1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện kim bảng, tỉnh hà nam

115 147 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 691,5 KB

Nội dung

Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển đảm bảo đạt kết quả cao,bền vững, một trong những yếu tố hết sức quan trọng, đó chính là phải xácđịnh CCKTNN hợp lý và phù hợp quá trình công

Trang 1

-DƯƠNG ĐỨC VINH

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2019

Trang 2

-DƯƠNG ĐỨC VINH

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN HOÀNG LONG

HÀ NỘI, NĂM 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là kết quả nghiên cứu đề tài của riêng cá nhân Các kếtquả nghiên cứu trong luận văn này đảm bảo tính trung thực, khách quan, khoahọc, có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học

vị nào

Trang 4

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thày giáo PGS TS NguyễnHoàng Long- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại - người đã giúp

đỡ tôi nghiên cứu đề tài để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, UBNDhuyện Kim Bảng, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện, các xã, thịtrấn đã tạo điều kiện, cung cấp tài liệu, số liệu giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp

Do thời gian và khả năng nghiên cứu còn có những mặt hạn chế, Luậnvăn tốt nghiệp khó tránh khỏi hạn chế, khuyết điểm; tôi chân thành mong cácthày cô giáo, đồng nghiệp góp ý để luận văn này được hoàn thiện hơn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu đề tài 3

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4

5 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu của luận văn 5

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 5

7 Kết cấu của luận văn 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 6

1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện 6

1.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện 6

1.1.2 Khái niệm và các định hướng chuyển dịch CCKTNN của huyện 9

1.2 Nội dung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện 12

1.2.1 Phân tích môi trường và xác định quan điểm, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện 12

1.2.2 Xác định mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 14

1.2.3 Phân bổ nguồn lực thực hiện chuyển dịch cơ cấu KTNN huyện 17

1.2.4 Kiểm soát thực hiện chuyển dịch cơ cấu KTNN huyện 17

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKTNN huyện 18

1.3.1 Các yếu tố môi trường thể chế và chính sách của nhà nước, Trung ương.18 1.3.2 Định hướng và chính sách chuyển dịch CCKT của tỉnh 19

Trang 6

1.4 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương22 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM 28 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế -xã hội tỉnh Hà Nam và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKTNN huyện Kim Bảng 28 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế -xã hội tỉnh Hà Nam 28 2.1.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKTNN huyện Kim Bảng 30 2.2 Thực trạng nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong tổng cơ cấu kinh tế huyện 38 2.2.1 Phân tích môi trường và xác định quan điểm, mục tiêu chuyển dịch CCKTNN huyện 38 2.2.2 Xác định mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 40 2.2.3 Phân bổ nguồn lực và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện 56 2.2.4 Kiểm soát việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện 62 2.3 Đánh giá chung 64 2.3.1 Một số chỉ tiêu kết quả và thành công CDCCKTNN của huyện Kim Bảng.

64

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 67 CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 70

3.1 Định hướng phát triển và quan điểm, mục tiêu thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Kim Bảng đến năm 2020 và những năm tiếp theo 71

3.1.1 Cơ hội, thách thức và định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2020 và những năm tiếp theo 71 3.1.2 Quan điểm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện trong thời gian tới 77

Trang 7

3.1.3 Mục tiêu thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện đến

2020 và những năm tiếp theo 79

3.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp huyện 80

3.2.1 Đối với ngành trồng trọt 80

3.2.2 Đối với ngành chăn nuôi 81

3.2.3 Đối với ngành nuôi trồng thủy sản 82

3.3 Nhóm giải pháp thực hiện quản lý Nhà nước với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện 83

3.3.1 Thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển nông nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện 83

3.3.2 Thực hiện thể chế, chính sách và thúc đẩy tái cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện hợp lý 84

3.3.3 Thực hiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước với phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện 86

3.3.4 Thực hiện quản lý nhà nước về môi trường và an sinh xã hội với phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; xây dựng nông thôn mới, giữ gìn và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp 87

3.4 Nhóm giải pháp xây dựng thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh các nông phẩm chủ lực, các nông phẩm đặc sản ngành nông nghiệp huyện 91

3.4.1 Chuyên ngành trồng trọt 91

3.4.2 Với sản phẩm ngành chăn nuôi 94

3.4.3 Với sản phẩm nuôi trồng thủy sản 95

KIẾN NGHỊ 96

KẾT LUẬN 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

Cơ cấu kinh tế:

Kinh tế nông nghiệp:

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp:

Hợp tác xã:

Hội đồng nhân dân:

Ủy ban nhân dân:

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

HĐNDUBNDNHNN & PTNTNHCSXH

GTSXTM-DVKHCNCNH, HĐH

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Cơ cấu kinh tế ngành giai đoạn 2015 - 2018 41

Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực giai đoạn 2015-2018 44 Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng cây thực phẩm giai đoạn 2015 - 2018 45

Bảng 4: Số lượng, sản lượng thịt gia súc, gia cầm 2015-2018 46

Bảng 5: Danh sách và vốn điều lệ của các HTXDVNN huyện Kim Bảng 50

Bảng 6: Lợi nhuận của các HTXDVNN năm 2018 54

Bảng 7: Cơ cấu giá trị sản xuất các thành phần kinh tế của huyện Kim Bảng55 Bảng 8: Chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất 57

Bảng 9: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành sản xuất chính 58

Bảng 10: Hộ có sử dụng đất nông nghiệp phân theo quy mô sử dụng và phân theo địa phương 60

Bảng 11: Tổng vốn đầu tư phát triển theo ngành trên địa bàn huyện Kim Bảng 61

Trang 10

Biểu đồ 1: Tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt và chăn nuôi 42 Biểu đồ 2: Về sự phù hợp trong quy hoạch sử dụng đất 48

Hộp 1: Hoạt động cung ứng dịch vụ của HTXDVNN đối với sản xuất nông nghiệp 50

Hộp 2 Đánh giá về sự tiếp cận các nguồn vốn vay của hệ thống ngân hàng 62

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất, là một bộ phận của tái sản xuất

xã hội Phát triển nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và đặc biệt là ở nước ta, khi nôngnghiệp chiếm 16,4% GDP, thu hút 41,9% lực lượng lao động xã hội

Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển đảm bảo đạt kết quả cao,bền vững, một trong những yếu tố hết sức quan trọng, đó chính là phải xácđịnh CCKTNN hợp lý và phù hợp quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sảnxuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm,đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuấtkhẩu Đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệpsinh thái phát triển toàn diện cả về nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiệnđại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúcđẩy ứng dụng sâu rộng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, côngnghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh CNH, HĐHnông nghiệp, nông thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnhtranh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực; nâng cao thu nhập, cải thiện đờisống nhân dân Tập trung quan tâm đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp,nhất là ở các vùng trọng điểm Đẩy mạnh việc thực hiện tích tụ, tập trungruộng đất nông nghiệp, tạo ra cánh đồng mẫu lớn để thu hút các nguồn lựcđầu tư phát triển nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp hữu cơ, nôngnghiệp sạch

Trên cơ sở quan điểm đó, nhiều chính sách mới trong nông nghiệp đượctriển khai đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta theohướng sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện

Trang 12

tích canh tác, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân Tuy nhiên, so vớiyêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nhất là tronggiai đoạn hiện nay trước yêu cầu, đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế sâurộng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của nước ta, của các khu vực đồng bằng,nhất là đồng bằng sông Hồng và trên địa bàn tỉnh Hà Nam, huyện Kim Bảngtrong thời gian qua nhìn chung chuyển dịch tương đối chậm, chủ yếu sản xuấtnông sản hàng hóa nhỏ lẻ, phân tán, việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệvào sản xuất chưa được đẩy mạnh nên năng suất, chất lượng sản phẩm chưacao, chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thị trường

Huyện Kim Bảng nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Nam, cách thủ đô HàNội khoảng 58Km; diện tích tự nhiên là 175,72 km2 chiếm 21,8% tổng diệntích tự nhiên của tỉnh Hà Nam, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nôngnghiệp lúa nước Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉđạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự giúp đỡ có hiệu quả của Sở nôngnghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, lĩnh vực nông nghiệp huyện

