1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ thương mại của Malacca với Đông Nam á và Đông Bắc á

122 957 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Vị trí quan trọng của Malacca trong thương mại càng được khẳng địnhkhi mà những thế lực lớn nhất lúc bấy giờ đều cố giành lấy thương cảng này.Ayuthaya Siam, Majapahit Java, Trung Quốc, Ê

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Đông Nam Á là khu vực nằm giữa hai trung tâm văn minh lớn nhất củaphương Đông là Ên Độ và Trung Quốc Trong sự phát triển của mình, ĐôngNam Á đã chịu sự tác động rất lớn từ hai “thế giới” này Hơn thế nữa, ngaytrong bản thân khu vực Đông Nam Á còng bao gồm rất nhiều các quốc gia vàcác quốc gia này không ngừng tác động qua lại với nhau Chính vì thế, trongtruyền thống văn hoá của mỗi quốc gia Đông Nam Á vừa chứa đựng nhữngyếu tố bản địa, vừa in đậm những ảnh hưởng của thế giới bên ngoài Hiện tại,Đông Nam Á đang là một trong những khu vực có nhiều phát triển sôi động,

là nơi thu hút sự chu ý của dư luận thế giới Với đặc thù đó, Đông Nam Áđang là nguồn đề tài của rất nhiều học giả, nhiều ngành khoa học, đặc biệt làkhoa học xã hội nhân văn Nhiều vấn đề của khu vực Đông Nam Á đang đượccác học giả quan tâm như: vấn đề tín ngưỡng tôn giáo, vấn đề nhân chủng, vấn

đề hợp tác và giao lưu kinh tế, văn hoá… trong đó có vấn đề quan hệ thươngmại

Nghiên cứu về thương mại của Đông Nam Á đã được rất nhiều học giảquan tâm, đặc biệt là Anthony Reid Trong các công trình chuyên khảo của

mình, ông đã coi thế kỷ XV-XVII là “Kỷ nguyên thương mại” của khu vực Đông Nam Á (The Age of Commerce) Kỷ nguyên thương mại này được bắt

đầu vào những năm 1400, nhưng thực sự lên đến đỉnh cao là giai đoạn

1450-1680 [26, I-II]

Sở dĩ Anthony Reid coi thế kỷ XV-XVII là “Kỷ nguyên thương mại”

của Đông Nam Á là vì: trong giai đoạn này ở Đông Nam Á có những biếnchuyển lớn lao liên quan tới hoạt động thương mại Đó là sự dự nhập ngàycàng phong phó những mặt hàng có giá trị thương mại của Đông Nam Á vàomạng lưới buôn bán quốc tế; sự tham gia ngày càng tích cực của thương nhân

Trang 2

Đông Nam Á vào hoạt động thương mại; và quan trọng hơn hết là sự vươnglên cũng như sự tàn lụi của một số thương cảng “cũ” và sự ra đời của hàngloạt những thương cảng mới Trong số những thương cảng mới được thành lập

đó, đáng lưu ý nhất là trường hợp Malacca

Malacca là một vương quốc cảng nằm ở phía nam của bán đảo MãLai, trên eo biển Malacca Vương quốc cảng này được thành lập vào khoảngnhững năm 1400 với vai trò của Paramesvara - một hoàng tử Palembang thuộcquần đảo Java Nằm ở một vị trí trung tâm eo Malacca, trong bối cảnh quốc tế

và khu vực có nhiều thuận lợi, những vị vua Hồi giáo đã đưa Malacca từ mộtvùng đất hoang vắng thần thuộc Authaya thành một trong những đế chế hùngmạnh ở Đông Nam Á Trong quan hệ thương mại, vương quốc này thực sự đãkiểm soát và làm chủ con đường thông thương qua eo biển Malacca Tronggần hai thế kỷ XV-XVI, Malacca đã đóng vai trò là một trạm trung chuyển

hàng hoá (entrepôt) lớn nhất eo biển Malacca Nhờ đó, nơi đây đã trở thành

mét trung tâm chính trị - văn hoá lớn, đồng thời là mét trung tâm truyền báHồi giáo của cả khu vực Đông Nam Á Trong những vai trò đó, Malacca đặcbiệt có ý nghĩa đối với hoạt động thương mại

Tomé Pires, một thương nhân Bồ Đào Nha, người đã từng sống ởMalacca thế kỷ XVI đã nhận xét về thương cảng này: “Malacca là thành phốđược lập nên để phục vụ cho hoạt động buôn bán, (nó) xứng đáng hơn bất kỳnơi nào khác trên thế giới vào lúc kết thúc của mỗi đợt gió mùa và bắt đầucủa một mùa khác Malacca được bao quanh và nằm ở vị trí trung tâm, hoạtđộng buôn bán và thương mại giữa các quốc gia trải hàng nghìn dặm đườngqua các trung gian đều phải tới Malacca” [56, 256] Điều mà Pires muốnkhẳng định ở đây là vị trí không thể thiếu được của Malacca trong hệ thống

buôn bán châu Á (Intra trade systerm Asia) qua eo biển Malacca Trên thực

tế, Malacca đã đóng vai trò là một trong những trung tâm điều phối hàng hoá

Trang 3

(entrepôt) quan trọng cho cả thị trường Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Tây

Nam Á

Vị trí quan trọng của Malacca trong thương mại càng được khẳng địnhkhi mà những thế lực lớn nhất lúc bấy giờ đều cố giành lấy thương cảng này.Ayuthaya (Siam), Majapahit (Java), Trung Quốc, Ên Độ đều muốn giành báquyền kiểm soát Malacca Khi người phương Tây tới Đông Nam Á thì cũngtìm đến Malacca đầu tiên Thực dân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh cũng đềugiành đoạt thương cảng này Bản thân Malacca nhờ vào vị trí trung tâm củamình cũng trở thành một trong những đế chế lớn ở Đông Nam Á trong suốthơn một thế kỷ

Với vị thế là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất ở ĐôngNam Á thế kỷ XV-XVI, nên việc tìm hiểu về quan hệ thương mại của nó làđiều cần thiết Từ vị thế thương mại, Malacca còn có nhiều đóng góp trên cáclĩnh vực giao lưu văn hoá, tôn giáo…nên việc hiểu về quan hệ thương mại củaMalacca cũng giúp chúng ta hiểu được phần nào những vấn đề liên quan Mặtkhác, Malacca còn được coi là mẫu hình cho hàng loạt những trung tâm - cảngthị khác ở Đông Nam Á [3-347], do đó việc hiểu về hoạt động thương mại củaMalacca có thể áp dụng để hiểu được phần nào những trung tâm - cảng thịkhác

Có thể nói yếu tố làm nên sức mạnh cho Malacca là nhờ vào hoạt độngthương mại Nó hình thành, phát triển và tàn lụi cũng đều liên quan tới yếu tốthương mại Chính vì thế, việc tìm hiểu quan hệ thương mại của Malacca có lẽ

là một trong những vấn đề lớn nhất đối với thương cảng này

Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của khoá luận tập trung vào quan hệ thương mạicủa Malacca với ba khu vực chính là: Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Tây Nam

Á Đây là những khu vực - thị trường lớn vốn đã có truyền thống quan hệ với

Trang 4

Đông Nam Á Ngay khi Malacca được thành lập, những khu vực trên đãnhanh chóng thiết lập quan hệ và đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển củathương cảng này Trong khi nghiên cứu quan hệ thương mại với mỗi khu vực

đó, chúng tôi tập trung vào những quốc gia chính có quan hệ mật thiết nhất

Về thời gian nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào giai đoạn từ năm 1400đến năm 1511 với tất cả là 111 năm Đây là khoảng thời gian từ khi Malaccađược thành lập cho đến khi nó bị người Bồ Đào Nha xâm chiếm Đối vớiĐông Nam Á, đây chỉ là giai đoạn đầu của “kỷ nguyên thương mại”, nhưngvới Malacca nó thực sự là thời kỳ “hoàng kim” nhất

Tình hình nghiên cứu và nguồn tư liệu

Vai trò của Malacca trong hoạt động thương mại được đánh giá rất cao,nhưng việc tìm hiểu về nó còn rất nhiều hạn chế

Tại Việt Nam, nghiên cứu về lịch sử thương mại và bang giao quốc tếmặc dù đã có nhiều thành tựu, nhưng vẫn còn có những vấn đề cần được làmsáng tỏ thêm, đặc biệt là về quan hệ thương mại của các quốc Đông Nam Áthời cổ trung đại Do đó, nguồn tư liệu về vấn đề này còn nhiều hạn chế.Ngoài tư liệu về hoạt động buôn bán tại các cảng thị của Việt Nam thời cổtrung đại, chóng ta còn có một vài bài viết liên quan đến hoạt động thươngmại ở Đông Nam Á đăng trên những kỷ yếu hội thảo hoặc những tạp chí

chuyên ngành Chẳng hạn nh bài “Vị trí một số thương cảng Việt Nam trong

hệ thống buôn bán biển Đông thế kỷ XVI - XVII” của TS Nguyễn Văn Kim in

trong Kỷ yếu quan hệ Việt - Nhật thế kỷ XV-XVII qua giao lưu đồ gốm sứ,

12.1999; bài “Cù Lao Chàm và hoạt động thương mại ở biển Đông thời

vương quốc Cham Pa” của ThS Hoàng Anh Tuấn trong kỷ yếu hội thảo Văn

hoá Quảng Nam những giá trị đặc trưng năm 2001; bài “Quan hệ Việt Nam –

Nhật Bản thế kỷ XV - XVII trong bối cảnh lịch sử thế giới và khu vực”, của

GS Phan Huy Lê in trong Kỷ yếu quan hệ Việt - Nhật thế kỷ XV - XVII qua

Trang 5

giao lưu đồ gốm sứ, 12.1999, v.v Những bài viết này được sử dụng nh lànhững kiến thức nền tảng cho khoá luận.

