dụng cụ được dùng nhiều nhất Vật rèn nào cũng cần đến loại kìm này để kẹp cho chắc Ngoài ra, để rèn hàng đặc biệt có kim loại kìm chuyên dụng như kìm tròn (rèn hàng tròn như xà
Trang 32beng…), kìm dẹt có lưỡi hơi cong xòe như mỏ vịt để kẹp cho chắc nên loại kìm này còn có tên gọi khác là kìm mỏ vịt, dùng để rèn dao to.
- Chạm : chạm có nơi còn gọi là đục hoặc đột, dùng để chặt sắt Chạm
có lưỡi mỏng và thân ngắn, rất tiện cho quá trình đục những lỗ trên sản phẩm một cách nhẹ nhàng
Chạm được chia thành ba loại:
Chạm to: được tôi cứng, dùng để cắt sắt theo định hình, định lượng sản phẩm.Chạm vừa: còn gọi là đột, dùng để đột lỗ trên các sản phẩm
Chạm nhỏ: dùng để đục lỗ nhỏ như lỗ chốt kéo, cắt mở răng cưa…Những năm gần đây, khi nguyên liệu nhập về được pha chế sẵn nên chạm ít dùng để chặt sắt mà thường dùng để chặt phôi thô theo hình dáng đã định Chạm được dùng để đột bỏ những phần sắt thừa tạo dáng cho sản phẩm trước khi đưa vào lò nung Hiện nay, chạm được sử dụng phổ biến ở những lò làm hàng thô để rút ngắn công đoạn sản xuất
- Bào sắt: lưỡi bào bằng thép cứng được tôi kỹ, cắm vào giữa một cán bào Hai đầu cán bào có tay cầm chắc, dùng để bào nhẵn các sản phẩm đã rèn xong Bào cũng có vài loại to nhỏ khác nhau cho tiện dùng vào các sản phẩm khác nhau
- Dũa sắt: Có hai loại dũa thường dùng là:
Dũa phá: dũa dùng vào công đoạn sau khi bào Khi bào xong, người thợ dùng dũa, dũa phá đi những chỗ lồi lõm trên sản phẩm để sản phẩm trở nên nhẵn bóng
Dũa mịn: dùng để dũa cho các sản phẩm có mặt bằng được phẳng, không bị gợn sóng trên sản phẩm Công đoạn này làm cho sản phẩm trở nên mịn, không bị gồ ghề, tạo điều kiện thuận tiện cho công đoạn mài được tiến hành dễ dàng và nhanh hơn
- Đá mài: Đá mài là loại đá được làm bằng hỗn hợp xi măng nhưng mịn
và có công dụng mài sắc Đã mài có nhiều loại nhưng chủ yếu là có hai loại:
Trang 33Đá mài thô: dùng dể mài sản phẩm sau khi đã bào và dũa để làm nhẵn, bóng cho sản phẩm.
Đá mài mịn: chuyên dùng để mài mịn, làm bóng sản phẩm trước khi xuất xưởng
Ngoài các dụng cụ nói trên, trong mỗi lò rèn còn có các công cụ chuyên dùng phụ như: que thông lò, cào móc than, cân để cân sắt than, thước
đo, bồ sọt đựng than…Nhìn chung, dụng cụ của nghề rèn đều là sản phẩm của nghề rèn đúc, hầu hết dụng cụ đó đều do người thợ rèn tự làm ra, tự sắm cho mình bộ đồ nghề Điều này vừa thể hiện tay nghề của người thợ vừa là tiết kiệm nhiều trong việc trang bị đồ nghề cho nghề rèn
