Bảo tồn và phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu luân văn thạc sĩ Nghề rèn ở Lý Nhân (xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) từ năm 1990 đến năm 2010 (Trang 59 - 69)

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước chủ trương mở cửa và hội nhập nên quá trình trao đổi, giao lưu buôn bán trong với ngoài nước được mở rộng. Các sản phẩm thủ công ở các nước trên thế giới có mặt ở Việt Nam đều có mẫu mã đẹp và mang sức thuyết phục. Chính điều đó đã làm cho sản phẩm ở trong nước có nguy cơ bị đánh bật. Vấn đề càng trở nên bức thiết hơn nữa khi mà bản thân những làng nghề không theo kịp cơ chế sẽ có nguy cơ bị tụt hậu.

Vĩnh Tường là vùng đất của những nghề thủ công và nghề nào cũng được nhân dân mọi miền biết đến. Tuy nhiên, để được công nhận là làng nghề truyền thống thì chỉ có một số lượng ít. Xuất phát từ chủ trương của tỉnh, phấn đấu năm 2010 có 25 - 30 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề.

Trên cơ sở được sự quan tâm và đầu tư của chính quyền địa phương, nghề rèn Lý Nhân từng bước được thay đổi để phù hợp với xu hướng phát triển trong thời kỳ mới. Đầu năm 2009, công việc ở nhiều làng nghề kém sôi động, sản phẩm khó tiêu thụ, sản xuất cầm chừng. Ngoài những mặt hạn chế vốn có như trình độ quản lý, thiết bị công nghệ lạc hậu, mặt bằng sản xuất chật hẹp, sức mua của thị trường giảm sút... là giá nguyên liệu, nhiên liệu liên tục tăng với mức cao. Còn về tài chính, hầu hết doanh nghiệp, hộ sản xuất làng nghề không được vay vốn. Những đơn vị được vay thường ở mức vốn thấp, thời hạn vay ngắn, vay được rồi sản xuất quay vòng lại không kịp. Thêm vào đó là tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề có xu hướng gia tăng. Đó là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của làng nghề.

Tìm hiểu về những khó khăn cần tháo gỡ để các làng nghề, ngành nghề nông thôn phát triển ổn định, vững chắc ta thấy, chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp để tháo gỡ những khó khăn và tạo điều kiện cho ngành nghề truyền thống ở địa phương phát triển.

- Vấn đề đầu tiên là mặt bằng sản xuất. Người thợ làng rèn ngoài thiếu vốn ra thì mặt bằng sản xuất là vấn đề sống còn trong quá trình phát triển nghề. Anh Nguyễn Trọng Hùng ở thôn Bàn Mạch đã có hơn 10 năm kế nghiệp cha làm nghề rèn nhưng cũng không thể mở được một xưởng sản xuất đàng hoàng. Hiện nay gia đình anh vẫn phải sản xuất trong diện tích đất ở của gia đình rất chật hẹp. Không chỉ riêng anh Hùng mà nhiều hộ ở Lý Nhân còn thiếu mặt bằng sản xuất, phải tạm dựng mái ngoài sân. Sản phẩm làm ra không có kho cất, phải để cả ngoài trời…Trong những năm gần đây, được sự

hỗ trợ của chính quyền các cấp, khu sản xuất với quy mô lớn đã được hình thành và thu hút được nhiều lao động trong các gia đình tham gia.

Khu sản xuất làng nghề Lý Nhân được chính quyền địa phương, dành hơn 50 ha đất xa khu vực dân cư sinh sống để có thể tạo dựng cơ sở sản xuất. Khu sản xuất này có giá trị đầu tư 25 tỷ đồng đang được tỉnh, huyện, xã đầu tư 6 tỷ làm cơ sở hạ tầng. Đó là một khu chuyên biệt, đảm bảo mỹ quan, khí đốt, môi trường, tiếng ồn. Với hàng vạn sản phẩm ra đời mỗi ngày, Bàn Mạch bây giờ đã trở thành thị trường lý tưởng, tạo công ăn việc làm cho những người dân trong. Những máy cán, máy dập hiện nay không còn xa lạ với cư dân làng nghề. Họ đã biết tiếp thu một cách nhanh và nhạy bén những khoa học, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất đại trà, trở thành một khâu sản xuất dây truyền sản xuất rất khoa học. Trong khu tập trung của làng nghề, chủ yếu là những máy móc lớn, làm những công việc thô xơ để đỡ tốn sức người như: máy dập, búa máy, máy cán thép, lò nung điện… Riêng những công việc tinh xảo thì vẫn phải đưa về làng để người thợ sản xuất. Chính vì thế mà sản phẩm rèn Lý Nhân đã đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng một cách nhanh chóng; những thông số kỹ thuật vẫn được đảm bảo. Cứ nhà này làm phôi, nhà này làm lưỡi, nhà khác lại làm chuôi…sự phân công lao động như vậy đã chứng tỏ sự chuyên môn hóa trong sản xuất. Trung bình mỗi người một ngày làm được 40 thành phẩm. Tính trong cả xã, số dao rựa làm ra khoảng 2 vạn chiếc/ ngày.