Về sách chúng ta có cuốn “Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII,

XVIII và đầu XIX” của tác giả Thành Thế Vĩ, nhưng cuốn này vừa Ýt tư liệu

về Đông Nam Á lại đề cập đến giai đoạn sau thế kỷ XVI nên nguồn tham khảocho khoá luận được sử dụng ở mức độ hạn chế Những cuốn sách của học giảViệt Nam nghiên cứu về thương mại Đông Nam Á có giá trị nhất hiện nay là

hai cuốn “Quan hệ của Nhật Bản với Đông Nam Á thế kỷ XV-XVII” và cuốn

“Nhật Bản với Châu Á những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế - xã

hội”, Nxb Đại Học Quốc Gia năm 2003 của TS Nguyễn Văn Kim Tuy nhiên,

đây là hai cuốn sách chủ yếu đề cập tới quan hệ của Nhật Bản với các quốc giaĐông Nam Á nói chung, phần viết về Malacca chưa phải là đối tượng chủ yếu

Ở nước ngoài, nghiên cứu thương mại của Malacca đã đạt được nhiềuthành tựu Đã có nhiều bài viết của các học giả Nhật Bản đăng trên các tạp chí

hoặc các kỷ yếu hội thảo nh bài “Vai trò của các cảng thị vùng ven biển Đông

Nam Á từ thế kỷ II tr.CN đến đầu thế kỷ XIX” của GS Shigeru Ikuta, in trong

kỷ yếu hội thảo về đô thị cổ Hội An được Nxb KHXH xuất bản 1991; bài

“Đại Việt và thương mại ở biển Đông từ thế kỷ X đến thế kỷ XV” của GS Momoki Shiro; bài “Thử phác hoạ cấu trúc lịch sử Đông Nam Á thông qua

mối quan hệ giữa biển và lục địa” của GS Sakurai Yumio, in trong tạp chí

nghiên cứu Đông Nam Á 1996; bài “Hoạt động thương mại của Ên Độ ở

Đông Nam Á thời cổ trung đại của GS Noburu Karashima, in trên Nghiên

cứu lịch sử, số 3-1995, v.v… Những bài viết này đã cung cấp phần kiến thứcnền tảng về thương mại Đông Nam Á

Những công trình lớn về thương mại ở Đông Nam Á chủ yếu bằng Anh

ngữ Tiêu biểu có cuốn: “The Sume Oriental of Tomé Pires”: gồm những ghi

chép của nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha - tomé Pires, người đã từng ở

Trang 6

Malacca vào đầu thế kỷ XVI; cuốn “Southeast Asia in the Age of Commerce

1460-1680” của tác giả Anthony Reid gồm hai tập; cuốn “The Southeast Asia Port and Polity - Rise and Demise” của nhiều tác giả; và còn nhiều công trình

khác nữa mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong phần tư liệu tham khảo Những côngtrình trên có đề cập và đánh giá rất cao vai trò thương mại của Malacca Tuynhiên, những công trình này chưa phải là chuyên khảo về thương mạiMalacca Do đó chưa làm nổi bật lên được vai trò thương mại của thươngcảng này

Những tư liệu trên mạng Internet cũng giúp Ých rất nhiều trong việcnghiên cứu về hoạt động thương mại của Malacca Nguồn tư liệu này chủ yếu

là những trang giới thiệu chung về Malacca để phục vụ cho mục đích du lịch

và quảng bá văn hoá Malaysia Chúng tôi đã sử dụng một số tranh ảnh, bản đồthông qua nguồn thông tin này

Nhìn một cách tổng thể, việc nghiên cứu về Malacca đã được rất nhiềuhọc giả nước ngoài quan tâm Tuy nhiên, những công trình khảo cứu vềMalacca đó chỉ mới nhấn mạnh ở các vấn đề chính trị, tôn giáo và văn hoá.Quan hệ thương mại cũng đã được đặt ra, nhưng còn “lẫn” trong những côngtrình nghiên cứu tổng thÓ về thương mại Đông Nam Á Do đó chưa làm bậtlên được vị thế thương mại của Malacca với tư cách là một trong những

“Trung tâm liên thế giới” lớn nhất Đông Nam Á vào thế kỷ XV-XVI

Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu.

Cơ sở lý luận để vận dụng nghiên cứu, trình bày trong khoá luận này làdựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch

sử và về mối quan hệ của kinh tế với tư cách là yếu tố của hạ tầng cơ sở tácđộng tới những yếu tố văn hoá, tôn giáo, chính trị thuộc thượng tầng kiếntrúc Ngoài ra chúng tôi vận dụng một số phương pháp nghiên cứu khác nh:phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh và loại suy, phương

Trang 7

pháp liên ngành và khu vực học, phương pháp cấu trúc hệ thống Phương pháplịch sử và phương pháp lôgic cũng được sử dụng trong khoá luận để trình bàyquan hệ thương mại của Malacca vừa theo diễn trình thời gian vừa theo khônggian, nhằm lý giải, đánh giá các sự kiện, tìm ra mối liên hệ bản chất giữachúng.

Đóng góp của khoá luận.

Nội dung chủ đạo của khoá luận là làm bật lên quan hệ thương mại củaMalacca với ba khu vực chính là Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Tây Nam Á.Trong khi viết, chúng tôi chủ yếu tập trung vào quan hệ thương mại giữaMalacca với các quốc gia trọng tâm trong mỗi khu vực đó Khi đó, chóng ta

có thể hiểu được quan hệ thương mại và bang giao không những của Malacca

mà của tất cả những quốc gia có liên quan Hơn nữa, khi trình bày, chúng tôiluôn thể hiện theo lịch sử vấn đề, dựa vào các luận cứ khoa học nên có thể quađây chúng ta sẽ hiểu sâu hơn những kiến thức mang tính nền tảng về hoạtđộng thương mại ở Đông Nam Á thêi cổ trung đại

Trong phần kết luận, chúng tôi tập trung đánh giá về mối quan hệ giữa

vị trí kinh tế của Malacca với vị trí là trung tâm truyền đạo và văn hoá, nênqua đây chúng ta cũng có thể hiểu được những vấn đề liên quan

Kết cấu của khoá luận.

Khoá luận được chia thành ba chương

Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MALACCA

Chương này gồm có trang, mục đích là nhằm phác dựng hình ảnh cơbản nhất về vương quốc - cảng Malacca từ khi thành lập cho đến khi bị người

Bồ Đào Nha xâm chiếm Chúng tôi cũng đưa ra và cố gắng làm rõ một sốnhững địa danh trong khu vực Đông Nam Á dễ bị nhầm lẫn với tên gọiMalacca nhất

Trang 8

Chương 2: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA MALACCA VỚI ĐÔNG BẮCÁ

Chương này bao gồm trang, chủ yếu chúng tôi tập trung làm rõ quan

hệ thương mại Malacca với hai quốc gia chính ở Đông Bắc Á là Trung Quốc

và Ryukyu Hoạt động thương mại của Malacca với khu vực này diễn ra trongbối cảnh nhà Minh đang thi hành chính sách “cấm hải” hạn chế quan hệ vớibên ngoài Tuy bị ràng buộc bởi chính sách “cấm hải”, nhưng hoạt độngthương mại vẫn diễn ra dưới hình thức cống tặng và hoạt động buôn lậu của tưthương

Chương 3 QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA MALACCA VỚI ĐÔNG Nam

KẾT LUẬN

Chương này gồm trang, chủ yếu chúng tôi khẳng định lại vị thế trungchuyển hàng hoá của Malacca trong hoạt động thương mại ở Đông Nam Á vàquốc tế; giải thích những nguyên nhân khiến Malacca có tầm quan trọng đó.Đồng thời, trong chương này chúng tôi cũng tập trung phân tích những tácđộng của hoạt động thương mại đối với kinh tế, chính trị, văn hoá, tô giáo

Do tính phức tạp của đề tài cũng nh những hạn chế về mặt tư liệu nênkhoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đónggóp của Thầy Cô và các bạn

Trang 9

Chương 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MALACCA

I Tìm hiểu về tên gọi Malacca

Khi tìm hiểu về Đông Nam Á thời cổ trung đại, do nhiều địa danh trongkhu vực có cách phát âm giống với từ Malacca nên thường gây ra sự nhầm lẫnđáng tiếc Chính vì thế, trước khi đi tìm hiểu về Malacca cùng với vai trò hoạtđộng thương mại của nó, chúng ta cần phải chỉ ra những địa danh dễ bị nhầm

Trang 10

lẫn với Malacca nhất Dưới dây là một vài địa danh mà chúng tôi cho là cầnthiết phải giới thiệu

Địa danh Maluku thường gây sự nhầm lẫn với Malacca nhất vì cáchphát âm hai từ này tương đối giống nhau Trên thực tế, hai địa danh trên hoàntoàn tách xa nhau cả về mặt địa lý còng nh về lịch sử Maluku tự thân nã làmột quần đảo nằm phía đông nam của Đông Nam Á, tây giáp với quần đảoSulawesi và Makassar, đông giáp với New guine, phía nam là quần đảo Timor

Maluku là một bộ phận quan trọng nhất của quần đảo hương liệu (Spice

Islands) Sản phẩm tiêu biểu của vùng là nô đinh hương dùng để làm gia vị và

hương liệu Thương cảng nổi tiếng nhất của quần đảo này là Ternate và vùngsản xuất hương liệu chủ yếu là Tidore Thời cổ trung đại, Maluku cũng là mộtđịa danh thu hút các thương nhân từ nhiều ngả đường khác nhau hội tụ về đây

để buôn bán hương liệu và trao đổi hàng hoá với cư dân địa phương Sự xuấthiện thường xuyên của địa danh Maluku vào thời điểm hưng thịnh củaMalacca càng khiến cho nhiều người nhầm với Malacca hơn

Tên gọi Moluccas cũng rất dễ bị nhầm lẫn với Malacca nếu chúng takhông thực hiểu về các địa danh Đông Nam Á thời cổ trung đại Thực chấtMoluccas là tên gọi khác của Maluku Thường thì khi dùng với nghĩa là mộtquần đảo thì người ta thường sử dụng tên gọi Maluku, còn khi sử dụng với ýnghĩa là đại từ sở hữu người ta dùng tên gọi Moluccas Sự phân chia đó chỉmang tính ước lệ vì nó thường xuyên được dùng thay thế cho nhau Trongkhoá luận này chúng tôi sử dụng một thuật ngữ chung là Maluku

Một địa danh khác cũng cần phải chỉ ra ở đây để tránh sự nhầm lẫn làMakassar Tuy khác về mặt từ vựng cũng nh về cách phát âm, nhưng vì nócũng có vai trò to lớn trong thương mại nên nhiều khi nó cũng gây nên một sựnhầm lẫn Thực ra đây là một quần đảo hương liệu nằm ở phía tây nam củabán đảo Sulawesi và cũng gần với Maluku về phía tây Bản thân Makassar

Trang 11

cũng giống nh Malacca là một thương cảng nổi tiếng trong khu vực Nhiều sảnvật địa phương cũng nh của khu vực được tập trung về đây để cất buôn chocác lái thương Đồng thời đây cũng là nơi tập trung những hàng hoá được cáclái thương đem từ bên ngoài tới Makassar là trạm dừng chân của nhiềuthương thuyền để chuẩn bị những điều kiện thiết yếu nhất cho những chuyến

đi biển dài ngày

Ngay cả khi biết được địa danh Malacca chóng ta nhiều khi cũng gặpkhông Ýt khó khăn vì cách gọi khác nhau của chúng Rất nhiều học giả sửdụng từ Malacca vừa để chỉ một thương cảng, vừa để chỉ một eo biển Thực tếcòn một tên gọi khác khi nói về Malacca, đó là Melaka Thông thường tên gọi

