Tên đầy đủ của loài được áp dụng theo “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (tập I - 2001, tập II - 2002 và tập III - 2005) [2], [3], [47], [48]; “Tên cây rừng Việt Nam” [11] và trang web quốc tế về tên Thực vật www.ipni.org . Hệ thống phân loại thực vật được áp dụng theo hệ thống của Takhtajan năm 2009 [60].
Bảng danh lục được xây dựng theo hệ thống phân loại của Takhtajan năm 2009. Trong bảng danh lục phải phản ánh đầy đủ các thông tin cần thiết cho mục đích nghiên cứu. Do đó, trước hết phải có một danh sách các loài theo từng họ, các họ theo từng lớp và các lớp theo từng ngành. Các ngành và lớp xếp theo thứ tự tiến hóa từ thấp đến cao. Ở mỗi lớp, các họ được xếp theo alphabet tên khoa học. Danh lục các loài cần có tên khoa học, tên Việt Nam hay tên địa phương (nếu có) cùng với các thông tin giúp cho việc đánh giá tính đa dạng. Đó là các thông tin về dạng sống, yếu tố địa lý, giá trị sử dụng,…
+ Đánh giá đa dạng về phân loại: Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [32], bao
gồm:
- Thống kê và đánh giá thành phần loài, chi, họ của các ngành;
- Tính chỉ số đa dạng ở cấp họ (số loài trung bình của một họ), cấp chi (số loài trung bình của một chi);
- Đánh giá đa dạng các họ, chi: xác định tập hợp 10 họ, 10 chi giàu loài nhất, tiểu biểu cho hệ thực vật.
+ Đánh giá về tài nguyên thực vật:
Bao gồm tài nguyên có giá trị sử dụng và nguồn tài nguyên quý hiếm của hệ thực vật. Thống kê các loài có giá trị sử dụng từ bảng danh lục thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai bằng các tư liệu chuyên ngành như “Từ điển cây thuốc Việt Nam” [13]; “1900 loài cây có ích” [35]; “Cây cỏ có ích Việt Nam” [14]; “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” [2], [3], [47], [48]; “Tài nguyên cây gỗ rừng Việt Nam” [22]; “Cây cỏ Việt Nam” [20], [21]; “Những cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam” [34] … Các tiêu chuẩn để đánh giá giá trị tài nguyên thực vật được trình bày trong bảng 2.2 cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Giá trị sử dụng các loài trong hệ thực vật
Công dụng Kí hiệu
Cây làm thuốc
Có giá trị trong việc chữa trị các bệnh tật, bồi bổ sức khỏe theo kinh nghiệm cổ truyền và hiện đại
THU (Thuốc)
Cây ăn được
Cây được sử dụng toàn bộ hay một phần để ăn (lá, hoa, củ, quả...)
AND (Ăn được)
Cây làm cảnh
Cây có hoa đẹp, thế đẹp, được sử dụng làm cảnh, trồng ở công viên, đường phố hoặc cho bóng mát
CAN (Làm cảnh)
Cây cho tinh dầu
Tinh dầu chiết xuất từ lá, vỏ, hoa, quả, hạt… được sử dụng trong y học, công nghiệp…
CTD (Cho tinh dầu)
Cây có chất độc
Chất độc lấy ở cây có thể được sử dụng ở mục đích làm tê liệt động vật (bẫy, duốc) hoặc gây tử vong
DOC (Cây độc)
Cây cho tanin, nhựa
Cây cho nhựa được sử dụng trong công nghiệp hoặc thủ công, bao gồm để nhuộm, cho tanin
TAN (Cho nhựa)
Cây cho sợi SOI
(Sợi)
Cây có công dụng khác U
+ Nghiên cứu tài nguyên thực vật về mức độ nguy cấp của các loài quý hiếm: Từ bảng danh lục, kiểm tra tên từng loài dựa vào danh sách các loài đã được
chỉ định trong danh lục của các chỉ tiêu (danh lục đỏ): Sách Đỏ Việt Nam 2007 [5]; Nghị định 32 CP của chính phủ [16]; Danh sách các loài trong CITES [9]; IUCN 2009 Red list Data [58].