PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔ LƯƠNG TRƯỜNG THCS GIANG SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ NHẰM GIẢM DẦN TỈ LỆ HỌC SINH YẾU KÉM VỀ HỌC LỰC TẠI TRƯỜNG THCS GIANG SƠN, HU
Trang 1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔ LƯƠNG
TRƯỜNG THCS GIANG SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ NHẰM GIẢM DẦN TỈ LỆ HỌC SINH YẾU KÉM
VỀ HỌC LỰC TẠI TRƯỜNG THCS GIANG SƠN,
HUYỆN ĐÔ LƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
Trang 2MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ NHẰM GIẢM DẦN TỈ LỆ HỌC SINH YẾU KÉM VỀ HỌC LỰC TẠI TRƯỜNG THCS GIANG SƠN,
HUYỆN ĐÔ LƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
A MỞ ĐẦU
Mục tiêu giáo dục bậc THCS nêu rõ : “ Giáo dục THCS nhằm giúp học sinhcủng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học, có trình độ học vấn phổthông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục họcTHPT,THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” (Luật Giáo dục)
Nội dung của giáo dục THCS là “ Phải củng cố, phát triển những nội dung đãhọc ở Tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếngViệt, toán, lịch sử dân tộc, kiến thức về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật,tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp”(Luật Giáo dục )
Phương pháp giáo dục phổ thông là “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồidưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tácđộng đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh ” (Luật Giáo dục)
Đối chiếu với những yêu cầu về mục tiêu, nội dung và phương pháp của giáodục bậc THCS nêu trên, không phải bao giờ chúng ta cũng đạt được như mong muốn.Trên thực tế, hầu khắp các trường THCS luôn tồn tại một tỷ lệ đáng kể và rất đángquan tâm về số học sinh không đạt được những yêu cầu nói trên, điều đó đã trở thànhvấn đề bức bách luôn đòi hỏi những người làm công tác giáo dục không thể không tìmcách tháo gỡ, giảm thiểu số đối tượng này Đó là những học sinh yếu kém Số họcsinh yếu kém ở mỗi trường, mỗi lớp cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào công tác quản
Trang 3lý chỉ đạo và mức độ nhiệt tình của đội ngũ giáo viên có chịu khó tìm tòi nguyênnhân và tìm ra những biện pháp hữu hiệu để khắc phục những hạn chế đó.
Đặc biệt, đối với một địa bàn vùng núi khó khăn của huyện như đơn vị chúngtôi, chỉ tiêu chất lượng học lực luôn thấp kém hơn nhiều so với mặt bằng chung củahuyện Nhà trường đã đề ra khá nhiều biện pháp nhằm hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kémnày nhưng hiệu quả vẫn rất thấp, xu hướng tiến triển chậm chạp Tình trạng này đãkéo dài nhiều năm như thế Trước thực trạng đó, tôi đã để tâm tìm hiểu, đề ra mộtmột số biện pháp đem vào áp dụng và đã có được những kết quả nhất định Trên cơ sở
đó, tôi đã đề xuất đề tài: “Một số giải pháp quản lí nhằm giảm dần tỷ lệ học sinh yếu kém về học lực tại trường THCS Giang Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An”.
Đề tài hướng tới mục đích nhận thức rõ thực trạng, tìm ra nguyên nhân để đề racác giải pháp hiệu quả trong công tác quản lí nhằm giảm dần tỷ lệ học sinh yếu kém
về học lực, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường
Trang 4
B NỘI DUNG
Trang 5I. THỰC TRẠNG HỌC SINH YẾU KÉM VỀ HỌC LỰC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHẰM GIẢM DẦN TỈ LỆ HỌC SINH YẾU KÉM VỀ HỌC LỰC
TRONG NHỮNG NĂM QUA
1 Thực trạng và nguyên nhân học sinh yếu kém về học lực:
1.1 Thực trạng
Hiện nay, hơn bao giờ hết vấn đề chất lượng đào tạo là vấn đề luôn được sựquan tâm đặc biệt trong các trường học Đó là tín hiệu đáng mừng đối với nhữngngười quan tâm đến sự nghiệp giáo dục Trước đòi hỏi rất cao của thực tiễn cuộcsống, diễn biến thay đổi một cách nhanh chóng theo sự phát triển của thời đại, đặt rayêu cầu chất lượng giáo dục phải đáp ứng tương xứng Vì vậy, các nhà trường khôngthể không chăm lo cho “ sản phẩm ” của mình Kết quả cho thấy, chất lượng trongnhững năm qua ở các nhà trường nhìn chung đã có những bước chuyển biến mới Tuynhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được đối với chất lượng đào tạo, luôn tồn tại mộtvấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết, đó là vấn đề học sinh yếu kém