đã phát triển theo định hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, tích cực ứngdụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượngsản phẩm, hạ giá thành sản phẩm Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp cònchưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện, tốc độ tăng trưởngcòn thấp, CDCCKTNN còn chậm Vì vậy, cần phải tiến hành CDCCKTNN

để khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương nhằm nâng caohiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xâydựng Hà Nam ngày càng đổi mới, phát triển theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay

Xuất phát từ tình hình trên, tôi chọn đề tài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam để viết luận văn thạc sĩ chuyên

ngành quản lý kinh tế

Trang 13

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu đề tài

Thời gian qua, đã có rất nhiều tác giả xuất bản sách, các bài báo khoahọc, luận án, luận văn nghiên cứu các vấn đề về chuyển dịch CCKTNN, cóthể nêu một số công trình, cụ thể như sau:

- Bùi Tất Thắng: Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trìnhcông nghiệp hóa ở Đông Nam Á Tác giả Bùi Tất Thắng đã đề cập nhữngkinh nghiệm CDCCKT ngành trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa củacác nền kinh tế mới

- Ngô Đình Giao: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân Tác giả đã đi sâu vào lý luận và thựctiễn trong quá trình thực hiện CDCCKT, đồng thời phân tích các quan điểm,phương hướng để xây dựng CCKT Việt Nam đảm bảo có hiệu quả

- Luận án Tiến sỹ của tác giả Lê Bá Tâm ở Tỉnh Nghệ An, học ở Họcviện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp theo hướng phát triển bền vững” năm 2016 Tác giả đã đi sâuvào phân tích việc thực hiện CDCCKTNN ở tỉnh Nghệ an và đi sâu vàonhững kinh nghiệm CDCCKTNN theo hướng bền vững

Luận văn Thạc sỹ của tác giả Lê Thị Hằng học tại Học viện chính trị hành chính khu vực I với đề tài “Tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp giaiđoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam” năm 2015 Tác giả đi sâu vàophân tích những thực trạng trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành để phát triểnbền vững ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam

-Nhìn chung, các tác giả trên đã nghiên cứu về CDCCKTNN Đây là nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn để tác giả tham khảo, nghiên cứu, học tập và nâng caohiểu biết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương khác,

từ đó vận dụng sáng tạo vào thực tiễn trong quá trình công tác, góp phần nângcao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, nghiêncứu CDCCKTNN huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam với tư cách là một luận vănkhoa học, độc lập, toàn diện và hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn; đánh giá thực

Trang 14

trạng CDCCKTNN giai đoạn 2015 - 2018 và đề xuất quan điểm, các giải phápnhằm chuyển dịch CCKTNN ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đến năm 2020 vànhững năm tiếp theo thì chưa có đề tài nào nghiên cứu

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

* Mục tiêu

Mục tiêu nghiên cứu đề tài trên cơ sở đánh giá thực trạng CDCCKTNNhuyện Kim Bảng giai đoạn 2015 - 2018, đề ra phương hướng, giải phápCDCCKTNN huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đến năm 2020 và những nămtiếp theo

* Nhiệm vụ

Để đạt được các mục tiêu trên, luận văn thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:

- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về CDCCKTNN trên địabàn huyện

- Đánh giá thực trạng CDCCKTNN trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh

Hà Nam, trong đó đánh giá sâu sắc những kết quả đã đạt được, chỉ ra nhữngbất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện CDCCKTNN trên địa bàn huyện

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm CDCCKTNN huyện Kim Bảng,tỉnh Hà Nam trong những năm tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

* Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm lý thuyết và thực tiễn vềCDCCKTNN trên địa bàn huyện nói chung và trên địa bàn huyện Kim Bảng,tỉnh Hà Nam nói riêng

* Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu nội dung cơ bản, những yếu tố ảnhhưởng đến CDCCKTNN trên địa bàn huyện Kim Bảng của hệ thống quản lýnhà nước cấp huyện

- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu CDCCKTNN cấp huyện

Trang 15

- Về thời gian: nghiên cứu CDCCKTNN thời gian từ năm 2015 đến năm

2018 và các đề xuất giải pháp nhằm CDCCKTNN áp dụng giai đoạn đến năm

2020 và những năm tiếp theo

5 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu của luận văn

- Phương pháp tiếp cận hệ thống, lô gic và lịch sử

- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thông tin, bao gồm dữ liệu thứcấp và sơ cấp

- Phương pháp phân tích, bao gồm: Thống kê -mô tả, phân tích tổng hợp

so sánh, đánh giá; mô hình hóa, sơ đồ hóa

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn này góp phần hệ thống hóa lý luận về CDCCKTNN trên địabàn huyện; làm rõ được các nội dung, các bước để phân tích, đánh giá vềCDCCKTNN cấp huyện; đề tài cũng nghiên cứu và làm rõ một số kinhnghiệm trong CDCCKTNN trên địa bàn ở một số địa phương khác; đồng thờixác định quan điểm và các giải pháp hoàn thiện CDCCKT nông nghiệp trongthời gian tới Có thể khẳng định rằng, đây là một trong các tài liệu tham khảo

có giá trị đối với các tập thể, cá nhân có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu vềCDCCKTNN trên địa bàn cấp huyện

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận văn được kết cấu thành 3 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của

huyện

Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa

bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Chương 3: Quan điểm và các giải pháp hoàn thiện chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông nghiệp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong thời gian tới

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện

1.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện.

* Khái niệm về cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu là một phạm trù triết học phản ánh cấu trúc bên trong của mộtđối tượng Nó được biểu hiện những yếu tố cấu thành và mối quan hệ cơ bản,tương đối ổn định của đối tượng đó trong một thời gian nhất định

Cơ cấu kinh tế của một nền kinh tế quốc dân là tổng hợp những mốiquan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế Nó có quan hệ đến cácngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế Đó là mối quan hệ giữa lực lượngsản xuất và quan hệ sản xuất của một nền kinh tế - xã hội trong một thời giannhất định Thực chất, việc thay đổi và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý là một

quá trình phân công lao động xã hội C.Mác đã nhấn mạnh “Cơ cấu kinh tế

-xã hội là toàn thể những quan hệ sản xuất phù hợp với một quá trình phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất”1. C Mác cũng chú ý đến cả

hai mặt chất và lượng của cơ cấu kinh tế, theo Ông thì cơ cấu kinh tế là “Một

sự phân chia về chất lượng và một tỷ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội”2; hay nói cách khác, cơ cấu kinh tế không chỉ là mối quan hệ tỷ

lệ giữa các bộ phận cấu thành mà bao hàm sự phát triển của từng bộ phậntrong cơ cấu đó

1 C.M¸c - Gãp phÇn phª ph¸n kinh tÕ chÝnh trÞ häc; Nxb Sù thËt HN - 1964, tr 17

2 C.M¸c - Tư b¶n quyÓn 2 - tËp II; Nxb Sù thËt Hµ Néi 1975, tr 102

Trang 17

Trong cơ cấu kinh tế, mặt chủ đạo của nó là hệ thống quan hệ sản xuất,tức là quan hệ giữa người với người trong tất cả các khâu của quá trình tái sảnxuất xã hội Các quan hệ ấy phải được biểu hiện ở lợi ích kinh tế với tư cách

là động lực của sự phát triển sản xuất

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, sự thống nhất giữa lợi ích xã hội, tập thểngười lao động tạo thành động lực to lớn Sự thống nhất đó bảo đảm bằng cơcấu kinh tế hợp lý Nó dẫn đến sự công bằng trong lao động và hưởng thụ đốivới cá nhân, tập thể và người lao động

Cơ cấu kinh tế là cơ sở hình thành cơ cấu xã hội C.Mác cũng đã chỉ rõ

“ chính toàn bộ các quan hệ giữa người đảm nhận sản xuất với nhau và giữa

họ với tự nhiên, tức là điều kiện trong đó họ tiến hành sản xuất, toàn bộnhững quan hệ đó hợp thành về mặt xã hội của nó”3

Nội dung cơ cấu kinh tế quốc dân có thể xem xét trên nhiều góc độkhác nhau:

- Cơ cấu theo các lĩnh vực (cơ cấu tái sản xuất): Khu vực sản xuất, khuvực tích luỹ, khu vực tiêu dùng

- Cơ cấu theo ngành kinh tế kỹ thuật (công nghiệp, nông nghiệp, dịchvụ): Là sự kết hợp giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân hoặc từng loạihình sản xuất, từng xí nghiệp trong nội bộ ngành Sự vận động của các ngànhkinh tế và các mối liên hệ của nó vừa tuân theo những đặc điểm chung của sựphát triển sản xuất xã hội, vừa mang những nét đặc thù của mỗi giai đoạn,mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ Việc nghiên cứu này là nhằm tìm ra nhữngcách thức duy trì tỷ lệ hợp lý giữa các ngành và lĩnh vực cần ưu tiên tập trungcác nguồn lực có hạn của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ trong mỗi thời kỳ

để thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân một cách nhanhchóng, hiệu quả nhất

3 C.M¸c - Tư b¶n quyÓn 3, tËp II; Nxb Sù thËt Hµ Néi - 1973, tr 281-283

Trang 18

- Cơ cấu theo vùng tự nhiên kinh tế (Miền núi, Trung du, Đồng bằng,

Đô thị, Ven biển, ): Loại cơ cấu này là sự kết hợp giữa các vùng, lãnh thổtrong toàn quốc hoặc trong toàn đơn vị cơ sở trong mỗi vùng Cơ cấu này thểhiện sự phân bố lực lượng sản xuất, sự phân công lao động trên các vùng lãnhthổ khác nhau và mối quan hệ giữa các vùng lãnh thổ này trong một nền kinh

tế quốc dân thống nhất

- Cơ cấu các thành phần kinh tế phản ánh mối quan hệ, tỷ lệ chủ yếugiữa các thành phần kinh tế như: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tưnhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốnđầu tư nước ngoài, )

- Cơ cấu kinh tế đối ngoại (phản ánh trình độ phân công lao động xãhội trong nước và quốc tế, là mối quan hệ, tỷ lệ, hiệu quả giữa kinh tế trongnước với kinh tế nước ngoài),

Tóm lại, cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về chấtlượng và số lượng tương đối ổn định của các yếu tố, các bộ phận của lựclượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong hệ thống tái sản xuất xã hội, trongnhững không gian nhất định Do vậy, khi xem xét cơ cấu kinh tế phải xem xétmột cách toàn diện, đa dạng và khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng phảichuyển dịch đồng bộ, không chỉ trên các ngành, lĩnh vực chủ yếu như côngnghiệp - nông nghiệp - dịch vụ mà còn cần chuyển dịch cả cơ cấu thành phầnkinh tế, cơ cấu vùng, cơ cấu trong nội bộ ngành, cơ cấu kinh tế đối ngoại, cóchuyển dịch một cách toàn diện, đồng bộ, mới đạt hiệu quả mong muốn

* Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp

CCKTNN là tổng thể các yếu tố hợp thành nền nông nghiệp theo nhữngquan hệ nhất định và có sự tác động qua lại trong điều kiện cụ thể nhằm đạtđược mục tiêu đã định

Trang 19

CCKTNN mang tính khách quan, lịch sử, xã hội, gắn liền với sự pháttriển lực lượng sản xuất và quá trình phân công lao động xã hội Chuyển dịch

từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp dưới tác động của quy luật tự nhiên,kinh tế -xã hội Trong nền kinh tế thị trường, CCKT nói chung, CCKTNN nóiriêng chịu tác động của các quy luật cung cầu, giá trị và cạnh tranh Do đó,việc xây dựng CCKTNN không thể duy ý chí mà phải nhận thức đúng đắn sựvận động của quy luật khách quan, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể.CCKTNN hình thành và biến đổi gắn liền với sự phát triển của cơ chế thịtrường, từ kinh tế tự nhiên chuyển sang kinh tế hàng hóa, quá trình này thúcđẩy mạnh mẽ ngành nông nghiệp phát triển năng động và đa dạng

Trong nội bộ ngành nông nghiệp, ngành nông nghiệp được hiểu theonghĩa rộng là các yếu tố hợp thành bao gồm: nông, lâm nghiệp và thủy sản.Các ngành vừa có sự độc lập tương đối, vừa có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ,tương trợ lẫn nhau Là ngành cơ bản của nền kinh tế quốc dân, chịu sự chiphối của nền kinh tế, vừa có sự gắn bó chặt chẽ với các ngành khác, mặt khácngành có những điểm đặc thù với đối tượng sản xuất đặc thù Theo nghĩa hẹp:Ngành nông nghiệp bao gồm các lĩnh vực về trồng trọt và chăn nuôi Về trồngtrọt bao gồm trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày,dài ngày, cây dược liệu, cây ăn quả, cây tạo sản phẩm phục vụ thức ăn giasúc, gia cầm, Về chăn nuôi bao gồm chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm.Lâm nghiệp bao gồm trồng và bảo vệ rừng, trồng cây lấy củi, lấy gỗ, cây phântán, Về thủy sản bao gồm nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy, hải sản

1.1.2 Khái niệm và các định hướng chuyển dịch CCKTNN của huyện

* Khái niệm chuyển dịch CCKTNN

Về chuyển dịch CCKTNN: CDCCKTNN là quá trình làm thay đổi cấu

trúc hợp thành và mối quan hệ của các yếu tố cấu thành nên ngành nôngnghiệp theo định hướng nhất định để đạt được kết quả tối ưu theo ý muốn củachủ thể trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan

Trang 20

Đối với ngành nông nghiệp, CDCCKTNN theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa là chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tănghoặc giảm tỷ trọng giữa các thành tố cấu thành; hình thành vùng sản xuất vớiquy mô lớn, chất lượng và giá thành sản phẩm cao; đáp ứng yêu cầu lươngthực; gắn sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm Đẩy mạnh liên kết giữa cácchủ thể kinh tế trong sản xuất theo quy trình, có sự hợp tác, phối hợp: Nhànước - nhà nông - nhà khoa học - doanh nghiệp, đảm bảo chu trình khép kín

từ khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm

CDCCKTNN gắn kết chặt chẽ từ khâu sản xuất nguyên liệu nông sản vàphát triển công nghiệp chế biến; phát triển chăn nuôi theo phương pháp côngnghiệp với quy mô lớn Đẩy mạnh việc phát triển các nghề ở các làng cónghề, làng nghề và nghề mới của địa phương để thu hút nguồn lực lao độngtrong nông thôn tham gia vào sản xuất

* Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Thuật ngữ “Tái cơ cấu” hiện nay cũng đang được sử dụng tương đối phổbiến và có nhiều cách tiếp cận khác nhau Tựu chung lại có thể hiểu theonghĩa chung nhất, đó là: “Tái cơ cấu là sự thay đổi chiến lược, mục tiêu, tầmnhìn của một hệ thống hoặc là sự cơ cấu lại hệ thống bao gồm các hoạt độngnhư sắp xếp lại, chuyển đổi hình thức hoạt động, xác định lại mục tiêu, chiếnlược, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi và chuẩn mực của tổ chức hay doanhnghiệp”

Một số ý kiến, quan niệm cho rằng: Tái cơ cấu kinh tế chính là quá trìnhlàm thay đổi cơ cấu kinh tế cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấukinh tế mới tiên tiến, hoàn thiện, bổ sung cơ cấu cũ thành cơ cấu mới đảm bảophù hợp hơn

Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp là khái niệm mới được đưa vào sử dụngtrong vài năm gần đây và hiện nay chưa có định nghĩa chính thức về tái cơ

Trang 21

cấu kinh tế nông nghiệp Ngày 13/6/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuyết định số 899/2013/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nôngnghiệp” theo hướng phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng với các mụctiêu: Duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh thông quatăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị hiếucủa người tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu; nâng cao thu nhập vàcải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực cảtrước mắt và lâu dài, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo; tăng cường quản lý tàinguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính và các tác động tiêu cực khácđối với môi trường, khai thác tốt các lợi ích về môi trường, nâng cao năng lựcquản lý rủi do, chủ động phòng chống thiên tai.

