Đa dạng về taxon ngành thực vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai (Trang 50)

- Đa dạng bậc ngành: Hệ thực vật của khu BTTN - VH Đông Nai đã thống kê được 619 loài thuộc 242 chi, 71 họ của 2 ngành thực vật thân gỗ, sự phân bố các taxon trong mỗi ngành được thể hiện trong bảng 4.1 sau đây.

Bảng 4.1: Đa dạng taxon của hệ thực vật tại KBTTN - VH Đồng Nai

Tên ngành Loài Chi Họ

Tên la tinh Tên Việt Nam SL % SL % SL %

PINOPHYTA Thông 6 0,96 4 1,66 4 5,63

MAGNOLIOPHYTA Ngọc Lan 613 99,04 238 98,34 67 94,37

TỔNG 619 100 242 100 71 100

Đánh giá chung: Qua bảng 4.1 ta thấy hệ thực vật thân gỗ tại KBTTN - VH Đồng Nai có 2 ngành thực vật thân gỗ; Ngành Thông - Pinophyta có 6 loài, 4 chi và 4 họ. Ngành Ngọc lan - Magnoliophyta đa dạng nhất với tổng số 613 loài, 238 chi của 67 họ, chiếm tỷ trọng 99,04% số loài, 98,34% số chi và 94,37 % số họ của cả hệ.

- Các chỉ số đa dạng

Tiếp theo, đề tài đã xác định được các chỉ số đa dạng, đó là chỉ số họ, chỉ số chi và số chi trung bình của một họ. Các chỉ số không chỉ của cả hệ thực vật mà còn tính riêng cho từng ngành, cụ thể ghi ở bảng 4.2 sau đây:

Bảng 4.2. Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật Khu BTTN – Văn Hóa Đồng Nai

STT Cấp bậc chỉ số Chỉ số chi Chỉ số họ Số họ/số chi

1 PINOPHYTA 1,5 1,5 1

2 MAGNOLIOPHYTA 2,6 9,14 3,51

Hệ thực vật 2,6 8,7 3,34

Qua bảng 4.2 thấy rằng: Hệ thực vật Khu BTTN – Văn Hóa Đồng nai có chỉ số họ là 8,7 tức là trung bình mỗi họ có gần 9 loài. Chỉ số đa dạng chi là 2,6 như vậy trung bình mỗi chi của hệ thực vật này có xấp xỉ 3 loài, số trung bình chi của mỗi họ là 3,34 hay trung bình mỗi họ đều có từ 3 chi. Ngành Thông (Pinophyta) 1 chi có gần 2 loài và 1 họ cũng gần 2 loài; ngành Ngọc lan (Magnoliopphyta) trung bình mỗi họ có từ 3 loài trở lên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai (Trang 50)