- Về nguồn vốn: bản thân phần lớn các gia đình không có nguồn vốn dự trữ. Khi người dân làng nghề trông chờ vào nguồn vốn đầu tư thì cả xã cũng chỉ có khoảng vài chục hộ có vốn đầu tư trên dưới 100 triệu. Đa số các hộ có xưởng sản xuất khi có hợp đồng đặt hàng lớn là phải đi vay thêm nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Các yếu tố này đã ít nhiều ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, làm giảm doanh thu của các hộ.

Xuất phát từ những khó khăn trên mà chính quyền các cấp đã có những chủ trương kịp thời bổ sung nguồn vốn vay cho cư dân làng nghề. Mục tiêu hướng tới là hoạt động của quỹ tín dụng, ngân hàng.Ngành ngân hàng cần có cơ chế, chính sách tăng hạn mức cho vay theo yêu cầu của các doanh nghiệp, hợp tác xã nghề, hộ gia đình trong các làng nghề. Tăng mức cho vay trung hạn và dài hạn tạo điều kiện cho làng nghề sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Đề nghị với tỉnh, các sở, ngành có liên quan tăng thêm quỹ khuyến công và kinh phí xúc tiến thương mại. Tiến hành đào tạo thợ thủ công tại các làng nghề. Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu, khẳng định thương hiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường mới, mở rộng sản xuất cho các làng nghề.

Người dân cùng các cấp chính quyền cũng cần có sự nhạy bén trong việc đưa nghề rèn ở địa phương phát triển. Người dân làng nghề cần nhận thấy được xu hướng tiêu dùng của thị trường; nhu cầu về các mặt hàng rèn phục vụ sản xuất và sinh hoạt nông thôn hiện vẫn còn rất lớn và đa dạng. Những mặt hàng này không đòi hỏi kỹ thuật cao trong việc chế tạo, rất phù hợp với quy mô và trình độ của các hộ sản xuất cơ khí ở nông thôn. Vì vậy đối với Lý Nhân, các ngành các cấp cần hỗ trợ, giúp đỡ các hộ có đông người làm, sản xuất khá, hình thành các cơ sở sản xuất (doanh nghiệp hoặc tổ hợp) tập trung vốn đầu tư máy móc trang thiết bị. Thực hiện đa dạng hóa các mặt hàng kết hợp với việc phát triển chế tạo công cụ, máy móc nhỏ phục vụ sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến nhỏ ở nông thôn. Mặt khác, cần hướng đến các nhà máy cơ khí để hợp đồng gia công bán các sản phẩm, các chi tiết rèn, gia công máy, công cụ chuyên dùng.

- Về ý thức nghề, dạy nghề và truyền nghề: Từ khi nghề rèn ra đời đến nay, người dân luôn ý thức được vấn đề dạy nghề và truyền nghề. Họ thường truyền nghề cho con cháu là để giữ bí quyết, giấu nghề đối với người khác. Trong mỗi gia đình làng nghề, các thành viên lao động có khả năng lao động đều tham gia học nghề, làm nghề. Trẻ em làng rèn khi sinh ra đã quen mắt,

quen tai với những tiếng búa quai, tiếng ống bễ phù phò thâu đêm suốt sáng. Người thợ làng rèn cũng đã quen với việc mài dao, quai búa hàng ngày. Đó là việc học và truyền nghề, nối tiếp nghề một cách tự nhiên. Những người con làng rèn từ nhỏ đã được tiếp xúc từ khâu đơn giản nhất, dần dần đến các khâu phức tạp, hoàn thiện sản phẩm. Truyền nghề cho con cháu là muốn giữ nghề và phát huy truyền thống của gia đình, của làng. Điều này không chỉ thể hiện ở kinh nghiệm, trình độ điêu luyện của những người giỏi nghề mà còn thể hiện tính chất “độc quyền” của gia đình, làng nghề, muốn sản phẩm của mình có uy tín nhất.