2.3.3.2 Các dụng cụ hiện đại.
Cùng với quá trình đổi mới, nghề rèn đã có nhiều chuyển biến lớn trong việc áp dụng các khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất Những dụng cụ hiện đại này không chỉ có mặt ở những khu sản xuất lớn mà còn hiện diện trong các lò rèn gia đình Máy móc đã làm cho năng suất cũng như chất lượng của các sản phẩm được tăng lên rõ rệt Dụng cụ hiện đại có các dụng
cụ sau:
- Búa máy: Búa máy được chia thành hai loại: búa máy van 1 chiều và búa máy van hai chiều Búa máy được chạy bằng hơi hay bằng dầu Khi búa máy hoạt động, thợ cả phải nhanh tay, nhanh mắt đưa phôi nung từ lò ra đặt lên đe búa máy rồi dùng chân điều chỉnh cần hơi để có được lực đánh theo ý mình, lúc đó nhịp chân phối hợp nhịp nhàng với nhịp tay cầm kìm Búa máy dùng để rèn nóng Giá một búa máy khoảng năm triệu đồng Tuy nhiên, trong các lò rèn ở gia đình, búa máy ít xuất hiện bởi các hộ gia đình này thiếu mặt bằng sản xuất nên không có chỗ để đặt búa máy Trong toàn làng nghề, những cỗ máy búa hạng nặng 100 – 200 thay thế sức người đang ngày càng chiếm ưu thế
Trang 34- Máy mài: Máy mài là một loại máy được sử dụng phổ biến hơn bởi nó quan trọng, thiết yếu, nhỏ gọn và giá thành phải chăng; Nó có tác dụng rất lớn trong việc mài lưỡi các sản phẩm trở nên nhanh chóng và tạo độ sắc mạnh
Bộ phận mài, sạt là đá quay với hai loại: Đá mài thô để sạt vỡ và đá mài mịn để làm nhẵn sản phẩm trước khi đưa ra mài bằng đá nước
- Máy cán thép: toàn làng có 5 chiếc máy cán thép được tập trung chủ yếu ở khu sản xuất tập trung của làng Máy cán thép là một loại máy cỡ lớn, kết cấu của máy khá phức tạp trong đó có một hình trụ tròn lớn Đây là nơi đặt tấm thép vào để cán thép cho mỏng, cho dẹt, thuận lợi cho việc tạo phôi cho quá trình rèn
- Máy dập phôi: chiếm số lượng là 4 chiếc nên chủ yếu do các gia đình
có điều kiện mua và đặt ở khu sản xuất tập trung
Bên cạnh đó, người thợ ở làng rèn Lý Nhân còn sử dụng hàng loạt các máy hiện đại như: máy gọt kim loại, máy cắt hiện đại, lò nung điện, búa tự động…
Đưa máy móc vào sản xuất đã làm cho năng suất lao động tăng cao Điển hình như với sự xuất hiện của những búa máy tự động đã thay cho người thợ phụ rất nhiều trong quá trình làm dẹt phôi nung từ lò nóng Tuy nhiên, việc sử dụng máy móc còn có rất nhiều hạn chế Muốn truyền nghề cho người thợ phụ thì không thể để máy móc làm tất cả các công đoạn được
mà người thợ phụ phải trực tiếp nắm các thao tác để có thể đứng ra thành lập một lò rèn riêng Mặt khác, những người thợ làm việc với máy móc nhưng lại không được đào tạo qua lớp kĩ thuật nên chỉ biết sử dụng mà không biết bảo dưỡng nên tuổi thọ của máy móc rất hạn chế Vì vậy, để các dụng cụ thực sự phát huy tác dụng trong quá trình rèn, người làm nghề và đặc biệt là người đang học nghề phải tìm hiểu cấu tạo, tác dụng, yêu cầu, cách sử dụng và bảo quản máy móc trong các cơ sở rèn
Trang 35Với việc từng bước cơ khí hóa, đổi mới nghề rèn truyền thống để tăng năng suất lao động, giảm ngày công lao động là một hướng phát triển mới của nghề rèn Lý Nhân hiện nay Đây cũng là bước phát triển lớn mạnh để tạo dựng thương hiệu cho nghề rèn Bàn Mạch trong vùng và hướng ra thị trường
