Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai là một trong những nơi còn giữ được nhiều diện tích rừng tự nhiên nguyên sinh với thành phần chủ yếu là các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) có trữ lượng lớn. Những cánh rừng nguyên sinh này phủ kín một vùng rộng lớn của lưu vực sông Đồng Nai. Những dải rừng nguyên sinh cũng chính là Chiến khu Đ nổi tiếng một thời trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc mà ngày nay trở thành di tích lịch sử.
Từ trước cho đến năm 1975, rừng bị tàn phá bởi chiến tranh. Sau năm 1975, các lâm trường được thành lập có nhiệm vụ khai thác gỗ phục vụ công cuộc phát triển kinh tế. Trong suốt giai đoạn 20 năm, từ 1975 đến 1995, rừng tự nhiên ở nước ta mất đi 2,8 triệu ha, bình quân mất 140.000 ha/năm, rừng tự nhiên ở vùng Đông Nam Bộ mất 300.000 ha trong đó có rừng Đồng Nai.
Đó là về diện tích rừng tự nhiên bị mất. Còn về chất lượng rừng, hiện tại theo các kết quả điều tra rừng cho thấy về mặt tổ thành loài, trong đó: các loài cây Họ Dầu chiếm 40,5% (rừng IIIA1), 28% (rừng IIB), 33% (rừng IIA) cho thấy tính ưu thế vượt trội của các loài họ Dầu trong cơ cấu loài và kể cả về cấu trúc rừng tự nhiên của Khu Bảo tồn, đảm bảo mục tiêu khôi phục tự nhiên đối với các loài cây họ Dầu.
Tuy nhiên, từ năm 1995 theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện việc “đóng cửa rừng”. Có nghĩa là rừng tự nhiên đã bắt đầu vào giai đoạn “ngủ yên” để tự phục hồi sau một thời gian dài bị tác động rất nặng nề. Rừng sẽ không thể phục hồi trở lại như rừng nguyên sinh ngày xưa, nhưng rất may mắn rừng đã không bị tác động mạnh, cấu trúc rừng tự nhiên còn lại vẫn có 3 tầng rừng, rừng tự nhiên vẫn còn là nơi trú ngụ của các loài động vật hoang dã.
Như vậy, rừng ở khu vực Khu Bảo tồn đã trải qua một quá trình diễn thế dưới tác động của con người để chuyển từ rừng nguyên sinh cây họ Dầu thành rừng thứ sinh nghèo và phục hồi.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Xây dựng danh lục
Qua quá trình điều tra đề tài đã thống kê được 619 loài thuộc 242 chi, 71 họ của 2 ngành thực vật thân gỗ (chi tiết xem tại phụ lục 01 đính kèm).
Sau khi xác định tên khoa học cho các loài, chúng tôi tiến hành chỉnh lý các thông tin, bao gồm cả việc xác định tên khoa học mới nhất, tên đồng nghĩa, tên tác giả… các thông tin về công dụng, mức độ bảo tồn theo các tài liệu chuyên ngành độ tin cây cao như: “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (Tập 1, tập 2), tên cây rừng Việt Nam “Thực vật chí Việt Nam”, “Cây cỏ Việt Nam”... Bước tiếp theo là sắp xếp các loài thành bảng dang lục theo hệ thống Takhtajan (2009).
Quá trình kiểm tra, rà soát đề tài đã cập nhật và chỉnh sửa 62 loài thuộc 24 họ so với nghiên cứu mới nhất của phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam bộ năm 2007 (Chi tiết tại phụ lục 02 đính kèm).
4.2. Đa dạng về thành phần loài thực vật thân gỗ
4.2.1. Đa dạng về taxon ngành thực vật
- Đa dạng bậc ngành: Hệ thực vật của khu BTTN - VH Đông Nai đã thống kê được 619 loài thuộc 242 chi, 71 họ của 2 ngành thực vật thân gỗ, sự phân bố các taxon trong mỗi ngành được thể hiện trong bảng 4.1 sau đây.
Bảng 4.1: Đa dạng taxon của hệ thực vật tại KBTTN - VH Đồng Nai
Tên ngành Loài Chi Họ
Tên la tinh Tên Việt Nam SL % SL % SL %
PINOPHYTA Thông 6 0,96 4 1,66 4 5,63
MAGNOLIOPHYTA Ngọc Lan 613 99,04 238 98,34 67 94,37
TỔNG 619 100 242 100 71 100
Đánh giá chung: Qua bảng 4.1 ta thấy hệ thực vật thân gỗ tại KBTTN - VH Đồng Nai có 2 ngành thực vật thân gỗ; Ngành Thông - Pinophyta có 6 loài, 4 chi và 4 họ. Ngành Ngọc lan - Magnoliophyta đa dạng nhất với tổng số 613 loài, 238 chi của 67 họ, chiếm tỷ trọng 99,04% số loài, 98,34% số chi và 94,37 % số họ của cả hệ.
