Phương pháp nghiên cứu các nguyên nhân suy giảm và đề xuất giả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai (Trang 33)

pháp bảo tồn thực vật

Để đạt được mục tiêu bảo tồn nguồn tài nguyên của thực vật tại Khu BTTN - Văn hóa Đồng Nai, do chưa đánh giá được chính xác sự suy giảm đa dạng thực vật, do vậy chúng tôi chỉ tìm hiểu các nguy cơ gây suy giảm đa dạng thực vật để từ đó xác định các giải pháp bảo tồn. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp cận và tìm hiểu các nguy cơ như sau:

- Xác định các nguy cơ gây suy giảm đa dạng thực vật: Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) (theo Gordon Conway và cộng sự, (1980) [9]). Phương pháp này bao gồm cả điều tra phỏng vấn, tổng hợp và phân tích số liệu. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi họp dân tại 03 ấp là ấp 1 xã Phú Lý và ấp 3 xã Mã Đà và ấp 6 xã Hiếu liêm; Bên cạnh đó chúng tôi phỏng vấn 60 hộ gia đình tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học và mong muốn của người dân để từ đó đưa ra giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật.

- Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật: Trên cơ sở phân tích các nguy cơ đó, để xây dựng các giải pháp bảo tồn có hiệu quả nhất, chúng tôi tiến hành phân tích cụ thể từng nguy cơ, áp dụng nhiều giải pháp, xây dựng nhiều chương trình hành động cụ thể nhằm giảm thiểu tác động của nguyên nhân đó.

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Sơ lược về lịch sử hình thành Khu Bảo tồn

Có thể điểm lại những nét chính lịch sử hình thành Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, từ lúc thành lập các lâm trường đến nay đã trải qua 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (từ 1977 đến 1992): Thành lập các Lâm trường Mã Đà, Lâm trường Vĩnh An và Lâm trường Hiếu Liêm và đi vào hoạt động

+ Giai đoạn 2 (từ 1992 đến 1997): Thành lập các Doanh nghiệp nhà nước là các lâm trường Mã Đà, Hiếu Liêm, Vĩnh An.

+ Giai đoạn 3 (từ 1997 đến 2003): Chuyển các Lâm trường Mã Đà, Hiếu Liêm, Vĩnh An thành loại hình doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích.

+ Giai đoạn 4 (từ 2004 đến nay): Thành lập Khu Dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu (2004) trên cơ sở sáp nhập lâm phần của lâm trường Mã Đà, Hiếu Liêm và một phần của lâm trường Vĩnh An. Từ tháng 1/2005 đến tháng 8 năm 2010, đổi tên thành Khu bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu và từ tháng 8 năm 2010 đến nay đổi tên thành Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai.

3.2. Điều kiện tự nhiên

3.2.1. Vị trí địa lý

- Tọa độ địa lý:

Từ 110 05’10”đến11022’31” vĩ độ Bắc; Từ 106054’19”đến 107009’03” kinh độ Đông. - Phạm vi ranh giới:

+ Phía Bắc tiếp giáp huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước với ranh giới sông Mã Đà và huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

+ Phía Nam giáp sông Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu, huyện Trảng Bom và huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

+ Phía Đông giáp ranh Vườn Quốc gia Cát Tiên, huyện Tân Phú và huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

+ Phía Tây giáp ranh tỉnh Bình Phước với ranh giới sông Mã Đà và tỉnh Bình Dương với ranh giới sông Bé.

Khu Bảo tồn nằm về phía Bắc tỉnh Đồng Nai, thuộc địa giới hành chính các xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm, thị trấn Vĩnh An - huyện Vĩnh Cửu; xã Thanh Sơn, La Ngà, Phú Cường, Phú Ngọc, Ngọc Định, Túc Trưng - huyện Định Quán; xã Đắc Lua - huyện Tân Phú; xã Thanh Bình - huyện Trảng Bom; và xã Gia Tân - huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Nằm cách trung tâm thành phố Biên Hoà khoảng 40 km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 90 km và cách thành phố Vũng Tàu khoảng 120 km, rất thuận tiện tiếp cận khoa học công nghệ và là điều kiện rất tốt để phát triển du lịch sinh thái.