cả nước
2.3.4 Các giai đoạn rèn.
Để có một sản phẩm như ý, người thợ làng rèn phải tiến hành rất nhiều thao tác Người thợ phải có đủ tầm hiểu biết để nhận diện được sức nóng của phôi, độ mạnh của lửa…có như vậy mới tạo ra được thương hiệu Người thợ làng rèn ở Lý Nhân có những bí quyết riêng của làng nghề mà không phải nơi đâu cũng có Đồ dùng do Lý Nhân làm ra, khi dùng mòn lưỡi vẫn cảm nhận được độ sắc của dụng cụ Đó chính là điểm riêng mà người dùng cảm nhận được khi sử dụng sản phẩm của Lý Nhân
Để có được sản phẩm rèn hoàn chỉnh đều phải trải qua hai giai đoạn:
2.3.4.1 Giai đoạn làm thô.
Khi đã chuẩn bị được phôi, các công đoạn trong giai đoạn này có thể được gọi là giai đoạn rèn nóng Nó được bắt đầu từ lúc đốt nóng phôi thô cho đến khi kim loại chuyển sang trạng thái dẻo, đỏ rực rồi đặt lên đe và dùng búa đập để có hình dạng cần thiết của sản phẩm
Công đoạn thứ nhất là nung phôi Đây là một khâu quan trọng bởi có nung đúng quy định mới không làm hỏng phôi rèn Rèn đúng quy cách vừa đảm bảo chất lượng của sản phẩm, vừa giảm hao phí kim loại, vừa giảm hao mòn dụng cụ Nó cũng đảm bảo an toàn trong quá trình nung, góp phần nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm Chính vì vậy khi nung sắt, thợ rèn phải điều chỉnh độ mạnh của quạt sao cho lượng gió làm đủ nhiệt trong lò để sắt mềm đến độ chứ không để cho sắt chảy
Tùy vào chất thép mà nung cho phù hợp Tuy nhiên, muốn biết được
độ thép ra sao, lượng nhiệt đã vừa chưa…người thợ lành nghề chỉ cần nhìn
Trang 36vào ngọn lửa cũng như màu của thép là có thể nhận biết được Tất cả điều đó phải nhờ vào kinh nghiệm vì đối với nghề rèn không có một phương tiện nào
hỗ trợ trong việc nhìn nhận ra chất thép Ví như nhiệt độ bắt đầu rèn thì thép
có màu vàng rơm, gần đến nhiệt độ cháy thì thép có màu vàng trắng…
Người thợ nung sắt bằng cách cho than vào lò, kéo bể, thổi lửa, cho than thật hồng, đưa thanh sắt cần nung vào lò Người thợ phụ luôn phải kéo bể để thổi lửa giữ cho lò lửa rực đều, có đủ nhiệt đủ để làm mềm sắt Trước kia dùng kéo đẩy hai ống bể, sau này dùng quay tay nên lượng nhiệt nhiều khi không được đều Trong những năm trở lại đây, với sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật, người thợ làng rèn đã dùng mô tơ điện để thổi lò hoặc cao hơn nưa là dùng lò điện với tần suất lớn đã đảm bảo lượng nhiệt đều và rộng khắp gian lò
Sau khi nung nóng phôi, người thợ cho phôi ra ngoài và tiến hành thao tác rũ vẩy Miếng sắt được nung trong lò than đỏ rực, đến độ mềm vừa phải, vừa rút ra khỏi lò, vừa gạt hết vảy sắt thì người thợ dùng búa nện hết sức cho miếng sắt dẹt ra Thao tác rũ vẩy là một công việc quan trọng trong cho quá trình rèn tiếp theo Vẩy là một lớp ôxít sắt rất cứng và dòn Khi để vẩy dính trên mặt của vật rèn, sau này sẽ trở thành một lớp chai rất khó gọt cho sản phẩm được nhẵn như ý muốn Gặp trường hợp bị vẩy đóng còn sót lại, người làng rèn Lý Nhân cho vào nung hơ lại lửa và nhúng nhanh vào nước, sau đó dùng búa đập mạnh vào bề mặt có vẩy Với cách làm như vậy thì những mảnh vẩy còn sót lại sẽ bị bung ra khi dùng búa đập mạnh vào Đây chính là kinh nghiệm của người thợ lành nghề truyền dạy cho con cháu trong gia đình trong mỗi lần sản xuất
