- Thực hiện tốt việc tuyên truyền, giáo dục của người dân về lợi ích của rừng, những hậu quả của việc mất rừng. Ban quản lý Khu Bảo tồn thường xuyên tổ chức những buổi họp tuyên truyền, giáo dục người dân về lợi ích của rừng tại các thôn, bản và các trường học vùng đệm Khu Bảo tồn.
- Làm rõ ranh giới giữa Khu Bảo tồn và vùng đệm, giữa các phân khu trong Khu Bảo tồn. Hiện nay nhiều người dân còn chưa biết rõ ranh giới Khu Bảo tồn với các xã lân cận và ranh giới các phân khu của Khu Bảo tồn đồng thời cũng không biết quyền và nghĩa vụ của mình tại vùng đệm và vùng lõi, và trong từng phân khu. Vì vậy Ban quản lý Khu Bảo tồn phải tiếp tục đóng cọc mốc phân chia ranh giới giữa Khu Bảo tồn và vùng đệm, đóng cọc mốc giữa phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái. Khi đóng cọc mốc ranh giới cần có sự tham gia đầy
đủ của các bên: chính quyền địa phương, người dân, hội đồng bảo vệ rừng. Phải thường xuyên tuyên truyền đến người dân về quyền và trách nhiệm của mình đối với từng phân khu để công tác bảo tồn đạt hiệu quả tốt hơn;
- Xây dựng phương án ổn định dân cư, bao gồm một lộ trình và giải pháp cụ thể để di dân ra khỏi Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hoá Đồng Nai nhằm hỗ trợ và tăng cường cho công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học của Khu Bảo tồn. Xác định và thực thi các hoạt động hỗ trợ cùng người dân ở khu vực di dời để ổn định đời sống, từng bước phát triển sản xuất cho các hộ tái định cư, đảm bảo đủ khả năng để khôi phục và tái thiết các điều kiện sản xuất và sinh hoạt tốt hơn trước.
- Thực hiện chính sách ổn định dân cư, đề nghị nhà nước, chính quyền địa phương tổ chức vận động, hỗ trợ để di dời các hộ dân đang sinh sống rải rác trong vùng lõi (khu bảo vệ nghiêm ngặt) của khu rừng đặc dụng về tập trung tại các khu dân cư đáp ứng theo chủ trương xây dựng nông thôn mới.
- Tổ chức thực hiện giao đất giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và rừng cho Khu Bảo tồn, theo đúng Luật đất đai và Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Xây dựng thêm 3 Trạm kiểm lâm tại các cửa rừng nhằm ngăn chặn triệt để các hành vi vi phạm đến rừng. Bổ sung một số chốt bảo vệ rừng tại các khu vực tiếp
giáp với khu dân cư, khu vực giáp ranh với tỉnh Bình Phước và Bình Dương. - Xây dựng quy các biển báo, biển cấm tại những nơi có nhiều người dân
sinh sống và đi qua.
- Tăng cường sự lãnh chỉ đạo của các ngành, các cấp trong công tác bảo vệ rừng và tăng cường công tác quản lý đối với các khu vực dân cư vùng giáp biên, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.
- Tăng cường lực lượng cán bộ, nhân viên có trình độ, năng lực, đặc biệt là người địa phương hoặc thông thạo tiếng địa phương cho Ban quản lý và Hạt kiểm lâm Khu Bảo tồn.
- Tăng cường mức đầu tư trang thiết bị an toàn, phương tiện, công cụ hỗ trợ lực lượng làm công tác bảo vệ rừng.
4.4.2.Tăng cường đào tạo
- Mở các khoá đào tạo về: (1) công tác quản lý tài nguyên rừng, nghiệp vụ tuần tra kiểm soát lâm sản; (2) kỹ thuật giám sát đa dạng sinh học; (3) kỹ thuật giám sát đánh giá dự án; (4) kỹ năng truyền thông về bảo tồn (tuyên truyền); (5) kỹ thuật lâm nghiệp, nông nghiệp; (6) du lịch sinh thái; (7) kỹ năng sử dụng trang thiết bị văn phòng như: máy tính, nối mạng internet, các phần mềm quản lý tài nguyên thiên nhiên (GIS); (8) kỹ năng sử dụng bản đồ… bằng nhiều hình thức như: đào tạo tại chỗ thông qua các lớp huấn luyện nghiệp vụ ngắn hạn, học tại các trường Đại học, hợp tác với các Viện chuyên ngành, Cho cán bộ công chức của Khu bảo tồn.
- Thường xuyên tổ chức những đợt học tập nâng cao nghiệp vụ về công tác quản lý bảo vệ rừng, điều tra đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng, kỹ năng làm việc với cộng đồng …để công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn được thực hiện tốt hơn.