- Các chỉ số đa dạng
Tiếp theo, đề tài đã xác định được các chỉ số đa dạng, đó là chỉ số họ, chỉ số chi và số chi trung bình của một họ. Các chỉ số không chỉ của cả hệ thực vật mà còn tính riêng cho từng ngành, cụ thể ghi ở bảng 4.2 sau đây:
Bảng 4.2. Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật Khu BTTN – Văn Hóa Đồng Nai
STT Cấp bậc chỉ số Chỉ số chi Chỉ số họ Số họ/số chi
1 PINOPHYTA 1,5 1,5 1
2 MAGNOLIOPHYTA 2,6 9,14 3,51
Hệ thực vật 2,6 8,7 3,34
Qua bảng 4.2 thấy rằng: Hệ thực vật Khu BTTN – Văn Hóa Đồng nai có chỉ số họ là 8,7 tức là trung bình mỗi họ có gần 9 loài. Chỉ số đa dạng chi là 2,6 như vậy trung bình mỗi chi của hệ thực vật này có xấp xỉ 3 loài, số trung bình chi của mỗi họ là 3,34 hay trung bình mỗi họ đều có từ 3 chi. Ngành Thông (Pinophyta) 1 chi có gần 2 loài và 1 họ cũng gần 2 loài; ngành Ngọc lan (Magnoliopphyta) trung bình mỗi họ có từ 3 loài trở lên.
4.2.2 Đa dạng ở bậc dưới ngành
Sự đa dạng của hệ thực vật còn được xem xét ở bậc dưới ngành, cụ thể là cấp độ họ và chi. Ở mỗi nơi, các taxon có số loài phổ biến nhất được xem là những taxon đặc trưng cho hệ thực vật địa phương đó. Bằng cách tính số lượng loài và chi trong một họ và số lượng loài trong mỗi chi, chúng tôi tìm ra được các họ có nhiều loài nhất và các chi có nhiều loài nhất để làm cơ sở cho việc đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật thể hiện ở các cấp độ taxon dưới ngành. Cụ thể như sau:
- Đa dạng bậc họ
Hệ thực vật thân gỗ tại Khu BTTN - Văn Hóa Đồng Nai có số loài trung bình trên họ là 8,7 (619 loài/71 họ). Theo số liệu thống kê từ bảng danh lục thực vật đã xây dựng thì có 10 họ có số loài nhiều hơn số loài trung bình (từ 18 loài trở lên), chiếm 14,08 % tổng số họ hiện có. Tổng số 10 họ này có 329 loài chiếm 53,15 % tổng số loài trong khu vực. Chúng có ý nghĩa quan trọng về mặt đa dạng sinh học đối với hệ thực vật thân gỗ tại Khu Bảo tồn.
Bảng 4.3. Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật Đồng Nai
TT Tên họ Số loài Tỷ lệ % so
với toàn hệ
Tên khoa học Tên Việt Nam
1 EUPHORBIACEAE HỌ BA MẢNH VỎ 54 8,72
2 FABACEAE HỌ ĐẬU 49 7,92
3 ASCLEPIADACEAE HỌ THIÊN LÝ 44 7,11
4 MORACEAE HỌ DÂU TẰM 39 6,30
5 LAURACEAE HỌ LONG NÃO 30 4,85
6 STERCULIACEAE HỌ TRÔM 26 4,20 7 MELIACEAE HỌ XOAN 23 3,72 8 MYRTACEAE HỌ SIM 22 3,55 9 GUTTIFERAE HỌ MĂNG CỤT 21 3,39 10 ANNONACEAE HỌ NA 21 3,39 Tổng 329 53,15
Từ bảng 4.3: Cho thấy, họ thực vật lớn nhất trong khu vực điều tra là họ Ba mảnh vỏ - Euphorbiaceae (54 loài, chiếm 8,72%), tiếp đó là họ Đậu - Fabaceae (49 loài, chiếm 7,91%), họ Thiên lý - Asclepiadaceae (44 loài, chiếm 7,10 %), họ Dâu tằm - Moraceae (39 loài, chiếm 6,3 %), họ Re - Lauraceae (30 loài, chiếm 4,84 %)... đây đều là những họ lớn và giàu loài của Việt Nam.