Công đoạn thứ hai là tiến hành rèn nóng Trong các lò rèn gia đình, công việc rèn nóng này thường được giao cho các thợ phụ làm Đây là một công đoạn cần nhiều sức khỏe và sự dẻo dai Thông thường ở Lý Nhân sẽ có hai người thợ phụ và một người thợ cả cùng làm công việc này Một tay cầm búa, một tay cầm phôi, người thợ cả hết nện búa lại lật sắt, bàn tay khéo léo
Trang 37tài tình Thông thường chỉ có hai người quai búa nhưng đôi khi công việc bận rộn thì có đến ba người cùng tham gia làm Luân phiên theo vòng tròn, hết người này đến người khác Tuy quai búa cùng lúc mà tiếng nện đe nghe đều chan chát, không bao giờ sai nhịp Điều đó chứng tỏ sự phối hợp nhịp nhàng của những người thợ đã đạt đến mức độ thuần thục và chuẩn xác cao độ Hiện nay, với sự xuất hiện của búa máy thì công việc có phần nhẹ nhàng hơn Ngay cả công đoạn rũ vẩy cũng được tiến hành trên mặt đe của búa Như vậy
là công việc có phần nhẹ nhàng hơn Với những nhát búa lớn với cường độ mạnh và đều đặn đã khiến những miếng thép dẹt ra đều đặn giống như mong muốn của người thợ
Đây là công đoạn tiêu tốn nhiều sức lực nhất nên thường dành cho những thanh niên trai tráng, khỏe mạnh trong gia đình đảm nhận Cũng chính
vì thế mà thanh niên làng rèn thường vạm vỡ và có sức vóc hơn người Sự tập trung tinh thần cao độ, sự khéo léo trong công việc đã rèn luyện cho con người làng rèn những phẩm chất đáng quý, đó là tính cẩn thận, tính cần cù chịu khó và tinh thần trách nhiệm cao
Sau công đoạn rèn nóng, người thợ Bàn Mạch lại tiến hành cho thanh sắt vào lò nung đỏ Sau khi nung đỏ xong, người thợ dùng kéo to kẹp thanh sắt để ra ngoài để tiến hành khâu tạo dáng cho sản phẩm
Công đoạn thứ ba, người thợ tiến hành một số thao tác để tạo hình cho sản phẩm Công việc tạo dáng sản phẩm chủ yếu do người thợ cả đảm nhiệm Việc tạo dáng sản phẩm là khâu khá quan trọng, vừa phải đập, nắn tạo hình dáng sản phẩm vừa đảm bảo tính mĩ thuật cho sản phẩm Ví dụ như khi rèn kéo, người thợ phải gõ đập sao cho ra hình thù cái kéo, phần lưỡi kéo, phần tay cầm sao cho hai mặt kéo phẳng; khi lắp và đóng đinh chốt xong phải xí nhưng không bị dít khi đóng mở; cắt dễ dàng, sắc ngọt, phần tay cầm phải uốn thon vừa tay, dễ cầm, dễ điều khiển đồng thời phải đảm bảo tính kỹ thuật
và đẹp mắt Người thợ cả ngồi tay trái cầm kìm kẹp sắt, tay phải cầm búa tay,
Trang 38lúc nung sắt cho đỏ thì đưa lên đe đập, dồn, dàn, nắn cho thanh sắt chuyển dần thành hình dáng của sản phẩm với kích thước gần tương đương.