Ngày nay xu hướng hội nhập đang trở thành xu thế chính nên việc giao lưu học hỏi giữa các làng nghề được đẩy mạnh. Việc chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết không còn khắt khe như thời kỳ trước. Hội nhập là chia sẻ nhưng đặc trưng mỗi làng nghề vẫn được duy trì. Đó là kinh nghiệm, là chất nghề đã ăn sâu vào trong mỗi con người ở làng rèn Lý Nhân mà không nơi đâu có thể học tập được.

Trong những năm gần đây, thanh niên làng rèn theo xu thế là đi học đại học. Điều ấy tưởng chừng như một dấu hiệu cho sự mai một của nghề rèn Lý Nhân bởi lực lượng học nghề đã tìm cho mình một vị trí tốt hơn. Thực tế đã chứng minh ngược lại, thanh niên khi về nhà đều biết rèn một công cụ như dao, cuốc xẻng…Sở dĩ như vậy vì họ đã được tiếp cận từ thủa nhỏ. Do đó, đối với trẻ em làng rèn dù không gắn bó hoàn toàn với nghề nhưng họ vẫn là những thế hệ lưu truyền bí quyết của nghề của cha ông.

Bên cạnh hoạt động truyền nghề và dạy nghề của bản thân các gia đình làm nghề rèn thì chính quyền xã ở Lý Nhân cũng có những giải pháp nhất định để duy trì làng nghề truyền thống ở địa phương. Năm qua, các ngành chức năng của huyện đã phối hợp với Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh triển khai chương trình hỗ trợ phát triển khuyến công quốc gia cho 7 doanh nghiệp và 3 cơ sở sản xuất. Trong đó, hướng dẫn xã Lý

Nhân lập quy hoạch khu làng nghề mộc tập trung tại hai thôn Vân Giang, Văn Hà; quy hoạch mở rộng khu làng nghề rèn Bàn Mạch. Tổ chức hội thi tay nghề thợ giỏi mộc mỹ nghệ, rèn tại hai xã An Tường, Lý Nhân, tạo điều kiện cho thợ thủ công của các làng nghề thể hiện kỹ năng, khả năng sáng tạo. Đồng thời tạo ra phong trào thi đua lao động sản xuất, duy trì và phát triển làng nghề thủ công truyền thống của địa phương, cũng như phát triển nghề và làng nghề.

Người thợ ban đầu được đào tạo theo kiểu cha truyền con nối mà còn thực hành tại chỗ, vừa học vừa làm. Sau đó, những người thợ này còn được đào tạo một cách có hệ thống, có cơ sở lý luận, có thực hành tại chỗ để tạo nên lớp trẻ với kỹ thuật cao. Đồng thời tổ chức tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm với làng nghề ở địa phương khác để học hỏi và nâng cao tay nghề.

- Về hoạt động: Đẩy mạnh các khâu dịch vụ trong những làng nghề. Nhìn nhận lại các nghề thủ công cổ truyền ở các nước khác trên thế giới ta thấy họ có những “chuẩn” nhất định để tạo ra một thương hiệu nổi tiếng.

Ở Nhật Bản: Nghề rèn là nghề thủ công cổ truyền được phát triển ở nhiều làng nghề và thị trấn của Nhật. Điều đáng lưu ý là công nghệ chế tạo nông cụ của Nhật từ thủ công dần dần được hiện đại hóa với các máy gia công tiến bộ và kỹ thuật tiên tiến. Nhật Bản có các trung tâm nghiên cứu mẫu mã và chất lượng sản phẩm với đầy đủ thiết bị đo lường hiện đại theo tiêu chuẩn quốc gia. Mặc dù hiện nay Nhật Bản đã trang bị đầy đủ máy móc nông nghiệp và đạt trình độ cơ giới hóa các khâu canh tác đến 95% nhưng nghề sản xuất nông cụ của Nhật Bản với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp không chỉ tiêu thụ ở trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.

Ở Hàn Quốc: cách thức liên kết của họ lại có những đặc điểm riêng. Họ tiến hành sản xuất với quy mô nhỏ, khoảng 10 hộ gia đình liên kết với nhau thành tổ hợp được ngân hàng cung cấp vốn tín dụng với lãi suất thấp để mua nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Để phát triển công nghiệp và

thủ công truyền thống, Chính phủ đã thành lập 95 hãng thương mại về những mặt hàng này.

