Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 70 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
70
Dung lượng
352 KB
Nội dung
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Vân PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp từ ngày 15 – 18/12/1986 đã đề ra đường lối đổi mới một cách toàn diện trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đất nước, với việc đổi mới kinh tế là trọng tâm, cơ bản. Việc đề ra đường lối đổi mới ưu tiên phát triển kinh tế đã đánh dấu một sự thay đổi quan trọng so với giai đoạn trước 1986. Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đề ra đã tạo ra sự chuyển biến sâu sắc mạnh mẽ trên tất cả các mặt. Lĩnh vực chịu nhiều tác động lớn nhất và thể hiện đựơc rõ nhất hiệu quả của đường lối chính sách này đó chính là lĩnh vực Kinh Tế. Phát triển kinh tế là một trong những mục tiêu có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển đất nước giai đoạn hiện nay. Và trong xu thế phát triển kinh tế của thế giới, nền kinh tế của nước ta cũng đã dần có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế. Đó là việc tăng tỷ trọng của các ngành Công nghiệp – xây dựng và Dịch vụ, giảm dần tỷ trọng các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Để có được cơ cấu kinh tế như vậy, Đảng và Nhà nước ta phải đặc biệt chú trọng, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ như một trọng tâm trong nền kinh tế nói chung. Trong sự tăng trưởng của ngành Dịch vụ hiện nay, đóng góp một vị trí và vai trò quyết định nhất đó là ngành Du lịch. Du lịch phát triển với vị thế là ngành kinh tế Du Lịch. Đây là một ngành kinh tế còn rất non trẻ, nhưng lại có những bước phát triển mạnh mẽ đạt đến độ thần kỳ. Giai đoạn từ 1986 cho đến những tháng đầu năm 2008, ngành kinh tế Du lịch đã đạt được những thành tựu rực rỡ, trở thành một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất trong thời kỳ đổi mới. Nên dù là một ngành công nghiệp mới nổi lên nhưng những gì kinh tế Du lịch đạt được đã chứng tỏ được vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy Đảng và nhà nước ta đã xác định “đây là ngành công nghiệp không khói” nên “phải được ưu tiên phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 1 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Vân Ngành kinh tế Du lịch được đánh giá là một ngành đã có những đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ năm 1960 với sự thành lập của công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại Thương, ngành kinh tế Du lịch Việt Nam đã chính thức ra đời. Chúng ta có thể thấy rằng: sự phát triển lớn mạnh của các ngành, các lĩnh vực khác nhau sẽ là động lực thúc đẩy nhau phát triển, giống như một phản ứng dây chuyền. Đối với nền kinh tế, phát triển Du lịch đã tác động đến một số ngành kinh tế cụ thể như: Giao thông vận tải, thủ công nghiệp, dịch vụ tài chính,…Và không chỉ tỏ rõ hiệu quả đối với ngành kinh tế mà sự phát triển của Du lịch còn mang tính xã hội rất lớn: đem lại nguồn thu rất lớn, giải quyết vấn đề lao động, vấn đề việc làm cho xã hội, ổn định trật tự xã hội…Những tác động của ngành kinh tế Du lịch, không chỉ tác động thuần tuý trở lại kinh tế và xã hội mà nó còn là cơ sở, điều kiện ảnh hưởng quan trọng đến đời sống chính trị cũng như đời sống văn hoá này càng cao của nhân dân. Với những tác động mạnh mẽ và sâu sắc như vậy trong tiến trình phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Kinh tế Du lịch trở thành ngành kinh tế điển hình trong công cuộc đổi mới đất nước. Là một sinh viên khoa lịch sử, luôn có mong muốn được tìm hiểu được tiếp thu những kiến thức thực tế quanh mình để từ đó phần nào thấy được sự biến động, những quy luật trong sự phát triển chung. Vì vậy tôi đã chọn đề tài : “ Ngành Kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. Với đề tài này, tôi không chỉ tìm hiểu về tiềm năng của Du Lịch Việt Nam cũng như những tác động của Du lịch đến tất cả các ngành, các lĩnh vực. Mà trọng tâm hơn cả đó là thấy được nhưng thành tựu của ngành Du lịch