Như vậy có thể hiểu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình tiếp tụcphát triển nông nghiệp gắn với bố trí, sắp xếp lại các chuyên ngành sản xuấttheo nguyên tắc sử dụng tối đa lợi thế so sánh và sử dụng tối ưu các nguồn lựcđầu vào nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh tranh cao hơn, nâng caothu nhập cho nông dân và đảm bảo tính bền vững Tái cơ cấu nông nghiệp làphải theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, bền vững

* Định hướng chuyển dịch CCKTNN

CCKTNN chịu sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài củanền kinh tế nên sự vận động phức tạp, tuy nhiên vẫn mang tính quy luật kháchquan, cụ thể:

- Xu hướng chuyển dịch từ nền nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nềnnông nghiệp sản xuất hàng hóa, đây là quá trình phát triển tất yếu của lựclượng sản xuất và phân công lao động xã hội Sự phát triển của lực lượng sảnxuất và phân công lao động xã hội ngày càng mạnh sẽ chuyển từ tự cung, tựcấp sang sản xuất hàng hóa Hiện nay, nước ta thực hiện CNH, HĐH, việcCDCCKTNN theo hướng sản xuất hàng hóa là tất yếu nhằm khai thác tiềm

Trang 22

năng, thế mạnh để đạt được kết quả kinh tế cao Vì vậy, CCKTNN của huyệncũng sẽ chuyển dịch theo định hướng chung của nền kinh tế và chuyển dịchtheo hướng sản xuất nông nghiệp thuần nông, độc canh sang sản xuất nôngnghiệp đa canh, sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầutrong nước và xuất khẩu

- Xu hướng ngày càng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng côngnghiệp, dịch vụ: Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lương thực, thực phẩm, giátrị sản xuất lại thấp, hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tiến

bộ của khoa học và công nghệ, nhu cầu tiêu dùng xã hội tăng lên và xu thếquốc tế hóa lực lượng sản xuất đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhiều ngànhcông nghiệp mới, các trung tâm công nghiệp và đô thị đã được hình thành Do

đó cơ cấu kinh tế có xu hướng từ phát triển nông nghiệp là chủ yếu sang pháttriển công nghiệp và dịch vụ Nông nghiệp được tăng lên về giá trị tuyệt đốinhưng giảm dần về giá trị tương đối trong GDP, công nghiệp và dịch vụ sẽtăng lên CCKT cấp huyện cũng sẽ phát triển theo hướng công nghiệp - tiểuthủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ và nông nghiệp Để nâng cao giá trị sảnxuất, ngành nông nghiệp phải thực hiện chuyển đổi cơ cấu và phát triển theohướng công nghiệp hóa nông nghiệp

- Xu hướng giảm lao động trong nông nghiệp và nông thôn: Đó làchuyển dịch lực lượng lao động sang sản xuất phi nông nghiệp, nó độc lập,không đối lập với nông nghiệp mà gắn bó mật thiết với nông nghiệp vàCDCCKTNN

1.2 Nội dung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện

1.2.1 Phân tích môi trường và xác định quan điểm, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện

Đây là bước rất quan trọng nhằm phân tích được các yếu tố tác động và

Trang 23

nhận dạng rõ việc CDCCKTNN của huyện để từ đó xác định quan điểm, mụctiêu CDCCKTNN

Yếu tố môi trường bao gồm môi trường bên ngoài và môi trường bêntrong Môi trường bên ngoài: gồm môi trường vĩ mô của quốc gia, quốc tế,thể chế chính sách, môi trường kinh tế của đất nước, của tỉnh, ngoài ra cònxem xét các lực lượng thị trường các ngành kinh doanh để tạo lập các ngànhkinh tế công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, trong đó tập trung phân tích cácyếu tố, lực lượng tạo thuận lợi, khó khăn, những thay đổi lớn, những pháttriển mới và cập nhật để nhận dạng được các thời cơ và đe dọa chủ yếu đốivới việc thực hiện CDCCKTNN huyện theo hướng CNH, HĐH đưa vào phântích và làm rõ Môi trường bên trong huyện để nhận dạng cơ cấu kinh tế hiệntại và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của nó trên nhiều góc độ khácnhau về kinh tế - xã hội, môi trường, về những đặc điểm chung và đặc điểmriêng, tính đặc thù của môi trường nội tại của nông nghiệp huyện so với cáchuyện trong tỉnh, xác định được những vấn đề đặt ra với CDCCKTNN huyệnthời gian tới

Xác lập quan điểm và mục tiêu CDCCKTNN huyện là bước rất quantrọng nhằm xác lập tầm nhìn và phương pháp xử lý trong quá trình thực hiệnCDCCKTNN theo đúng định hướng để đạt được mục tiêu đã đề ra, cụ thể:

- Từ điểm đầu tiên xuất phát, phải định hướng và chỉ rõ được phươngthức chung để tạo khung quan điểm trong quá trình CDCCKTNN của huyện

- Từ quan điểm đó kết hợp với dự báo phát triển để xác lập mục tiêuchung và các mục tiêu cụ thể Mục tiêu chung phải phản ánh được trạng tháiCDCCKTNN đã xác định trong từng giai đoạn, thời kỳ; các mục tiêu cụ thểnhằm cụ thể hóa mục tiêu chung thông qua tiêu chí phát triển cần thiết, đạtđược cả về lượng và chất

- CDCCKTNN phải dựa trên quan điểm, mục tiêu chiến lược của tỉnh vàcủa quốc gia đã xác định

Trang 24

- CDCCKTNN phải tạo được sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp và phinông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân

- Đẩy mạnh nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chấtlượng cao, mang lại giá trị kinh tế cao theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chếbiến và tiêu thụ sản phẩm

1.2.2 Xác định mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Ngành nông nghiệp bao gồm các bộ phận, đó là trồng trọt và chăn nuôi,thủy sản hợp thành CDCCKTNN huyện đảm bảo tăng tỷ trọng giá trị sảnxuất lĩnh vực chăn nuôi thủy sản và giảm tỷ trọng sản xuất lĩnh vực trồng trọt.Trong trồng trọt đảm bảo phải tăng tỷ trọng diện tích cây rau màu và cây hànghóa xuất khẩu có giá trị kinh tế cao ở cả 03 vụ trong năm (vụ chiêm, vụ mùa

và vụ đông) và giảm tỷ trọng sản xuất lúa để tăng thu nhập trên ha canh tác Tuy vậy, với truyền thống sản xuất ngành nông nghiệp của huyện chủyếu vẫn là trồng lúa, vừa đảm bảo ổn định đời sống của nhân dân, thực hiệntốt an ninh lương thực Chính vì vậy, trong lĩnh vực trồng trọt cần tập trungthực hiện tốt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giống và mùa vụ gắn với quyhoạch sản xuất 3 vụ: đảm bảo diện tích trà xuân muộn, lúa mùa sớm để đảmbảo khung thời vụ sản xuất cây vụ đông trên đất 2 lúa; nâng tỷ lệ lúa lai, lúachất lượng cao trên diện tích gieo cấy hàng năm; duy trì và mở rộng mô hìnhcánh đồng mẫu lớn, diện tích cây trồng hàng hóa, xuất khẩu có giá trị kinh tếcao Thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất nông nghiệp để sản xuất nôngnghiệp sạch với quy mô lớn, tạo ra vùng sản xuất nông sản hàng hóa tậptrung; tổ chức sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên môn hóa; liên kết sảnxuất theo chuỗi giá trị

Đối với ngành chăn nuôi, huyện Kim Bảng đã xác định trong thực hiện

Trang 25

CDCCKTNN là giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng tỷ trọng chăn nuôi thủy sản;ngành chăn nuôi đã xác định được cơ cấu vật nuôi chủ lực, nhất là các connuôi như: lợn, gia cầm, đàn bò, đặc biệt với lợi thế huyện có diện tích đất đồinúi, phát triển đàn dê có giá trị kinh tế cao, là nguồn cung cấp sản phẩm đặcsản phục vụ nhu cầu của người sử dụng trong và ngoài huyện Tiếp tục pháttriển ngành thủy sản với lợi thế sẵn có, mở rộng thị trường tiêu thụ, đưa giá trịthủy sản từng bước được nâng cao.