Có thể nói, vấn đề học sinh yếu kém luôn là vấn đề được đề cập rất nhiềutrong các bản kế hoạch của các đơn vị trường học Nhưng tiếc thay, đề cập nhiều chắc
gì đã thu được kết quả tốt Thực tế đã chứng minh điều đó Ở trường chúng tôi làmột dẫn chứng cụ thể, kết quả xếp loại học lực một số năm gần đây như sau:
Cuối năm
học
Tổng số
Trường THCS Giang Sơn là một đơn vị thuộc vùng miền núi của huyện ĐôLương tỉnh Nghệ An, gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế cũng như văn hóa
Trang 6xã hội Học sinh nhiều em chưa đủ ăn no, mặc ấm Nhất là những tháng mùa đông giárét, nhìn các em nhếch nhác đẩy chiếc xe đạp cà tàng trên những đoạn đường lầy lộitrơn trượt với khuôn mặt gầy đen, môi bầm tím vì lạnh mà đáng thương làm sao! Cónhững em nhà xa trường 5-7 km, phải dậy đi học lúc tờ mờ sáng Những hôm học cảngày vẫn còn cơm đùm, cơm nắm như trong chuyện ngày xưa! Nhiều em suốt nhiềunăm đi học không có một cuốn sách giáo khoa mới Nhiều em bố mẹ lăn lộn trăm bề
mà vẫn thường xuyên bị nhà trường nhắc nhở về chậm trễ trong việc nộp tiền đónggóp các khoản Nhiều em không được đi học thêm vì thiếu tiền Có nhiều trường hợp,nhà trường miễn tiền học thêm cho các em nhưng bố mẹ lại bắt ở nhà để đỡ đần côngviệc đồng áng, phụ giúp thêm kinh tế gia đình… Giáo viên nhìn thấy điều đó không?Các nhà giáo tâm huyết ở đây nhìn thấy rất rõ điều đó Vấn đề là làm sao để giúp đỡcho các em? Trong khi đó, nhiều nhà giáo ở đơn vị chúng tôi là giáo viên hợp đồng.Giáo viên hợp đồng với mức lương trên 1 triệu đồng, chưa đủ chi phí ăn ở, còn phảinhận sự giúp đỡ tài chính của gia đình và một phần nhỏ nhoi hỗ trợ từ quỹ phúc lợicủa nhà trường Những nhà giáo hết sức thương yêu học sinh nhưng phần lớn cũngchỉ bằng tình thương tội nghiệp mà thôi! Chỉ có thể trao cho các em bằng những conchữ nếu vận động được các em đến lớp chuyên cần Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cónhững giáo viên đi nghĩa vụ tăng cường do sự điều động của huyện Một số trong đókhông thể vô tư tâm huyết được nhiều cho sự nghiệp giáo dục vùng khó Ngoài ra,chất lượng đội ngũ giáo viên vùng khó, vì nhiều lí do nên không thể bằng được ởnhững vùng thuận lợi Đó có phải là một trong những lí do “ những vùng khó thường
là vùng trũng của chất lượng giáo dục” không? Ngẫm ra, câu nói này thật hay màđúng
Một vài nét về học sinh, giáo viên vùng khó như vậy để thấy rằng, công tácgiảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém nói chung của các nhà trường vốn rất khó khăn thì sựkhó khăn đối với đơn vị như chúng tôi lại càng bị nhân lên gấp bội
1.2 Nguyên nhân học sinh có học lực yếu kém :
Trang 71.2.1 Có nhiều học sinh THCS bị “ mất gốc ” kiến thức từ Tiểu học:
`Điều này thể hiện rõ qua các kỳ khảo sát đầu vào THCS, qua thực tế kết quảdạy học thường xuyên của giáo viên Thực vậy, có nhiều em không những không tiếpcận được kiến thức của các môn khoa học phải học tập trong chương trình THCS màngay cả những kỹ năng đọc viết thông thường, tính toán giản đơn, các em cũng chưađạt yêu cầu Có nhiều học sinh học đến lớp 7, lớp 8 còn chưa đọc thông viết thạo,chưa làm được những bài toán số học đơn giản của chương trình lớp 3, lớp 4 Nhưvậy thì làm sao các em tiếp thu được những khối lượng kiến thức lớn của các môn học
ở bậc THCS
Chúng ta hãy tham khảo một vài số liệu về thực trạng chất lượng đầu vào bậcTHCS Có đến nhiều lần, nhà trường chúng tôi đã tổ chức khảo sát lại số học sinhtrúng tuyển vào lớp 6 trước khi bước vào năm học mới Xin đơn cử kết quả một vàinăm gần đây :
Đầu năm
học
Tổng số
yếu kém là do đã bị “ hổng ” kiến thức ngay từ bậc Tiểu học
1.2.2 Có nhiều học sinh yếu kém do lơi là, buông trôi, lười học tập:
Số học sinh này thể hiện rõ khi ta kiểm tra bài cũ, kiểm tra vở bài tập, vở họctập của các em Không thể chấp nhận được khi có những học sinh trả lời: “ Em chưahọc bài ” hoặc “ Em chưa làm bài tập ” hoặc mới chỉ đọc qua loa… Những đối tượngnày nếu không tác động kịp thời, càng về sau càng trở nên buông trôi, lơi là và lườinhác
Trang 8Vậy, tại sao lại có những em lơi là, buông trôi, lười học tập? Đó lại là câu hỏiyêu cầu chúng ta phải trả lời Thực tế cho thấy, đa số các học sinh lơi là trong việchọc tập là những em thiếu ý thức tự giác, mải chơi, không tập trung chăm lo bài vở.