Malacca được dùng để chỉ eo biển Malacca (Straits of Malacca), còn Melaka

là tên một vương quốc cảng quan trọng nhất của eo biển Malacca Tuy nhiên,

đó chỉ là những cách phân chia mang tính tương đối Trong những nghiên cứugần đây, các học giả sử dụng từ Malacca để làm tên gọi chung cho cả eo biển

và cảng biển Vì vậy, dù cho chúng tôi tìm hiểu Malacca với tư cách là mộtvương quốc cảng, nhưng chúng tôi vẫn sử dụng tên gọi Malacca Chỉ có điều,khi nào sử dụng từ Malacca với nghĩa eo biển chúng tôi dùng tên eo biểnMalacca hoặc eo Malacca

Malacca, nh đã nói là tên gọi của một trong những vương quốc cảngquan trọng bậc nhất không những chỉ của eo biển Malacca mà của cả ĐôngNam Á và hệ thống thương mại quốc tế thời cổ trung đại Nguồn gốc của têngọi này theo nh truyền thuyết của người Mã Lai còn nhiều giả thuyết khácnhau Hiện nay có ba giả thuyết chính: Thứ nhất, tên gọi Malacca xuất phát từ

tên một loại cá nước mặn (Malagas) là sản phẩm quan trọng mà người dân địa

phương đánh bắt để xuất khẩu Thứ hai, đó là tên một loại cây mọc phổ biến ở

trên bán đảo này (Pokok Melaka)

Trang 12

Ảnh 1 Cđy Pokpok Melaka [69]

Theo truyền thuyết, sau khi bị đânh bật khỏi Tumarsik (Singapore),

Paramesvara người khai sinh ra vương quốc Malacca đặt chđn lín vùng đấtmới Ông hỏi người hầu cận của mình vă được biết tín gọi của loăi cđy mẵng đang đứng gần lă Malacca, ông liền đặt tín cho vùng đất mới lă Malacca.Hiện nay, cđy Malacca vẫn còn vă lă một trong những nơi linh thiíng củangười dđn địa phương vă cũng lă một địađiểm du lịch nổi tiếng của Malaysia

Thứ ba, đó lă tín một địa điểm (Mulagah) đầu tiín mă những thương nhđn

Hồi giâo Arập từ câc vùng miền trong khu vực đầu tiín họp ở đđy Theo rấtnhiều học giả, đđy lă ý kiến đâng bị nghi ngờ nhất vì trong khoảng thời gianthế kỷ XV câc thương nhđn Arập chưa phải lă những cộng đồng dđn cư quantrọng ở Malacca [69],[47, 1] Tuy nhiín, theo chúng tôi cũng cần phải lưu ýđến giả thuyết năy Thương nhđn Hồi giâo Arập chưa phải lă những cộngđồng cư dđn chính của thương cảng năy (cư dđn đông đảo nhất ở Malacca

trong thời gian đó lă những người Java vă người Mê Lai), nhưng họ lại đóng

Trang 13

vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại và truyền bá Hồi giáo ở Đông Nam Á.

Ảnh 2 Thương nhân Hồi giáo đang tiến hành những hoạt động truyền đạo ở

Malacca [70]

Malacca là một thương cảng, nên cũng gắn bó với thương nhân Arập.Theo tiếng Arập, Mulagah có nghĩa là nơi gặp mặt, là bến cảng, là điểm tụ họp

(gathering point) hay trung tâm thu gom hàng hoá (collecting center) Đó là

những từ ngữ rất hợp để miêu tả về vị trí địa lý, cũng như ý nghĩa của Malaccatrong hoạt động thương mại và tôn giáo Hơn nữa, vương quốc Malacca là

vương quốc Hồi giáo (Sultan Malacca), người đứng đầu vương quốc cũng là người đứng đầu về tôn giáo (Sultanate); những thương nhân đầu tiên của thương cảng này cũng là những thương nhân Hồi giáo Có lẽ một trong những

vấn đề được bàn luận tại hội nghị Hồi giáo lần thứ nhất trên bán đảo Malacca là đặt tên cho vùng đất này Và từ Malagah đã được chọn để đặt tên.

Tuy nhiên, khi chuyển sang ngôn ngữ Mã Lai nó đã bị biến đổi thành Malaccavừa để gần với tên gọi của eo biển Malacca vừa phù hợp và những đặc thù của

vùng đất này

Trang 14

II Sự hình thành và phát triển của Malacca thế kỷ XV-XVI

Trước khi xuất hiện vương quốc Malacca, con đường biển nối liền giữa

Ên Độ và Trung Quốc qua eo biển Malacca đã được sử dụng, nhưng lạithường xuyên bị ngăn trở Điều này do nhiều nguyên nhân cả về tự nhiên cũngnhư về kinh tế, chính trị Khi kỹ thuật hàng hải chưa phát triển việc đi qua mét

eo biển dài và hẹp, nhiều ghềnh đá và là trung tâm của hoạt động gió mùa nhưMalacca gặp rất nhiều khó khăn Nơi đây thường xuyên diễn ra các hoạt độngcướp biển và là giao điểm của những tranh chấp giữa những đế chế lớn trongkhu vực Trong khi nhu cầu về những hàng hoá của Đông Nam Á chưa đặt rabức thiết thì với những khó khăn đó là tác nhân chính ngăn cản hoạt độnghàng hải qua eo biển này Trong bối cảnh đó vương quốc Malacca chưa đượcthành lâp Vùng đất này còn nằm dưới sự kiểm soát của vương triều Ayuthaya(Siam)

Về niên đại thành lập vương quốc Malacca hiện nay vẫn chưa có sựthống nhất Phần lớn các học giả đều có quan điểm cho rằng Malacca đượcthành lập sau năm 1400 Lập luận của họ dựa vào quan điểm cho rằng không

hề có địa danh Malacca trong ghi chép của những người từng qua eo Malaccatrước 1400 Chẳng hạn nh Marco Polo, người đã qua eo biển năm 1292,Pordenone đã qua con đường đó năm 1323, Ibn Batuta năm 1345-1346 và

Prapanca, tác giả của tập Nagarakertagama năm 1365 đều không nhắc đến địa

danh nh vậy Tuy nhiên, cũng có học giả không chấp nhận quan điểm trên

Ferrand trong cuốn “Malacca, Mã Lai và người Mã Lai” đã đưa ra lập luận ủng hộ quan điểm của Gaspar Correa trong cuốn “Eo biển của người Ên”

(Lendas da India) được viết vào khoảng giữa các năm 1512 - 1561 cho rằng

khi Bồ Đào Nha đến thì Malacca đã tồn tại trên bảy thế kỷ (?) Thực tế, ông đãđồng nhất Malacca với Malayu trong ghi chép của Marco Polo Ngoài Ferrand

Trang 15

còn có De Barros trong cuốn “Decade II” khẳng định rằng Malacca đã được

thành lập 250 năm trước khi người Bồ Đào Nha đến quần đảo này [3, 323]

Những tài liệu đáng tin cậy cho chóng ta thông tin về việc thành lập

vương quốc Malacca là cuốn sách có giá trị “Suma Oriental” của Tome Pires, ông đã từng sống ở Malacca vào 1512-1515 và cuốn “Comentaries 1557” của

con trai D’Albuquerque - tướng lĩnh hải qân Bồ Đào Nha đã xâm chiếmMalacca vào năm 1511 Theo những nguồn tư liệu này, thì vương quốcMalacca được thành lập vào đầu những năm 1400, có thể là 1402 Nguồn tư

liệu Trung Quốc nh “Minh sử” còng cho ta thông tin rằng vương quốc Malacca được thành lập sau 1400 Trong bài viết này chúng tôi nhất trí với

quan điểm cho rằng Malacca được thành lập vào đầu những năm 1400.

Người có công đầu trong việc thành lập vương quốc cảng Malacca làParamesvara Ông vốn xuất thân là hoàng tử của Palempang - một vương quốc

ở phía nam Sumatra thần thuộc vương triều Majapahit Trong cuộc chiến tranhbùng nổ năm 1401 giữa vương triều Virabumi của Đông Java và vương triều

Vikaramavardhana của Majapahit, ông ta lánh nạn sang Tumasik (Singapore)

đang thần thuộc Siam Sau một thời gian lánh nạn trên đảo, Paramesvara đãgiết người chủ của Tumasik và chiếm hòn đảo Các chư hầu của Siam nhân cơhội đó hợp nhau lại tấn công vào Tumasik Khi chống cự không nổi,Paramesvara bỏ chạy khỏi đảo Sau một thời gian sống lang thang trên biểnông ta đã tới được vùng đất mới Nhận thấy địa thế thuận lợi, Paramesva quyếtđịnh đóng quân ở đây và đặt tên hòn đảo này là Malacca

Malacca ra đời đúng vào lúc thế giới có nhưng biến động lớn Ởphương Tây, trước nhu cầu về những loại hàng hoá xa xỉ từ phương Đông, cácnước ven biển Địa Trung Hải đang thúc đẩy quá trình khám phá những vùngđất mới và nhu cầu tìm kiếm thị trường Những thương nhân Ên Độ và Tây Átrước nhu cầu khan hiếm nguồn hàng ở châu Âu càng tích cực dong thuyền

Trang 16

sang phía đông Tại Trung Quốc, dưới chính sách “đóng cửa” của nhà Minh,hoạt động thương mại gặp rất nhiều khó khăn Thương nhân không thể tự dobuôn bán tại thị trường Trung Quốc, nên họ sử dụng Đông Nam Á như làtrung gian trong trao đổi hàng hoá Không chỉ có thế, để bù lấp những thiếuhụt về hàng hoá, thương nhân các vùng phải nhập thêm một số hàng hoá là sảnphẩm của Đông Nam Á Đây là cơ hội để những hàng hoá của Đông Nam Ágia nhập vào mạng lưới thương mại quốc tế: gốm sứ, tơ lụa của Việt Nam,Thái Lan, những sản phẩm hương liệu của quần đảo Maluku … vì thế trởthành những mặt hàng rất có giá trị trong thời gian này Sự chấp nhận của thịtrường thế giới đối với những sản phẩm của Đông Nam Á đã kích thích sựphát triển của kinh tế hàng hoá ở khu vực Đông Nam Á

Những kĩ thuật hàng hải trong thời gian này cũng có những bước đột

phá Sự xuất hiện ngày càng nhiều của loại thuyền mành Trung Quốc (Junk)

và những kĩ thuật đi biển mới cho phép hải trình của các thương thuyền có thể

từ cận bờ đến viễn dương Malacca lại nằm trên trục Tây Bắc - Đông Nam,tức vuông góc với hướng thổi của gió mùa nên rất thuận lợi cho việc sử dụngloại thuyền buồm lớn này

Với những thuận lợi trên, Malacca nhanh chóng trở thành một thươngcảng quan trọng số một ở Đông Nam Á án ngữ con đường buôn bán từ tâysang đông