- Đa dạng bậc chi
Đề cập đến các chi đa dạng là đề cập đến tính giàu loài của nó.
Bảng 4.4. Các chi đa dạng nhất hệ thực vật Khu BTTN - Văn Hóa Đồng Nai
TT Tên chi Thuộc họ Số loài Tỷ lệ % so
với toàn hệ
1 Ficus Moraceae Họ Dâu Tằm 30 4,8
2 Diospyros Ebenaceae Họ Thị 18 2,9
4 Garcinia Guttiferae Họ Bứa 13 2,1
5 Sterculia Sterculiaceae Họ Trôm 12 1,9
6 Polyalthia Annonaceae Họ Na 11 1,8
7 Pterospermum Sterculiaceae Họ Trôm 9 1,5
8 Cryptocarya Lauraceae Họ Long não 8 1,3
9 Archidendron Fabaceae Họ Đậu 8 1,3
10 Lagerstroemia Lythraceae Họ Tử vi 8 1,3
Tổng cộng 134 21,6
Từ kết quả ở biểu 4.4: Đã thống kê được 10 chi giàu loài nhất đã thống kê trong bảng 4.4 có số loài tổng cộng là 134 loài, chiếm 21,6% tổng số loài của toàn hệ thực vật thân gỗ khu vực nghiên cứu. Trong đó, chi có nhiều loài nhất là Ficus
với 30 loài chiếm 4,8 %, đây cũng là chi thường có nhiều loài và phân bố phổ biến ở vùng nhiệt đới, tiếp theo là Diospyros và Syzygium, các chi này khá điển hình cho hệ thực vật tại Khu BTTN - Văn Hóa Đồng Nai.
4.2.3 Đa dạng về giá trị sử dụng
Mỗi một loài thực vật đều mang trong bản thân một công dụng nào đó, những loài chưa xác định được công dụng không phải là không có công dụng gì mà ở khía cạnh này hay khía cạnh khác nó vẫn mang một ý nghĩa to lớn mà con người chưa tìm ra. Một trong những nội dung của việc đánh giá đa dạng thực vật là việc đánh giá đa dạng công dụng của các loài thực vật.
Để biết rõ về công dụng của các loài thực ở khu vực nghiên cứu, đề tài tiến hành phân tích, thống kê về số lượng loài cây có giá trị sử dụng dựa trên một số tài liệu đã công bố như: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2001), Tài nguyên cây gỗ rừng Việt Nam (Trần Hợp), Tên Cây rừng Việt Nam, Cây gỗ rừng Việt Nam (từ tập 1 đến tập 7 của Viện ĐT & QHR), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2007) (tập 2,3), Cây cỏ Việt Nam (Tập 1,2,3 của Phạm Hoàng Hộ), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Cây thuốc và vị thuốc Đông y (Hy lản Hoàng Văn Vinh) và một số tài liệu tập huấn, bài giảng
về lâm sản ngoài gỗ của trường Đại học Lâm nghiệp và kết hợp với phỏng vấn người dân địa phương.
Trên cơ sở điều tra, lập danh lục thực vật khu BTTN - Văn Hóa Đồng Nai cũng như tài liệu tham khảo chuyên môn, đã thống kê được trong tổng số 619 loài thực vật thân gỗ của KBTTN - Văn Hóa Đồng Nai có 510 loài thực vật có công dụng chiếm 82,4% tổng số loài của hệ, kết quả về giá trị sử dụng tài nguyên thực vật của hệ thực vật KBTTN - Văn Hóa Đồng Nai được ghi nhận trong bảng 4.5.