từ 1986 đến nay, xuất phát từ những điều kiện hết sức thuận lợi cả chủ quan và khách quan. Qua đó hiểu rõ hơn, về những đường lối chính sách của Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Vân Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới, đã có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế nói chung. Sự phát triển của ngành Kinh tế Du lịch có một tác động sâu rộng đến tất cả các ngành khác, vì vậy nó cũng chính là một phần động lực thúc đẩy quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Tạo ra một Việt Nam phát triển bền vững về mọi mặt, mọi lĩnh vực. Không chỉ là một ngàng Kinh tế có tác động đơn thuần về mặt đối nội. Du lịch còn là con đường đưa nước ta hoà nhập với thế giới. Thông qua hoạt động Du lịch, nước ta có điều kiện được mở rộng sự hiểu biết, tăng cường thiết lập mối quan hệ giao lưu giữa các nước trên thế giới. Điều này có một ý nghĩa đặc biệt qua trọng trong xu thế hiện nay: khi các nước đều mở cửa, mở rộng quan hệ giao lưu, tạo ra một hệ thống các nước trên thế giới đều có quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới không chỉ tạo điều kiện cho nước ta “học tập kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới – vừa thực hiên vừa rút kinh nghiệm. Mà việc mở rộng liên kết quốc tế chính là cơ hội đưa vị thế nước ta lên ngang tầm với các nước trên thế giới. Với những ý nghĩa thực tiễn cũng như khoa học mang lại từ đề tài này, tôi đã chọn đề tài: “Ngành Kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008” làm khoá luận tốt nghiệp của mình dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Thị Hoà. Do sự hạn chế về trình độ và việc tiếp cận nguồn tư liệu rất mong được sự đóng góp của các thấy cô để em có thể hoàn thành tốt các công trình nghiên cứu ở một cấp độ cao hơn. 2. Lịch sử vấn đề Đóng vai trò là một ngành Kinh tế có vị trí vai trò quan trọng trong khu vực dịch vụ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Du lịch hay kinh tế Du lịch đã trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều tác giả, các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế học…Nhưng việc đề cập đến nội dung đó chỉ mang tính chất kinh tế lí luận về một lĩnh vực kinh tế cụ thể, mà cụ thể khi Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 3 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Vân tìm hiểu và Du lịch đó là tìm hiểu về tài nguyên, vị trí, vai trò, loại hình Du lịch và tác động của nó. Tiêu biểu như một số công trình như: Cuốn “Giáo trình kinh tế Du lịch”, NXB Lao Động – Xã hội, Hà Nội 2004 của tác giả GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS. Trần Thị Minh Hoà. Đây là cuốn sách cơ bản của sinh viên khoa Du lịch, tìm hiểu về Du lịch với vai trò là một ngành kinh tế. Đã đế cập đến một cách rất cụ thể về kháI niệm Du lịch, kinh tế Du lịch, vị trí vai trò của Du lịch cũng như các loại hình Du lịch hiện có. Nhưng tất cả những nội dung này chỉ mang tính lí luận, chưa có sự cụ thể ở Việt Nam, chưa thấy được tình hình ở Du lịch Việt Nam hiện nay. Trong cuốn “Tổng quan về Du lịch”, TS.Vũ Đức Minh – NXB Giáo Dục 1999, đã giúp ta có một cái nhìn cận cảnh hơn nữa về sự phát triển của Du lịch Việt Nam cũng như Du lịch Thế giới. Những tác động của Du lịch thế giới đên các mặt: Kinh tế, Chính trị, Văn hoá - Xã hội…Tuy nhiên những tác động này còn đề cập đến một cách rất chung chung, chưa cụ thể đối với nước ta hiện nay. Đảm bảo việc trang bị lý thuyết nhiêu hơn. Cuốn “Du lịch và kinh doanh Du lịch”, TS. Trần Nhạn – NXB Văn hoá Thông tin – Hà Nội 1996. Chủ yếu nói về tài nguyên Du lịch cũng như những tác động của hoạt động kinh doanh Du lịch mang lại. Cùng với tác phẩm trên còn có rất nhiều các công trình khác tìm hiểu về Du lịch như: “Tài nguyên Du lịch Việt Nam”, “Vài suy nghĩ về phát triển Du lịch Việt Nam – Du lịch nhân dân và Du lịch quốc tế”…Chủ yếu khai thác về tài nguyên – tiềm năng của Du lịch Việt Nam. Chứ chưa hề đề cập đến sự phát triển của ngành Du lịch. Bên cạnh những cuốn sách tìm hiểu về Du lịch, cón có