Đa số những em buông trôi việc học hành là vốn dĩ do học yếu nhưng không có chíhướng phấn đấu vượt khó vươn lên, để đến đâu thì đến Còn những em lười học, đa
số là thiếu tính kỷ luật học tập, có thể có những em học lực trước đó là khá nhưng sựlười nhác đã dẫn đến hậu quả yếu kém
1.2.3 Một số học sinh yếu kém do tác động mặt trái của việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học mà một số giáo viên chưa chú ý khắc phục mặt trái này:
Những mặt trái đó thể hiện ví dụ như : trong các hoạt động nhóm, chỉ có một
số em là thực sự hoạt động mà thôi Thực tế, tôi đã có nhiều lần đi dự giờ thăm lớp,nhiều lần dự giờ tại một lớp và nhận thấy: trong một số nhóm học sinh, khi nhận côngviệc giáo viên giao, cả nhóm cùng xúm lại nhưng chỉ có một vài em là làm việc thực
sự ( các em khác chỉ xúm vào xem) Khi báo cáo kết quả, cũng chỉ có những em làmviệc thực sự đó báo cáo Một số lần khác dự giờ trở lại lớp đó, cũng xẩy ra tình trạngtương tự, có nghĩa là vẫn những em thực sự làm việc đó báo cáo, còn những em kháctiếp tục ngồi xem ! Trong một số nội dung giành cho học sinh độc lập suy nghĩ, tíchcực chủ động dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhiều em đã không tự giác làm việcdẫn đến đã yếu kém lại càng tụt hậu
Nếu không có biện pháp khắc phục tình trạng này thì đây là một nguyên nhânmới đáng kể làm gia tăng tỷ lệ học sinh yếu kém
Ngoài ra, nội dung chương trình giáo dục phổ thông của chúng ta hiện nay còn
có những vấn đề nặng về tính hàn lâm, ôm đồm, không sát thực tế nhu cầu hướng tớiphát triển cá nhân học sinh Tuy vậy, vẫn buộc học sinh phải học, mặc dù việc học tập
đó các em không hứng thú và không mang lại lợi ích thiết thực nào Học sinh phảigồng mình lên đối phó với yêu cầu của giáo viên Việc học này không có chiều sâu
Vì vậy, càng học nhiều, càng quên nhiều Mặc dù nhiều em học sinh, ngoài việc học
Trang 9chính khóa, học thêm ở trường, bố mẹ còn bắt đi học thêm ở ngoài Vậy mà yếu kémvẫn hoàn yếu kém Càng học nhiều lại càng yếu kém về nhiều mặt.
1.2.4 Nhằm chạy đua thành tích đạt tỷ lệ cao và đúng độ tuổi của công tác phổ cập giáo dục, đã dẫn đến tình trạng có nhiều học sinh “ ngồi ghế nhầm lớp”:
Yêu cầu của công tác phổ cập giáo dục là huy động, duy trì sỹ số và đảm bảochất lượng Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta mới chỉ quan tâm đến mặt số lượng, đến tỷ
lệ, đến thành tích một cách hình thức mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng phổcập như thế nào Chưa mạnh tay trong công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra chất lượngdẫn đến có nhiều học sinh đi học là tính thời gian, tính năm, tính tháng, tính tuổi đểđược lên lớp mà đáng lẽ có nhiều em chưa đạt được điều đó, đúng ra là phải lưu ban,phải học lại Thực tế, có rất nhiều học sinh yếu kém thì mặc yếu kém, hầu như khôngbao giờ phải lo chuyện ở lại lớp ! Nếu em nào có thiếu điểm một số môn nào đó, các
em sẽ được thi lại trong hè và được xét là đủ điều kiện để được lên lớp Việc thi lại ởđây gần giống như là một thao tác để “ hợp pháp hoá ” cho các em được lên lớp, màđáng lẽ ra là các em phải lưu ban Vậy, lợi ích thiết thực của việc không phải lưu ban
là gì ? Có phải đó là vấn đề chạy đua để đạt tỷ lệ đẹp về vấn đề phổ cập giáo dục haykhông ? ! Có người cho rằng, sự chạy đua về số lượng của công tác phổ cập là mộttrong những nguyên nhân chính dẫn đến có nhiều học sinh yếu kém
1.2.5 Các nguyên nhân khác:
Ngoài các nguyên nhân cơ bản nói trên , còn có những nguyên nhân khác như :
Có những học sinh học yếu là do ảnh hưởng xấu của các hiện tượng tiêu cực
từ môi trường xã hội tác động đến như lối ăn chơi đua đòi, các trò chơi tiêu khiển
các trò chơi điện tử …
Có những em học yếu do năng lực của các em bị hạn chế
Có những học sinh học yếu là do hoàn cảnh gia đình có khó khăn, hoặc do sự
thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh đối với việc học tập của con em Có thể nói
Trang 10đây là một nhóm nguyên nhân từ phía gia đình Có những em là con của hộ nghèo,không đủ kinh phí đầu tư cho con cái học hành Có những gia đình thì ngược lại, bố
mẹ lo chạy đua kinh tế, lo làm ăn theo cơ chế thị trường, thiếu sự quan tâm, chăm lo,quản lý dẫn đến con cái ăn chơi, đua đòi lêu lổng… Lại có những em học yếu hoặc
bỏ học do gặp phải những hoàn cảnh khác …
Ngoài ra, còn có những học sinh học yếu có ý thức phấn đấu nhưng chưa cóphương pháp, chưa nhận được sự giúp đỡ của các lực lượng giáo dục trong và ngoàinhà trường… dẫn đến các em vẫn không tiến bộ được
Một điều đáng quan tâm, đó là Ban Giám hiệu nhà trường, các đoàn thể, tập thểgiáo viên đã chú trọng đến công tác này hay chưa? Có nhiều trường hợp, Ban Giámhiệu và giáo viên đều nhìn thấy tình trạng học sinh học yếu là đáng báo động, song
thấy là chỉ để thấy, nói là chỉ để nói nhưng động thì không động, làm thì không làm
hay nói đúng hơn là chưa thực sự làm, hoặc làm sơ sài, hoặc thiếu phương pháp,thiếu kế hoạch, biện pháp cụ thể và hiệu quả, hoặc có khi bi quan cho rằng không thểcải thiện được tình hình , đổ lỗi với nhiều lý do khác…
Tóm lại, kết quả sự học yếu của học sinh có thể là do nhiều nguyên nhân khácnhau Vấn đề mấu chốt của các nhà sư phạm là phải chỉ ra đúng nguyên nhân củatừng trường hợp, đối tượng cụ thể để có biện pháp khắc phục đúng đắn, phù hợp vàhiệu quả
2 Thực trạng và nguyên nhân không thành công về công tác quản lí nhằm giảm dần tỷ lệ học sinh yếu kém trong những năm qua.
