Sản xuất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai (Trang 42)

Trước đây các lâm trường giao khoán đất lâm nghiệp cho nhân dân trên địa bàn theo Nghị định 01/CP để trồng rừng tự trồng tự hưởng và trồng theo chương trình 327, 661 của Chính phủ.

Loài cây trồng trước đây chủ yếu là Tràm bông vàng và một ít diện tích trồng cây Xà cừ, Xoan. Từ năm 2000 đến nay, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, các hộ đã đưa vào trồng giống cây Keo lai giâm hom có khả năng sinh trưởng mạnh, chu kỳ kinh doanh ngắn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng rừng.

Ngoài ra, người dân trên địa bàn chính là lực lượng lao động chủ yếu thực hiện các công trình lâm sinh hàng năm của Khu bảo tồn như: trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, xử lý thực bì PCCCR… thông qua đó đã giải quyết được rất nhiều việc làm, góp phần cải thiện thu nhập cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã.

Việc thành lập Khu Bảo tồn và quy hoạch rừng đặc dụng ở những lâm phần có đất sản xuất nông lâm nghiệp trước đây, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc làm, thu nhập của nhiều người dân trong vùng, do vậy sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng của Khu Bảo tồn. Để giải quyết vấn đề này, UBND tỉnh đã giao cho huyện Vĩnh Cửu xúc tiến việc xây dựng và thực hiện Dự án quy hoạch sắp xếp ổn định các khu dân cư xã Mã Đà và Hiếu Liêm tại vùng đệm. Theo đó ngoài những ngành nghề khác, về sản xuất lâm nghiệp, các cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương sở tại sẽ định hướng chuyển dịch vùng đệm thành khu vực trồng rừng gỗ nguyên liệu giấy trọng điểm của vùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)