* Chuyển dịch CCKT theo vùng

CDCCKT theo vùng trên cơ sở vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thiên nhiên

và điều kiện về kinh tế -xã hội ở mỗi vùng khác nhau tạo nên vùng kinh tế Mặc

dù các vùng kinh tế bên cạnh điểm khác biệt nhau nhưng cũng có những điểmtương đồng, đó là dựa vào các nguồn lực sẵn có để khai thác có hiệu quả tiềmnăng thế mạnh và các nguồn lực để tạo sự phát triển Chuyển dịch CCKT theovùng chính là thực hiện tốt việc khai thác một cách hợp lý các điều kiện về tàinguyên thiên nhiên và nguồn lực lao động để xác định chiến lược sản xuất dàihạn, theo hướng đa dạng hóa, chuyên môn hóa Trong việc thực hiện chuyểndịch CCKT theo vùng, các diện tích đất đai chưa đưa vào sử dụng hoặc trongquá trình sử dụng nhưng chưa tạo ra hiệu quả kinh tế cao hoặc chưa đượcchuyển đổi đúng hướng được chuyển đổi đảm bảo theo đúng hướng, đạt hiệuquả kinh tế cao Quá trình thực hiện chuyển dịch CCKT theo vùng đúng hướng,hợp lý sẽ phát huy hiệu quả và thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tếvùng đã xây dựng

Hiện nay, nước ta đang thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường, theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa, ở mỗi vùng khác nhau sẽ có những sự phát triểnkhác nhau và những ngành có ưu thế cạnh tranh cao hơn sẽ phát triển nhanh hơn

và đạt giá trị gia tăng cao hơn; chính sự phát triển đó cũng sẽ thúc đẩy các ngànhkhác phát triển theo nhiều mặt cả về mặt tốc độ và quy mô, số lượng và tỷ lệ hợp

Trang 26

lý Do vậy, việc xây dựng CCKT vùng hợp lý chính là phải thực hiện tốt việckhai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, sức sản xuất, cơ sở vật chấtvốn có đối với từng vùng Điều đó chính là yếu tố hết sức quan trọng mang ýnghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế ở mỗi vùng và ở mỗi địa phươngtrên phạm vi cả nước Trong quá trình phát triển kinh tế vùng, đặc biệt là cácđiều kiện về kinh tế -xã hội, đầu tư kết cấu hạ tầng, vốn, trình độ dân trí, thịtrường, khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, các yêu cầu của thịtrường ngày càng đòi hỏi cao hơn và mới hơn, Bên cạnh đó, các quan điểm,chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, nhất là các chính sách

về thuế ưu đãi, về xây dựng kết cấu hạ tầng, về khuyến nông và những thông tincần thiết khác có vai trò rất quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển cá ngànhkinh tế mũi nhọn và phát triển các vùng kinh tế ở nông thôn

* Chuyển dịch CCKT theo thành phần kinh tế

Kinh tế thị trường quyết định đến sự tồn tại các thành phần kinh tế Cácthành phần kinh tế sẽ khác nhau xét trên nhiều góc độ như: sự phát triển củalực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trình độ xã hội hóa, công tác quản lý

tổ chức, thị trường và phương thức phân phối sản phẩm, Ở mỗi thành phầnkinh tế có những đặc điểm và bản chất cụ thể Các thành phần kinh tế vừathống nhất, mâu thuẫn và tác động lẫn nhau trong cùng một nền kinh tế Hiệnnay nhiều nước trên thế giới đã phải thực hiện phát triển một nền kinh tế hànghóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường như một tất yếu củaquy luật khách quan Chính vì vậy, để phát triển nền kinh tế đảm bảo nhanh

và bền vững thì phải tạo điều kiện tốt nhất để các thành phần của nền kinh tếcùng tồn tại, phát triển Chuyển dịch CCKT theo thành phần kinh tế đối vớilĩnh vực nông nghiệp đảm bảo kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nhà nước

sẽ điều tiết, định hướng sự phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủnghĩa, tạo mọi điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế;

Trang 27

kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc củanền kinh tế quốc dân; còn đối thành phần kinh tế tư nhân sẽ đóng vai trò quantrọng, là một trong những động lực của nền kinh tế.

1.2.3 Phân bổ nguồn lực thực hiện chuyển dịch cơ cấu KTNN huyện

- Về nguồn nhân lực: Việc thực hiện CDCCKTNN trong từng thời kỳphát triển phải đảm bảo cơ cấu lao động phù hợp với những tiêu chuẩn trênnhiều phương diện như: cơ cấu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật,giới tính, độ tuổi, theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế để có những dự báonhu cầu lao động Nguồn nhân lực là lực lượng sản xuất quan trọng nhất trongquá trình phát triển xã hội và nó chuyển dịch theo từng giai đoạn khác nhau:giai đoạn đầu tỷ trọng nông nghiệp mới giảm tương đối, số lượng tuyệt đốivẫn tăng lên; giai đoạn sau này khi nền kinh tế phát triển, lao động nôngnghiệp giảm cả về số tương đối và số tuyệt đối, lao động trong công nghiệp,

du lịch, dịch vụ tăng lên

- Về đất đai: cơ cấu kinh tế theo xu hướng chung chuyển dịch theohướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, dulịch, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, chính vì vậy diện tích đất nôngnghiệp giảm dần nhưng vẫn phải đảm bảo diện tích để sản xuất nông nghiệp,đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp là nền tảng để các lĩnhvực khác phát triển

- Về vốn đầu tư: Việc thu hút và phân bổ nguồn lực đầu tư cho phát triểnkinh tế-xã hội trên cơ sở khai thác các nguồn lực, vốn đầu tư từ các thànhphần của nền kinh tế và vốn đầu tư phải được sử dụng có hiệu quả để thúc đẩyviệc thực hiện chuyển dịch

1.2.4 Kiểm soát thực hiện chuyển dịch cơ cấu KTNN huyện

- Kiểm soát việc thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp đảm bảotăng cường công tác quản lý và giám sát việc thực hiện quy hoạch, nhất là quy

Trang 28

hoạch vùng theo đúng hướng và mang tính bền vững, đồng thời tổ chức thựchiện có hiệu quả các nội dung quy hoạch nông nghiệp phù hợp với thực tếhuyện với quan điểm, mục tiêu đã xác định

- Kiểm soát việc thực hiện các mô hình trong sản xuất nông nghiệp đảmbảo nắm bắt thị trường và đầu ra của sản phẩm để lựa chọn các loại giốngcây, con có giá trị và hiệu quả kinh tế cao; xây dựng mô hình theo chuỗi giátrị và thực hiện liên kết sản xuất công nghệ cao gắn với tiêu thụ sản phẩm vàđảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm

- Kiểm soát việc thực hiện các phương án chuyển đổi cơ cấu giống, câytrồng của các tổ chức kinh tế hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp; kiểm trathiết kế vùng nuôi trồng thủy sản, thủy lợi Kiểm tra, quản lý chất lượng vật

tư nông nghiệp, chất lượng giống, phân bón sản phẩm nông nghiệp, các thiết

bị dụng cụ trong sản xuất, chế biến,

Kiểm soát việc thực hiện CDCCKTNN là một nội dung quan trọng để cóquyết định điều chỉnh trong việc thực hiện CDCCKTNN, đảm bảo chuyểndịch đúng theo hướng đã xác định

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKTNN huyện

1.3.1 Các yếu tố môi trường thể chế và chính sách của nhà nước, Trung ương

Vai trò lãnh đạo của đảng và sự quản lý của nhà nước thể hiện ở các chủtrương, đường lối và các cơ chế chính sách quản lý kinh tế vĩ mô, có tác độngrất lớn đến quá trình CDCCKTNN Các yếu tố môi trường thể thế và chínhsách của nhà nước, Trung ương bao gồm các tác động về thể chế, chính sáchkinh tế để định hướng và điều tiết CCKTNN Thông qua các Nghị quyết củaĐảng, hệ thống pháp luật, các chính sách và công cụ quản lý vĩ mô như chínhsách đầu tư, tài chính, tiền tệ, tỷ giá, vốn tín dụng, thương mại, xuất nhậpkhấu, kinh tế đối ngoại, chính sách xóa đói, giảm nghèo, các yếu tố này tác