2.1 Thực trạng về công tác quản lí nhằm giảm dần tỷ lệ học sinh yếu kém trong những năm qua.
Về công tác chỉ đạo, quản lí nhằm khắc phục dần tình trạng học sinh yếu kém,
có thể nói bất cứ trường nào cũng đều quan tâm, ở mức độ khác nhau, đều tìm nhữnggiải pháp nhất định để thực hiện điều này Trước thực trạng về tình hình học sinh yếu
Trang 11kém về học lực như đã nêu trên, ở trường chúng tôi đã tiến hành một số biện phápnhằm giảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém này Cụ thể, đó là một số biện pháp như sau:
1 Chỉ đạo tiến hành phân luồng, tổ chức dạy học phụ đạo đại trà cho học sinhyếu kém
2 Tăng cường kiểm tra bài cũ, bài làm ở nhà của học sinh
3 Tiến hành hỏi bài cũ dưới cờ
4 Tiến hành họp phụ huynh của những em yếu kém nhằm phối hợp với phụhuynh để đôn đốc việc học tập của học sinh
5 Ghi tên những học sinh không thuộc bài, phê bình dưới cờ, trừ điểm thi đuacủa lớp
6 Bắt học sinh không thuộc bài trong buổi học chính khoá đi học lại bài vàomột buổi khác
V.v …
Với những biện pháp trên, tình hình có được cải thiện chút ít nhưng mức độ tiếntriển vẫn chậm chạp và chưa vững chắc, thậm chí có khi còn không thay đổi được tìnhhình Vì vậy, một số cán bộ và giáo viên đã có lúc nản lòng
2.2 Nguyên nhân không thành công của những giải pháp chỉ đạo, quản lí nhằm giảm dần tỷ lệ học sinh yếu kém trong những năm qua.
Là một cán bộ quản lí phụ trách công tác chuyên môn, tôi đã cố gắng tìm hiểu vàthấy được một số nguyên nhân không thành công của các giải pháp chỉ đạo, quản línêu trên như sau
1.Đa số các giải pháp không đạt hiệu quả là do đánh giá chưa đầy đủ, đúng mức
về thực trạng học sinh yếu kém
2 Chưa đi sâu tìm hiểu các nguyên nhân học sinh yếu kém để đề ra các giảipháp phù hợp, sát đối tượng
Trang 123.Việc tổ chức dạy học phụ đạo còn tiến hành một cách chung chung, nhiều lúcmang tính hình thức, kém hiệu quả Không phân luồng kỹ đối tượng theo từng mônhọc, từng nhóm nguyên nhân Không tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện theomột khung chương trình dạy học phù hợp.
4.Các giải pháp đưa ra nhiều lúc mang tính đối phó cục bộ, hành chính, thiếutính hệ thống, thiếu chiều sâu, không thể giải quyết được tình hình
II MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM GIẢM DẦN TỈ LỆ HỌC SINH YẾU KÉM VỀ HỌC LỰC
Trang 13- Phát phiếu thăm dò trong học sinh Nội dung cơ bản của phiếu là: mức độ họclực thực tế của em ( học sinh ) như thế nào ? em học yếu môn nào ? nguyên nhân họcyếu ? sách vở đồ dùng học tập của em thiếu cái gì ? các bậc phụ huynh quan tâm đếnviệc học của em như thế nào ? kế hoạch và thời gian biểu tự học của em ra sao ? sởthích của em là gì ? kế hoạch phấn đấu học tập của em như thế nào ?…Những yêucầu, đề xuất của em : về công tác tổ chức dạy học của nhà trường ( kể cả chính khoá
và học thêm ) ? về nội dung, phương pháp giảng dạy các bộ môn của các giáo viênnhư thế nào ? v.v…
Sau phiếu thăm dò có ý kiến và chữ ký của phụ huynh ( chúng tôi có mẫu kèm
theo ở phần phụ lục )
Công tác phát phiếu thăm dò cần quán triệt rõ mục đích cuối cùng là nhằm đảmbảo hiểu đúng đối tượng, làm sao cho công tác dạy tốt hơn, học tốt hơn, hiệu quả giáodục ngày càng tốt hơn Thăm dò là để xây dựng Sử dụng biện pháp này cần linh hoạtmềm dẻo tránh những mặt tiêu cực có thể xẩy ra
Sau khi thu thập, tìm hiểu được nguyên nhân của học sinh học yếu, chúng tatiến hành thực hiện các biện pháp tác động Mỗi một nguyên nhân thường có một sốbiện pháp cụ thể để khắc phục Một số ví dụ cụ thể như:
- Trường hợp đối với các đối tượng bị “hổng“ kiến thức từ Tiểu học.