những công trình khoa học tìm hiểu về Du lịch như: Luận án Tiến sĩ của Vũ Đình Thuỵ với đề tài: “Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển Du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn…” Đại Học Kinh tế quốc dân – Hà Nội 1996. công trình khoa học này đã phần nào nói được sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam từ 1986, nhưng chỉ giới hạn đến 1996. Và nội dung không Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 4 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Vân đi sâu về sự phát triển mà chỉ chủ yếu là đưa ra những giải pháp chủ yếu để Du lịch trở thành ngành Kinh tế mũi nhọn. Đó là những công trình nghiên cứu tìm hiểu đứng tù góc độ kinh tế đã ít nhiều đề cập đến ngành kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới. Và việc đế cập đến vần đề Du lịch hay cụ thể hơn về ngành Kinh tế Du lịch từ góc độ lịch sử càng có rất ít những công trình tìm hiểu nghiên cứu. Tại Khoa Lịch sử trường Đại Học Sư phạm Hà Nội, đã từng có công trình khoá luận tốt nghiệp tìm hiểu về Du lịch . Cuốn khoá luận này đã đề cập một cách rất đầy dủ chi tiết về tiềm năng, sự phát triển của Du lịch và những tác động của nó. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại đến năm 2004, và hơn nữa đó là đã tìm hiểu về sự phát triển của Du lịch một cách chung chung nhất mà chưa đi sâu tìm hiểu về các thành phần tham gia hoạt động Du lịch, nên đây cũng chính là điểm hạn chế mà cuốn khoá luận của tôi có điều kiện được thực hiện: nối tiếp về thời gian, bổ sung về mặt nội dung, để từ đó giúp cho chúng ta có được một cái nhìn chung nhất, khát quát nhất về Du lịch, cũng như hoạt động kinh tế Du lịch, và rộng hơn nữa là để thấy được diện mạo của đất nước từ sau khi thực hiện công cuộc đổi mới cho dến nay. Bên cạnh những sách chuyên khảo về Du lịch, những công trình luận án, khoá luận…Du lịch còn trở thành đối tượng của vô số những bài viết, bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí…Trọng tâm là tạp chí Du lịch. Những bài báo này cũng chính là nguồn nội dung phong phú về sự phát triển của Du lịch, cũng như những đường lối chính sách của đảng và nhà nước. Tuy nhiên nội dung còn rất rất vụn vặt, rời rạc trên các số mà chưa có được một hệ thống hoàn chỉnh, chưa thấy được rõ rệt nhất sự phát triển của Du lịch trong giai đoạn đất nước có rất nhiều biến động như vậy. Nhìn chung các tác phẩm đề cập đến Du lịch, tác động của Du lịch nhưng đó mới chỉ là đứng ở góc độ kinh tế, còn đứng ở góc độ lích sử hầu như có rất ít tài liệu tìm hiểu. Nhưng đó cũng chính là nguồn tài liệu gợi mở đáng quý cho đề tài nghiên cứu của tôi đứng từ góc độ lịch sử. Trên cơ sở kế Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 5 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Vân thừa và tiếp tục phát huy của những người đi trước đã tìm hiểu nghiên cứu về kinh tế Du lịch, đề tài của tôi cũng sẽ là nguồn tư liệu gợi mở cho các công trinh nghiên cứu sau nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu tìm hiểu về ngành kinh tế Du lịch trên tất cả các mặt. Từ việc nghiên cứu tìm hiểu về nguồn tài nguyên Du lịch để thấy được sự phát triển của ngành Du lịch trong thời kỳ đổi mới, cũng như những tác động của nó đối với toàn diện nền kinh tế nói chung. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Về thời gian: “Thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008” - Nội dung : “Ngành kinh tế Du lịch Việt Nam”. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện khoá luận, tôi đã sử dụng một số biện pháp nghiên cứu chủ yếu như: - Phương pháp luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tương Hồ Chí Minh, và dựa trên quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước. - Một số phương pháp cụ thể: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp bổ trợ (phương pháp thống kê), và một số phương pháp khác… Vì đây là một đề tài mang tính hiện đại nên việc xác định được phương pháp nghiên cứu là một điều rất quan trọng để đề tài thực sự có ý nghĩa. 