Trang 29

động mạnh mẽ đến CDCCKTNN

CCKT là biểu hiện của đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hộicủa Đảng và Nhà nước CCKTNN mang tính khách quan, khoa học và tínhlịch sử xã hội, nhưng CDCCKTNN chịu sự chi phối, định hướng của đườnglối của Đảng và Nhà nước về phát triến kinh tế Để quản lý kinh tế, nhà nướctác động gián tiếp bằng cách tạo động lực và hành lang pháp lý điều tiết sảnxuất, kinh doanh qua hệ thống luật pháp và chính sách Nhà nước còn canthiệp vào thu hút, sử dụng vốn đầu tư để thực hiện CDCCKTNN có hiệu quảtheo mục tiêu, phương hướng chung của đất nước đã xác định

Môi trường về thể chế chính sách thực sự có tác động rất mạnh đếnCDCCKTNN nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu

tư vào những mục tiêu trọng điểm Trên cơ sở các văn bản chính sách của cấptrên, địa phương rà soát xây dựng cơ chế chính sách cho từng lĩnh vực cụ thể;

đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sảnxuất, tạo động lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực hiện theođúng định hướng đã đề ra, đạt hiệu quả cao nhất Chính sách thu hút đầu tưphát triển sản xuất nông nghiệp cũng sẽ phát huy lợi thế các vùng tạo điềukiện cho các doanh nghiệp, các hộ nông dân, đầu tư vào sản xuất kinh doanh.Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước nhằm xây dựng nền hànhchính công vụ, minh bạch, trong sạch, hoạt động hiệu quả tạo điều kiện thuậnlợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận các chủ trương, chính sách củanhà nước trên lĩnh vực phát triển nông nghiệp Từ đó, đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức trong bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước cũng khôngngừng phải nâng cao chất lượng hoạt động để đáp ứng yêu cầu nền hànhchính hiện đại, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước công việc được giao, vìnhân dân phục vụ

1.3.2 Định hướng và chính sách chuyển dịch CCKT của tỉnh

Chuyển dịch CCKTNN huyện chịu ảnh hưởng bởi các chủ trương lãnh

Trang 30

đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh như: chủ trương định hướnglãnh đạo phát triển, chuyển dịch CCKT của tỉnh, trong đó có nông nghiệp;chủ trương, đầu tư xây dựng hạ tầng nông nghiệp; việc ứng dụng, chuyển giaotiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến; việc tập trung, tích tụruộng đất nông nghiệp để thực hiện cánh đồng mẫu lớn sản xuất nông sảnhàng hóa chất lượng cao, cung ứng sản phẩm sạch, an toàn cho thị trường;chính sách khuyến khích, tạo động lực để phát triển các sản phẩm, mặt hàngchủ lực trong nông nghiệp,

1.3.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sự phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện

Điều kiện tự nhiên bao gồm đất đai và quy hoạch sử dụng đất; khí hậu,nguồn nước, cụ thể như sau:

Đất đai chính là yếu tố được đánh giá trong sản xuất nông nghiệp, baogồm: diện tích đất tự nhiên, diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp, địahình, độ cao, chất đất Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầucủa phát triển kinh tế - xã hội để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước đi vềnhân lực, vật lực đảm bảo ngành nông nghiệp phát triển; là căn cứ sử dụngđất, song quy hoạch phát triển nông nghiệp phải tuân theo quy hoạch sử dụngđất, đặc biệt việc xác định cơ cấu sử dụng đất phải chống suy thoái, ô nhiễm

đất và bảo vệ môi trường.

Điều kiện khí hậu có mức độ ảnh hưởng quan trọng đối với sản xuấtnông nghiệp Những thông số cơ bản của khí hậu như: Nhiệt độ, lượng mưa,

độ ẩm không khí, thời gian chiếu sáng, cường độ chiếu sáng, chế độ gió,sương muối, đều phải được phân tích, đánh giá về mức độ ảnh hưởng đếnphát triển của từng loại cây trồng

Yếu tố nguồn nước cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, bao gồmnguồn nước trên bề mặt, nguồn nước ngầm, nguồn nước được điều tiết khác

Trang 31

Yếu tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đếnCDCCKTNN huyện như: vốn, lao động và trình độ lao động, về kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội, thị trường,

Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng đối với việc CDCCKTNN Có vốn mớigiải quyết được vấn đề tăng cường cơ sở kỹ thuật, ứng dụng thành tựu khoahọc - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn lao động Vì vậy, để tăng trưởngkinh tế nông nghiệp cao và ổn định, CDCCKTNN có hiệu quả phải tăngcường đầu tư vốn cho phát triến sản xuất và kết cấu hạ tầng nông nghiệp,

nông thôn cũng như các yếu tố kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội liên quan khác.

Trình độ, kỹ năng người lao động, tập quán canh tác cũng chi phối việcthực hiện cơ cấu cây trồng, vật nuôi đối với từng địa phương, vùng Cácngành nghề khác tác động tích cực tới CDCCKTNN Để CDCCKT theohướng CNH, HĐH phải phát triển lực lượng sản xuất; đội ngũ lao động chấtlượng cao, cơ cấu hợp lý sẽ tiếp thu khoa học công nghệ để phát triển KTNN,nông thôn Để đảm bảo lao động nông nghiệp có chất lượng, Đảng và nhànước phải có chính sách phát triển lao động nông nghiệp, đặc biệt là nguồnlao động chất lượng cao

Kết cấu hạ tầng nông nghiệp cũng rất quan trọng trong quá trìnhCDCCKTNN như: hệ thống các công trình thủy lợi, đường giao thông nôngthôn, bưu chính viễn thông, Tất cả các yếu tố đó đều tác động trực tiếp vàmạnh mẽ đến chuyển dịch CCKTNN

Thị trường ảnh hưởng rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi,tác động đến quy mô, trình độ phát triển cơ sở kinh tế, đến phân công lao động,

tỷ trọng các ngành, lĩnh vực Xây dựng CCKT hợp lý và CDCCKTNN có hiệuquả phải căn cứ thị trường để định hướng chuyển dịch Thị trường là động lựcthúc đẩy CDCCKT và ngược lại CDCCKTNN cũng thúc đẩy phát triển thịtrường nông nghiệp Tuy nhiên, cần phải có điều tiết của Nhà nước để không đểthị trường phát triển tự phát, tránh mất cân đối cung - cầu

Trang 32

Một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến chuyển dịchCCKTNN đó là sự phát triển của khoa học - cộng nghệ Sự phát triển củaKhoa học - Công nghệ đã tạo ra nhiều chủng loại giống mới giúp người nôngdân nhiều giống mới với phẩm chất tốt, cho phép đổi mới công nghệ sản xuất,bảo quản, chế biến; thực hiện phân công lại lao động xã hội Khoa học - côngnghệ phát triển sẽ hạn chế được những yếu tố bất lợi của tự nhiên, kinh tế và

xã hội Sự phát triển của khoa học - công nghệ là yếu tố tác động mạnh mẽ vàtrở thành động lực trực tiếp đột phá cho sự hình thành và chuyển dịchCCKTNN Công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần tăng nhanh năngsuất lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất Tuy nhiên, trong quátrình ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ phải đảm bảo đồng bộ, phù hợp vớiđiều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ lao động và sự tiếp cận của nền kinh tếnông nghiệp trong từng giai đoạn nhất định

1.4 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương

* Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố

Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đang phát triển đô thị hóa với tiến bộ rấtnhanh Hàng năm, có khoảng 1.000 hecta đất ngoại thành được chuyển mụcđích sử dụng từ sản xuất nông nghiệp sang xây dựng cơ bản, khu công nghiệp,khu đô thị mới, Nhưng theo chủ trương, định hướng phát triển chung củathành phố, mặc dù đất nông nghiệp giảm nhưng tổng giá trị sản xuất nôngnghiệp không những không được giảm mà còn phải tăng, giá trị thu nhập trênmỗi đơn vị diện tích đất nông nghiệp ngoại thành phải ngày càng cao hơn Do