Đối tượng này, phải phụ đạo lại cho các em những kiến thức sơ đẳng nhất,thông thường nhất như những kỹ năng về đọc viết, tính toán cơ bản… để từ đó làm
cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức mới Thực tế cho thấy, nhiều học sinh THCS chưađọc thông viết thạo Nếu chúng ta không quan tâm đến các đối tượng này thì chắcchắn rằng, các em đến lớp là chỉ đi cho có, không thể thu nhận được gì, lời giáo viênchỉ là nước đổ lá môn! Vì vậy, với đối tượng này, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì,phải chịu khó hướng dẫn các em Điều tất nhiên, không thể quan tâm chỉ trong 45phút chính khoá là có thể được mà chắc chắn là phải bố trí thêm thời gian ngoài chocác em học tập
Trang 14Cụ thể:
Đối với lớp 6, vào đầu năm học, chúng tôi tiến hành khảo sát chất lượng đểtiến hành phân loại học sinh đầu vào Lập danh sách học sinh yếu kém lần 1 bắt đầutiến hành phân công giáo viên phụ đạo
Giữa học kỳ I: sau một thời gian giáo viên trực tiếp giảng dạy, giáo viên cóthêm cơ sở để đánh giá đầy đủ hơn về học sinh, cho phép rà soát điều chỉnh danh sáchhọc sinh yếu kém của lần 1 Bởi vì, ở lần 1, chúng ta mới chỉ có kết quả qua một bàikiểm tra ( Ngữ văn và Toán ), chưa thể khẳng định đúng năng lực, trình độ của cácem
Cuối học kỳ I: kết hợp thông tin từ phía giáo viên giảng dạy các bộ môn chínhkhóa, giáo viên dạy phụ đạo và kết quả chất lượng trên sổ điểm, chính thức rà soát lậplớp phụ đạo cho cả năm học
Trong năm học lớp 6, do nhiều nguyên nhân, có thể chưa hoàn thiện được việclấp đầy “ lỗ hổng” kiến thức từ Tiểu học Chúng ta tiếp tục kiên trì tổ chức phụ đạocho các em ở các lớp trên
- Trường hợp đối với những học sinh lười học, lơi là, buông trôi việc học tập
Đối tượng này phải tăng cường các biện pháp mềm dẻo liên quan đến nội quy,
kỷ luật kết hợp với thuyết phục, động viên, tạo hứng thú thu hút học sinh quay trở lạivới việc học tập Giáo viên phải biết được nguyên nhân tại sao các em lười học? tạisao lơi là ? tại sao buông trôi? Lười thì phải tìm cách rèn cho siêng Siêng rồi thì tìmcách học cho tốt Lơi là thì tăng cường kỷ luật cho nghiêm Kỷ luật nghiêm nhưngđừng có cứng nhắc Buông trôi thì phải níu lại Đừng thấy thả trôi mà để trôi đi mất.Như thế thì vô trách nhiệm lắm Số đối tượng này, nhìn chung, nếu có phương pháptốt thì hiệu quả tiến triển nhanh hơn, thường mất ít thời gian công sức hơn
- Trường hợp đối với các đối tượng chịu ảnh hưởng xấu của các hiện tượng
tiêu cực ngoài xã hội Trong trường hợp này, phải phối hợp với các lực lượng ngoài
Trang 15xã hội tìm cách ngăn chặn, giảm thiểu những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến họcsinh,tìm cách giúp các em học tập tiến bộ Tuy nhiên trước khi phối hợp thì nhàtrường phải tự lo phần mình trước đã Nghĩa là chăm lo giáo dục cho các em tính tựgiác trong học tập, phân biệt được những cái ngưỡng cần dừng của sự đam mê Phânbiệt được cái gì là có lợi, cái gì là có hại và hại như thế nào mà phòng mà tránh Nhàtrường tìm cách thu hút giáo dục học sinh thông qua nhiều hình thức như: tổ chứchoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( trong giờ chủ nhiệm, giờ chào cờ, giờ ngoạikhoá …), phối hợp trong các hoạt động Đoàn Đội, các hoạt động xã hội khác … Biểudương khen ngợi những gương chăm ngoan học giỏi, những em chấp hành tốt kỷ luậtnhà trường, phê phán những em chưa ngoan và yêu cầu các em tu dưỡng, rèn luyệnvới những biện pháp giáo dục tương ứng.
- Trường hợp học sinh yếu kém do tác động mặt trái của việc đổi mới phương
pháp dạy học Trường hợp này, giáo viên phải chú ý điều chỉnh cho phù hợp Giáo
viên cần tăng cường quan tâm hơn đối với những học sinh năng lực còn hạn chế Ví
dụ như: trong hoạt động nhóm, khi giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên bắt buộc tất
cả các cá nhân phải làm việc, học sinh khá hơn giúp đỡ học sinh yếu hơn Khi báo cáokết quả làm việc của nhóm, giáo viên chú ý giành cơ hội cho học sinh yếu trình bày,coi kết quả trình bày này là kết quả của cả nhóm (có thể giáo viên cho điểm- đó làđiểm chung của cả nhóm) Làm như vậy, tính đồng đội, tính tập thể trong nhóm sẽtăng lên, buộc các em học khá phải có trách nhiệm giúp đỡ các em học yếu ( nếukhông, tất cả sẽ cùng chịu điểm thấp) Hiệu quả của việc “ Học thày không tày họcbạn ” được phát huy
- Trường hợp học sinh “ngồi ghế nhầm lớp” do việc “đẩy” học sinh yếu lên lớp để đảm bảo công tác phổ cập giáo dục đạt tỷ lệ cao và đúng độ tuổi Đối với
trường hợp này, yêu cầu nhà quản lý giáo dục phải quan tâm hơn đối với thước đochất lượng thật của công tác phổ cập giáo dục Phải có những biện pháp chống chạyđua thành tích, chạy đua về số lượng ( huy động, duy trì sỹ số, tỷ lệ đẹp với yêu cầu
Trang 16tiêu chuẩn phổ cập …) mà ảnh hưởng đến chất lượng học sinh, ảnh hưởng đến cả uytín của sự nghiệp giáo dục Nếu thực sự học sinh lên lớp mà kiến thức trỗng rỗng thì
đừng lừa dối mình, lừa dối các em và cả xã hội mà trở thành có tội Hãy thẳng thắn
chỉ rõ cho các em và phụ huynh các em nhìn đúng thực tế Cái gì cũng có cái giá của
nó Hãy để các em học lại Học lại thì phải cố gắng vươn lên, đừng mặc cảm, hãybiến hành vi mặc cảm thành hành vi tích cực phấn đấu Tuy nhiên, biện pháp khắc
phục hiện tượng “ngồi ghế nhầm lớp” này, phải tiến hành dần dần từng bước theo lộ
trình
- Trường hợp học học yếu do thiếu sự quan tâm của gia đình hoặc gia đình có
khó khăn Trường hợp này yêu cầu giáo viên phải nắm vững hoàn cảnh gia đình của
các em với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để có biện pháp giúp đỡ phù hợp
Tóm lại, mỗi một nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu, phải có những giải