Bảng 4.5: Giá trị sử dụng của hệ thực vật Khu BTTN - Văn Hóa Đồng Nai
STT Công dụng Kí hiệu Số loài %
1 Thuốc (Medicine) THU 289 46,7
2 Ăn được (Food and fruit) AND 118 19,1
3 Cây cảnh (Ornamental) CAN 63 10,2
4 Cho tinh dầu (Essentcial) CTD 9 1,5
5 Cây độc (Poisonous medicine) DOC 4 0,6
6 Cây cho tanin, thuốc nhuộm TAN 12 1,9
7 Cây cho nhựa CNH 7 1,1
8 Sợi (Fibre) SOI 8 1,3
Tổng số lượt công dụng 510 82,4
Trong số 619 loài thực vật thân gỗ ở Khu BTTN- Văn Hóa Đồng Nai đề tài đã thống kê được 510 loài có một công dụng (chiếm 82,4% tổng số loài của toàn hệ). như: Lọ nồi (Hydnocarpus anthelmintica Pierre. ex Laness.), Tung (Tetrameles nudiflora R. Br.), Vên vên (Anisoptera costata Korth.)…Tổng số các loài có hai công dụng là 127 loài (chiếm 20,5% số loài của hệ), một số loài đại diện như: Sao đen (Hopea odorata Roxb..), Sến mủ (Shorea roxburghii G. Don), Chai, Chai Thorel (Shorea thorelii Pierre.), Trôm Nam Bộ (Sterculia cochinchinensis Pierre.), Me rừng (Phyllanthus emblica L..)… Tổng số loài có ba công dụng là 15 loài (chiếm 2,4% số loài của toàn hệ) như: Sung (Ficus racemosa L..), Chay lá to
(Artocarpus lakoocha Roxb..),Trôm quạt (Sterculia hypochrea Pierre.), Thi đen
(Diospyros rhodocalyx Kurz.)… Nhóm cây làm thuốc
Khu BTTN - Văn Hóa Đồng Nai có nguồn tài nguyên cây thuốc là cây thân gồ rất phong phú với 289 loài (chiếm 46,68% tổng số loài của khu vực nghiên cứu) với nhiều loài cây thuốc quí và được sử dụng rộng rãi như: Re hương
(Cinnamomum iners Reinw..), Chân chim bầu dục (Schefjlera octophylla (Lour.) Harms. Hồng bì rừng (Clausena excavata) đóng vai trò quan trọng trong vấn đề phát triển kinh tế cộng đồng.
Nhóm loài ăn được: có 118 loài (chiếm 19,06% tổng số loài toàn hệ) với các loài đại diện như: Trám đen (Canarium tramdenum), Trám trắng (Canarium album), Xoài rừng (Mangifera indica), Bứa rừng (Garcinia oliveri Pierre.), Vú sữa (Chrysophyllum cainito L..), Sung (Ficus racemosa), Sấu đỏ (Sandoricum koetjape (Burm. f.) Merr..), Vải rừng (Nephelium cuspidatum Bl. var. bassacensis (Pierre) Leenh..), Me (Tarmarindus indica L..)…
Nhóm các cây làm cảnh: 63 loài (chiếm 10,1% tổng số loài toàn hệ) với các đại diện như: Thông tre (Podocarpus neriifolius D. Don.), Thiên tuế không gai
(Cycas inermis Lour..), Sứ (Michelia alba DC. ), Sung kiêu (Ficus suberba Miq.. var. suberba.), Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa (L.) Pers..), Mai chấn thủy
(Wrightia religiosa ( Teisjm . & Binn.) Hook. f..), Lòng mức (Wrightia kongtumensis )…
Nhóm cây cho Tanin, thuốc nhuộm: có 12 loài (chiếm 1,9 % tổng số loài toàn hệ) với các loài đại diện như: Giáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus Kurz.), Trắc lá bẹ ( Dalbergia stipulacea Roxb..), Chiêu liêu lông (Terminalia citrina (Gaertn) Roxb. ex Flem..), Chiêu liêu xanh (Terminalia pierrei Gagn..), Trâm vỏ đỏ (Syzygium zeylanicum (L.) DC..)…
Nhóm cây cho nhựa: có 7 loài ( chiếm 1,1% tổng số loài toàn hệ) với các loài đại diện như: Sến mủ (Shorea roxburghii G. Don), Chai (Shorea thorelii Pierre.),
Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre.), Dầu lông (Dipterocarpus intricatus Dyer.), Dầu con rái đỏ (Dipterocarpus turbinatus Gaertn.f..)
Nhóm cây cho sợi: có 8 loài ( chiếm 1,2 % tổng số loài toàn hệ) với các loài đại diện như: Cò ke lông (Grewia hirsuta Vahl.), Bụp lá to (Hibiscus macrophyllus
Roxb. ex Hornem..),
4.2.4. Đa dạng các loài cây quý hiếm
Từ kết quả điều tra nghiên cứu đã thống kê được 54 loài thực vật quý hiếm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Văn Hóa - Đồng Nai:
Biểu 4.6: Danh sách các loài cây quý hiếm tại Khu BTTN - Văn hóa Đồng Nai
TT
Tên loài Tiêu chuẩn
Tên Việt Nam Tên Latin IUCN
2009 CITES SĐVN 2007 NĐ 32 1 Ba khía Lophopetalum wightianum Arn. LR VU
2 Bình linh nghệ Vitex ajugaeflora Dop. VU VU
3 Cà chít Shorea obtusa Wall. LR
4 Cẩm lai Bà Rịa Dalbergia bariensis
Pierre. EN EN IIA
5 Cẩm lai vú Dalbergia mammosa
Pierre. EN
6 Cầy Irvingia malayana Oliv.
Ex Benn.. LR
7 Chai Thorel Shorea thorelii Pierre. CR
8 Chai Shorea guiso Blumea CR
9 Còng trắng Calophyllum soulatri
Burm. f.. LR
10 Dó bầu, Trầm Aquilaria crassna
11 Dáng hương trái to
Pterocarpus
macrocarpus Kurz. EN
12 Dầu cát Dipterocarpus costatus
Gaertn.. EN IIA
13 Dầu con rái đỏ Dipterocarpus
turbinatus Gaertn.f.. CR
14 Dầu Lông Dipterocarpus intricatus
Dyer. LR
15 Dầu rái Dipterocarpus alatus
Roxb.. EN
16 Dầu song nàng Dipterocarpus dyeri
Pierre. CR VU
17 Dẻ áo Lithocarpus vestitus
(Hick.&Cam.)A. Cam EN
18 Dẻ cắt ngang
Lithocarpus truncatus
(Hook. f.) Rehd. & Wils.
VU
19 Đinh hương Dysoxylum cauliflorum
Hiern.. VU 20 Găng nghèo Fagerlindia depauperata (Drake) Tirv.. VU
21 Dền trắng Xylopia pierrei Hance. VU VU
22 Gõ đỏ Afzelia xylocarpa (Kurz)
Craib. EN EN
23 Gõ mật
Sindora siamensis
Teysm. ex Miq. var.
siamensis.
24 Huỳnh đàn Dysoxylum loureirii
Pierre. VU IIA
25 Lát hoa Đồng Nai
Chukrasia tabularis A.Juss. var dongnaiensis Pierre. LR 26 Lòng mức Wrightia kongtumensis Lý EN 27 Mạo đài Bousingon
Mitrephora thorelii var.
bousigoniana (Pierre) Fin. & Gagn.
VU
28 Máu chó đá Knema saxatilis de
Wilde. VU
29 Máu chó lá to
Knema pierrei Warb. (K. furfuracea Hook. f. & Thoms)
VU
30 Mè tương Horsfieldia longiflora
de Wilde. VU
31 Mò cua Alstonia scholaris (L.)
R. Br.. LR
32 Mớp Alstonia spathulata Bl.. LR
33 Sao đen Hopea odorata Roxb. VU
34 Sến nghệ Shorea henryana Pierre. EN
35 Chò chai Hopea recopei Pierre. EN
36 Sữa Alstonia scholaris (L.)
R. Br. LR
37 Táu mật Vatica cinerea King. EN
38 Làu táu thị Vatica diospyroides
39 Táu nước Vatica philastreana
Pierre. DD
40 Thần linh lá quế Kibatalia laurifolia
(Ridl.) Woods.. VU
41 Thành ngạnh đẹp Cratoxylun formosum
(Jack.) Dyer. LR
42 Thành ngạnh đỏ ngọn
Cratoxylun formosum subsp punifolium (Kurz) Gog.. LR 43 Thành ngạnh nam Cratoxylun cochinchinensis (Lour.) Blumea LR
44 Thiết đinh lá bẹ
Markhamia stipulata (Wall.) Seem. ex Schum. VU 45 Thoa Acmena acuminatissimum (Bl.) Merr. & Perry.
VU IIA
46 Thông tre Podocarpus neriifolius
D. Don. DD III
47 Trắc đen Dalbergia nigrescens
Kurz. I
48 Trai Fagraea fragrans Roxb. EN
49 Trai lý Fagraea fragrans Roxb.. EN
50 Trám đen, Canarium tramdenum
Đại & Yakol.. VU
51 Vang nhuộm, Tô
52 Vên vên Anisoptera costata Korth. EN EN 53 Xến đỏ, Xến mủ Shorea pasquieri (Dubard)H. J. Lam EN 54 Xương cá Canthium dicoccum
Gaertn. var. rostratum
Thw. Ex Pit.
VU
Ghi chú:
- Sách đỏ Việt Nam (2007): Cấp CR: Rất nguy cấp; EN: Nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp; LR: ít nguy cấp.
- Danh lục đỏ IUCN (2009): Cấp CR: Rất nguy cấp; EN: Nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp; LR: ít nguy cấp, cấp DD - thiếu dẫn liệu
- Công ước CITES (2008): Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã bị đe doạ).
- Nghị định số 32/2006/NĐ/CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính Phủ: IA-Thực vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử.dụng; IIA-Thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng.
4.2.4.1. Các loài trong danh sách của Nghị định 32/2006/NĐ-CP
Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn Hóa Đồng Nai có 05 loài thực vật thân gỗ