Quy trình rèn sản phẩm tiêu biể u: dao thép bổ Lý Nhân.

Một phần của tài liệu luân văn thạc sĩ Nghề rèn ở Lý Nhân (xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) từ năm 1990 đến năm 2010 (Trang 41)

Làng rèn Lý Nhân sản xuất rất nhiều loại sản phẩm khác nhau; sản phẩm nào cũng nổi tiếng và có chất lượng tốt. Tuy nhiên, trong các loại sản phẩm ấy, đáng chú ý hơn cả là sản phẩm dao thép bổ của Bàn Mạch. Loại dao thép bổ này không chỉ làm bằng phương pháp thủ công mà những người thợ cổ xưa đã biết sáng tạo ra phương pháp bổi thép cho dao sắc nhọn và sử dụng lâu bền. Dao Lý Nhân dùng mòn lưỡi mà vẫn sắc chính là nhờ phương pháp bổ thép đạt kỹ thuật cao của người thợ nơi đây.

Dao thép bổ là tên gọi thông dụng nhất mà những người trong nghề gọi tên một loại sản phẩm. Tất cả những hàng mà bây giờ gọi là thép dán ba lá với tên gọi cổ là “thép bủ”, “thép bổ” chính là thứ thép sắc nhất cho người tiêu dùng. Đây là thương hiệu đứng đầu về sắt, bào cho nó bay, nó mỏng, cho nó đều…thì chứng tỏ tài năng nổi bật của người thợ.

Trên lý thuyết, nếu chỉ nhìn vào một con dao hoàn chỉnh thì người ta sẽ nghĩ chỉ cần có sức khỏe và biết cách làm là được. Nhưng trên thực tế thì hoàn toàn không phải vậy, ngoài yếu tố sức khỏe và công thức thì người thợ cần phải có kinh nghiệm và tay nghề khéo léo để xử lý kĩ thuật. Thông thường một con dao hoàn chỉnh cần phải trải qua những công đoạn cơ bản như là làm phôi dao, làm thô và hoàn thiện.

Công đoạn tạo phôi:

Đây là công đoạn đầu tiên. Người thợ chọn những miếng sắt thép tốt và dày để làm loại dao mà mình cần làm. Căn cứ vào sản phẩm định làm, người thợ chọn sắt thép nguyên liệu thích ứng, dùng cưa sắt hoặc chạm (đột) để chặt sắt theo trọng lượng định rèn, kích thước dài ngắn, rộng hẹp cho phù hợp với sản phẩm.

Công đoạn làm thô:

Sau khi đã có phôi dao, người thợ tiến hành khâu nung phôi. Phôi nung đến độ nóng cần đạt thì được cho ra ngoài. Bên cạnh đó trước khi làm thép bổ là người ta chọn một thác sắt dày khoảng một phân để kẹp vào phôi dao

đã được nung đỏ. Mục đích của việc làm này là để tăng độ sắc, độ bền cho loại thép đặc chủng.

Tiếp xong người ta bổ đôi thanh sắt đã được rèn giống hình dạng vật dụng. Phương pháp bổ thép là tay trái người thợ cả sẽ cầm thanh sắt được nung nóng thông qua dụng cụ kìm to, tay phải cầm chạm to đặt song song với miếng sắt đã nung. Người thợ phụ cầm búa búa tạ đập vuông góc vào chạm to để tách lưỡi dao ra làm hai mảnh. Trước khi bổ thép thì chạm được đặt vào bát nước muối để cạnh đó để làm róc chạm và để chạm không dính vào phôi. Sau mỗi lần bổ, chạm lại được đặt vào chậu nước để làm nguội và tiếp tục cho lần bổ sau. Xong công đoạn đó, người thợ nhét thác sắt vào giữa như khi ta làm nhân bánh. Tỉ lệ làm một con dao thép bổ, hai phần sắt và một phần thép gọi là thép ba lá. Hai người thợ sẽ dùng búa đập cho hai lưỡi của con dao cùng với thác sắt ở giữa có sự gắn kết cơ bản lại với nhau.