pháp nhất định phù hợp, đúng đắn, thì mới có thể đem lại hiệu quả cao
2 Tiến hành tổ chức dạy học trên cơ sở giải quyết chuyên đề “ giải pháp giảm dần học sinh yếu kém ”.
Nhà trường đưa vào kế hoạch chuyên môn của năm học, triển khai cho các tổchuyên môn xây dựng thể nghiệm chuyên đề “ Giải pháp giảm dần học sinh yếukém” Quy trình thực hiện ở tổ và nhóm chuyên môn như sau:
- Bước 1: Buổi sinh hoạt thứ nhất: Triển khai kế hoạch.
Các tổ thông qua kế hoạch chuyên môn của nhà trường về chuyên đề “Giải phápgiảm dần học sinh yếu kém”, triển khai cho các nhóm tìm hiểu thực trạng tình hình,chuẩn bị viết báo cáo tham luận, định hướng xây dựng báo cáo lý thuyết chuyên đềcủa nhóm Nội dung cơ bản trong tham luận của các giáo viên là phải đánh giá đượcthực trạng tình hình học sinh yếu kém của bộ môn mình phụ trách Tìm hiểu nguyênnhân Đề xuất giải pháp thực hiện
Trang 17- Bước 2: Buổi sinh hoạt thứ hai: Báo cáo tham luận của giáo viên; tổng hợp thống nhất báo cáo lý thuyết của nhóm; tiến hành xây dựng, thiết kế bài dạy thể nghiệm.
Các nhóm cho các thành viên của nhóm báo cáo tham luận đã được chuẩn bịtrước về chuyên đề “Giải pháp giảm dần học sinh yếu kém” Mỗi giáo viên phải cótrách nhiệm thực hiện tốt tham luận, trình bày rõ ràng trước nhóm, không được đốiphó, qua loa, chiếu lệ Cá nhân trình bày xong, tập thể nhóm đóng góp ý kiến, tổnghợp thành báo cáo của nhóm Trên cơ sở thống nhất báo cáo lý thuyết, nhóm tiếnhành xây dựng, thiết kế bài dạy thể nghiệm
- Bước 3: Buổi sinh hoạt thứ ba: Dạy thể nghiệm chuyên đề
Nhóm cử ra một người dạy thể nghiệm, cả nhóm tham gia dự giờ, tiếp tục đánhgiá, rút kinh nghiệm, bổ sung ý kiến Sau khi cân nhắc ưu nhược điểm của chuyên đề,nếu thấy có hiệu quả rõ rệt thì đề xuất cho phép nhân rộng, áp dụng đại trà
- Bước 4 : Nhân rộng đại trà với các phương án hiệu quả đã chọn.
Khi thấy chuyên đề có giá trị thiết thực, được nhà trường cho phép thì các tổtriển khai nhân rộng theo các phương án đã lựa chọn Tuy nhiên trong quá trình ápdụng, phải thường xuyên chú ý bổ sung hoặc điều chỉnh để chuyên đề tiếp tục đượchoàn thiện hơn
Hồ sơ chuyên đề gồm có :
1 Báo cáo lí thuyết chuyên đề của nhóm bộ môn kèm biên bản thảo luận phầnbáo cáo lí thuyết của chuyên đề ( để biết ý kiến từng giáo viên trong nhóm) Nếu kèmthêm tham luận của giáo viên càng tốt
2 Giáo án tiết dạy thể nghiệm
3 Phiếu đánh giá tiết dạy thể nghiệm
4 Biên bản đánh giá, rút kinh nghiệm tiết dạy thể nghiệm
Trang 18Trên cơ sở kết quả của chuyên đề, nhà trường tiến hành tổ chức dạy học.