Để thúc đẩy hoạt động thương mại qua eo biển, trước tiên, ParamesvaratrÊn áp bọn cướp biển, bắt dân chài phải sống thành từng khu định cư và yêucầu tất cả tàu thuyền qua eo biển phải nhập cảng để xin giấy phép Ông cũngđặt ra những quy định về thuế quan, khuyến khích các thương nhân trongvùng đem hàng hoá tới đây để trao đổi Ông viện tới sức mạnh của triều đìnhTrung Quốc để tránh những xung đột với những Siam Chính những đảm bảo

về an ninh, lương thực và hàng hoá đã lôi kéo thương nhân từ các nơi đổ về

Trang 17

đây Chỉ trong một thời gian ngắn với sự giúp sức của các thương nhân vànhững người từ Palempang tới, Paramesvara đã nhanh chóng biến Malacca từchỗ “chỉ là một cái chợ buôn bán các hàng hoá không chính đáng (có lẽ làhàng của bọn cướp biển-TG) và là một trung tâm cướp biển” [3, 323], nhanhchóng trở thành “trung tâm thương mại quan trọng nhất ở Đông Nam Á và làtrung tâm chủ yếu truyền bá đạo Hồi”[3, 327]

Nhận thấy vị thế của Malacca không chỉ là trung tâm trong hoạt độngthương mại mà còn cả về chính trị, Paramesva đã có tham vọng đưa Malaccatrở thành một đế chế lớn ở Đông Nam Á Trước tiên là việc đưa Đạo hồi thànhquốc giáo ở Malacca Bản thân Paramesvara còng theo đạo Hồi và đổi tênthành Megat Iskandar Shah Ông kết hôn cùng công chúa của Pase (Pasai ?)lúc đó là một thương cảng cửa ngõ vào eo biển Malacca và cũng là trung tâmtruyền bá Hồi giáo Từ Malacca, đạo Hồi nhanh chóng lan toả ra khu vực Chođến năm 1514 với việc hình thành liên minh Hồi giáo bắc Java đã đánh bại đếchế Majapahit ở phía nam của Java chính thức đánh dấu sự sụp đổ của một đếchế hùng mạnh ở vùng quần đảo Java và Indonesia

Mét cách thức khác để khẳng định vị thế của Malacca là thông quachiến tranh Như đã nói, khi Malacca ra đời thì khu vực eo biển Malacca vàbán đảo Mã Lai đang chịu ảnh hưởng của Siam và Majapahit, đặc biệt là đếchế Siam Trên thực tế, vào đầu những năm 1400, Malacca đã thần thuộcSiam Để thoát khỏi sự kiềm chế của Siam và bành trướng thế lực, Paramesva

đã dựa vào Trung Quốc Tất nhiên, điều này gây sự phản ứng gay gắt từ phíaSiam Vua Siam đã ra lệnh cho các chư hầu cùng tập trung lực lượng đánhMalacca Nhiều cuộc chiến tranh đã nổ ra giữa Siam và Malacca vào các năm

1404, 1407, 1416, 1431 Đã có lúc Siam làm chủ được cả bán đảo Tuy nhiên,dựa vào thế lực của các thương nhân và những lực lượng đồng minh từPalembang tới, cuối cùng Malacca đã đánh bại được mọi sự tấn công của các

Trang 18

thế lực bên ngoài Đặc biệt dưới thời vua Rajakasim (1446-1459) hai nướcchư hầu của Siam là Pasai (bắc Java) và Pahang (đông Malay) đã hai lần tấncông vào Malacca nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình của người anh hùngTunperak, các cuộc tấn công đó đều bị đánh bại Sau chiến thắng này Malaccaquay lại chiếm Pahang, Trengganu, Patani ở đông Malay và Campa, Indragiri

ở bắc Sumatra Malacca còn giúp đỡ Pase, Pahang chống lại các cuộc tấn côngcủa chư hầu Siam để đổi lại các vương quốc đó phải công nhận vai trò minhchủ của Malacca Cho tới thế kỷ XV, Malacca đã làm chủ một vùng rộng lớnbao gồm Kedah, Trengganu, Pahang, Johore, Kampa, quần đảo Carimon,Bintang và Pase Sau đó, bằng nhiều cách khác nhau Malacca đã thực sự đãlàm chủ được những khu vực này

Sự lớn mạnh của Malacca đã thu hút sự chú ý của các cường quốcphương Tây, đặc biệt là Bồ Đào Nha Năm 1409, lần đầu tiên người Bồ ĐàoNha đến Malacca Sớm nhận thấy vị trí của Malacca trong hệ thống thươngmại quốc tế, nên chỉ hai năm sau vào năm 1511, Bồ Đào Nha đã đánh chiếmvương quốc này Tất nhiên, Malacca và những người đồng minh Hồi giáo đãchống lại, nhưng không địch nổi Vị vua Mamud và con trai chạy sang Pahang(thương cảng ở phía đông Malay) yêu cầu Trung Quốc giúp đỡ nhưng khôngđược Trung Quốc ủng hộ Sau đó, nhà vua kéo về Sayongpitang ở thượngnguồn sông nhánh của sông Johor Tuy nhiên, nơi này quá xa bờ biển nên đếnnăm 1521 Mamud lại kéo về đảo Bintang (phía đông Singapore) Ở đây tiểuvương luôn bị người Bồ Đào Nha tấn công nên ông lại kéo quân sang Kampa

ở Sumatra kêu gọi người Java giúp đỡ Đã có lúc đội quân của nhà vua đãchiếm lại được đảo, nhưng sau khi viện binh Bồ Đào Nha đến họ lại để mất.Khi Mamud qua đời, người con của ông lên nối ngôi nhưng không chống cựđược các cuộc tấn công của người Bồ nên đành phải giảng hoà và từ bỏ ý địnhlấy lại Malacca

Trang 19

Mục đích chiếm Malacca của Bồ Đào Nha là nhằm thống trị con đươngbuôn bán hương liệu từ Đông Nam Á tới châu Âu vốn nằm trong tay nhữngthương nhân Hồi giáo Arập Trong bức thư gửi cho quyền Bồ Đào Nha,Adbuquerque - tướng lĩnh hải quân chỉ huy chiếm Malacca đã viết: “nếuchúng ta kiểm soát được hoạt động thương mại từ họ (người Hồi giáo), Cairo

và Mecca sẽ bị sụp đổ và Venice sẽ không có mặt hàng gia vị trừ khi nhữngthương nhân tới và mua của Bồ Đào Nha” [58, 85] Với mưu đồ đó, sau khichiếm Malacca, Bồ Đào Nha vươn xuống các quần đảo ở phía nam Họ đã đặt

pháo đài và các thương điếm (trading station) ở Ternate, Tidore, Amboyna,

Borneo (1524), Celebes và New guine (1225-1525) vốn là những trung tâmsản xuất hương liệu và gia vị lớn nhất Đông Nam Á [58, 85] Tại những nơichiếm đóng, người Bồ xua đuổi những thương nhân Hồi giáo và truyền bá đạoThiên chúa Sau khi bị đuổi, những thương nhân Hồi giáo chạy tới Aceh (bắcSumatra), Johor (nam của eo Malacca), Pahang (đông Malay), Baten (bắcJava) đồng thời biến những nơi này thành cảng của người Hồi giáo NgườiHồi giáo vốn có tinh thần đoàn kết cộng đồng rất lớn nên sau khi bị Bồ ĐàoNha phản bội họ đã liên kết lại để chống lại sự độc quyền đó Họ tẩy chayhàng hoá của người Bồ Đào Nha, cắt đứt con đường buôn bán của người BồĐào Nha với các vương quốc nằm sâu trong lục địa Hơn nữa các vương quốcnày liên tục tấn công Bồ Đào Nha ở Malacca nhằm chiếm lại những nơi này.Chính vì thế sau 1511, Malacca luôn ở trong tình trạng chiến tranh gây khókhăn cho hoạt động thương mại Các thương nhân Hồi giáo buộc phải tìmnhững con đường khác để tránh eo biển Malacca Một điều lý thú là chínhnhững con đường thương mại cổ trên đất liền vốn đã bị lãng quên thì giờ đâylại được khôi phục

Sự cô lập đối với Malacca của thương nhân Hồi giáo cùng với sự quản

lý thiếu hiệu quả của Bồ Đào Nha làm cho họ ngày càng suy yếu Đây là

Trang 20

nguyên nhân khiến cho Bồ Đào Nha không đủ sức mạnh để cạnh tranh với vịthế của Hà Lan và đã bị người Hà Lan chiếm mất Malacca vào 1641 Hà Lanlàm chủ Malacca cho tới năm 1795 thì bị Anh thay thế Năm 1957 Malacca trởthành một bộ phận của lãnh thổ Malaysia Hiện nay, Malacca là một trongnhững địa điểm du lịch hấp dẫn nhất của Malaysia.

Như vậy, nếu chóng ta nhất trí với quan điểm cho rằng Malacca đượcthành lập vào 1400 thì tới khi vương quốc này bị Bồ Đào Nha xâm lược năm

1511 nó đã trải qua 111 năm Trong suốt 111 năm đó, Malacca nằm dưới sựlãnh đạo của những 8 vị vua Hồi giáo Những vị vua này theo truyền thốngHồi giáo đều thuộc dòng dõi hoàng tộc Những vị vua Hồi giáo Malacca đượcsắp xếp theo thứ tự sau

Trang 21

Sơ đồ phả hệ các vị vua Hồi giáo Malacca [47, 135].

Mặc dù Malacca là một quốc gia Hồi giáo, nhưng lại được tổ chức theo

cơ chế của chính quyền Phật - Hindu Đứng đầu vương quốc là nhà vua(Sultanate), tiếp theo là 4 vị quan đại thần khai quốc, dưới nũa là 8 vị quan vàhàng thấp nhất gồm 16 vị Những vị quan này chịu trách nhiệm về mọi mặtcủa vương quốc Quyền hạn ở cảng biển nằm trong tay của 4 vị quan được gọi

theo tiếng Persian là Shahbunder Các Shahbunder này được chọn lựa trong 4

cộng đồng thương nhân kiểm soát hoạt động thương mại ở đây Mỗi một

Shahbunder có nhiệm vụ kiểm soát các tàu, thuyền từ các hướng khác nhau.

