Thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu luân văn thạc sĩ Nghề rèn ở Lý Nhân (xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) từ năm 1990 đến năm 2010 (Trang 49 - 52)

Trước đây, sản phẩm của làng rèn Lý Nhân chủ yếu là tự sản, tự tiêu, nghĩa là chủ yếu phục vụ đời sống của người dân địa phương. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại nên khối lượng sản phẩm làm ra nhiều. Sản phẩm làm ra không chỉ phục vụ cho cuộc sống mà còn được mang đi bán ở khắp các vùng trong cả nước, nước ngoài thông qua hoạt động buôn bán.

Ngay ở trong làng, những sản phẩm thủ công này cũng được tiêu thụ khá nhanh chóng. Khách đến mua hàng từ khắp mọi nơi. Ở Lý Nhân còn có ưu ái là có khu chợ sầm uất là chợ Thùng Mạch, chợ Vòng. Các sản phẩm làm ra như: dao, liềm, cuốc, xẻng…được bày bán ở đây đã cung cấp phần nào nhu cầu người dân. Chính nhờ một phần đặc điểm “tự cung tự cấp” này đã hạ thấp được giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên tinh thần

cộng động trong các làng nghề, làng xã nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng có những người đến mua những sản phẩm lẻ phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của người dân. Hơn nữa, họ còn mang những nông cụ cũ hỏng đến đây để sửa chữa. Như vậy chứng tỏ, người thợ làng rèn không những làm mới rất giỏi mà sửa chữa cũng thật tài tình. Chỉ cần qua bàn tay gọt dũa khéo léo của người thợ rèn thì những nông cụ cũ hỏng đã trở lên sắc bén như lúc ban đầu.

Trong những năm trở lại đây, khu chợ này không chỉ tập trung thu hút những người dân bản địa mua sắm hàng rèn nữa mà là nơi mua bán tập nập, những người lái buôn tới đây, mua buôn những sản phẩm của làng rèn. Sản phẩm của làng rèn Lý Nhân làm ra chủ yếu là bán buôn. Tất cả những mặt hàng khác của Lý Nhân, sau khi đã đóng gói cẩn thận, hàng được chuyển đến các địa điểm tập kết để đưa đến nơi tiêu thụ. Bên cạnh đó, ở Lý Nhân, ngoài các tư thương đến thu mua tại các cơ sở sản xuất thì sau khi sản phẩm được hoàn thiện, người thợ rèn Lý Nhân đã đóng gói các hàng hóa lại và gửi lên miền ngược như Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái…để cho họ làm nương, phát chè. Sản phẩm mà tất cả cư dân vùng ngược đều dùng và ưa chuông là loại dao quắm dài. Thứ dao này do các gia đình ở Lý Nhân làm từ đầu đến cuối. Riêng chuôi dao thì để cho cư dân miền ngược tự làm vì cư dân vùng núi có thứ chuôi riêng, phù hợp với cách thức làm ăn của họ. Trung bình mỗi ngày, mỗi gia đình làm được khoảng 100 con dao.

Lý Nhân còn có khoảng 100 người chuyên đưa các sản phẩm đi tiêu thụ ở các địa phương trong nước: Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, các vùng kinh tế mới…Ngoài ra còn sang cả nước ngoài như: Lào, Trung Quốc... Phải khằng định rằng, những mặt hàng như cuốc bàn, dao tông của Lý Nhân là vật dụng không thể thiếu được trong đời sống của mỗi gia đình người Lào ở biên giới. Một mặt hàng được bà con ở các nước trên thế giới ưa chuộng là cạm bẫy bắt chuột của Lý Nhân bởi tính nhạy và khả năng bắt mồi chính xác.

Sản phẩm rèn của Lý Nhân đa dạng, hình thức tiêu thụ phong phú nên đã chiếm được tình cảm của nhiều đồng bào các nơi. Chính vì vậy mà ngay trong các khâu dịch vụ, người dân đã có những cách thức phục vụ tốt nhất. Để sản phẩm không bị hao mòn, không bị hoen gỉ trong thời gian chưa tiêu thụ, trong quá trình vận chuyển người dân đều chú ý đến việc bảo quản sản phẩm. Họ tiến hành giữ cho sản phẩm trở lên khô ráo bằng cách bôi dầu, bọc bằng bao nilông và để nơi khô ráo. Khi vận chuyển hàng đi bán hay đi xa đến nơi khác, dưới thời tiết lạnh, thay đổi của nhiệt độ sẽ bị gỉ vì hơi ẩm. Để tránh tình trạng trên, nhà buôn thường tạo sự bảo vệ tạm thời cho các sản phẩm rèn bằng cách dùng các vỏ bọc bằng hộp gỗ cứng có dán thêm giấy chống thấm nước. Các sản phẩm rèn để trong thùng phải bó thật chặt để tránh bị va đập, sứt mẻ. Với cách thức như vậy giúp cho sản phẩm đến ta người tiêu dùng vẫn giữ được độ mới, bóng như ban đầu.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu luân văn thạc sĩ Nghề rèn ở Lý Nhân (xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) từ năm 1990 đến năm 2010 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w