Hiện nay, tại các nhà trường, để có thể tổ chức mở lớp phụ đạo cho tất cả cácmôn của bậc THCS là rất khó thực hiện do khó bố trí về thời gian, nhân sự Ở trườngchúng tôi, thành lập lớp phụ đạo cơ bản tập trung vào các môn Toán, Ngữ văn, Ngoạingữ Lịch cố định thời gian là vào chiều thứ 2 hàng tuần Mỗi tuần chỉ học một mônluân phiên nhau cho tất cả các khối Vì có những học sinh phải đi học phụ đạo nhiềumôn, xếp như vậy để các em được tham gia nhiều môn và nhà trường dễ theo dõiquản lí Mỗi học kỳ tổ chức được 15 buổi tập trung cho mỗi khối ( Mỗi môn 5 buổi )
Sau khi thống nhất số buổi, căn cứ năng lực, chất lượng, trình độ của học sinh,nhóm chuyên môn xây dựng khung chương trình phụ đạo phù hợp, sát đối tượng.Trên cơ sở đó, định hướng giáo viên thiết kế bài lên lớp đảm bảo hiệu quả nhất
Các môn không thành lập được lớp thì triến khai cho giáo viên bộ môn nắmvững đối tượng học sinh yếu kém của môn mình để có biện pháp tác động thích hợp
Ở lớp, trên các tiết dạy chính khóa, yêu cầu giáo viên thiết kế bài giảng phải có phầndành cho học sinh yếu kém Giáo viên phải kiên trì quan tâm kiểm tra, động viên nhắcnhở Thường xuyên động viên khích lệ, tạo cơ hội cho các em được mạnh dạn phátbiểu, trình bày ý kiến Phần bài tập về nhà có thể bổ sung thêm các phiếu học tập dànhriêng phát cho các em, thường xuyên kiểm tra việc làm bài qua các phiếu Đây là biệnpháp đã đem lại hiệu quả tiến bộ rõ rệt
Việc bố trí giáo viên giảng dạy cũng phải chọn những người có năng lực, nhiệttình có ý thức trách nhiệm cao Những giáo viên này có khi còn yêu cầu cao hơn đốivới giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi Giáo viên dạy phụ đạo phải nắm vững đến tậntừng em học sinh về nguyên nhân học yếu để có phương pháp dạy học thích hợp.Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra theo dõi về mức độ tiến bộ của học sinh Nếuthấy có sự tiến bộ là khen ngợi động viên ngay
Trang 19Ngoài việc lên lớp phụ đạo tại trường, giáo viên cần ra thêm bài tập cho họcsinh tự luyện Đồng thời nhắc nhở học sinh nhờ phụ huynh và bạn bè giúp đỡ thêm.Tuy nhiên, việc này đòi hỏi sự tự giác cao
Việc tổ chức dạy học phụ đạo cho học sinh yếu kém chủ yếu dựa trên cơ sởphát huy tinh thần trách nhiệm của giáo viên là chính Tuy nhiên, nhà trường cần cốgắng tạo một phần kinh phí để hỗ trợ cho những cán bộ giáo viên trực tiếp làm côngtác này Nếu nhà trường dôi dư giáo viên thì tính toán cân đối số tiết dạy để đảm bảoquyền lợi cho họ
Đối với học sinh tham gia học tập, không thu tiền của các em Ngược lại, cần
cố gắng vận động để hỗ trợ thêm sách vở, đồ dùng học tập cho các em Đặc biệt quantâm các em có hoàn cảnh khó khăn hoặc những em có nguy cơ bỏ học
3 Xây dựng lòng tin ở giáo viên và học sinh, tận tình giúp đỡ học sinh :
Trước hết là xây dựng lòng tin ở giáo viên:
Giáo viên phải tin tưởng rằng : “ Với tất cả niềm tin, nhất định học sinh sẽ tiến
bộ ” Làm việc có niềm tin thì mới có hy vọng đạt được thành công Tuyệt đối khôngđược có tư tưởng bỏ mặc, buông trôi, đến đâu thì đến Vì vậy, Ban Giám hiệu phải cóbiện pháp về công tác tư tưởng, xây dựng niềm tin, động viên khuyến khích đối vớigiáo viên trong việc bồi dưỡng phụ đạo học sinh yếu kém Giáo viên tin tưởng làmđược thì nhẩt định sẽ có kết quả làm được
Đối với học sinh, xây dựng niềm tin ở các em cũng có vai trò hết sức quantrọng, góp phần quyết định sự thành công, sự tiến bộ của các em Giáo viên phải hếtsức chú ý đến yếu tố tâm lý mà tác động đến tư tưởng tình cảm, và động viên khuyếnkhích kịp thời Công việc này đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, không nóng vội Giáoviên phải hiểu được học sinh, căn cứ vào trình độ năng lực thực tế của các em để đề
ra những bài tập hợp lý, vừa sức, đi từ dễ đến khó Phải cho các em thực hiện nhiềulần đến khi thành thạo Phải gây sự hứng thú và niềm tin ở các em, làm sao để các em
Trang 20thấy được: “ Mình ngày càng tiến bộ, ngày càng làm được nhiều bài tập khó”… thậmchí, “còn có khả năng học giỏi nữa là khác ”…
Việc xây dựng lòng tin phải kết hợp với sự tận tình, quan tâm chăm sóc giúp
đỡ Sự giúp đỡ bắt đầu từ những cử chỉ thân thiện, gần gũi, thấu hiểu, từ cách biết gâyhứng thú đến động viên khuyến khích Việc giúp đỡ kết hợp giữa tình cảm với độngviên vật chất như sách, vở, bút, giấy… Làm được như vậy thì hiệu quả nhất định sẽđến sớm hơn Thực tế, việc vận dụng của chúng tôi đã chứng minh điều đó
4 Thường xuyên chú ý động viên, biểu dương, khen thưởng:
Biện pháp này áp dụng cho cả giáo viên và học sinh dựa trên cơ sở kết quảđánh giá tổng kết công tác một cách trung thực và đúng đắn