3.2.2. Địa hình

Khu Bảo tồn nằm trong vùng trung gian giữa cao nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, nền địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Phía Bắc là những đồi cao có độ cao tuyệt đối đến 300 m và sườn dốc 16 - 250; càng về phía Nam có độ cao thấp hơn, khoảng 150 - 200 m, sườn ít dốc 8 - 150; phía Tây Nam có dạng đồi thấp, độ cao tuyệt đối 80 - 100 m, sườn thoải với độ dốc 11 - 150; địa hình đồng bằng phân bố ở phía cực Nam với cao trình nơi cao 10 -20 m, nơi thấp từ 1 - 2 m. Độ cao lớn nhất là 368 m, độ dốc lớn nhất có thể đến 350.

Với các kiểu địa hình nói trên đã tạo cho Khu Bảo tồn có sự đa dạng hoá về khí hậu và thành phần động, thực vật rừng phân bố có nhiều điểm độc đáo so với các vùng khác.

3.2.3. Khí hậu

Khu Bảo tồn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, một năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt với nhiệt độ cao đều trong năm. Mùa mưa kéo dài trong sáu tháng, từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ không khí trung bình trong năm cao với nhiệt độ bình quân 25 - 270C, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 4,20C.

Nhiệt độ trung bình tối cao các tháng là 29 - 350C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng trong năm từ 18 - 250C. Độ ẩm tương đối 80 - 82%. Ít có gió bão và sương muối.

- Lượng mưa tương đối cao từ 2.000 - 2.800 mm, phân bố mưa theo không gian đã hình thành 3 vành đai chính: (i) vành đai phía Bắc giáp Bình Phước có lượng mưa rất cao (> 2.800 mm) và có số ngày mưa 150 - 160 ngày; (ii) vành đai trung tâm có lượng mưa 2.400 - 2.800 mm và số ngày mưa trong năm là 130 - 150 ngày; (iii) vành đai phía Nam có lượng mưa thấp nhất nhưng vẫn có trị số 2.000 - 2.400 mm. Lượng mưa vào mùa khô rất thấp chỉ chiếm khoảng 10 - 15% lượng mưa cả năm, trong khi đó lượng bốc hơi rất cao, chiếm khoảng 64 - 67% tổng lượng bốc hơi cả năm. Lượng mưa tập trung vào mùa mưa, chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Chỉ riêng 4 tháng mưa rất lớn, lượng mưa đã chiếm 62 - 63% lượng mưa cả năm. Ngược lại lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô.

3.2.4. Thủy văn

Chế độ thuỷ văn của Khu Bảo tồn chịu sự chi phối bởi hệ thống sông suối trên địa bàn, chế độ mưa tại chỗ và hồ Trị An.

Sông Đồng Nai: mạng lưới sông Đồng Nai khá phát triển với trên 60 sông suối, hàm lượng phù sa trên sông Đồng Nai rất nhỏ, độ đục bình quân 15 - 30 g/m3), chứng tỏ sự xâm thực của dòng chảy các sông đổ vào sông Đồng Nai rất yếu, nên vấn đề lắng đọng phù sa ít. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Mùa khô lượng nước chỉ xấp xỉ 20% lượng nước cả năm, lượng dòng chảy nhỏ, nước trên sông Đồng Nai xuống thấp, nên khả năng cung cấp nước bị hạn chế đã gây tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

+ Mùa mưa nước trên sông Đồng Nai lớn, thường xuất hiện lũ, có năm gây hiện tượng ngập úng ở khu vực địa hình thấp thuộc hạ lưu, nhất là những năm mưa lớn hồ Trị An xả ở mức độ tối đa.

Ngoài ra, trên địa bàn còn có rất nhiều sông, suối nhỏ đổ vào sông Bé và hồ Trị An như suối Ràng, suối Linh, suối Cây Sung, suối Sai, suối Bàu Hào... hầu hết các suối nhỏ chỉ có nước trong mùa mưa và đều cạn nước vào mùa khô.

Hồ Trị An: diện tích mặt nước trong hồ biến động qua các tháng trong năm là do sự điều tiết để phục vụ thuỷ điện. Diện tích lớn nhất ở cao trình 62 m vào thời điểm tháng 10 đến tháng 12 hàng năm là 32.400 ha với thể tích khoảng 2,8 tỷ m3, diện tích mặt nước trung bình để nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả ở cao trình 56 m là 25.000 ha vào thời điểm tháng 1 - 2 và tháng 8 - 9. Diện tích mặt nước nhỏ nhất ở cao trình 49 m và thể tích là 213 triệu m3 nước vào thời điểm tháng 5 - 6 là 7.500 ha. Mức nước sâu trung bình 8,5m (nơi sâu nhất 28m), chiều dài khoảng 44 km, chiều rộng 08 km, diện tích lưu vực đến tuyến công trình xấp xỉ 15.400 km2. (Số liệu Công ty Thủy điện Trị An, 2010).