Mét Shahbunder kiểm soát thuyền từ phía đông: Trung Quốc, Liuchiu

(Ryukyu), Champa, Borneo và Siam; số khác kiểm soát thuyền từ phía nam:Java, Palembang, và quần đảo Indonesia; vị thứ ba trông coi thuyền từ các

(5) Sultan Mazaffir Syad 1446-1459

(6) Sultan Mansur Syad 1459-1477

(7) Sultan Alau’d din Ri’afat Suad 1477-1478

(8) Sultan Mahmud Syad 1488-1529

(1)Paramesvara 1395 (?)-1411

(2)Megat Iskandar Syah 1414-1424

(3)Seri Maharaja, Mahammud Syah 1424 1445

(4)Seri Paramesvara (1446)

Trang 22

cảng phía bắc Sumatra, Bengal, Malabar và bờ biển Cromandel của Ên Độ; vịthứ tư chuyên để kiÓm soát thuyền từ Gujarat và từ phía tây của Ên Độ

Những thương thuyền qua lại bến cảng đều phải nộp thuế với các mứckhác nhau, thường thì khoảng 6% giá trị hàng hoá Riêng những thuyền từphía đông tới thì không trả bằng tiền mà bằng quà tặng Ngoài ra,các thươngnhân còn phải bán một phần số hàng với giá ưu đãi cho nhà vua, thường thì sốnày chiếm tới 20% tổng số hàng hoá Đổi lại, thương nhân được tự do buôn

bán và được pháp luật Malacca bảo vệ Trong bộ luật Undang - Undang của

Malacca, có rất nhiÒu điều luật quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ củanhững thương thuyền ra vào cảng Malacca

Malacca ra đời khi hoạt động thương mại ở Đông Nam Á bước vào thời

kỳ hưng thịnh Sự lụi bại của Tumasik đã trở thành cơ hội cho Malacca vươnlên thay thế và trở thành thương cảng quan trọng nhất án ngữ con đường qua

eo Malacca Hàng hoá trong khu vực Đông Nam Á được tập hợp về đây trướckhi được xuất đi ra thị trường bên ngoài Chủ nhân của thương cảng là nhữngngười Java, Mã Lai theo Hồi giáo dòng Hồi giáo Balli từ bắc Ên Độ tới Hoạtđộng thương mại của thương cảng này chủ yếu nằm trong tay những thươngnhân Java, Ên Độ, Arập và Trung Quốc Ajaujio, một thương nhân Arập,người đã ở Malacca vào những năm 1500 đã nhận xét: “Khi Malacca vào caođiểm của mùa mậu dịch có có hàng trăm thuyền đậu ở cảng Có Ýt nhất 30(thuyền) là của chính quyền và thương nhân bản địa Những chiếc khác là của

Ên Độ, Trung Quốc, Pegu, Java, và nhiều nơi khác” [25, 66] Sù qua lại củanhững thương thuyền quốc tế đó cho thấy tầm vóc của Malacca xứng đáng là

một thương cảng quốc tế Có thể nói, thương nhân ở tất cả các khu vực trên

thế giới nếu quan hệ với Đông Nam Á đều có thiết lập quan hệ với Malacca.

Trang 23

Ảnh 3 Thương cảng Malacca thế kỷ XV-XVII [70], [34, 59]

III Hoạt động thương mại khu vực eo Malacca thời cổ trung đại.

Trước khi làm rõ quan hệ thương mại của Malacca, chóng ta cần tìmhiểu hoạt động thương mại ở khu vực eo Malacca Bởi, hoạt động thương mạicủa vương quốc Malacca gắn liền với hoạt động thương mại diễn ra trên eobiển Malacca

Đông Nam Á ở vào vị trí là vùng đệm giữa hai nền văn minh lớn nhấtphương Đông là Trung Quốc và Ên Độ Vì vậy, một mặt Đông Nam Á chịuảnh hưởng rõ nét từ hai nền văn minh này, mặt khác, Đông Nam Á cũng tácđộng trở lại rất lớn tới quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa Ên Độ và Trung Quốc.Đông Nam Á đóng vai trò là cầu nối giữa hai trung tâm chính trị, kinh tế, vănhoá lúc bấy giờ

Con đường nối thông Ên Độ và Trung Quốc từ biên giới phía tây bắcqua cao nguyên Tây Tạng gặp rất nhiều khó khăn vì điều kiện địa lý và hoạt

Trang 24

động cướp phá của những tộc người “man” ở phía bắc Trung Quốc Trong bốicảnh đó, việc lựa chọn con đường tiến xuống phía nam qua Đông Nam Á làgiải pháp được cả người Trung Quốc và Ên Độ lựa chọn Bản thân con đườngnày cũng phải qua nhiều ngả khác nhau; có thể đi hoàn toàn bằng đường bộ,cũng có thể đi bằng đường thuỷ hoặc kết hợp cả hai Nếu bằng đường bộ, cóthể đi từ đông bắc Ên Độ qua Assam tới thượng Miến Điện rồi từ đó tới VânNam Con đường này cũng gặp phải rất nhiều khó khăn vì bị ngăn trở bởinhững dãy núi cao và những con sông lớn Cho đến khi xuất hiện con đường ởphía nam thì hầu nh con đường phía bắc này không được sử dụng nữa

Con đường thông dụng nhất là bằng đường biển xuất phát từ các cảng ởphía nam Ên Độ Theo GS Nhật Bản Shigeru Ikuta từ thế kỷ II Tr CN đếnnăm 450, các tuyến buôn bán nối liền Ên Độ và Trung Quốc đã được thiết lập;trong đó mạng lưới giao thương trên biển đã trải dọc theo dải bờ biển ĐôngDương, qua bán đảo Mã Lai rồi tới Ên Độ [16, 248] Con đường này bắt đầu

từ Kancipura ở nam Ên Độ, qua vịnh Bengal tới phía bắc bán đảo Mã Lai vàSumatra Sau khi nghỉ ngơi, lấy thêm lương thực và nước ngọt cùng hàng hoá

từ các cảng ở khu vực nh Pasai, Aceh…đoàn người sẽ đáp thuyền lên bộ ởphía tây bán đảo Mã Lai Con đường bộ thông dụng nhất là qua eo đất Kra tạiTakuapa Từ đây, tiếp tục cuộc hành trình xuyên qua eo Kra tới Ch’aiya ởphía đông của bán đảo Mã Lai Tới được phía đông, đoàn người phải đápthuyền tới thương cảng của Siam, Chiêm Thành, Đại Việt rồi mới tới các cảngphía nam của Trung Quốc Ngoài con đường qua Kra còn có con đường từKedah theo đường bộ tới thẳng Tumasik (Singapore) rồi mới tới các cảng phíanam của Đông Nam Á Hoặc, có thể từ Tavoy qua đèo Bachua tới sôngKanburi, từ đây tới sông Menan rồi mới tới Siam trước khi vào Trung Quốc

Chính những con đường thương mại này là tác nhân giúp hình thànhnên những trung tâm buôn bán ở bán đảo Mã Lai và nam Đông Dương Người

Trang 25

Ên Độ gọi bán đảo Mã Lai là Subharnadvipa (đảo vàng) hay Subharnahumi

(xứ vàng) một phần vì nơi đây là con đường chính buôn bán vàng giữa Ên Độ

và Trung Quốc; phần vì những lợi nhuận rất lớn trong quan hệ thương mại ởbán đảo này

Ở Đông Đương, những hoạt động thương mại sôi động đã giúp hìnhthành nên những vương quốc cảng hùng mạnh, đặc biệt là ở phía nam ViệtNam ngày nay như: Phù Nam Chămpa và Lâm Êp Theo truyền thuyết thìvương quốc Phù Nam được lập nên bởi người anh hùng từ phương nam vượtbiển tới “Điều đó có nghĩa là vương quốc này được hình thành bởi một quốcgia - đô thị trên bán đảo Mã Lai như là tiền đồn cho công cuộc thương mại vàsăn cướp nô lệ” [16, 248] Cảng thị Ãc Eo nhanh chóng vươn lên thành

“Trung tâm liên vùng” thu hút hoạt động thương mại của cả khu vực.

Con đường hàng hải đi xuyên qua eo biển Malacca cũng đã được hìnhthành từ thế kỉ thứ nhất sau Công nguyên Sự hình thành này “là kết quả củamột quá trình tích góp dần dần từ những hải trình ngắn nối liền các điểm mútcủa đất liền như Quảng Đông, Hải Nam, Vịnh Bắc Bộ…” [15, 24] Tuy nhiên,trong thời gian này kĩ thuật hàng hải chưa cho phép những con thuyền có thểthường xuyên đi qua eo biển được Malacca nằm theo hướng Tây Bắc - ĐôngNam, tức vuông góc với hướng gió mùa, vì vậy thuyền bè thời cổ đại đi lại rấtkhó khăn Hơn nữa, nó lại là eo biển hẹp nên gió mùa hoạt động càng mạnhhơn Bản thân Malacca lúc đó cũng chỉ là nơi tập trung của dân chài và cướpbiển - những hải nhân ưa mạo hiểm Hàng hoá tập trung ở chợ rất nghèo nàn

và phần lớn là hàng hoá bất hợp pháp do hoạt động cướp biển đem lại

Cho đến V - VII, kĩ thuật hàng hải đã đạt được những bước tiến mới,đặc biệt là sự tham gia của những thuỷ thủ Arập đã có thể tận dụng đượcnhững ưu việt của hoạt động gió mùa Thêm vào đó là sự suy yếu của vươngquốc Phù Nam đã đẩy hoạt động thương mại tiến sâu xuống phÝa nam của

Trang 26

bán đảo Mã Lai Trong điều kiện, đó hoạt thương mại trên eo biển Malacca đãtrở nên nhộn nhịp hơn Điều này đã tạo điều kiện cho sù ra đời của một đế chế

là Srivijaya ở nơi mà hiện nay là Palempang “như là một trạm trung chuyểncho các tàu bè Ba Tư và Arập trên đường tới Trung Quốc” [16, 248] Trênthực tế, Srivijaya đã kiểm soát hoạt động thương mại trên eo biển Malacca chotới thế kỷ XII

Đến thế kỷ thứ VIII, các thuyền mành (Junk) Trung Quốc đã bắt đầu

ghé thăm các thương cảng Đông Nam Á và vượt biển tới Ên Độ Đây là loạithuyền buồm lớn có sức chứa lớn có thể chở trên 500 người và về trọng lượng

có thể đến 500 tấn Chính những ưu việt của loại thuyền mành đã làm cho hoạtđộng đi biển được thuận lợi hơn rất nhiều Các thương thuyền không còn lo sợhoạt động của gió mùa mà còn tận dụng nó làm sức đẩy cho những con thuyềncủa mình Hoạt động thương mại vì thế cũng theo định kỳ để tận dụng những

ưu điểm của gió mùa Đây là điều kiện để ra đời những cảng thị nh là nơi thugom hàng hoá và là chốn nghỉ chân cho những thương thuyền Nhờ kiểm soátđược những tuyến thương mại mà nhiều đế chế đã ra đời, đặc biệt là Ayuthaya(1351) Vương quốc này kiểm soát vịnh Siam và có tầm ảnh hưởng lớn ở phíanam của bán đảo Mã Lai Ayuthaya cũng kiểm soát con đường phía Đông đểvào eo Malacca

Trang 27

Ảnh 4 Thuyền mành của người Trung Quốc thế kỷ XV- XVII

Ở phía Tây của eo biển Malacca, cho tới trước thế kỷ XV đã tồn tại một

số thương cảng lớn nh Pasai, Aceh, Kedah do hoạt động tích cực của nhữngthương nhân Ên Độ và thương nhân Tây Á Hoạt động của những thương cảngnày nằm dưới quyền kiểm soát của Srivijaya và sau này là Majapahit

