Ở ngoài nước vấn đề biến tính gỗ nói chung và biến tính nhiệt gỗ nói riêng được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học.
Tại viện Công nghệ gỗ Dresden (IHD) đã tiến hành biến tính nhiệt cho các loại gỗ (Thông, Tần bì, Teak...) và có kết luận gỗ bị giảm độ bền (modul đàn hồi, modul phá hủy, sức bền uốn, độ cứng Brineel), còn sự hút ẩm, sự giản nở giảm đi, khả năng chống nấm mốc cũng tăng lên, (The second Eropean conference on wood midification, 2005). Kết quả này cũng đồng nhất với kết quả của nhà khoa học Adre Zoulalian va Philippe Geradin khi xử lý nhiệt nhằm nâng cao tính chống nấm mốc cho gỗ Beech (nấm biến màu – Coriolus versicolor).
Theo kết quả nghiên cứu của C.R Welzbachen; A.O Rapp; P.Haller và J. Wehsener thì gỗ Spruce Norway sử lý nhiệt – dầu lên đến 220°C, kèm với nén ép sẽ nâng cao tính chống nấm mốc, nhưng sức bền động giãm 40% còn sức bền tĩnh hầu như không đổi.
Peppelin & Guyonnet (2003) cho rằng giảm cơ tính gỗ là một yếu điểm của biến tính nhiệt. Làm thế nào để xây dựng chế độ biến tính mềm sao cho giảm cơ tính gỗ ít nhất bằng cách tìm chế độ thời gian – nhiệt độ biến tính. Nhiệt độ thấp, thời gian dài hay thời gian ngắn nhiệt độ cao khi biến tính cần phải được nghiên cứu. Các ông giải thích quá trình nhiệt phân (pyrolysis) xảy ra chậm ở khoảng 200 - 280°C, sẽ nhanh hơn khi nhiệt độ tăng lên 300°C còn mạng lưới hóa đã xảy ra ở nhiệt độ 180°C đến 260°C. Thí ngiệm của ông đưa ra tiến trình biến tính nhiệt như sau: nâng nhiệt độ từ 30°C đến 150°C để làm gỗ khô trong 30 phút sau đó nâng nhiệt lên 260°C với tốc độ nâng 99°C/phút, giữ nhiệt ở khoảng 3 – 8 giờ. Với gỗ thông nhiệt độ không lên quá 220°C.
Theo Kamdenetal (2002); Weiland và Guyonnet thì nguyên nhân làm gỗ tăng sức chống nấm khi biến tính nhiệt vì làm giảm độ ẩm, lan truyền chất dầu gỗ, biến đổi cấu trúc polymer gỗ, liên kết chặt chẽ Hemicellulose khi gỗ được xử lý nhiệt thí nghiệm của các ông là cho gỗ được sấy ở 80°C đến trọng lượng ổn định (khoảng 48 giờ), sau đó mẫu gỗ 20x10x30mm, đặt trong lò nung trong môi trường khí nitro trong 8 giờ. Trọng lượng gỗ giảm nhanh khi xử lý ở nhiệt độ 180°C - 240°C do một số chất trong gỗ chảy ra.
Theo Viitaniemi, 1997 công nghệ xử lý nhiệt ở áp suất thường với nhiệt độ 180°C đến 250°C và dùng hơi nước làm dung môi thì sức bền uốn giảm 14% so với gỗ không xử lý. Với gỗ Spruce nếu biến tính ở nhiệt độ 200°C thời gian 10 giờ modul đàn hồi (MOE) giảm nhưng gỗ Beech lại tăng. Thời gian xử lý nhiệt dài thì (MOE) giảm ít hơn so với gỗ thời gian xử lý ngắn hơn.
Từ năm 2002 tại phòng thí nghiệm của Forintek, Canada Corp đã nghiên cứu biến tính nhiệt 2 loại gỗ Scot pine và Spruce, kết quả là tính chống mòn gỗ, độ uốn, MOR (modul phá hủy) giảm, tính ổn định về kích thước tăng, tính kháng mốc tăng còn modul đàn hồi (MOE) bị ảnh hưởng không đáng kể.
Nghiên cứu tính mỏi của gỗ khi xử lý nhiệt thì Marcos Gonzalez-Pena và cộng tác (tại trường nông lam Anh Quốc, Wales Bangor, Gwynedd) thực hiện với gỗ Spruce, Norway cho thấy modul phục hồi (modul relaxation) thấp hơn, sự phục hồi dẻo và biến dạng dẻo chậm hơn gỗ không xử lý các chế độ xử lý được thực hiện như sau:
Dãy biến động nhiệt độ xử lý (°C)
190; 210; 225; 240 Dãy biến động thời gian xử lý (phút) 20; 60; 240; 480; 960
Bruno Esteves (Viện nghiên cứu Viseu và trường kỹ thuật Lisboa. Portugal) xử lý nhiệt gỗ bạch đàn (Portuguses Eucalypt) và Thông (Pine), nung trong lò 2 đến 24 giờ, nhiệt độ 170°C đến 200°C. Họ đi đến kết luận:
- Sự mất khối lượng tăng theo thời gian và nhiệt độ xử lý, hiệu quả chống giãn nở tăng 35%; độ bền uốn và modul đàn hồi giảm khi nhiệt độ và thời gian xử lý tăng.
- Biến tính nhiệt xảy ra khi nhiệt độ >180°C và nhỏ hơn 260°C
- Khi nhiệt độ >300°C không được tiến hành vì tính chất của gỗ biến đổi quá nhiều.
- Gỗ nâng cao tính ổn định về kích thước, giảm sự hút ẩm, nâng cao tính chống nấm hại và sâu hại.
- Nâng cao các trị số về modul lúc đầu biến tính về sau đó các trị số này lại giảm.
- Giảm ảnh hưởng độ dẻo, dai (toughness) và giảm modul phá hủy (MOR) - Giảm tính chống mòn của gỗ
- Làm tối sầm màu gỗ
Theo báo cáo về công nghệ biến tính gỗ nhiệt độ cao (EDS) thì biến tính gỗ đã triễn khai ở mức độ công nghiệp tại Nhật bản. Lò biến tính có sức chứa 30 đến 200m3, nhiên liệu được dùng để đốt là củi, phế liệu (không dùng than vì ô nhiễm), cấu tạo của lò gồm buồng đốt và buồng điều chỉnh nhiệt độ. Buồng chứa gỗ có cảm biến theo dõi nhiệt độ. Thời gian biến tính khoảng 5 ngày. Biến tính có thể làm tăng sức bền của gỗ và chống vi sinh vật phá hại, bảo vệ môi trường, tận dụng gỗ tạp, gỗ mềm, tre, nứa, gỗ dừa,... sấy gỗ nhanh gấp 4 lần sấy thường.