Ngoài hồ Trị An, trên địa bàn còn có hồ Bà Hào diện tích trên 400 ha và hồ Vườn ươm trên 20 ha, luôn ổn định mực nước phục vụ cho việc nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu và công tác phòng cháy chữa cháy rừng của Khu Bảo tồn.

3.2.5. Thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất, tỷ lệ 1/50.000 do Phân viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp miền Nam thực hiện năm 2003 thì tại Khu Bảo tồn có 4 nhóm đất chính và 5 đơn vị bản đồ đất.

3.2. Bảng phân loại đất tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hoá ĐN

TT

HIỆU

TÊN ĐẤT DIỆN TÍCH

VIỆT NAM FAO/UNESCO

(tương ứng) (Ha) (%)

I NHÓM ĐẤT ĐEN LUVISOLS 97,2 0,1

1 Ru Đất nâu thẩm trên bazan Epilithi - Chromic

Luvisols 97,2 0,1

II NHÓM ĐẤT XÁM ACRISOLS 1.360,1 1,4

1 Xg Đất xám Gley Veti - Gleyic

Acrisols 1.360,1 1,4

III NHÓM ĐẤT ĐỎ

VÀNG FERRALSOLS 63.051,7 64,9

sa cổ

2 Fs Đất đỏ vàng trên phiến

sét Hyperferric Acrisols 17.293,1 17,8

3 Fk Đất nâu đỏ trên bazan Rhodic Ferralsols 7.092,1 7,3

IV SÔNG SUỐI, MẶT

NƯỚC 32.643,1 33,6

TỔNG CỘNG 97.152,1 100,0

(Nguồn: Phân viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp miền Nam, năm 2003)

Hầu hết diện tích của Khu Bảo tồn thuộc nhóm đất đỏ vàng (chiếm 64,9% tổng diện tích), đất có kết cấu thịt trung bình, tầng đất trung bình, độ phì trung bình đến tốt, rất thích hợp cho cây rừng sinh trưởng và phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3. Điều kiện kinh tế - Xã hội

3.3.1. Dân số, phân bố dân cư và lao động

Theo số liệu điều tra dân sinh kinh tế năm 2009, trong khu vực có 5.415 hộ với khoảng 24.180 nhân khẩu đang sinh sống.

Phân bố dân số theo đơn vị hành chính quản lý:

- Xã Mã Đà : 1.727 hộ - 7.621 khẩu - 07 ấp dân cư - Xã Hiếu Liêm : 1.036 hộ - 4.930 khẩu - 04 ấp dân cư - Xã Phú Lý : 2.652 hộ - 11.629 khẩu - 09 ấp dân cư

Phân bố dân số theo thành phần dân tộc: - Kinh : 5.132 hộ, chiếm 94,77%. - Hoa : 20 hộ, chiếm 0,37% - Chơro :125 hộ, chiếm 2,31% - Khơ Me : 54 hộ, chiếm 1,0% - Tày : 22 hộ, chiếm 0,41 % - Mường : 31 hộ, chiếm 0,57% - Dân tộc khác : 31 hộ, chiếm 0,57%

Với nhiều thành phần dân tộc hiện đang sinh sống trong khu vực nhưng chỉ có dân tộc Chơro là dân bản địa (cư trú lâu đời tại xã Phú Lý), đa phần dân cư từ

nhiều địa phương trong cả nước đến cư trú, sinh sống ở đây theo các thời kỳ với nhiều hình thức khác nhau như: di dân tự do, lao động dọn lòng hồ Trị An, cán bộ công nhân viên các lâm trường và công nhân xây dựng thủy điện Trị An nghỉ hưu và nghỉ theo các chế độ ở lại lập nghiệp; Việt kiều Campuchia hồi hương, dân khai phá vùng kinh tế mới do tỉnh Đồng Nai kết nghĩa với các tỉnh miền Bắc và miền Trung… đã hình thành nên cộng đồng dân cư mang nhiều nét văn hoá đặc trưng, đa dạng trong khu vực.

Tổng số lao động trong độ tuổi lao động là 14.673 người. Trong đó lao động nông lâm nghiệp chiếm trên 95%, còn lại là lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và lao động khác.

