Phân tích lực và biến dạng theo phương hướng tâm

Một phần của tài liệu Tính toán, thiết kế động học và động lực học của thiết bị nén chỉnh hình gỗ (Trang 94 - 95)

b. Trượt trơn

3.6.2.1. Phân tích lực và biến dạng theo phương hướng tâm

Ta coi mẫu gỗ sử dụng làm thí nghiệm và phân tích lực có tiết diện ngang tròn đều với bán kính R và được coi là phân bố vật chất đều trên toàn bộ diện tích; mẫu gỗ được tiếp xúc đều, đối xứng.

- Lực ép P tác dụng lên gỗ tạo ra 4 lực thành phần và bằng nhau tác động lên gỗ tại các điểm A, B, C, D, do khuôn ép có các mặt ép độc lập và có độ nhẵn cao.

Lực tác dụng chủ yếu gây nên biến dạng của gỗ là lực hướng tâm theo phương bán kính của mẫu gỗ tại các điểm A, B, C, D lần lượt là các lực Q1, Q2, Q3, Q4. Ta tiến hành phân tích biến dạng của gỗ chịu sự tác động chủ yếu của lực Q1.

- Khi lực P = 0, biến dạng tại các điểm A, B, C, D = 0 (Hình 3.31a). - Tăng lực P > 0, diện tích bề mặt tiếp

xúc thay đổi và tăng lên tỷ lệ với theo P (Hình 3.32). Những phần tử tiếp xúc với khuôn tại A, B, C, D bị nén chuyển dịch vào phía trong theo phương tác dụng của lực. Mẫu gỗ bị biến dạng, diện tích phần gỗ đã bị nén có hình viên phân. Khi lực P tăng đến một trị số nào đấy, tiết diện hình tròn của mẫu của mẫu bị nén, chuyển thành hình vuông. Hình vuông còn lại sau khi bị nén có diện tích lớn nhất là hình vuông nội R O Hình 3.32 - Phân tích biến dạng của tiết diện ngang Q1 E q H F G K I

tiếp đường tròn mặt cắt ngang mẫu; Tính đến thời điểm đó, diện tích tiếp xúc giữa gỗ và khuôn tăng lên thì áp suất nén cũng tăng theo. Khi đó biến dạng tăng lên và tỷ suất nén giảm đi. Nếu ta tiếp tục nén thì hình vuông nhỏ dần, lực tác dụng tăng lên, biến dạng tăng theo và tỷ suất nén tăng.

Một phần của tài liệu Tính toán, thiết kế động học và động lực học của thiết bị nén chỉnh hình gỗ (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)