Đối với kinh tế.

Một phần của tài liệu luân văn thạc sĩ Nghề rèn ở Lý Nhân (xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) từ năm 1990 đến năm 2010 (Trang 52 - 54)

Nghề rèn Lý Nhân đã có từ lâu đời. Trải qua quá trình phân công lao động, nghề rèn đã trở thành nghề thủ công truyền thống khá tiêu biểu cho các nghề thủ công ở Vĩnh Tường. Sản phẩm của rèn Lý Nhân hết sức phong phú và đa dạng phục vụ đắc lực cho sản xuất nông – lâm và nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người dân. Mặt khác, sản phẩm rèn còn đảm bảo được hai yếu tố: chất lượng và giá cả phù hợp với thị trường nông thôn nên được tiêu thụ rộng khắp trong huyện, trong tỉnh. Xuất phát từ những đặc trưng trên ta thấy được vai trò quan trọng của nghề rèn đối với việc phát triển kinh tế ở địa phương.

Trước kia, Lý Nhân là một xã thuần nông, nhân dân chỉ trông đợi vào cây lúa nên những ngày nông nhàn thường tụ tập nhau chơi bời. Hiện nay, nhờ ý chí làm ăn của người dân cùng với chính sách phát triển các ngành nghề thủ công ở địa phương thì Lý Nhân trở thành một làng thủ công nghiệp theo đúng nghĩa của nó.

Tính đến tháng 6 – 2007, Lý Nhân có tới 70% số người lao động trong độ tuổi của thôn đang làm nghề này. Năm 2006, tổng giá trị sản xuất của toàn xã đã đạt 6,5 tỷ đồng thì thu nhập từ nghề rèn đã chiếm 52,3%. Nhìn nhận nghề rèn trong hoạt động của hợp tác xã thì có những chuyển biến mạnh mẽ hơn. Trong lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã, tiêu biểu là hợp tác xã cơ khí Anh Đức. Hợp tác xã cơ khí Anh Đức có 85 lao động với mức lương đạt từ 1- 1,5 triệu đồng/người/tháng. Hợp tác xã làm ra 27.000 sản phẩm/ tháng, tăng trưởng bình quân đạt từ 15% đến 17% / năm. Hiện hợp tác xã có tài sản cố định trên 2 tỷ đồng với vốn lưu động đạt 3,5 tỷ. Năm 2007, hợp tác xã đạt

doanh thu 4 tỷ, thu lãi 300 triệu đồng. Doanh thu năm 2008, hợp tác xã đạt khoảng 8,5 tỷ.

Qua những số liệu trên ta thấy, thu nhập từ nghề rèn mang lại là rất lớn. Những tác động ấy không chỉ đến bản thân mỗi gia đình trong xã mà còn có tác dụng đối với nền kinh tế của địa phương. Trung bình mỗi năm toàn làng sản xuất được khoảng gần 200.000 sản phẩm các loại. Bình quân thu nhập từ 1 triệu – 1,2 triệu đồng/người/tháng. Mức thu nhập này cao hơn so với nghề nông tại địa phương. Thành quả này là xuất phát từ ý chí người thợ làng rèn. Nhờ có sự năng động của người dân nơi đây, các sản phẩm của làng rèn Lý Nhân sản xuất ra đều tiêu thụ hết. Vấn đề lao động nông nhàn của xã Lý Nhân và các xã lân cận xung quanh đều được giải quyết. Ở Lý Nhân đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều tỷ phủ làm giàu từ nghề truyền thống của cha ông.

Trước đây, các công đoạn làm ra sản phẩm đều được người dân làm bằng thủ công, bình quân mỗi lao động làm được ra từ 2 – 3 sản phẩm/ ngày. Những hộ làm nghề rèn sản xuất nhỏ lẻ theo quy mô gia đình làm ra từ 50 – 60 sản phẩm/ ngày. Với lượng sản phẩm ít như vậy nên nguồn thu nhập của người dân rất thấp, nguồn thu nhập chỉ đủ trang trải chi phí mua nhiên liệu và một phần cuộc sống. Về Lý Nhân hôm nay, ta thấy một làng quê hoàn toàn đổi mới. Phía sau lũy tre xanh, sau những con đê đầu làng là những ngôi nhà 3, 4 tầng khang trang tiện nghi; là những con đường bê tông hóa sạch sẽ; là những bề lò rèn ngày đêm đỏ lửa với những người thợ cần cù chăm chỉ. Họ vẫn ngày đêm giữ vững ngọn lửa nghề, truyền thống của cha ông, của dân tộc.

Mặc dù nghề rèn đã mang lại nhiều chuyển biến trong đời sống nhân dân làng Lý Nhân nhưng để nghề rèn thực sự mang lại cuộc sống sung túc của người dân cần phải có sự đầu tư, quan tâm nhiều hơn nữa từ các cấp chính quyền.

Nghề rèn truyền thống của nhân dân nơi đây hàng ngày vẫn luôn đỏ lửa với những tiếng búa, tiếng thổi bễ vang vang. Cùng với việc duy trì làng

nghề, việc phát triển kinh tế nông nghiệp cũng luôn được chú ý với tư cách là ngành kinh tế bổ trợ. Việc kết hợp giữa các ngành kinh tế, biết xác định ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương nên đời sống vật chất của người dân được nâng lên. Kinh tế nông nghiệp đảm bảo nguồn lương thực cho người dân; nguồn thu nhập từ kinh tế tiểu thủ công đã đảm bảo người dân có đủ trang bị sinh hoạt cho cuộc sống.

Một phần của tài liệu luân văn thạc sĩ Nghề rèn ở Lý Nhân (xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) từ năm 1990 đến năm 2010 (Trang 52 - 54)