Tiến hành xong công đoạn trên người thợ tiến hành bổ cháy thép. Đây là một công đoạn khá công phu đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm và tay nghề cao. Mặt khác, công đoạn bổ cháy thép còn đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về lý, hóa học…để từ đó tính toán độ nóng chảy của thép và sắt sao cho đến một mức độ nhất định cả hai hòa tan vào một mà không bị tan chảy. Bằng chất làng nghề đã ngấm vào từng da thịt nên cho dù là những kỹ thuật khắt khe nhất thì người dân nơi đây cũng chỉ cần học qua là đã nắm được các đòi hỏi về kỹ thuật. Ở phần công việc này thì người ta cho vào lò nung nóng, khoảng ngót 1000 độ C, tức là nó nóng chảy đến độ cần thiết nhìn bằng con mắt thủ công.

Khi thác sắt nóng chảy ra, người ta tiến hành công đoạn rèn nóng và rũ vẩy. Người thợ dùng búa tay hoặc búa máy để dập cho thanh sắt trở nên mỏng, dẹt giống hình thù con dao. Quá trình nung này được tiến hành khoảng 2 – 3 lần để cho thanh sắt và chất thép có đủ độ nóng trong quá trình dập.

Quá trình dập cũng vậy, dập đúng, đủ và cùng với độ nhiệt luyện đang chảy thì nó mịn vào nhau.

Sau đó là đến công việc của người thợ bào. Người thợ bào sẽ bào ra và phân biệt độ nóng già của sắt và thép. Khi thấy được thép ở giữa già hơn, cát của sắt sẽ mềm hơn, từ đó có thể phân loại được đâu là sắt và đâu là thép. Trên cơ sở đó, người thợ bào sẽ tiến hành kết hợp với khâu sạt vỡ để tạo lưỡi dao. Đây là công đoạn khó khăn bởi nước sắt và thép mịn vào nhau đã làm cho dụng cụ trở nên cứng. Với sự hỗ trợ của máy mài, người thợ đã đỡ vất vả hơn và sản phẩm tạo ra cũng đạt chất lượng cao.

Tiếp theo người thợ tiến hành thao tác tôi. Thao tác tôi được tiến hành với mục đích làm cho lưỡi dao già hơn, sắc hơn, có đủ độ cứng để cạnh tranh với những sản phẩm khác trên thị trường.

Công đoạn hoàn thiện:

Sau khi tiến hành tôi xong, người thợ tiến hành khâu cuối cùng là hoàn thiện. Người thợ dùng đá mài nước để tạo độ sắc và sáng cho dao. Khâu cuối cùng là đánh bóng lấy màu và bôi dầu để chống gỉ cho sản phẩm khi vận chuyển đi xa.

Kỹ thuật làm dao của các hộ gia đình đều được làm theo một dây truyền khép kín. Mỗi gia đình giống như một xưởng sản xuất thu nhỏ với đầy đủ các công đoạn và quy trình. Mỗi thành viên trong gia đình lại đảm nhiệm các công đoạn khác nhau. Từ một thanh sắt vô tri biến thành một sản phẩm hoàn chỉnh là phải trải qua nhiều công đoạn và hết sức công phu.

Sản phẩm dao thép bổ Lý Nhân từ lâu không chỉ đi đời sống của nhân dân trong vùng mà còn có tiếng vang ở nhiều địa phương khác trong cả nước. Mặc dù trình tự làm ra một con dao ở lò rèn nào cũng mang những nét chung nhưng sản phẩm người thợ rèn ở mỗi địa phương làm ra lại có những nét đặc trưng riêng. Người thợ Lý Nhân mặc dù chưa qua một lớp đào tạo nào nhưng chỉ cần nhìn vào ánh lửa cháy, màu thép nóng là họ biết được sản phẩm của

mình đã đạt yêu cầu hay chưa đạt yêu cầu. Thêm một nhân tố nữa là chất nước, mức độ dậm hay mài của người thợ cũng tạo nên nét riêng cho mỗi sản phẩm.

Dao thép bổ từ lâu đã là sản phẩm nổi tiếng của làng rèn Lý Nhân mà người dân nơi đây vẫn thường tự hào rằng chỉ làng mình mới có. Kỹ thuật ấy dù có truyền dạy cho người khác thì họ vẫn không thể học được. Điều này nói lên rằng, không phải họ giấu nghề mà bởi họ có kinh nghiệm và họ có tư duy nhạy bén trong nghề.

Một phần của tài liệu luân văn thạc sĩ Nghề rèn ở Lý Nhân (xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) từ năm 1990 đến năm 2010 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w