đó, Thành phố HCM đã xác định phải chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệpngoại thành nhằm chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp truyền thống vốn giá trị

Trang 33

sản xuất đạt thấp, sang nền kinh tế nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệcao, công nghệ sinh học, trở thành trung tâm sản xuất giống cây trồng, vật nuôi,phù hợp với quy hoạch và quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóacủa thành phố, tạo ra những sản phẩm có chất lượng và hiệu quả kinh tế ngàycàng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường

Từ năm 2015 đến nay, thành phố đã đẩy mạnh hoạt động khuyến nông,tập trung trọng tâm vào đẩy mạnh việc thực hiện chương trình chuyển giaocác tiến bộ về giống và đẩy mạnh áp dụng công nghệ, cải tiến kỹ thuật canhtác cho nông dân trồng rau, trồng hoa, cây kiểng, đặc biệt đẩy mạnh cơ giớihóa trong sản xuất hoa lan; áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật xây dựngcác mô hình chăn nuôi bò sữa Kết quả đã đạt năng suất, chất lượng cao, giátrị sản xuất tăng bình quân 5,9%/năm

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo hướng gắn liềnvới đặc trưng đô thị lớn đó là sản xuất nông nghiệp sạch, không gây ô nhiễmmôi trường, tăng cường ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, côngtác dự báo, kết hợp xây dựng nông thôn mới Tỷ trọng các ngành đến hết năm

2018 so với năm 2015 như sau: trồng trọt từ 26,7% tăng lên 27,9%; chăn nuôigiảm từ 44,2% còn 39,1%; thủy sản từ 21,1% lên 25,8%; lâm nghiệp từ 1,3%xuống còn 0,9%

Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tiếp tục đạt kết quả khá,phát triển mạnh các loại cây trồng, vật nuôi cho năng suất và chất lượng, hiệuquả cao Diện tích gieo trồng hoa, cây cảnh năm 2018 đạt 2.090 ha, tăng9,42% so năm 2015; diện tích gieo, trồng rau đạt 14.863 ha, tăng 14,3%; tổngđàn bò sữa 95.000 con, tăng 19,5%; sản lượng sữa tươi đạt 246.000 tấn

Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh việc thực hiện tăngcường hỗ trợ nông dân về vốn vay ưu đãi cho 9.152 hộ, tổng vốn đầu tư3.844,8 tỷ đồng, tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 2.220,2 tỷ đồng Nhìn

Trang 34

chung, mặc dù hàng năm tổng diện tích đất nông nghiệp có giảm nhưng giá trị

và hiệu quả sản xuất vẫn tăng, khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nôngthôn có xu hướng giảm dần qua các năm Năm 2017, thu nhập bình quân củangười dân ở nông thôn đạt 49,18 triệu đồng/người/tháng Đến hết năm 2018,thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn đạt 54,7 triệuđồng/người/tháng, tăng 11,2% so với năm 2017

* Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố Bắc Ninh

Bắc Ninh là một trong những tỉnh đi đầu về phát triển kinh tế vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó có cơ cấu kinh tế nông nghiệp Tốc độtăng trưởng bình quân là 10-11,5%/năm, trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sảntăng 5,5% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đạihoá, đến năm 2018 tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 25,7%, côngnghiệp và xây dựng chiếm 47,1%, dịch vụ chiếm 27,2%; tỷ lệ lao động đã quađào tạo là 28%

Trong 3 năm 2015 - 2018, kinh tế Bắc Ninh tăng trưởng bình quân xấp

xỉ 15%; riêng năm 2018 tăng trưởng 16,2% Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyểndịch theo hướng tích cực, năm 2018 khu vực công nghiệp và xây dựng tăngcao chiếm 56,45%, dịch vụ chiếm 28,3, nông, lâm, thuỷ sản chiếm 15,3%

Trên lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng vấnđạt được tốc độ tăng trưởng khá, bình quân tăng 5,9%/năm Cơ cấu giá trịtrong nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực: tỷ trọng ngànhtrồng trọt giảm dần từ 65,5% xuống còn 58,9%, chăn nuôi từ 27,3% tăng lên37,2%, thuỷ sản từ 3,5% lên 6,5%

Trồng trọt đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung vàtừng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, năm 2018 giá trị sản xuất nôngnghiệp đạt 120 triệu đồng/ha Diện tích gieo trồng cây hàng năm ổn định ở

Trang 35

mức 120 nghìn ha/năm, trong đó khoảng 86,5% cây lương thực, 9,9% câythực phẩm, 3,6% cây công nghiệp Đáng chú ý là bước đầu đã hình thànhmột số vùng sản xuất nông sản tập trung, đến năm 2018, Bắc Ninh đã có 20vùng sản xuất lúa hàng hoá, 34 vùng sản xuất khoai tây, 26 vùng sản xuất rauxuất khẩu và một số vùng sản xuất hoa, cây cảnh; công tác dồn điền đổi thửatiếp tục được chỉ đạo tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá tập trung và pháttriển trang trại, đến nay toàn tỉnh có 1700 trang trại Vùng sản xuất lúa támxoan ở Quế Võ (200ha), vùng nếp Từ Sơn (150ha), vùng hoa, rau ven thị xãBắc Ninh, Việt Hùng, Đào Viên (Quế Võ), vùng bò sữa ở Cảnh Hưng, TriPhương (Tiên Du).

Chăn nuôi và thuỷ sản tăng không cao do tâm lý e ngại dịch bệnh, hơnnữa là tỉnh trung du, không có điều kiện thuận lợi cho phát triển thuỷ sản.Giai đoạn 2015-2018 giá trị chăn nuôi tăng 11,2%/năm Kỹ thuật chăn nuôiđược áp dụng rộng rãi: nhân giống, lai tạo, thức ăn tổng hợp, kỹ thuật chănnuôi mới, chăn nuôi theo hình thức trang trại tập trung, phương pháp côngnghiệp và bán công nghiệp phát triển Nhiều mô hình chăn nuôi trang trại theophương thức sản xuất công nghiệp có khối lượng sản phẩm lớn xuất hiện khắpcác huyện, thị xã

* Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hải Dương

Trong những năm qua, tỉnh Hải Dương đã vượt qua khó khăn, thử thách

và giành đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đờisống xã hội Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyểndịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỷ trọng công nghiệp vàdịch vụ: Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản -công nghiệp, xây dựng-dịch vụ

từ 27,1 - 43,6 - 29,3 (%) năm 2015 sang 23 - 45,4 - 31,6 năm 2018

Nông nghiệp phát triển tương đối ổn định, giá trị sản xuất tăng bình quân

Trang 36

2,1%/năm, cơ cấu chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt,tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản Cơ cấu nông nghiệp đã có sự chuyểndịch theo hướng phát triển các cây trồng, vật nuôi có thị trường, có năng suất,chất lượng và hiệu quả cao hơn

Về trồng trọt: Chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt tỷ trọng giá trịcây lương thực giảm từ 59% năm 2015 xuống còn 52,4% năm 2018, chủ yếu

do diện tích lúa năm 2018 giảm 4,6%, cây ngô giảm 8,6%, cây thực phẩmtăng từ 24% lên 34,6% do tăng năng suất cây trồng và sự biến động của giá cảthị trường, cây ăn quả tăng từ 9% lên 9,1%

Về chăn nuôi: Chuyển dịch cơ cấu trong ngành chăn nuôi được chuyểndịch theo xu hướng chung là giảm đối với đàn gia súc từ 69,1% năm 2015xuống 61,4% năm 2018, nhưng giảm không đều ở các năm Số lượng đàn giasúc, gia cầm trong một số năm qua không ổn định do ảnh hưởng của dịchbệnh thường xuyên diễn ra

Về lâm nghiệp: Diện tích trồng rừng vẫn tương đối ổn định, tập trung ởthị xã Chí Linh và huyện Kim Môn; về cơ bản đã thực hiện phủ xanh đấttrống, đồi trọc Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp phụ thuộc vào các dự ánđầu tư trồng và nâng cấp rừng hàng năm, hơn nữa diện tích đất rừng khôngnhiều nên giá trị lâm sản không đáng kể