Nh vậy, cho tới trước khi Malacca được thành lập, những hoạt độngthương mại trên eo biển Malacca chịu sự kiểm soát của hai đế chế lớn làMajapahit ở phía tây và Ayuthaya ở phía đông Trong hai thế lực đó,Ayuthaya có tầm ảnh hưởng lớn hơn

Ở phía đông, Ayuthaya vẫn thúc đẩy những hoạt động thương mại ởvùng eo Malacca Tuy nhiên, ở phía tây, Srivijaya độc chiếm eo biển này,ngăn cản không cho thương thuyền nước ngoài vào buôn bán Đây là nguyênnhân chính khiến vương quốc Chola ở nam Ên Độ thường xuyên tấn công vào

eo biển Malacca Tình hình này còn tiếp diễn trong một thời gian dài làm đình

Trang 28

trệ hoạt động thương mại trên eo Malacca và là tác nhân khiến Srivijaya ngàycàng suy yếu

Khi những hoạt động buôn bán trên eo Malacca gặp nhiều khó khăn, thìcũng là lúc thương nhân Arập, Ên Độ và Trung Quốc đang mở rộng thu muamặt hàng hương liệu từ vùng biển Đông Nam Á Trong bối cảnh đó Borneo vàPhilippin trỗi dậy, tổ chức hoạt động buôn bán hương liệu ở vùng biển ĐôngNam Á [44, 87-99] Sự vươn lên của Borneo, Philippin càng được tăng cườngcho tới hế thế kỷ XIII và XV khi Trung Quốc liên tục thất bại trong việc xâmchiếm Việt Nam Thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đồngnghĩa với việc Trung Quốc không chiếm được con đường xuống phía nambằng đường bộ Trong bối cảnh đó con đường biển qua quần đảo Philippin vàBorneo là cách duy nhất để Trung Quốc tiến xa hơn về phía nam Con đườngnày tiếp tục được phát huy cho tới khi có sự thâm nhập của thương nhânphương Tây

Sau khi Srivijay suy yếu và sụp đổ vào thế kỷ XIII, thì một vương triềumới Majapahit ra đời Vương triều này được thành lập chủ yếu nhờ vào nhữngthành quả chống Mông Nguyên của dân tộc Java Sau khi ra đời Majapahitphát huy và mở rộng những thành quả mà Srivijaya đã làm được Tất nhiên,Majapahit cũng kiểm soát luôn phía tây eo Malacca

Không giống nh Srivijaya, Majapahit thúc đẩy hoạt động thương mạitrên eo biển Malacca Tuy nhiên, vị thế của Ayuthaya ở eo Malacca đã quámạnh khiến Majapahit không thể cạnh tranh nổi trong hoạt động thương mạivới người Siam Trên thực tế, cho tới thế kỷ XV, thương mại trên eo Malacca

đã do Ayuthaya kiểm soát Ngay cả khi Malacca được thành lập vào đầu thế

kỷ XV thì thương cảng này trong thời gian đầu cũng vẫn phải lệ thuộc vàochính quyền Siam

Trang 29

Nhận thấy tầm quan trọng của Malacca trong hoạt động thương mại,những vị vua Malacca đã tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc vào Siam và mởrộng ảnh hưởng ra khu vực Với tầm quan trọng là cầu nối giữa Trung Quốc

và Ên Độ, Malacca đã đóng vai trò là cầu nối giữa thị trường phía tây với thịtrường phía đông Trong khi thị trường Trung Quốc khó thâm nhập thì cácthương nhân phải tìm nguồn hàng hoá khác ở Đông Nam Á để thay thế

Malacca không tự sản xuất được những hàng hoá có giá trị thương mại nên bắt buộc nó phải mở rộng quan hệ với những vùng sản xuất hàng hoá ở Đông Nam Á Như thế, để phát triển và khẳng định được vị thế của mình tự thân Malaccaphải là một “Trung tâm liên thế giới” xác lập quan hệ với tất cả những thị trường lớn lúc bấy giờ

Khi đi tìm hiểu quan hệ thương mại của Malacca, chúng tôi cũng chỉ tậptrung vào những thị trường lớn mà Malacca trực tiếp có quan hệ Ở đây chúngtôi tập trung vào ba thị trường - khu vực: thị trường Đông Bắc Á (Trung Quốc

và Ryukyu), thị trường Tây Nam Á (chủ yếu là Ên Độ và Arập) và thị trườngĐông Nam Á Trong quan hệ với các thị trường trên có những quan hệ thuầntuý diễn ra trên lĩnh vực thương mại, song cũng có những quan hệ thương mại

bị che đậy dưới nhiều hình thức khác nhau Trong khi đi vào phân tích cácmối quan hệ của Malacca chúng tôi sẽ làm rõ mối quan hệ này

Chương 2.

Trang 30

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA MALACCA VỚI ĐÔNG BẮC Á

Khu vực Đông Bắc Á được hiểu theo cả hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩahẹp Theo nghĩa rộng thì khu vực này bao gồm 5 quốc gia là Trung Quốc,Triều Tiên, Nhật Bản, Mông Cổ và Việt Nam Theo nghĩa hẹp thì khu vực nàychỉ gồm 4 nước là Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam Trongkhoá luận này chúng tôi sử dụng cụm từ Đông Bắc Á theo nghĩa hẹp

Mặt khác, do những đặc thù của khu vực vào thế kỷ XV-XVI mà phạm

vi nghiên cứu có nhiều sự điều chỉnh Trước hết, Việt Nam nằm cả hai khuvực Đông Bắc Á và Đông Nam Á, nhưng xét về hoạt động thương mại gắnliền với Đông Nam Á hơn do đó chúng tôi đặt Việt Nam vào khu vực ĐôngNam Á Còn Nhật Bản cho tới trước thế kỷ XVII vẫn bao gồm hai quốc giariêng biệt là Nhật Bản ở phía bắc và Ryukyu ở phía nam Trong quan hệthương mại của Nhật Bản với Đông Nam Á đặc biệt với Malacca vào thế kỷXV-XVI, chóng ta chưa có những bằng chứng thuyết phục Trong khi đó,Ryukyu nổi lên nh là một cầu nối gắn kết thị trường Đông Bắc Á và ĐôngNam Á Vì vậy, khi nghiên cứu quan hệ thương mại của Nhật Bản vớiMalacca thực chất là nghiên cứu mối quan hệ giữa Ryukyu và Malacca Trongtrường hợp Triều Tiên thế kỷ XV-XVI cũng chưa có những bằng chứng quan

hệ với Đông Nam Á và Malacca, vì thế chúng tôi cũng không nhắc đến trongkhoá luận này

Nh vậy, khu vực Đông Bắc Á đặt trong mối quan hệ với Malacca thế kỷXV-XVI chỉ bao gồm Trung Quốc và Ryukyu Tuy chỉ gồm hai quốc gianhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ thươngmại giữa hai khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á

I Quan hệ của Malacca với Trung Quốc

Trang 31

Trung Quốc là thị trường lớn nhất phương Đông Đất nước này vừa làmột trung tâm sản xuất hàng hoá lớn nhất, vừa là thị trường tiêu thụ có sứchấp dẫn nhất Các triều đại Trung Quốc luôn là nguồn tiêu thụ những mặthàng xa xỉ quý và hiếm từ các quốc gia lân bang và các nước xa xôi Là đấtnước có dân số đông vào bậc nhất thế giới nên nhu cầu về những mặt hàngsinh hoạt thường ngày cũng rất lớn

Nền kinh tế của Trung Quốc với cơ tầng là kinh tế nông nghiệp Bảnthân nền kinh tế này có thể tự cấp tự túc không cần giao thương với bên ngoài.Nhưng, Trung Quốc thuộc khí hậu cận nhiệt và ôn đới, do đó nó rất cần nhữngsản phẩm của xứ sở nhiệt đới, đặc biệt là những mặt hàng như hương liệu, gia

vị các loài động vật quý hiếm Những mặt hàng này lại chủ yếu có ở thịtrường Đông Nam Á

Quan hệ của Trung Quốc với Đông Nam Á đã có bề dày lịch sử Tuynhiên, vào 1371 dưới thời Hồng Vũ (1368-1398), nhà Minh đã thi hành lệnhcấm xuất dương, hạn chế tối đa quan hệ với bên ngoài Trước nhu cầu về khanhiếm hàng hoá, đồng thời để bành trướng thế lực, nhà Minh vẫn phải tiếp tụcquan hệ thương mại với các nước phương Nam Những vương triều lớn ởĐông Nam Á nh Ayuthaya, Majapahit, Malacca đều thiết lập quan hệ vớiTrung Quốc Trong đó nhà Minh đặc biệt chú ý tới Malacca

I.1 Quá trình “bành trướng” của người Hoa xuống Đông Nam Á

Trước khi làm rõ hiểu quan hệ của Malacca với Trung Quốc chúng tacần tìm hiểu quá trình “bành trướng” của người Hoa xuống khu vực ĐôngNam Á Quá trình này gắn liền với hoạt động bang giao của Trung Quốc với

Ên Độ và các nước phía nam

Như đã nói, ngay từ trước công nguyên hoạt động thương mại giữa Ên

Độ và Trung Quốc đã được thiết lập Trong mối quan hệ đó Đông Nam Á nh

là cầu nối giữa hai thị trường lớn nhất lúc bấy giờ Để đáp ứng cho sự ăn chơi

Trang 32

xa xỉ của triều đình, Trung Quốc xuất khẩu vàng và tơ lụa, nhập về từ Ên Độ

đá quý, vật lạ và đồ thuỷ tinh Những địa điểm tập kết hàng lúc đó chủ yếu là

ở Đông Dương và bán đảo Mã Lai Trong khi Ên Độ cố gắng gây ảnh hưởngcủa mình ở bán đảo Mã Lai thì Trung Quốc đã chiếm lấy Đại Việt và tìm cách

mở rộng xuống phía nam Đông Nam Á Khi Trung Quốc thôn tính được ĐạiViệt thì đồng thời cũng kiểm soát luôn con đường thương mại thông qua bắcViệt Nam nối với Đông Dương

Để hỗ trợ cho chính sách đồng hoá, triều đình Trung Quốc đẩy mạnhviệc đưa người Hoa vào nước ta Từ bắc Việt Nam, người Hoa đã dần thâmnhập sâu xuống phía nam Họ chính là lực lượng thương nhân chủ yếu ở cáccảng thị như Chămpa và Ãc Eo, Lâm Êp Quá trình di cư này diễn ra liên tụccho tới thế kỷ X khi Việt Nam giành được độc lập

Vào thế kỷ VIII, thuyền mành của Trung Quốc bắt đầu viếng thăm cáccảng thị ở Đông Nam Á Đây là loại thuyền buồm lớn không những chở đượcnhiều hàng mà còn có thể tận dụng được những ưu điểm của gió mùa để vượtbiển ra xa hơn Theo ghi chép của người châu Âu vào thế kỉ XV-XVI, họ thấyhàng tá thuyền Trung Quốc chở hàng hoá từ 500 tới 600 tấn hàng [24, 18] đậu