5. Nguồn tư liệu: Để hoàn thành được khoá luận với đề tài này, tôi đã tiếp cận và sử dụng từ rất nhiều các nguồn tài liệu khác nhau như: - Văn kiện Đại hội Đảng tại các kỳ họp Đại hội Đảng. - Sách báo chuyên khảo - Tạp chí: Tạp Chí Du lịch của Tổng cục Du lịch, báo Đầu Tư… Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 6 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Vân - Khoá luận tốt nghiệp, Luận án Tiến sĩ,… - Truy cập mạng Internet - Điền dã. 6. Đóng góp của đề tài: Thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu “Ngành kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008” sẽ phần nào khôi phục lại diện mạo của lịch sử mà cụ thể đó là quá trình phát triển của ngành kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới. Từ đó thấy được những điều kiện chủ quan cũng như khách quan giúp cho ngành Du lịch phát triển. Trong quá trình nghiên cứu sẽ rút ra được bài học lịch sử trong sự phát triển chung nhất của ngành kinh tế Du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do sự hạn chế về nguồn tài liệu cũng như về trình độ trong quá trình nghiên cứu nên đề tài sẽ không tránh khỏi được những hạn chế. Nhưng đây cũng sẽ trở thành nguồn tài liệu, là cơ sở cho những công trình nghiên cứu ở những cấp độ cao hơn. 7. Bố cục của khóa luận: Ngoài phần Mở Đầu và phần Kết Luận, Khoá luận tốt nghiệp của tôI gồm 3 phần : Chương 1: Du lịch Việt Nam – ngành Kinh tế đầy tiềm năng Chương 2: Du lich từ từ 1986 đến 2008. Chương 3: Tác động của Du lịch đến sự phát triển đất nước Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 7 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Vân PHẦN NỘI DUNG Chương 1 DU LỊCH VIỆT NAM - NGÀNH K INH TẾ ĐẦY TIỀM NĂNG 1.1. Tiềm năng Du lịch: 1.1.1. Nguồn tài nguyên Du lịch: 1.1.1.1. Tài nguyên Du lịch tự nhiên 1.1.1.1.1.Vị trí địa lý: Việt Nam nằm ở khu vực trung tâm của vùng Đông Nam Á, là cầu nối phần lớn lục địa với các quần đảo, các đảo bao bọc chung quanh biển Đông. Là một dải đất hình chữ S, trải dài từ Bắc xuống Nam. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông và phía nam giáp biển Đông. Với vị trí địa lý như vậy, chúng ta có thể thấy rằng: Việt Nam nằm trên con đường giao lưu Đông – Tây (giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, giữa Bắc và Nam). Tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc giao lưu với các nước trên thế giới. Và đây cũng là tiềm năng cơ sở ban đầu cho phát triển Du lịch. Không những thế Việt Nam còn nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương – khu vực kinh tế phát triển sôi động của thế giới trong thời đại ngày nay. Sự phát triển của các “con rồng Châu Á” (Singapore, Hàn Quốc…) đã có tác động rất lớn đến sự phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Các nước biết đến Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á như một thị trường hấp dẫn cho việc đầu tư phát triển. Vì vậy mà Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực đều tạo ra những điều kiện thuận lợi để thu hút khách nước ngoài đến thăm quan, tìm hiểu thị trường. Và ngành kinh tế chịu tác động trực tiếp nhất đó là ngành kinh tế Du lịch. Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 8 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Vân Nằm ở vị trí giao lưu như vậy, nên Việt Nam còn là điểm giao lưu thuận tiện của các loại hình giao thông vận tải: đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không…Đây là yếu tố rất quan trọng thu hút khách du lịch quốc tế đến nước ta. Khiến cho Du lịch ngày càng có điều kiện phát triển trở thành ngành kinh tế phát triển nhanh mạnh và bền vững. Vị trí địa lý ở trên đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi để ngành du lịch trở thành ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ cùng với những điều kiện thuận lợi khác. 1.1.1.1.2. Địa hình: Điều kiện địa hình ở mỗi nơithường chế định cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Và nó cũng được coi là một loại tài nguyên thiên nhiên của Du lịch hết sức quan trọng. Nước