Sau công việc tạo dáng, người thợ tiến hành bào nhẵn sản phẩm Người thợ dùng bào thép bào hết các vết sờn, lồi, lõm của vết búa đập lúc rèn nóng Khi bào xong, người thợ chuyển sang khâu tiếp theo
Khâu dũa sản phẩm: Đầu tiên dùng dũa phá, dũa để phá đi những vết lồi lõm trên sản phẩm làm nhẵn và sạch các bụi sắt còn sót lại sau công đoạn
rũ vẩy Sau đó, người thợ dùng dũa mịn, dũa cho phẳng và mịn để không còn gợn sóng trên sản phẩm
Đến khâu mài sản phẩm: Ngày trước, khi chưa có máy móc hiện đại người thợ phải dùng bằng tay nên công đoạn mài cũng vất vả không kém Người thợ dùng đá mài thô mài xong một lượt rồi dùng đá mài mịn để làm nhẵn, làm bóng sản phẩm, chỉnh mĩ thuật cho sản phẩm Nhưng ngày nay, nhờ có các công cụ kĩ thuật hiện đại hỗ trợ nên người thợ làng rèn không những tiết kiệm được công sức, thời gian mà năng suất lao động và hiệu quả công việc cũng được tăng lên một cách đáng kể Chiếc máy mài được gắn mô
tơ, người thợ chỉ cần cầm chắc dao và đưa đúng chiều là lưỡi dao đã dần được thành hình Cái khó của người thợ là phải đưa đều tay và ước chừng độ dày mỏng của lưỡi dao để mài cho đúng quy cách Nếu lưỡi quá dày thì dao không sắc, nếu mỏng quá thì lưỡi sẽ thủng và rất dễ sứt mẻ Để thành một sản phẩm quả thực đòi hỏi người thợ phải có nhiều kinh nghiệm cũng như độ khéo léo nếu không sản phẩm sẽ không đẹp cũng như không tạo được độ bền
Công đoạn thứ tư được tiến hành là công đoạn tôi Mục đích của công đoạn tôi này là để thau trở về bản chất thép ban đầu Độ bền của các sản phẩm Lý Nhân nổi tiếng cũng nhờ vào kỹ thuật tôi đó Đây là bí quyết của từng gia đình và thường là công việc của người thợ cả Họ là người có tay nghề, có kinh nghiệm lâu năm và kĩ xảo khéo léo Công việc tôi sản phẩm nhìn tưởng đơn giản chỉ là nung lửa rồi nhúng vào nước nhưng thực ra lại
Trang 39khá là phức tạp Phương pháp tôi đúng là làm cho sản phẩm cứng mà lại không gãy giòn, không có vết dạn, nó liên quan đến nhiều yếu tố khác trong quy trình chế tác như: kĩ thuật rèn – khi rèn đập búa trên đe phải đều, đúng kĩ thuật sao cho sản phẩm dẻo phẳng, đều đặn thì khi tôi không bị vênh, nứt…Thép sau khi đã nung qua lửa sẽ mềm hơn để dễ chỉnh sửa, nên khi sửa xong phải trải qua một lần tôi lại để cho thép trở về bản chất ban đầu Kĩ thuật tôi được truyền từ đời này sang đời khác và đúc rút qua nhiều thế hệ Thông tin
kĩ thuật chủ yếu cần nắm như: khi tiến hành tôi lại, tùy chất thép nóng già, độ đen khác nhau mà thời gian tôi khác nhau để tạo độ cứng Ví dụ như chất thép CT 45, nhìn thấy chất thép chuyển sang độ đỏ rực mà biết độ ngừng để mang ra ủ Khi tôi xong, người thợ cho ngâm vào nước lạnh bên cạnh với
mục đích để cho sản phẩm không bị nẻ và sắt sẽ để được rất lâu Người thợ