ở eo biển Malacca Hàng hoá của Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều ởĐông Nam Á khiến cho những thương nhân Arập và Ên Độ không còn phảitới tận Trung Quốc mà chỉ cần tới các cảng ở Đông Nam Á cũng có thể lấyđược hàng hóa của Trung Quốc Điều này làm cho vai trò của thương nhânHoa kiều như là nhân tố chính trong hoạt động thương mại của các cảng thị ởĐông Nam Á Để gom đủ hàng cho đến mùa thương mại, thương nhân thườnglập các thương điếm và cử người ở lại thu gom hàng Những người này, trongnhiều trường hợp đã kết hôn với cư dân địa phương tạo ra sự gắn kết giữacộng đồng cư dân bản địa Những thương nhân Trung Quốc có vị thế rất lớn

Trang 33

tại các bến cảng và góp phần truyền tải những giá trị văn hoá Trung Hoa tớicác quốc gia Đông Nam Á

Khi Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân NamHán năm 938, con đường thâm nhập của người Hoa xuống Đông Nam Á trênlục địa bị chặn đứng, do vậy thương nhân người Hoa đành phải tìm con đườngbiển để đi xuống phía nam Điều này một mặt khuyến khích việc sử dụngnhững con đường truyền thống, mặt khác cũng thúc đẩy việc mở ra những conđường hàng hải mới Con đường qua eo Malacca trong thời gian này vì thế màtrở nên nhộn nhịp hơn với thương nhân Hoa kiều

Vị thế của Trung Quốc ngày càng được mở rộng xuống phía nam.Những quốc gia có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc đều muốn dựa vàothế lực của Trung Quốc để mưu toan những ý đồ của mình Sự kiện năm 988,trước sự bành trướng của người Java sang eo biển Malacca, vua của Srivijaya(vương quốc đang quản lý cả hai bên bờ của eo Malacca) gửi sứ giả tới nhàTống yêu cầu giúp đỡ để chặn đứng ảnh hưởng của người Java đã cho thấytầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên vùng eo Malacca đã rất sâu đậm Nếu nhgiả thuyết cho rằng việc Srivijaya giành thắng lợi trước Java là nhờ có sự giúp

đỡ của Trung Quốc là đúng, thì chắc hẳn sau sự kiện này người Hoa càng có

cơ hội được làm ăn, buôn bán ở eo biển Malacca hơn

Quá trình “bành trướng” của Trung Quốc xuống phía nam thực sự tăngmạnh từ sau thế kỷ X Tiêu biểu nhất là thông qua các cuộc xâm lược củaquân Mông - Nguyên trong những năm 1280-1290 xuống các nước Đông Nam

Á và các cuộc xuất dương của quan lại nhà Minh

Năm 1258, Mông Cổ xâm lược Đại Việt lần thứ nhất Mét trong nhữngmục tiêu cơ bản của cuộc xâm lược này là để khai thông con đường bộ xuốngĐông Nam Á Tuy thất bại, nhưng với vị thế của Đông Nam Á về chính trị

Trang 34

cũng nh thương mại, các hoàng đế Mông Nguyên không từ bỏ tham vọng củamình

Năm 1279, khi Mông Cổ thôn tính được Nam Tống và đổi tên là triềuNguyên đã lấy phía nam làm cơ sở cho những cuộc viễn chinh về sau Cùngvới việc mở các cuộc tấn công xâm lược Đại Việt, nhà Nguyên còn mở cáccuộc tấn công xuống các nước Đông Nam Á khác nh Miến Điện, Chămpa,Java, và các nước trên bán đảo Mã Lai

Trong mét ý nghĩa nhất định, việc quân đội Mông - Nguyên gây chiếntranh với các nước Đông Nam Á đã góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại ởkhu vực này Với một đội quân đông như Mông - Nguyên thì việc cung cấp đủlương thực, thuốc men, quần áo đòi hỏi phải có những đoàn thuyền lương rấtlớn Do không thể chuyên chở trực tiếp từ Trung Quốc, nên bắt buộc quân độiTrung Quốc phải mua nhu yếu phẩm ở nhiều vùng của Đông Nam Á Mặtkhác, sau khi rút quân khỏi Đông Nam Á rất nhiều chiến binh trong đội quânMông - Nguyên không trở lại Trung Quốc mà ở lại Đông Nam Á hoạt độngthương mại Đặc biệt, sau khi nhà Minh lên thay với chính sách “hải cấm”những người này không còn cơ hội được trở về quê hương nên đã dần trởthành một bộ phận quan trọng của cư dân Đông Nam Á

Sang tới thế kỷ XI - XV, mặc dù nhà Minh có chính sách “cấm hải”,nhưng đây mới là thời kỳ người Hoa thâm nhập nhiều nhất xuống Đông Nam

Á Mục đích của chính sách “cấm hải” là nhằm độc quyền hoạt động ngoạithương, ngăn chặn những hoạt động tư thương của các thương nhân người

Hoa Chính sách này bắt nguồn từ việc ngăn chặn cướp biển “Wako” hoạt

động rất mạnh ở vùng biển Trung Quốc, đồng thời ngăn chặn lượng vàng từTrung Quốc chảy ra ngoài Chính sách này trong thời gian đầu được thực hiệntriệt để đến mức triều đình không cấp giấy phép cho bất kỳ tư thương ngườiHoa nào ra nước ngoài hoạt động

Trang 35

Lệnh “hải cấm” cũng được áp dụng với các thương nhân ngoại quốc.Theo quy dịnh, các thương nhân ngoại quốc nếu không được phép của chính

quyền sẽ không được cập cảng Trung Quốc Tuy nhiên, sự phát triển của các

ngành sản xuất trong nước không đủ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của giới quý tộc và một bộ phận tầng lớp trên của xã hội Thêm vào đó, mục tiêu mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc bằng chiến tranh đã không đem lại kết quả.

Để giải quyết vấn đề này, nhà Minh cùng lúc cử những hạm đội lớn viễn du xuống phía nam và thiết lập hệ thống quan hệ thương mại triều cống.

Mục đích của những chuyến đi này là tiễu trừ nạn cướp biển đang hoạt

động rất mạnh ở “Biển nam Trung Hoa” (South China Sea), và thực hiện việc

áp đặt quyền minh chủ của Trung Quốc đối với các nước Đông Nam Á Tuynhiên, trên thực tế, hoạt động của các hạm đội Trung Quốc đã vượt ra ngoàimục đích chính trị mà thực hiện cả nhiệm vô kinh tế Trong những đợt tiếnxuống phía nam, rầm rộ nhất là bảy lần xuất dương của Trịnh Hoà bắt đầu từ

1405 đến 1433

Để khuyếch trương thế lực của mình, nhà Minh đã chuẩn bị rất chu đáocho mỗi chuyến đi Một đội quân hùng hậu được cử vượt biển xuống phía nam.Theo một số nguồn sử liệu cuộc viễn chinh lần thứ nhất có 27.000 người,những lần sau tăng lên 37.000 người và tới 62 thuyền Ta đã biết, đến thờiMinh, kỹ thuật đóng tàu của người Trung Quốc đã lên đến đỉnh cao Nhữngthuyền mành Trung Hoa không ngừng được cải tiến để có thể đi xa bờ hơn,chở được nhiều hàng hoá và thuỷ thủ đoàn và thương nhân hơn Có những conthuyền có thể chở đến 500 người và khối lượng hàng hoá có thể lên tới 500tấn Trong các cuộc viễn chinh của Trịnh Hoà, thuyền của Trung Quốc đượcthiết kế đặc biệt vừa rộng, vừa sâu Theo như ghi chép, những con thuyền

được sử dụng trong các chuyến đi rộng tới 517 feet dài 212 feet với 4 boong

và thân tàu được chia bởi các khoang ngăn nước [33, 89] Các thuỷ thủ và

Trang 36

binh lính đều được tuyển lựa rất cẩn thận Hầu hết họ là những người đã từngtham gia trong quân đội Mông - Nguyên khi tiến xuống Đông Nam Á Chính

vì thế, họ là những người rất có kinh nghiệm đối phó với khí hậu khắc nghiệt

ở phương nam còng nh những khó khăn trên biển cả

Khoảng thời gian cho 7 lần xuất dương của Trịnh Hoà kéo dài 27 nămbắt đầu từ 1405 đến 1433 Thường thì phái đoàn bắt đầu đi xuống phươngđông vào những tháng mùa đông, khi gió mùa Đông - Bắc thổi và trở lạiphương bắc và phía đông vào mùa hạ, khi gặp gió mùa Tây - Nam Chính vìvậy, thời gian của mỗi chuyến đi thường kéo dài 2 năm Tuy nhiên, từ cuộcxuất dương lần 3, khi hành trình về phía nam càng xa hơn thì thời gian chomỗi chuyến đi kéo dài hơn 2 năm

Địa điểm xuất phát của những lần viễn dương là những thương cảngphía nam Trung Quốc như Phúc Kiến, Quảng Châu Con đường chính màđoàn thuyền đi qua là từ các cảng phía nam của Trung Quốc như Quảng Châu,Phúc Kiến, tới các cảng phía nam của Việt Nam, sau đó thẳng xuống phía namcủa bán đảo Mã Lai hoặc tới quần đảo Java trước khi vào eo Malacca Sau khiqua eo biển này, đoàn thám hiểm sẽ tới các cảng phía nam của Ên Độ và tiến

xa hơn về phía tây Trên thực tế, lịch trình của mỗi chuyến đi thương có sựthay đổi Những chuyến đầu tiên, đoàn thuyền thường chỉ dừng lại ở cácthương cảng Đông Nam Á Từ chuyến thứ tư, đoàn viễn dương đã tiến xa hơn

về phía Tây Không chỉ tới các thương cảng của Trung Quốc, Trịnh Hoà còncho thuyền tới các thương cảng trên biển Hồng Hải, biển Đen, và thậm chí tớicực nam của châu Phi Ta có thể hình dung lộ trình của đoàn thám hiểm TrịnhHoà theo bản đồ sau

Trang 37

Ảnh 5 Lộ trình của đoàn thám hiểm Trịnh Hoà [59, 123]

Ta cũng có thể thống kê các lần xuất quân của Trịnh Hoà theo bảngtổng kết sau

Trang 38

1414-1415 Chămpa, Kelantan, Pahang, Java, Palempang,

Malacca, Aru, Sumadra, Achin, Ceylon, Kayal, Mandives, Conchin, Canlicut, Vịnh Persian,

*

Lần

5

1416-1419 Chămpa, Pahang, Java, Palempang, Malacca,

Sumadra, Achin, Ceylon, Mandives, Conchin, Canlicut, Chaliyam Hozmur, Aden, Mogadishu (Somalia-Châu phi),

*

Lần

6

1421-1431 Malacca, Aru, Sumadra, Achin, Kayal, Ceylon,

Mandives, Cochin, Clicut, Ormur, Dijofar, Aden, Mogadisciu và Brawa ở bờ biển châu Phi.

