Giải pháp về nghiên cứu, đánh giá các giá trị bảo tồn thiên nhiên có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai (Trang 72)

Giá trị cần phải bảo tồn ở đây là những giá trị về tài nguyên thiên nhiên mà chủ yếu là đa dạng sinh học. Việc đánh giá mang tính chất khoa học chủ yếu sẽ do các nhà khoa học thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá cần thiết phải có sự

tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng dân cư, nhằm thu hút người dân ngay từ đầu tham gia các hoạt động bảo tồn.

Thông qua đánh giá các giá trị bảo tồn, người dân sẽ có cơ hội đóng góp những hiểu biết và kinh nghiệm, ví dụ như phân bố, tập tính, tập quán của các loài động thực vật. Những kiến thức này bổ sung cho việc đề xuất các giải pháp quản lý khu bảo tồn. Đồng thời thông qua các hoạt động đánh giá, có thể so sánh được mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học với mục tiêu quan tâm của người dân đối với tài nguyên rừng.

- Tăng cường lực lượng cán bộ nghiên cứu, không ngừng nâng cao trình độ chuyên nghiệp phục vụ cho đội ngũ cán bộ thông qua các chương trình đào tạo chuyên ngành, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài.

- Xây dựng một bảo tàng mẫu vật để phục vụ cho việc lưu trữ mẫu vật, phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và đào tạo và giáo dục cộng đồng.

- Tiến hành nghiên cứu về hệ sinh thái của các loài động thực vật của Khu Bảo tồn nhằm nâng cao kiến thức khoa học về các loài này. Cần tập trung vào các loài thực vật quý hiếm bản địa trước đây chưa được nghiên cứu hoặc mới bước đầu nghiên cứu.

- Tiến hành nghiên cứu về quần xã, quần thể các loài cây có nguy cơ bị tuyệt chủng, phạm vi phân bố, những thay đổi về quần thể làm cơ sở để đề xuất các biện pháp bảo vệ.

- Hoàn thiện việc điều tra, phát hiện, khoanh nuôi các loài quý hiếm có nguy cơ đe dọa cao đối với khu vực (có thể không nằm trong Sách Đỏ) nhằm tăng cường biện pháp bảo vệ.

- Tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa các cộng đồng địa phương và nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt tập trung nghiên cứu khả năng sử dụng một cách bền vững các sản phẩm phi gỗ như cây thuốc, song mây, măng tre…

- Xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu ĐDSH ở Khu Bảo tồn, bản đồ phân bố của các loài động thực vật quý hiếm, nguy cấp, đặc hữu…

- Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học giữa khu Bảo tồn với các tổ chức, trường Đại học, Viện nghiên cứu trong nước và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai (Trang 72)