Bàn Mạch biết cách chọn thép cũng như độ tôi rèn qua lửa nên sản phẩm đạt chất lượng cao và được người tiêu dùng tin tưởng
Bên cạnh những am hiểu về nguyên liệu để rèn, người thợ Bàn Mạch còn luôn chú ý đến nhiệt độ nung thép tôi Cách nung thép tôi, làm thế nào để tránh cho thép khỏi bị oxi hóa nhiều, vật tôi nóng đều không bị nứt hoặc bị biến dạng sau khi tôi Kinh nghiệm trong quá trình tôi là thép càng nhiều cacbon nhiệt độ nung thép để tôi càng thấp Xoay trở vật tôi trong lò cho nóng đều khắp Các vật nhỏ nên bỏ vào các hộp hay ống thép non mà nung thì nhiệt độ sẽ đều hơn
Nước để tôi sản phẩm cũng có nhiều loại khác nhau do nó phải phù hợp với các chất thép Nước tôi thường được sử dụng là nước giếng – thứ nước làm nguội nhanh Nước tôi loại này phù hợp cho loại sắt thông dụng từ
CT 45 trở xuống Nước tôi vừa (tốc độ làm nguội vừa) là dầu luyn dùng để cho thép từ CT 60 trở lên bởi đây là thép già nên khi thôi như vậy sẽ hãm bớt cho sản phẩm không bị bị nổ
Trang 40Với các thao tác trên phần làm thô gần như đã hoàn thiện, người thợ lại căn chỉnh, ngắm nghía sao cho thật cân đối và dùng đe búa dặm lại sao cho thật phẳng phiu đến khi nào thật đúng ý người chế tạo ra nó Người thợ Bàn Mạch quan niệm, một con dao phải được chau chuốt từng li, từng tý trong từng công đoạn để khi đến tay người tiêu dùng, nó phải phát huy hết tác dụng, không có bất kỳ một sai sót nào Qua đó ta thấy người thợ làng rèn muốn làm ra một sản phẩm cũng thật cầu kỳ và lắm công phu.
2.3.4.2 Giai đoạn hoàn thiện.
Trong giai đoạn hoàn thiện này có công đoạn mài bóng lấy màu cho sản phẩm và bôi dầu là rất quan trọng
Đây là công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất một sản phẩm Sau khi tôi, người thợ mài nhẵn, bóng một lần nữa Trong công đoạn này, đá mài
mà người thợ sử dụng là loại đá mài nước Công dụng của loại đá mài này là làm cho sản phẩm trở lên sáng và sắc Trong khi mài, việc xác định non, già
là rất rõ thông qua cách gạt màu Khi mài người ta gạt sang hai bên, nếu thấy thép gợn lên như sợi tóc thì vừa; nếu gợn to và dài là non, nếu mẻ dăm là già…gặp những trường hợp trên cần làm lại theo đúng kỹ thuật Mài xong sản phẩm nào thì ngâm sản phẩm đó vào nước vôi trong để hạn chế bị hoen
gỉ khi sử dụng Sau đó, người thợ đem vớt ra, lau bằng vải bông rồi hơ sản phẩm trên lửa cho thật khô, hơ cho đến khi sản phẩm có màu xanh đen bóng, sáng là hoàn thành
Khi sản phẩm có màu xanh đến bóng và sáng, người thợ làng rèn đã tiến hành một khâu cuối cùng để bảo vệ sắc màu ấy của sản phẩm bằng cách bôi dầu Người thợ sẽ pha một lượng dầu bóng và dầu luyn vừa phải để bôi bên ngoài sản phẩm sau khi đã mài bóng lại Với công đoạn này, cách làm như vậy để sản phẩm bóng đẹp và bảo quản được lâu hơn, không bị hoen rỉ trong trường hợp đi vận chuyển xa