*

Lần

7

1431-1435 Chămpa, Surabaya, Palempang, Malacca, Achin,

Weligama, Calicut, Ormur,

*

Các lần xuất dương của Trịnh Hoà

Qua bảng thống kê trên ta thấy, đoàn viễn chinh của Trịnh Hoà đã quahầu hết các thương cảng quan trọng ở Đông Nam Á và tới cả những thươngcảng lớn ở nam Á Để tạo thuận lợi cho các chuyến đi cần phải có căn cứ ởphía nam để làm chỗ nghỉ chân và cung cấp lương thực, nước ngọt cũng nh đểtập kết hàng hoá Trong bối cảnh đó nhà minh đã chọn Malacca làm cơ sởquan trọng Ta thấy, trong 7 lần xuất quân thì chỉ có lần 1 (năm 1405-1407) làhạm đội không qua eo Malacca vì thực tế trong thời gian này nhà Minh đã cửDoãn Khánh tới Malacca rồi Từ lần hai trở đi, lần nào thuyền của TrungQuốc cũng ghé qua thương cảng Malacca; có khi cả đi và về đều phải qua bếncảng này Malacca lúc đó làm nhiệm vụ là trạm trú chân của thuỷ thủ đoàn Dễhiểu là vì sao nhà Minh đặc biệt quan tâm tới sự an nguy của Malacca trướcbất kỳ một sự đe doạ nào từ bên ngoài Nhân cơ hội này, Malacca dựa vào uy

Trang 39

thế của nhà Minh để một mặt bảo vệ vương quốc mỡnh1, mặt khỏc tạo sứcmạnh để vươn lờn thành một đế chế lớn ở bỏn đảo Mó lai và Sumatra, kiểmsoỏt eo biển Malacca

Sau mỗi lần cập cảng Malacca, đội quõn của Trịnh Hoà đều cử người ởlại đõy để chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho hạm đội đi qua cũng nh khiquay về Trong thời gian giữa cỏc chuyến đi của phỏi đoàn, họ tranh thủ hoạtđộng buụn bỏn với những cư dõn địa phương và cả với những thương nhõnqua lại thương cảng này Hàng hoỏ trao đổi rất cú thể là những thứ bớt xộnđược trong đồ tặng phẩm mà triều đỡnh gửi cho cỏc nước phương nam Cựngvới thời gian, những người Trung Quốc này đó hợp lưu với những người gốcHoa khỏc đó cú mặt ở đõy từ trước tạo thành một cộng đồng người Hoa ởMalacca Tomộ Pires khi ụng qua thương cảng này cú miờu tả về “một nhúmngười Trung Quốc sống ở Kampung Cina ở bờ nam của sụng Malacca Ở đú

cú nhiều phụ nữ trụng giống phụ nữ Tõy Ban Nha Họ đeo những đồ trang sứcbằng chỡ và sơn lờn đỉnh của những đồ trang sức đú Họ được trang điểm đến

nỗi mà Seville (tờn gọi những đồ trang sức - TG) gõy nờn một sự bất tiện cho

họ”[56, 117]

Cho tới thế kỷ XV, người Hoa đó chiếm tỷ lệ đỏng kể trong dõn số ởMalacca Số dõn của Malacca vào thế kỷ XV ước tớnh lỳc đụng nhất củng chỉ25.000 người [49, 45] Tuy nhiờn, chỳng ta khụng cú số liệu về người Hoa ởMalacca Thụng tin cho chúng ta biết vào năm 1642, khi Hà Lan chiếmMalacca, trong đống đổ nỏt họ tỡm thấy 2.150 cư dõn, trong đú cú 300 đến 400người Hoa [33, 167] Tỷ lệ người Hoa chiếm khoảng 1/6 cư dõn ở Malacca.Như ta đó biết, sau khi chiếm Malacca, người Bồ Đào Nha sau một thời giantàn sỏt người Trung Quốc đó nhận ra rằng khụng thể thiếu người Hoa trong

1 Minh sử cho chúng ta biết rằng, vào 1419, 1431 quốc vơng Malacca sai sứ giả tới triều đình Trung Quốc tố cáo Tiêm La (Siam) “xâm lấn nớc họ” và yêu cầu dợc giúp đỡ Mỗi lần nh thế nhà Minh đều có quốc th yêu cầu Siam phải “hoà mục với láng giềng, không đợc trái mệnh triều đình” Thậm chí nhà minh còn cử đội quân của Trịnh Hoà tới Malacca có ý ngăn chặn các cuộc tấn công của Siam [8, 82 ]

Trang 40

các hoạt động thương mại của mình nên đã liên kết với họ và tạo điều kiệncho người Hoa buôn bán ở Malacca Hơn nữa, cho tới thế kỷ XVII, khi chínhsách “cấm hải” của nhà Minh đã bị vô hiệu hoá, người Hoa tràn xuống ĐôngNam Á ngày càng nhiều hơn Trong khi đó, dân số của Malacca đến thế kỷXVII còn Ýt hơn thế kỷ XV, chỉ có khoảng 12.000 người [25, 73-75] do việcngười Hồi giáo bỏ Malacca tới các thương cảng khác Với những biến đổi lớnlao có lợi cho sự nhập cư của người Hoa vào Malacca như vậy, chúng ta cóthể khẳng định rằng: vào thế kỷ XV, chắc chắn tỷ lệ người Hoa so với cư dân

ở Malacca còn Ýt hơn nhiều so với tỷ lệ 1/6 vào thế kỷ XVII Đây là hệ quảtất yếu của việc nhà Minh thi hành chính sách “cấm hải” không cho phépthương nhân ra nước ngoài hoạt động Những thương nhân người Hoa ởMalacca một phần là thương nhân, số khác chủ yếu là con cháu những ngườigốc Hoa đã định cư lâu dài trên bán đảo, những binh sĩ Mông Cổ, nhữngngười trong phái đoàn ngoại giao của nhà Minh cử xuống Đông Nam Á Tuychiếm số lượng khiêm tốn, nhưng với kinh nghiệm hàng hải, những người nàyđóng vai trò quan trọng trong hoạt động buôn bán của Malacca và Đông NamÁ

I.2 Quan hệ thương mại

Như đã phân tích ở trên, người Hoa chưa phải là bộ phận dân cư chiếm

số đông ở Malacca vào thế kỷ XV Những người đã sống ở thương cảng nàychủ yếu đã đến đây từ trước khi nhà Minh có lệnh “cấm hải” hoặc là nhữngngười đã tách khỏi các phái đoàn của Trịnh Hoà khi đi qua thương cảngMalacca Với chính sách ngăn chặn tư thương của nhà Minh đã làm giảm đivai trò của thương nhân người Hoa trong quan hệ thương mại trực tiếp giữaMalacca và Trung Quốc Họ chủ yếu làm trung gian trong quan hệ giữa triềuđình nhà Minh và vương quốc Malacca, hoặc họ thiết lập quan hệ thương mại

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đô thị cổ Việt Nam. Viện sử học, UBKHXHVN, Hà Nội, 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đô thị cổ Việt Nam
2. Đỗ Bang: Phố cảng vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII-XVIII, Nxb Thuận Hoá, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phố cảng vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII-XVIII
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá
3. Hall. D.G.A: Lịch sử Đông Nam Á, Nxb chính trị quốc gia, H.1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đông Nam Á
Nhà XB: Nxb chính trị quốc gia
4. Hội thảo quốc tế quan hệ Việt-Nhật thế kỷ XV-XVII qua giao lưu đồ gốm sứ, H.1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo quốc tế quan hệ Việt-Nhật thế kỷ XV-XVII qua giao lưu đồ gốm sứ
5. Lương Ninh: Đạo Hồi với người Chăm ở Việt Nam, Nghiên cứu lịch sử, số 1-1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo Hồi với người Chăm ở Việt Nam
6. Lương Ninh: Lịch sử vương quốc ChămPa. Nxb Đại Học Quốc Gia, H.2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử vương quốc ChămPa
Nhà XB: Nxb Đại Học Quốc Gia
7. Litana: Xứ đàng trong - Lịch sử kinh tế -xã hội Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xứ đàng trong - Lịch sử kinh tế -xã hội Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII
Nhà XB: Nxb Trẻ
8. Minh sử, quyển 325, phần Mãn-lạt-gia (sách dịch), tài liệu khoa Lịch sử, trường ĐHKHXH&NV- ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Minh sử, quyển 325, phần Mãn-lạt-gia
9. Momoki Shiro: Đại Việt và thương mại ở biển Đông từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, In trong Đông Á Đông Nam Á những vấn đề lịch sử và hiện tại, Nxb thế giới, H. 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt và thương mại ở biển Đông từ thế kỷ X đến thế kỷ XV
Nhà XB: Nxb thế giới
10. Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên): Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo Dục, H.2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến trình lịch sử Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
11. Nguyễn Văn Kim: Nhật Bản với Châu Á những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế - xã hội, Nxb Đại học Quốc gia, H.2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Bản với Châu Á những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế - xã hội
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
12. Nguyễn Văn Kim: Quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Nam Á thế kỷ XV - XVII, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Nam Á thế kỷ XV - XVII
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
13. Noburu Karashima: Hoạt động thương mại của Ên Độ ở Đông Nam Á thời cổ trung đại, Nghiên cứu lịch sử, số 3-1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động thương mại của Ên Độ ở Đông Nam Á thời cổ trung đại
14. Phan Ngọc Liên (Chủ biên): Lược sử Đông Nam Á, Nxb Giáo Dục, H.1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử Đông Nam Á
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
15. Sakurai Ymio: Thử phác hoạ cấu trúc lịch sử của khu vực Đông Nam Á (thông qua mối quan hệ giữa biển và lục địa). Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, sè 4. 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử phác hoạ cấu trúc lịch sử của khu vực Đông Nam Á (thông qua mối quan hệ giữa biển và lục địa)
16. Shigeru Ikuta: Vai trò của các cảng thị ở vùng ven biển Đông Nam Á từ đầu thế kỷ II Tr.CN đến thế kỷ XIX. In trong Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa học xã hội, H.1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của các cảng thị ở vùng ven biển Đông Nam Á từ đầu thế kỷ II Tr.CN đến thế kỷ XIX
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
17. Thành Thế Vĩ: Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX Nxb Sử học, H. 1961 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX
Nhà XB: Nxb Sử học
18. Văn hoá Ãc Eo và các văn hoá cổ ở đồng bằng sông sửu long. Sở văn hoá thông tin An Giang, 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá Ãc Eo và các văn hoá cổ ở đồng bằng sông sửu long
19. Hoàng Anh Tuấn: Cù Lao Chàm và hoạt động thương mại của ChamPa thế kỷ VII-X. Luận Văn Thạc sĩ Sử học, H. 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cù Lao Chàm và hoạt động thương mại của ChamPa thế kỷ VII-X

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w