ta có một nền địa hình rất đặc biệt, nơi rộng nhất tính từ điểm cực đông sang điểm cực tây ở miền Bắc là 600km, ở Nam Bộ là 400km, nơi hẹp nhất chỉ có 50km (Đồng Hới – Quảng Bình). Trong đó có 3/4 diện tích là đồi núi và chỉ có 1/4 diện tích là đồng bằng. Với chiều dài hơn 2000km, nên nước ta có mặt biển thềm lục địa khá rộng lớn (hơn 1 triệu km 2 ). Dọc bờ biển có 125 bãi tắm, trong đó có 20 bãi tắm đạt quy mô tiêu chuẩn quốc tế. Bãi biển và các hải đảo tạo nên giá trị tổng hợp chứa đựng tiềm năng và tài nguyên vùng biển. Xen kẽ giữa các vùng núi và cao nguyên của nước ta là các thung lũng rất huyền ảo, cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh, càng lên cao khí hậu càng mát mẻ. Trên những vùng núi cao là những cánh rừng rậm rạp với nhiều loại gỗ quý hiếm: đinh, lim, sến, táu…nổi tiếng như cánh rừng nhiệt đới nguyên sinh Cúc Phương ( Ninh Bình ) với 5 tầng tán lá. Đây còn là nơi cư trú của rất nhiều loại động vật khác nhau: hơn 200 loại có vú (voi, gấu, bò tót, sao la, sóc bay, sơn dương…) với hơn 1 triệu loại chim (công, gà rừng, sáo, iểng, vành khuyên…)… Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 9 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Vân Những điều kiện đó đã đã đáp ứng được thị hiếu, nhu cầu của khách du lịch tìm kiếm, khám phá những vùng đất mới mẻ, nguyên sơ. Bên cạnh các đồi núi, các cánh rừng nguyên sơ, nước ta còn có các đồng bằng. Khách du lịch sẽ cảm thấy được vẻ đẹp bình dịdân dã với không gian xanh trong thoáng mát, rất thu hút khách du lịch Việt Nam còn có rất nhiều các hang động nổi tiếng, không chỉ đối với trong nước mà còn đối với cả thế giới: Hang Đầu Gỗ, hang Bồ Nông, hang Trinh Nữ, hang Luồn (Quảng Ninh), Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình), Động người xưa ở Cúc Phương, hang PacPó ở Cao Bằng, hang Thác Bờ, hang Thuỷ tiên ở Hoà Bình, Tam Thanh – Nhị Thanh (Lạng Sơn), hang Búa ở Nghệ An…Đặc biệt Phong Nha – Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Tiềm năng hang động của Việt Nam đã thu hút rất nhiều khách du lịch, đoàn nghiên cứu hang động nước ngoài nhưng: Ba Lan, Australia, Italia, Bỉ, Anh… Nước ta có một hệ thống sông ngòi chằng chịt, một số con sông lớn như: Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Hương…Nước ta còn có rất nhiều hồ với nguồn gốc khác nhau. Hồ có diện tích lớn nhất Việt Nam là hồ Ba Bể. Một số hồ nhân tạo có nguồn gốc làm thuỷ điện và thuỷ lợi như: hồ Hoà Bình, hồ Dầu Tiếng, hồ Núi Cốc…với chế độ thuỷ văn tiện cho việc phát triển Du lịch. Tạo khí hậu mát mẻ, không gian thoáng đãng, thích hợp cho việc nghỉ ngơi, an dưỡng sau những ngày làm việc căng thẳng, rất lợi cho sức khoẻ. Nền địa hình ở nước ta tạo ra rất nhiều những thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế. Những thế mạnh đó còn đang ở dạng tiềm năng đòi hỏi phải có sự đầu tư khai thác hợp lý và hiệu quả. 1.1.1.1.3 Khí hậu: Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, rất thích hợp với sức khoẻ của con người. Những nơi có khí hậu điều hoà, thường được khách du lịch ưa thích. Líp K54B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 10 [...]... kinh tế đó là lượng khách Du lịch và các hoạt động Du lịch Du lịch là một hoạt động của con người, nó là nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người Và theo pháp lệnh Du lịch của Việt Nam năm 1999 “Khách Du lịch ” là “Những người đI Du lịch hoặc kết hợp đI du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình [8, 31] Khách Du lịch bao gồm có khách Du lịch nội địa và khách Du lịch quốc tế Du lịch ra đời ngày một phát... điều kiện bối cảnh quốc tế và trong nước có đầy những thuận lợi, càng làm cho ngành Du lịch phát triển mạnh mẽ hơn Xứng đáng với mục tiêu đề ra: “đưa ngành kinh tế Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” mà Đại Hội Đảng IX đề ra [5, 23] 1.3 Du Lịch Việt Nam trước 1986: Ở Việt Nam, hiện tượng Du lịch được xuất hiện rõ nét từ thời kỳ phong kiến Ban đầu, chỉ là những chuyến du ngoạn cảnh đẹp của vua... là ngành kinh tế