Đối với giáo viên, nếu hoàn thành tốt với những kết quả cụ thể trong công tácbồi dưỡng phụ đạo học sinh yếu kém thì phải động viên khen thưởng ngay Vì trênthực tế, nhiều khi việc chọn giáo viên phụ đạo học sinh yếu kém còn khó hơn cả việcchọn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi Công sức giáo viên đổ ra thì nhiều nhưnghiệu quả thu được rất khó khăn so với bồi dưỡng học sinh giỏi Vậy mà, nhiều khinhững người góp phần làm nên chất lượng đại trà, song song với chất lượng mũi nhọn(có khi còn là nền tảng cho chất lượng mũi nhọn ) lại hay bị lãng quên về thành tíchđóng góp của họ Mức biểu dương khen thưởng tùy thuộc vào so sánh chất lượng,mức tăng tiến của học sinh trước và sau khi giáo viên nhận phân công nhiệm vụ côngtác phụ đạo Việc này cần cụ thể trên cơ sở số lượng, tỷ lệ tăng tiến của từng học sinh
Đối với học sinh, để thu hút, tạo hứng thú cho các em về việc học tập, khích lệniềm tin phấn đấu, nên tăng cường các biện pháp động viên khuyến khích kịp thời vớicác hình thức phù hợp Cụ thể, chúng tôi đã áp dụng như sau : đối với những học sinh
từ yếu kém lên trung bình: biểu dương; đối với những học sinh từ yếu kém lên khá làkhen thưởng, với mức thưởng như đối với học sinh giỏi toàn diện Các biện phápbiểu dương dưới cờ hàng tuần, kết hợp trong các đợt thi đua, cũng như biểu dươngkhen thưởng cuối kỳ, cuối năm học đã tỏ ra có tác động tích cực giúp học sinh yếu
Trang 21kém vươn lên Ngoài ra, có thể mua sắm để hỗ trợ cho các em một số sách vở đồdùng học tập v.v…
5 Phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường:
Đối với các đoàn thể trong nhà trường:
Hoạt động trọng tâm trong nhà trường là hoạt động dạy học Vì vậy, phải quántriệt với tất cả các thành viên, các đoàn thể , các tổ chức trong nhà trường phải cótrách nhiệm đối với vấn đề giúp đỡ, bồi dưỡng, phụ đạo học sinh yếu kém
Đối với Công đoàn, trong khả năng của mình, phải tạo điều kiện thuận lợi nhất
để ưu tiên cho công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém Thường xuyên đôn đốcđoàn viên công đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Đưa vấn đề này thành mộtchỉ tiêu thi đua để đánh giá công tác thi đua của cá nhân đoàn viên vào cuối học kỳ,cuối năm học.Tất nhiên, phải lượng hoá nhiệm vụ này một cách cụ thể, rõ ràng, côngbằng và hợp lý Hiện tại, tại đơn vị chúng tôi đã thực hiện giao số lượng cụ thể chotừng đồng chí giáo viên Trước khi giao nhiệm vụ, có khảo sát chất lượng học sinh,ghi rõ kết quả cụ thể của từng em Sau đó, tiến hành kiểm tra khảo sát, đánh giá hàngtháng hàng kỳ để nắm vững diễn biến tiến bộ hay không tiến bộ của học sinh, từ đó
có cơ sở đề ra những biện pháp kịp thời tiếp theo tương ứng và phù hợp Đồng thời,qua kết quả kiểm tra, khảo sát để đánh giá hiệu quả của giáo viên trong công tác phụđạo giúp đỡ học sinh yếu kém Đánh giá chất lượng học sinh qua báo cáo của giáoviên kết hợp với việc khảo sát thực tế của nhà trường để đảm bảo tính khách quan,trung thực
Đối với Chi đoàn giáo viên, nhà trường cũng triển khai Chi đoàn giao nhiệm vụ
cụ thể như Công đoàn và phối hợp với Công đoàn để làm tốt công tác bồi dưỡng phụđạo học sinh yếu kém Có thể phân ra các nhóm phụ trách các khối lớp Trong mỗinhóm, đều có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng
Trang 22Ví dụ : Một số đồng chí chuyên trách giảng dạy trên lớp, số khác cung cấpthông tin ( như tìm hiểu tận các gia đình học sinh v.v…) hỗ trợ sách vở, tài liệu vànhững vấn đề liên quan để đảm bảo cho công tác có hiệu quả cao.
Nếu những đơn vị mà số lượng đoàn viên là giáo viên quá ít thì chuyển côngviệc này cho Công đoàn
Đối với công tác Đoàn - Đội trong trường học : cần đưa công tác này thành
một mặt của phong trào thi đua toàn diện trong trường học Thường xuyên cập nhậtthông tin từ bộ phận chuyên môn để có hình thức biểu dương, khen – chê - thưởng –phạt kịp thời Muốn vậy, nhà trường và Đoàn - Đội cần phối hợp với nhau để thốngnhất chương trình hành động, để triển khai trong kế hoạch chung của Liên đội và từngChi đội Ưu thế đặc biệt của Đội là công tác thi đua, công tác động viên khuyến khíchbằng hình thức biểu dương, khen thưởng,giúp đỡ lẫn nhau trong các “ Nhóm bạn cùngtiến”… Phối hợp giữa chuyên môn và Đoàn Đội duy trì tốt việc hỏi bài cũ dưới cờtrong các buổi chào cờ đầu tuần
Đối với các đoàn thể ngoài nhà trường :
Cần bám sát chương trình kế hoạch xã hội hoá giáo dục của địa phương để phốihợp hành động tuỳ theo đặc trưng từng đoàn thể mà linh hoạt thực hiện cho hợp lý,chú ý thông tin hai chiều từ nhà trường đến gia đình nơi cư trú để có sự điều chỉnh cácgiải pháp một cách phù hợp, kịp thời và hiệu quả
Đặc biệt chú ý tới các đoàn thể ở cấp khối xóm Chúng tôi đã đề xuất, mỗi khối xóm cần có một Ban chuyên trách giáo dục Trưởng ban chuyên trách phải là xóm
trưởng Xóm trưởng - trong chừng mực nhất định, phải được coi như là một ông Hiệutrưởng ở xóm Xóm trưởng cùng với Ban chuyên trách phải có chương trình, kế hoạchcông tác giáo dục của xóm ( không cầu kỳ, rườm rà, chỉ yêu cầu súc tích và hiệuquả ) Phải nắm được tình hình thực trạng số lượng cụ thể học sinh đang học các cấp
từ Mầm non đến các nghành học, bậc học khác Phải biết được trong xóm có bao