Về trình độ văn hoá, đa phần lao động có trình độ văn hoá cấp tiểu học hoặc trung học cơ sở, một số lao động có trình độ văn hoá trung học phổ thông, không qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, lao động chân tay là chính.

Nhìn chung, đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, điều kiện văn hóa, thông tin còn hạn chế. Nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với trình độ thâm canh thấp, kỹ thuật canh tác chưa cao, sản lượng thu hoạch còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên đời sống bấp bênh. Vì vậy, một số người vẫn thường xuyên vào rừng săn bắt, lấy cắp lâm sản và tình trạng lấn rừng làm rẫy vẫn còn diễn ra, gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học của Khu Bảo tồn

3.3.2. Tình hình kinh tế

3.3.2.1. Sản xuất nông nghiệp a. Trồng trọt a. Trồng trọt

Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, có khoảng 90-95% người dân sống bằng nghề nông. Dân cư trên địa bàn gồm nhiều thành phần từ mọi miền đất nước đến sinh cơ lập nghiệp nên tập quán canh tác đa dạng mang màu sắc của nhiều vùng miền khác nhau. Hệ thống canh tác trong vùng đang chuyển dịch từ sản xuất độc canh sang xen canh giữa các loài cây ngắn ngày với cây dài ngày, giữa cây lương thực với cây ăn trái…nhưng mang tính tự phát, kém bền vững, năng suất thấp và

nhiều rủi ro. Ngòai ra, do giá cả thị trường luôn biến động, chưa có những dịch vụ đầu ra ổn định nên hiệu quả kinh tế không cao, kể cả những năm được mùa.

Một số loài cây thường được trồng ở địa phương:

Các loài cây trồng lâu năm chủ yếu là Điều, các loại xoài (Xoài ba mùa, Xoài cát Hòa lộc, Xoài tượng), và một số diện tích không lớn trồng một số cây ăn quả khác như: Nhãn, Chôm chôm, Sầu riêng, Cà phê, Cam, Quýt, Tiêu… Cây màu chủ yếu là Mỳ, Bắp, Đậu, Cây công nghiệp ngắn ngày có Mía. Có một số rẫy nằm sâu trong vùng lõi nên hoạt động canh tác dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính đa dạng sinh học bởi tiếng ồn và hoá chất phục vụ canh tác.

Cây Điều chiếm tỷ lệ chủ yếu trong số nông sản hàng hoá của địa phương. Tuy nhiên, vì đất xấu, giống cây trồng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng và thiếu đầu tư thâm canh nên năng suất thấp. Cây Xoài đa phần là giống xoài ba mùa, nhanh thu hoạch, năng suất cao (7 - 9 tấn/ha) nhưng chất lượng và giá bán thấp. Từ khoảng năm 2000 đến nay, một số hộ dân đã chủ động phát triển giống xoài có chất lượng cao hơn như: Xoài cát Hòa lộc, Xoài Thái lan… do vậy giá trị của vườn cây cũng được nâng lên.

Cây ngắn ngày: Diện tích thuần cây ngắn ngày không lớn, cây trồng chủ yếu là mỳ ; diện tích trồng Mỳ chủ yếu là trồng xen trên diện tích trồng cây dài ngày và rừng trồng trong các năm đầu.

b. Chăn nuôi

Chăn nuôi cũng là ngành sản xuất đem lại nguồn thu quan trọng cho người dân địa phương, nhưng hoạt động chăn nuôi trong vùng còn chậm và kém phát triển, không cân đối với ngành trồng trọt. Hình thức chăn nuôi chủ yếu phát triển theo hướng chăn nuôi hộ gia đình, vật nuôi chính là gia súc, gia cầm. Những năm vừa qua do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và long móng lở mồm trong khu vực, cũng như biến động về giá cả thị trường nên các hộ dân dè dặt trong đầu tư chăn nuôi, do vậy ngành chăn nuôi tại địa phương chưa phát triển. Một số khu vực vẫn còn tình trạng nuôi gia súc, gia cầm thả rông, gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng và bảo tồn động vật hoang dã.

Ngoài ra tại vùng đệm thuộc xã Hiếu Liêm còn có 91 hộ người Kinh đầu tư chăn nuôi Hươu, Nai lấy nhung (555 Nai xám, 28 Hươu sao). Hình thức nuôi chủ yếu là tự phát, nhỏ, lẻ, đa phần các hộ nuôi 3-7 con, hộ nuôi ít nhất là 1 con, cá biệt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai (Trang 33)