Đa dạng ở bậc dưới ngành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai (Trang 51)

Sự đa dạng của hệ thực vật còn được xem xét ở bậc dưới ngành, cụ thể là cấp độ họ và chi. Ở mỗi nơi, các taxon có số loài phổ biến nhất được xem là những taxon đặc trưng cho hệ thực vật địa phương đó. Bằng cách tính số lượng loài và chi trong một họ và số lượng loài trong mỗi chi, chúng tôi tìm ra được các họ có nhiều loài nhất và các chi có nhiều loài nhất để làm cơ sở cho việc đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật thể hiện ở các cấp độ taxon dưới ngành. Cụ thể như sau:

- Đa dạng bậc họ

Hệ thực vật thân gỗ tại Khu BTTN - Văn Hóa Đồng Nai có số loài trung bình trên họ là 8,7 (619 loài/71 họ). Theo số liệu thống kê từ bảng danh lục thực vật đã xây dựng thì có 10 họ có số loài nhiều hơn số loài trung bình (từ 18 loài trở lên), chiếm 14,08 % tổng số họ hiện có. Tổng số 10 họ này có 329 loài chiếm 53,15 % tổng số loài trong khu vực. Chúng có ý nghĩa quan trọng về mặt đa dạng sinh học đối với hệ thực vật thân gỗ tại Khu Bảo tồn.

Bảng 4.3. Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật Đồng Nai

TT Tên họ Số loài Tỷ lệ % so

với toàn hệ

Tên khoa học Tên Việt Nam

1 EUPHORBIACEAE HỌ BA MẢNH VỎ 54 8,72

2 FABACEAE HỌ ĐẬU 49 7,92

3 ASCLEPIADACEAE HỌ THIÊN LÝ 44 7,11

4 MORACEAE HỌ DÂU TẰM 39 6,30

5 LAURACEAE HỌ LONG NÃO 30 4,85

6 STERCULIACEAE HỌ TRÔM 26 4,20 7 MELIACEAE HỌ XOAN 23 3,72 8 MYRTACEAE HỌ SIM 22 3,55 9 GUTTIFERAE HỌ MĂNG CỤT 21 3,39 10 ANNONACEAE HỌ NA 21 3,39 Tổng 329 53,15

Từ bảng 4.3: Cho thấy, họ thực vật lớn nhất trong khu vực điều tra là họ Ba mảnh vỏ - Euphorbiaceae (54 loài, chiếm 8,72%), tiếp đó là họ Đậu - Fabaceae (49 loài, chiếm 7,91%), họ Thiên lý - Asclepiadaceae (44 loài, chiếm 7,10 %), họ Dâu tằm - Moraceae (39 loài, chiếm 6,3 %), họ Re - Lauraceae (30 loài, chiếm 4,84 %)... đây đều là những họ lớn và giàu loài của Việt Nam.

- Đa dạng bậc chi

Đề cập đến các chi đa dạng là đề cập đến tính giàu loài của nó.

Bảng 4.4. Các chi đa dạng nhất hệ thực vật Khu BTTN - Văn Hóa Đồng Nai

TT Tên chi Thuộc họ Số loài Tỷ lệ % so

với toàn hệ

1 Ficus Moraceae Họ Dâu Tằm 30 4,8

2 Diospyros Ebenaceae Họ Thị 18 2,9

4 Garcinia Guttiferae Họ Bứa 13 2,1

5 Sterculia Sterculiaceae Họ Trôm 12 1,9

6 Polyalthia Annonaceae Họ Na 11 1,8

7 Pterospermum Sterculiaceae Họ Trôm 9 1,5

8 Cryptocarya Lauraceae Họ Long não 8 1,3

9 Archidendron Fabaceae Họ Đậu 8 1,3

10 Lagerstroemia Lythraceae Họ Tử vi 8 1,3

Tổng cộng 134 21,6

Từ kết quả ở biểu 4.4: Đã thống kê được 10 chi giàu loài nhất đã thống kê trong bảng 4.4 có số loài tổng cộng là 134 loài, chiếm 21,6% tổng số loài của toàn hệ thực vật thân gỗ khu vực nghiên cứu. Trong đó, chi có nhiều loài nhất là Ficus

với 30 loài chiếm 4,8 %, đây cũng là chi thường có nhiều loài và phân bố phổ biến ở vùng nhiệt đới, tiếp theo là DiospyrosSyzygium, các chi này khá điển hình cho hệ thực vật tại Khu BTTN - Văn Hóa Đồng Nai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai (Trang 51)