Với những cách thức trên, hoạt động những ngành nghề truyền thống được thúc đẩy phát triển. Mặt hàng khi ra thị trường đã có những thẩm định nhất định. Rút kinh nghiệm từ cách thức làm ăn ở những nước trên, Nhà nước ta cũng cần phải đào tạo ở mỗi làng nghề một hệ thống kiểm định từ mẫu mã cho đến những sản phẩm để hàng hóa có đủ sức cạnh tranh với những sản phẩm nhập ngoại. Bên cạnh đó, cần phải mở rộng hơn nữa hình thức khu sản xuất tập trung để phát huy được hiệu quả sản xuất. Tăng cường đầu tư máy móc, trang thiết bị để tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.

Mặt khác, làng nghề cần thành lập và đào tạo chuyên môn cho một đội ngũ phụ trách mảng Maketting thị trường. Những bộ phận này có nhiệm vụ quảng bá các sản phẩm của làng nghề, nắm chắc thị trường và thị hiếu để sản xuất có hoạch hơn.

- Vấn đề an toàn lao động: Sức khỏe con người là điều vô cùng quan trọng, có sức khỏe mới tạo ra được của cải vật chất để thúc đẩy xã hội đi lên. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, những máy móc đưa vào sản xuất chủ yếu là những máy móc lớn. Những máy móc này có khả năng gây sát thương cao cho người sử dụng. Muốn nghề rèn sản xuất quy mô lớn không là nỗi lo cho người lao động đòi hỏi bản thân người thợ có ý thức bảo vệ mình. Biện pháp là tăng cường các trang bị bảo hộ như mũ chụp, kính mắt dùng khi rèn, găng tay bảo hộ… Bên cạnh đó, kêu gọi sự đầu tư của chính quyền địa phương để có dụng cụ bảo hộ tốt nhất.

Trên đây là những giải pháp cơ bản hỗ trợ nghề rèn có nền tảng để phát huy lợi thế của mình. Tuy nhiên, một vấn đề mang tính khái quát đó là muốn thực hiện được các giải pháp ấy, bên cạnh sự năng động của người dân, chính quyền địa phương cần có sự quan tâm đúng mức và kịp thời. Người lãnh đạo

luôn luôn đặt phát triển làng nghề trong chiến lược phát triển kinh tế chung và ưu tiên hàng đầu của địa phương.

KẾT LUẬN

Vĩnh Tường nằm ở đỉnh tam giác đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đây là một huyện đồng bằng, là vựa lúa của tỉnh Vĩnh Phúc. Ba phía quanh huyện có các trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội là: thành phố Việt Trì (Phú Thọ), thị xã Vĩnh Yên và thị xã Sơn Tây. Bên cạnh đó, địa phương nằm trong vùng đất “địa linh nhân kiệt” nên Lý Nhân có những điều kiện phát triển kinh tế mạnh mẽ.

Tồn tại với lịch sử lâu đời, ở Lý Nhân không chỉ phát triển kinh tế nông nghiệp mà còn có hai nghề truyền thống là nghề mộc và nghề rèn. Những nghề này xuất hiện sớm xuất phát từ nhu cầu” tự cấp tự túc” của làng xã và dần dần được nâng lên thành sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Tuy một làng có hai nghề cùng tồn tại nhưng nghề có tác động mạnh mẽ hơn cả là nghề rèn. Với chất nghề ăn sâu vào trong tiềm thức người dân nên quá trình tạo ra một sản phẩm đã trở thành một quá trình nghệ thuật. Người thợ phải thực sự tinh tường, nhanh tay nhanh mắt mới có thể tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng và được người sử dụng tin dùng.

Sự phát triển nghề rèn đã mang lại những chuyển biến lớn trong đời sống người dân nơi đây. Đó là quá trình tác động tổng hợp trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa và xã hội. Đối với kinh tế, nghề rèn đã làm thay đổi diện mạo của làng xóm. Những ngôi nhà cao tầng lần lượt thay thế cho những ngôi nhà ngói ba gian. Những con đường đất đỏ lần lượt được bê tông hóa vào từng xóm ngõ, từng nhà. Người dân không những thuận lợi cho việc đi lại thường ngày mà còn thuận lợi cho công việc vận chuyển và buôn bán thành phẩm của

Một phần của tài liệu luân văn thạc sĩ Nghề rèn ở Lý Nhân (xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) từ năm 1990 đến năm 2010 (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w