mà Đảng và nhà nước ta ưu tiên là ngành kinh tế mũi nhọn”, đem lại nhiều đóng góp cho nền kinh tế quốc dân Líp K54B - Khoa Lịch sử Nội 26 Trường ĐHSP Hà Khóa luận tốt nghiệp Vân Nguyễn Thị Thu Chương 2 DU LỊCH VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2008 2.1 Du lịch Việt Nam (1986 - 2008) – một sự phát triển mạnh mẽ 2.1.1 Hệ thống tổ chức quản lý: Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12 /1986) ... và dựa trên cơ sở Du lịch là một ngành dịch vụ, ngày 12/8/1991 ngành Du lịch đã tách khỏi Bộ Văn hoá - Thông tin – Thể Thao và Du lịch chuyển sang Bộ Thương Mại và Du Lịch Những sự kiện trên đã chứng tỏ, công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã thực sự thâm nhập vào hoạt đông Du lịch với vai trò là một ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng trong công tác tổ... Đảng về lãnh đạo đổi mới và phát triển Du lịch trong tình hình mới và nghị quyết của Chính Phủ về đổi mới quản lý và phát triển Du lịch đã đặt ra cho ngành Du lịch nhiệm vụ quan trọng: nhanh chóng mở rộng giao lưu hợp tác Du lịch quốc tế Phát triển hệ thống các đại diện Du lịch Việt Nam ở nước ngoài và của nước ngoài tại Việt Nam Từ đó: quảng bá Du lịch, tranh thủ vốn, công nghệ, và kinh nghiệm quản... cuộc đổi mới đất nước Sự đổi mới này đặt ra yêu cầu phảI có sự đổi mới trong việc quản lý thống nhất về Du lịch trong cả nước của Tổng cục Du lịch Việt Nam.Tiềm năng Du lịch Việt Nam cũng được bắt đầu khơI dậy từ đây Trong mấy năm cuối của thập kỷ 80 và mấy năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trên cơ sở những thành tựu chúng ta đã đạt được từ 1986 Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương cho ngành Du lịch. .. một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, là nhu cầu thiết yếu của nhân dân nhiều nước trên thế giới Chỉ trong 38 năm từ 1950 đến 1988 lượng khách Du lịch quốc tế đã tăng từ 15,2 lần (từ 25 triệu lên 380 triệu) [9, 51] Trong thời gian từ 1993 đến 1998 lượng khách Du lịch quốc tế đã tăng từ 520 triệu người lên 625 triệu người chỉ trong 5 năm (tăng 1,2 lần) Đến năm 2000 lượng khách quốc tế là 698 triệu... quan, thúc đẩy cho Du lịch Việt Nam phát triển Bên cạnh đó, những lợi thế về tiềm năng của nước ta cho ngành kinh tế Du lịch đã tạo ra cơ sở nền tảng vững chắc cho ngành kinh tế Du lịch của nước ta có những bước phát triển rực rỡ Du lịch Việt Nam có điều kiện để hội nhập với sự phát triển của Du lịch thế giới 1.2.2.2 Bối cảnh trong nước: Trong hơn 20 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước của Đảng... Đây là văn bản pháp quy đầu tiên đặt cơ sở pháp lý cho sự phát triển bền vững của Du lịch nước ta như một số vấn đề về: xây dựng cơ sở vật chất, khai thác tiềm năng du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn, …Việc thực thi pháp lệnh Du lịch đã tạo đà cho phát triển kinh tế Du lịch Là cơ sở để Đại hội Đảng IX (2001) đưa ra mục tiêu: “phát triển Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn…” Đồng thời, việc... giảI trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước” (Pháp lệnh Du lịch tháng 2 / 1999) Mục tiêu phát triển kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong thời kỳ đổi mới, và coi “ phát triển Du lịch là một chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế – xã hội nhằm góp phần thực hiện công . Ngành kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008 sẽ phần nào khôi phục lại diện mạo của lịch sử mà cụ thể đó là quá trình phát triển của ngành kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới. . diện nền kinh tế nói chung. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Về thời gian: Thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008 - Nội dung : Ngành kinh tế Du lịch Việt Nam”. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong. để Du lịch trở thành ngành Kinh tế mũi nhọn. Đó là những công trình nghiên cứu tìm hiểu đứng tù góc độ kinh tế đã ít nhiều đề cập đến ngành kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới. Và việc đế cập đến