ỔN ĐỊNH KÍCH THƯỚC GỖ 1 Sự hút ẩm của gỗ

Một phần của tài liệu Tính toán, thiết kế động học và động lực học của thiết bị nén chỉnh hình gỗ (Trang 45 - 46)

E tg as e

2.6.ỔN ĐỊNH KÍCH THƯỚC GỖ 1 Sự hút ẩm của gỗ

2.6.1. Sự hút ẩm của gỗ

Gỗ ẩm có diện tích bề mặt trong rất lớn, có thể đạt đến hàng trăm mét vuông trên 1g chất gỗ. Rõ ràng rằng để có diện tích bề mặt trong lớn như vậy gỗ phải có một số lượng rất lớn các mao dẫn nhỏ trong vách tế bào. Độ rỗng của gỗ không chỉ là ruột các tế bào như ta thường hiểu mà còn là hệ thống các mao dẫn và vi mao dẫn trong vách tế bào. Người ta phân thành độ rỗng hở - ở dạng các mao dẫn nối với nhau và độ rỗng kín - ở dạng các lỗ không nối với nhau. Trong gỗ vách tế bào gỗ liên hệ với nhau nhờ hệ thống vi mao dẫn, chúng đảm bảo sự liên hệ giữa các tế bào riêng biệt - lỗ thông ngang [26], [27], [30]. Các vi mao dẫn có đường kính bằng hoặc lớn hơn đường kính phân tử nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hút ẩm của gỗ.

Khi gỗ được xử lý hoá học hoặc các tác nhân xử lý xâm nhập vào tế bào gỗ, nó sẽ có những tương tác với các cấu tử gỗ ở dạng này hay dạng khác làm cho cấu trúc, liên kết, tính chất gỗ có sự thay đổi. Sự tác động của các tác nhân chủ yếu vào các liên kết ngang (cầu nối hydro) giữa các cấu tử, đặc biệt và chủ yếu là liên kết hydro giữa các phân tử cellulose. Khi có tác động của tác nhân xử lý vào các cấu tử gỗ, giữa các cấu tử có sự thay đổi như sự thay thế một số nhóm chức, khoảng cách giữa các cấu tử trong gỗ thay đổi sẽ làm cho tính chất cơ lý thay đổi theo. Sự biến đổi nhóm chức (chủ yếu là nhóm OH) sẽ làm cho tính hút nước, hút ẩm thay đổi. Vì thế, nếu có tác động hoặc dùng tác nhân hoá học nào đó xử lý gỗ sao cho có thể biến đổi cấu trúc hoặc

thay thế nhóm hydroxyl trong gỗ thành nhóm kỵ nước có kích thước lớn thì nguyên liệu sẽ ít hút nước, ít trương nở [10].

Gỗ co, dãn khi lượng nước thấm trong các vi mao dẫn trong vách tế bào giảm hoặc tăng, mà căn nguyên của nó là những ion tự do OH- trong khu vực phi kết tinh của cellulose hấp phụ thành phần nước trong không khí đồng thời hình thành vô số liên kết hydro với phân tử nước. Khi lượng nước thấm tăng lên số lượng liên kết hydro hình thành trong các mao dẫn tăng lên, làm độ rộng các mao dẫn tăng lên, bề dày vách tế bào tăng lên, gỗ dãn nở. Hemicellulose hút nước rất mạnh, tiếp đó là lignin, cuối cùng là cellulose.

Một phần của tài liệu Tính toán, thiết kế động học và động lực học của thiết bị nén chỉnh hình gỗ (Trang 45 - 46)