Giá trị sản xuất thủy sản tăng 14,3%/năm, chủ yếu là nuôi thủy sản vẫngiữ được tốc độ tăng trưởng cao cả về diện tích, năng suất và sản lượng Mứctăng về năng suất là yếu tố cơ bản làm tăng giá trị, diện tích nuôi thâm canh

và bán thâm canh ngày càng mở rộng, việc đưa nhiều loại giống cá mới với

kỹ thuật và công nghệ tiên tiến đã góp phần nâng cao năng suất và cho hiệuquả kinh tế cao

Như vậy, sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nôngnghiệp tỉnh Hải Dương với nét nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh về

Trang 37

cơ bản đã chuyển sang nền sản xuất hàng hóa, phát triển theo hướng toàn diện

và đạt mức tăng trưởng cao Điều đó thể hiện ở chỗ cơ cấu kinh tế nôngnghiệp bắt đầu chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế, hình thành các vùngchuyên canh sản xuất hàng hóa, coi trọng giá trị và gắn với thị trường, các hộnông dân gắn với diện tích canh tác được giao sử dụng ổn định lâu dài đã tựlựa chọn, quyết định trồng cây gì, con gì, giống gì để mang lại hiệu quả kinh

tế cao Nông nghiệp vẫn là khu vực thu hút đại bộ phận lao động nông thôn vàlao động xã hội, cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho dân cư và cho xuấtkhẩu, là nguồn thu nhập chính cho nông dân

Trang 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế -xã hội tỉnh Hà Nam và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKTNN huyện Kim Bảng

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế -xã hội tỉnh Hà Nam

* Về đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý:

Hà Nam nằm ở 20021’- 21045’ vĩ độ Bắc, 105045’- 106010’ kinh độĐông Phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình và Hòa Bình, phía Nam giáp tỉnhNam Định, phía Bắc và Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội, phía Đông giáp tỉnhThái Bình và Hưng Yên Tỉnh Hà Nam có 06 huyện, thành phố trực thuộc(huyện Kim Bảng, Duy Tiên, Lý Nhân, Thanh Liêm, Bình Lục và Thành phốPhủ Lý) Diện tích đất tự nhiên là 851km2, dân số 811.126.000 người

Hà Nam có trục đường Quốc lộ 1A, đường cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình,đường sắt Bắc - Nam, cửa ngõ phía Nam của Hà Nội Trong quy hoạch vùng của

Hà Nội, vùng phía Đông và Đông Nam của tỉnh Hà Nam cùng với các tỉnh BắcNinh, Hưng Yên, Hải Dương

- Địa hình, thổ nhưỡng

Hà Nam có địa hình tương đối đa dạng, bao gồm: vùng núi đồi, đồngbằng cao và trũng, địa hình chia ra thành 3 vùng: vùng đồng bằng trũng,vùng đồng bằng cao, vùng núi đồi Tây sông Đáy

- Khí hậu, thủy văn

Là tỉnh nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của giómùa Đông Nam và Đông Bắc, có sự tương phản giữa mùa hè và mùa đông

Hà Nam có sông Đáy và sông Hồng chảy qua, cũng là hai sông chínhcấp nước tưới, tiêu chính Bênh cạnh đó còn một số con sông khác như sôngChâu Giang, sông Sắt, sông Nhuệ với diện tích sông khoảng 2.992ha

Trang 39

- Tài nguyên

Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt của Hà Nam với lượng mưa trungbình hàng năm khối lượng khoảng 1,,60 tỷ m3; và khoảng 14,05 tỷ m3 nướccủa dòng chảy mặt từ sông Nhuệ, sông Đáy, sông Hồng đưa vào khoảng; cáccon sông chảy qua địa bàn tỉnh phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sốngnhân dân Bên cạnh đó, tỉnh còn nguồn nước ngầm đặc trưng của vùng châuthổ sông Hồng và hai tầng nước ngầm Hệ Thái Bình và hệ Hà Nội

Tài nguyên đất đai

Về đất đai của tỉnh gồm 8 nhóm đất chính, với tổng số 50.388ha, baogồm: Nhóm đất than bùn: chiếm 0,33% tổng diện tích tự nhiên; nhóm đất cátchiếm 0,17% tổng diện tích đất tự nhiên; nhóm đất phù sa chiếm 49,67% tổngdiện tích tự nhiên và chiếm tới 72% diện tích đất nông nghiệp; nhóm đất glâychiếm 3,14% tổng diện tích tự nhiên và 4,48% diện tích đất nông nghiệp;nhóm đất đỏ chiếm 0,52% tổng diên tích tự nhiên; nhóm đất xám chiếm2,39% tổng diện tích tự nhiên; nhóm đất có tầng sét biến đổi chiếm 1,93%tổng diện tích tự nhiên và 2,75% diện tích đất nông nghiệp; nhóm đất tầngmỏng chiếm 0,50% tổng diện tích tự nhiên

- Tài nguyên rừng: Toàn tỉnh có 5.309,4 ha diện tích đất rừng, chiếm

6,1% tổng diện tích đất tự nhiên, tập trung ở huyện Thanh Liêm và KimBảng Phần lớn diện tích rừng tự nhiên để khai thác gỗ còn rất hạn chế

* Về điều kiện kinh tế - xã hội

Thực hiện sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, tỉnh Hà Nam đã vượt quakhó khăn, thử thách, thực hiện đổi mới mạnh mẽ và quyết liệt nên đã đạt đượcnhiều kết quả tốt trên các lĩnh vực với nhiều điểm sáng trong bức tranh pháttriển kinh tế -xã hội, là điều kiện để Hà Nam tiếp tục phát triển

Trên lĩnh vực phát triển kinh tế: Tính đến hết năm 2018, thu nhập bìnhquân đầu người của tỉnh đạt 55,2 triệu đồng/người; cơ cấu kinh tế: Nông, lâm

Trang 40

nghiệp, thủy sản 9,6%; công nghiệp-xây dựng: 61,2%; dịch vụ 29,2% Thucân đối ngân sách nhà nước đạt 7.601 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 2.312triệu USD; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 22.300 tỷđồng; tổng vốn đầu tư phát triển thu hút cả năm đạt 36.000 tỷ đồng, trong đóvốn đầu tư thực hiện đạt 28.946 tỷ đồng

Ngành nông nghiệp từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóanông nghiệp, phát triển chuỗi liên kết giá trị trong lĩnh vực trồng trọt, chănnuôi, sản xuất sản phẩm sạch, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị,chuyển dịch lao động sang sản xuất phi nông nghiệp

Ngành công nghiệp cũng được thực hiện tái cơ cấu; giá trị sản xuấtcông nghiệp tăng trưởng bình quân trên 20%/năm; tính hết năm 2018, tỉnh HàNam tiếp tục giữ vững ở tốp 10 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốnđầu tư từ nước ngoài

Bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa

-xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ Đến hết năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo còn3,28%; tỷ lệ dân số có bảo hiểm y tế đạt 84,7%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinhdưỡng còn 11,8%; đời sống của nhân dân được nâng lên

2.1.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKTNN huyện Kim Bảng

* Thể chế chính sách của Nhà nước Trung ương

Trong những năm qua, Chính phủ, Quốc hội, Bộ nông nghiệp có nhiềuchủ trương, định hướng về phát triển nông nghiệp, đã ban hành nhiều Nghịđịnh, quyết định liên quan đến các chính sách trong phát triển nông nghiệp,như: Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệpđầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chínhsách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số50/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ

Ngày đăng: 08/01/2020, 15:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Nguyễn Quốc Tế (2003), Vấn đề phân bổ, sử dụng nguồn lao động theo vùng và hướng giải quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Khác
14. Trần Văn Chử (2013), Giáo trình kinh tế học phát triển; NXB Chính trị - Hành chính Khác
15. Trần Viết Nguyên - Luận án tiến sỹ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Huế: Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2015 Khác
16. Tỉnh ủy Hà Nam (2001), Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 21/5/2001 của Tỉnh ủy Hà Nam về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn Khác
17. UBND tỉnh Hà Nam (2015), Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2020 Khác
18. Huyện ủy Kim Bảng (2015), Văn kiện Đại hội đảng bộ huyện Kim Bảng lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015 - 2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w